Giáo án tự chọn Ngữ văn 8 tiết 1 đến 5 - Trường THCS Hiệp Hòa

Giáo án tự chọn Ngữ văn 8 tiết 1 đến 5 - Trường THCS Hiệp Hòa

ÔN TẬP LẠI MỘT SỐ KIẾN THỨC VỀ NGỮ VĂN.

< đọc="" –="" viêt="" đoạn="" văn="">

A.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

 - Qua tiết học giúp các em củng cố thêm về cách đọc văn bản cho chuẩn xác và diễn cảm.

 - Củng cố về cách viết đoạn văn theo chủ đề cho trước hoặc nội dung tự chọn.

Giáo dục các em yêu thích và say mê với bộ môn.

B.CHUẨN BỊ:

 - GV: Chọn văn bản để đọc.

 Chọn nội dung để viết đoạn.

 Đoạn văn mẫu.

 - HS: Ôn tập lại kiến thức cũ.

C. PHƯƠNG PHÁP: Phối hợp linh hoạt các phương pháp.

 

doc 11 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 486Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án tự chọn Ngữ văn 8 tiết 1 đến 5 - Trường THCS Hiệp Hòa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Tiết 1
NS:	
NG: 	
ôn tập lại một số kiến thức về ngữ văn.
A.Mục đích yêu cầu:
 - Qua tiết học giúp các em củng cố thêm về cách đọc văn bản cho chuẩn xác và diễn cảm.
 - Củng cố về cách viết đoạn văn theo chủ đề cho trước hoặc nội dung tự chọn.
Giáo dục các em yêu thích và say mê với bộ môn.
B.Chuẩn bị:
	- GV:	Chọn văn bản để đọc.
	 	Chọn nội dung để viết đoạn.
	Đoạn văn mẫu.
	- HS:	Ôn tập lại kiến thức cũ.
C. Phương pháp: Phối hợp linh hoạt các phương pháp.
D. Tiến trình tiết dạy: 
	I.ổn định tổ chức:	 KT sĩ số:	
	8A3:
	8A4:
	II.Kiểm tra bài cũ:
	- KT việc chuẩn bị ôn tập của HS.
	III.Bài mới:
 *Giới thiệu bài: GV giới thiệu nội dung mục đích yêu cầu của 1 tiết học tự chọn để củng cố nâng cao kiến thức để các em học tập bộ môn đc tốt hơn.
	*Bài mới.
HĐ của thầy trò
Ghi bảng
GV: Chọn văn bản cho hs đọc
- Y/C hs đọc lại văn bản “tôi đi học” 
? Văn bản này thuộc loại vb nào? hs (văn bản biểu cảm)
GV: Đây là 1 vb tự sự chứa đựng nhiều yếu tố biểu cảm và mtả.
?Vậy vb này cần đọc với giọng điệu ntn cho phù hợp?
- HS: Miêu tả tâm trạng của nv vì vậy cần đọc với giọng nhẹ nhàng t/cảm, thể hiện cảm xúc hồi hộp, bỡ ngỡ, chú ý những câu nói của nhân vật “tôi”, người mẹ và ông Đốc.
GV: Đọc mẫu lại một số đoạn sau đó gọi 1số hs đọc.
- Gọi một số em học yếu đọc lại vb. (hs đọc văn bản “Tôi đi học”.
- GV: lưu ý sửa lỗi sai cho hs (sai về cách phát âm, diễn cảm) để các em đọc đúng chính xác, đọc hay diễn cảm. (hs nxét cách đọc của bạn và sửa)
GV: Đưa ra nội dung và quy định về số câu.
? Hãy viết một đoạn văn ngắn (5-7 câu) với chủ đề: Nêu cảm xúc của em lần đầu tiên đc tới trường đi học? ( HS đọc kĩ yêu cầu của bài tập).
? Em hiểu y/cầu của bt này ntn? 
- HS nêu ý hiểu của mình.
GV: Gợi ý cho hs viết đoạn.
? Y/cầu 1 đoạn văn phải viết ntn? và cụ thể đối với đề này?
- HS: Đoạn văn phải có mở đoạn, phát triển đoạn và kết đoạn.
- Không vượt quá số câu quy định.
- Không đi lạc sang nd khác.
GV: Gọi 2 hs lên bảng viết đoạn văn
- 2 hs lên bảng viết đoạn văn.
- Y/cầu dưới lớp viết.
+ Dưới lớp viết đoạn văn.
+ HS đọc đoạn văn.
+ N/xét đánh giá.
GV: Đánh giá chữa và kết luận.
- Thu một số bài viết của hs chấm.
GV: Giới thiệu một số đoạn văn mẫu.
I.Luyện đọc:
*Đọc lại một số văn bản đã học.
1.Văn bản: “tôi đi học”
II.Luyện viết đoạn văn:
*Viết đoạn văn có nd cho trước có quy định về số câu.
- GV khắc sâu kiến thức đọc diễn cảm, viết đoạn văn có nd cho trước cho hs nâng cao tinh thần ham học và yêu thích môn ngữ văn.
V.HD về nhà:	- Luyện đọc diễn cảm.
	- Luyện viết đoạn văn.
D.Rút kinh nghiệm:
	- Cần gợi ý cho thêm cho hs cách viết đoạn.
	- Gọi 1 số hs lên bảng viết. 
NS:	Tiết 2	
NG: 
luyện đọc và viết đoạn văn có chủ đề cho trước và hạn chế số lượng.
A.Mục tiêu cần đạt:
 - Củng cố và luyện cho hs cách đọc và đọc đúng, chính xác đến đọc lưu loát 
đọc hay và đọc diễn cảm . Hs có thể cảm nhận ngay tp khi cac em đọc vb.
 - Rèn ngữ điệu , ngắt nghỉ,không thêm bớt từ .
 - Rèn cách viết đoạn văn có chủ đề cho trước và giới hạn câu chữ. Giáo dục hs yêu thích bộ môn.
B. Chuẩn bị:
 Đoạn văn mẫu.
C. Phương pháp:
 Phối hợp linh hoạt các phương pháp.
D. Tiến trình tiêt dạy:
 I. ổn định lớp: Kt sĩ số
 II. Kiểm tra: 
 Phần hoàn chỉnh đoạn văn của tiết trước sau khi gv đã sửa.
 III. Bài mới: 
*Tiết trước chúng ta đã luyện đọc : từ đọc đúng đến đọc lưu loát ,đọc diễn cảm và viết đoạn văn bản có chủ đề cho trước và giới hạn câu chữ . Tiết học này chúng ta lại tiếp tục chủ đề đó.
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
GV: Đây là văn bản viết theo thể hồi ký về những kỉ niệm đau buồn của chú bé Hồng .
? Theo em ta đọc vb này ntn?
( Đọc chậm, tình cảm ,chú ý các từ ngữ, hình ảnh thể hiện cảm xúc thay đổi của nhân vật .
 Đoạn cuối Cuộc truyện trò với bà cô, đoạn tả chú bé Hồng nằm trong lòng mẹ, các từ ngữ ,hình ảnh , lời nói ngọt ngào giả dối ,rất kịch của bà cô----> cần đọc giọng đay đả, kéo dài, lộ rõ thái độ châm biếm cay nghiệt.
GV: Đọc mẫu một đoạn.
HS: đọc ( chú ý các đối tượng hs) 
HS: khác nhận xét.
GV: Sửa
? Đọc diễn cảm?
Y/C hs đọc lưu loát, diễn cảm theo nội dung, tình tiết, ngữ điệu, giọng nóicủa nhân vật ,đặc biệt là nhân vật bà cô.
4hs đọc bài.
? Viết đoạn văn có nội dung cho trước?.
? Xác định nd ,ht bài viết ?
 - Viết 1 đoạn văn 3-5 câu thể hiện t/c của em đối với mẹ.
Viết 1đoạn văn có chủ đề cho trước.
Viết 1 đoạn văn có hạn định số lượng câu. 
hs: 3em lên bảng viết. lớp viết đoạn văn.
hs: nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
GV: y/c hs đọc to đoạn văn bản vừa viết cho cả lớp nghe.
HS: nhận xét rút kn.
I.Luyện đọc văn bản.
1.Đọc văn bản.
 “ Trong lòng mẹ”
 a.đọc lần1.
Đọc đúng 
chính xác.
 b.Đọc lần 2.
 - Đọc lưu loát, diễn cảm.
II.Viết đoạn văn bản:
-Viết đoạn vb 3-5 câu thể hiện tình cảm của em đối với mẹ.
IV.Củng cố:
- GV khái quát lại nd tiết học.
V.Hướng dẫn về nhà:
- Luyện đọc diễn cảm.
- Luyện viết đoạn văn. 
E.Rút kinh nghiệm:
NS: 	Tiết 3:
ND:
	Luyện đọc:
	Đọc diễn cảm và viết đoạn văn.
 A.Mục tiêu cần đạt: Giúp HS.
-Từ chỗ đọc đúng đến chỗ đọc hay,diễn cảm.
- Luyện viết đoạn văn theo chủ đề.
 B. Chuẩn bị:
- Đọc diễn cảm.
C. Phương pháp :
 -Kết hợp linh hoạt các phương pháp.
 D. Tiến trình tiết dạy:
 I. ổn định :	 Kiểm tra sĩ số.
 II. Kiểm tra : 
 -GV chấm 1 số bài viết của hs ổ tiết trước. Nhận xét đánh giá bài viết của hs.
 III. Bài mới:
GV giới thiệu mục đích y/c tiết học.
 Hoạt động của thầy và trò
 Ghi bảng
? Với vb này cần đọc ntn?
 ( Đọc đúng , chính xác, thể hiện rõ giọng đọc của từng nhân vật.)
GV: Đọc mẫu.
HS; đọc – nhận xét cách đọc của bạn.
GV: y/c hs đọc đúng ngữ điệu của từng nhân vật để thể hiện rõ t/c của từng nhân vật.
- HS đọc .
GV: hướng dẫn hs đọc phân vai: người dẫn truyện; nhân vật chị Dậu; nhân vật bà hàng xóm; ang Dậu; cai lệ...
HS đọc.
Nhận xét cách đọc của bạn.
 ? Hãy nêu y/c của đề bài? 
( viết đoạn vb theo chủ đề cho trước.
 GV gợi ý: Người nông dân trước cm tháng Tám , 
 họ chịu đựng nhiều tô thuế nặng nề ,có cả những thứ thuế vô lý đó là thuế thân đánh cả vào người sống và người chết.)
HS viết bài.
HS đọc bài.
HS nhận xét bài virts của bạn.
GV nhận xét uốn ắn.
Luyện Đọc:
-VB “ Tức nước vỡ bờ”.
 1. Đọc đúng:
 2. Đọc hay:
II. Viết đoạn văn:
 * Viết đoạn văn ngắn 
3-->5 câu nêu suy nghĩ của em về người nông dân trước cm tháng Tám.
 IV. Củng cố:
 	GV k/q lại nội dung tiết học.
 V. Hướng dẫn về nhà:
 Luyện đọc và viết đoạn văn.
E. Rút kinh nghiệm:
NS: 	Tiết4:
ND:	Luyện: Đọc diễn cảm và viết đoạn văn.
Mục tiêu cần đạt: Giúp hs: 
 - Đọc hay, viết đoạn văn thành thạo và hay.
Giáo dục ý thức tự giác học tập bộ môn.
Chuẩn bị:
 GV: văn bản mẫu.
 HS: luyện đọc và viết đoạn văn ở nhà.
Phương pháp:
Phối hợp linh hoạt các phương pháp.
Tiến trình tiết dạy:
ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.
Kiểm tra: Chấm một số bài hs viết ở nhà.
Bài mới:
 * Giới thiệu bài: 
 Để giúp các em đọc diễn cảm và viết thành yhạo ,hay ...Bài học hôm nay chúng ta tiếp tục ...
 Hoạt động của thầy và trò
 Ghi bảng
? Theo em văn bản này cần có cách đọc ntn?
Hs : Nêu cáh đọc vb.
( Đọc lưu loát, đúng, thay đổi giọng đọc phù hợp với từng nhân vật, đặc biệt là nhân vật Lão Hạc.
GV: HD hs đọc:
 +Phân biệt giọng đọc từng nhân vật:
Giọng ông giáo, người kể chuyện: đọc với giọng chậm, buồn, cảm thông , có lúc xót xa, đau đớn, suy tư, ngẫm nghĩ.( đặc biệt chú ý các đoạn độc thoại )
Giọng lão Hạc: có những biến đổi khá phong phú:khi đau đớn, ân hận,dằn vặt; khi năn nỉ giãi bày, khi chua chát tự mỉa mai.
Giọng vợ ông Giáo: đọc với giọng lạnh lùng, khô khan, coi thường.
Giọng Binh Tư: đọc với giọng đầy nghi ngờ , mỉa mai.
GV đọc mẫu 1 đoạn.
HS: đọc 
? Nhận xét cách đọc của bạn?
Hs: nhận xét
Gv: nhận xét , sửa
 GV: phân vai
 Hs: Đọc theo sự phân công vai của mình
Hs; nhận xét – sửa .
? Đề bài y/c gì?
( Viết đv ngắn : phát biểu cảm nghĩ của mình về nhân vật Lão Hạc.
? Vậy theo em ta viết đv này ntn?
( + Nội dung: Phát biểu cảm nghĩ về nhân vật Lão Hạc.
 + Hình thức: 7-9 câu, trình bày theo đúng y/c của 1 đoạn văn...)
 GV: Hướng dẫn: 
một đoạn văn phải có: mở đoạn , phát triển đoạn, kết đoạn .
Hs: 3 em lên bảng viết; dưới lớp viết đoạn văn.
Gv: gọi hs trình bày viết của mình.
Hs: nhận xét và sửa bài cho bạn.
GV: thu 1 số bài chấm điểm
GV: đọc 1 số đoạn văn mẫu.
I Luyện đọc:
Đọc văn bản:
“ Lão Hạc”
 ( Nam Cao)
Đọc diễn cảm.
 B. Đọc phân vai:
 II. Viết đoạn văn:
 Viết đoạn văn ngắn ( từ 7-9câu ) phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật Lão Hạc.
Củng cố: GV k/q nội dung tiết học.
Hướng dẫn về nhà:
Tiếp tục luyện đọc diễn cảm và viết đoạn văn.
Rút kinh nghiệm:
NS: 	Tiết5
 ND: Luyện tóm tắt văn bản.
Mục tiêu cần đạt:
 Giúp hs:
Biết cách tóm tắt một văn bản ngắn gọn, đầy đủ nội dung . Từ đó các em tóm tắt nhanh đúng , đầy đủ.
 Giáo dục hs có ý thức tự giác trong viêc tóm tắt một văn bản.
Chuẩn bị:
GV : Chọn vb.
HS: Luyện tóm tắt vb ở nhà.
Phương pháp:
 Phối hợp linh hoạt các phương pháp.
D. Tiến trình tiết dạy:
 I. ổn định : Kiểm tra sĩ số.
 II. Kiểm tra: 
Đọcdiễn cảm 1 đoạn vb “ Lão Hạc”.
 III. Bài mới:
Giới thiệu bài:
 Để thành thạo trong việc tóm tắt 1 vb chính xác, ngắn gọn. Bài học này chúng ta tiếp tục luyện tóm tăt vb.
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
GV: Hướng dãn hs tóm tắt 1 số vb đã học.
? Thế nào là tóm tắt vb?
 ( Là dùng lời văn của mình trình bày 1 cách ngắn gọn nd chính cúa vb.)
? Vậy tóm tắt 1 vb theo em phải làm những gì?
( Đọc kỹ vb được tóm tắt để nắm chắc nd.
 Sắp xếp các nd chính theo trình tự hợp lý.
 Lựa chọn sự việc tiêu biểu, nhân vật quan trọng.
 Viết vb tóm tắt bằng lời văn của mình.
GV: HD hs tóm tắt :
 Mặt truyện được kể theo dòng hồi tưởng từ hiện tại nhớ về dĩ vãng những chuyển biến cuối thu và h/ả mấy em nhỏ rụt rè theo mẹ tới trường. Nhân vật “Tôi nhớ lại mình ngày ấy.
- Tâm trạng cảm giác của nhân vật “tôi” trên đường cùng mẹ tới trường.
- Tâm trang cảm giác nhân vật “Tôi”khi nhìn ngôi trường, bạn bè và mọi người lúc ngồi vào chỗ của mình đón nhận giờ học đầu tiên.
? Đoạn trích gồm mấy phần, mấy sự việc chính?
( 2 phần chính:
 - Phần đầu: Là cuộc trò truyện giữa bà cô với bé Hồng.Bà cô tìm mọi cách để bé Hồng khinh miêt, ruồng rẫy mẹ .Bé Hồng càng thương mẹ.căm thù những cổ tục đã đày đoạ mẹ.
 - Phần2: Cuộc gặp gỡ giữa bé Hồng và mẹ,niềm vui sướng của bé Hồng )
? Nhân vật chính là ai?
 ( Bé Hồng, bà cô, mẹ )
? Dựa vào những sự việc chính hãy tóm tắt ngắn gọn đoạn trích “ Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng.
HS:tóm tắt- nhận xét- chữa.GV: nhận xét- sửa.
GV:HD hs nhận diện phương thức biểu đạt của vb “Tôi đi học” của Thanh Tịnh và vb “Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng.
HS: thảo luận theo nhóm.- đại diện nhóm trình bày.
 Nhóm khác nhận xét
 I.Luyện tóm tắt văn bản.
 1. Tóm tắt văn bản:
 “ Tôi đi học”
Thanh Tịnh-
 “ Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng.
2, Nhận diện phương thức biểu đạt ở một số văn bản.
 “ Tôi đi học” của Thanh Tịnh.
 “ Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng.
IV. Củng cố:
? Muốn tóm tắt một vb ta cần chú ý điều gì?
V. Hướng dẫn về nhà:
 Tóm tắt ngắn gọn 1vb bằng lời văn của mình.
E . Rút kinh nghiệm:
NS:	Tiết 6:
ND:

Tài liệu đính kèm:

  • doc2 BUOI 8.doc