Giáo án tự chọn Ngữ văn 8 - Chủ đề 1: Vai trò và tác dụng của dấu câu trong văn bản nghệ thuật

Giáo án tự chọn Ngữ văn 8 - Chủ đề 1: Vai trò và tác dụng của dấu câu trong văn bản nghệ thuật

Chủ đề 1:

VAI TRÒ VÀ TÁC DỤNG CỦA DẤU CÂU

TRONG VĂN BẢN NGHỆ THUẬT

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠt:

 Qua bài học này, HS sẽ nắm được các kiến thức sau:

- Các loại dấu câu và cách sử dụng dấu câu trong những mục đích nói và viết cụ thể.

- Ý nghĩa, hiệu quả biểu đạt của việc sử dụng dấu câu trong các văn bản nghệ thuật.

- Cảm nhận, phân tích vai trò, tác dụng của dấu câu trong các văn bản nghệ thuật.

- Sử dụng thành thạo dấu câu trong những ngữ cảnh nói và viết.

B. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN

- Tài liệu dạy học chủ đề tự chọn môn Ngữ văn 8.

- SGK các khối lớp 6,7, 8, 9 có nội dung liên quan.

C.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC BƯỚC THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ:

Bước 1 - Tiết 1, 2: Ôn tập về các loại dấu câu đã học

 (Ngày dạy: 22, 29/ 08/ 2009)

* Ổn định tổ chức lớp.

* Kiểm tra đồ dùng học tập.

* Tổ chức các hoạt động dạy học.

 

doc 3 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 985Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án tự chọn Ngữ văn 8 - Chủ đề 1: Vai trò và tác dụng của dấu câu trong văn bản nghệ thuật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 12/ 08/ 2009 Ngày dạy: 22/ 08/ 2009
Chủ đề 1:
Vai trò và tác dụng của dấu câu
trong văn bản nghệ thuật
A. Mục tiêu cần đạt:
 Qua bài học này, HS sẽ nắm được các kiến thức sau:
Các loại dấu câu và cách sử dụng dấu câu trong những mục đích nói và viết cụ thể.
ý nghĩa, hiệu quả biểu đạt của việc sử dụng dấu câu trong các văn bản nghệ thuật.
Cảm nhận, phân tích vai trò, tác dụng của dấu câu trong các văn bản nghệ thuật.
Sử dụng thành thạo dấu câu trong những ngữ cảnh nói và viết.
B. Tài liệu và phương tiện
- Tài liệu dạy học chủ đề tự chọn môn Ngữ văn 8.
- SGK các khối lớp 6,7, 8, 9 có nội dung liên quan.
C.Tiến trình tổ chức các bước thực hiện chủ đề:
Bước 1 - Tiết 1, 2: Ôn tập về các loại dấu câu đã học 
 (Ngày dạy: 22, 29/ 08/ 2009)
* ổn định tổ chức lớp.
* Kiểm tra đồ dùng học tập.
* Tổ chức các hoạt động dạy học. 
 Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
- GV yêu cầu HS nhắc lại tên các dấu câu đã học.
- GV chia lớp thành 5 nhóm, yêu cầu nêu chức năng, công dụng của các dấu câu đã học.
- Các nhóm thảo luận, lần lượt cử đại diện lên trình bày, sau đó nhận xét bổ sung cho nhau 
I. Chức năng- công dụng của các loại dấu câu trong tiếng Việt (10 dấu câu)
Dấu câu
Chức năng - công dụng
 1. Dấu chấm(.)
Dùng cuối câu trần thuật. 
 2. Dấu chấm hỏi(?)
Dùng cuối câu nghi vấn, làm dấu hiệu cho mục đích NV
 3. Dấu chấm than(!)
Dùng kết thúc câu cảm thán hoặc câu CK có cảm xúc, tình cảm, thái độ
 4. Dấu phẩy(,)
Ngăn cách các từ , các cụm từ làm thành phần câu, thành phần trong phép liệt kê.
 5. Dấu châm phẩy(;)
Ngăn cách các bộ phận của câu khi các bộ phận này có thể tồn tại độc lập như một câu nhưng về ý nghĩa thì vẫn có quan hệ chặt chẽ với bộ phận đi trước.
 6. Dấu hai chấm(:)
Dùng ở trong câu để biểu hiện rằng bộ phận câu đi sau có tác dụng giải thích, cụ thể hoá, nêu dẫn chứng... của nội dung mà bộ phận câu đi trước biểu hiện.
 7. Dấu chấm lửng(...)
Có thể dùng ở cuối câu , giữa câu, đầu câu để: biểu hiện nội dung chưa hết, sự ngắt quãng trong lời nói, chuẩn bị xuất hiện một lời nói bất ngờ.
 8. Dấu gạch ngang (-)
Dùng để tách biệt thành phần biệt lập với nòng cốt câu; đặt đầu dòng báo hiệu lời nói hoặc đánh dấu những nội dung ngang bằng nhau.
 9. Dấu ngoặc đơn ( )
Tách biệt thành phần biệt lập ghi chú về nguồn gốc tác giả, địa điểm.
 10. Dấu ngoặc kép “ ”
Đánh dấu một lời dẫn trực tiếp, từ ngữ với ý mỉa mai, tên tác phẩm tên sách.. mà câu văn đề cập đến.
* Hướng dẫn học bài ở nhà:
- Nắm chắc chức năng - công dụng của các loại dấu câu.
- Tập tạo dụng đoạn văn có dùng các loại dấu câu trên.
- Tìm các câu trong các văn bản nghệ thuật em đã học có dùng các loại dấu câu đó và cho biết tác dụng của dấu câu đó.
* Đánh giá bước 1:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 04/ 09/ 2009 Ngày dạy : 12, 19/ 09/ 2009
Bước 2: Tiết 3, 4: Hiệu quả biểu đạt của dấu câu 
 trong văn bản nghệ thuật.
I. Rèn kĩ năng nhận biết và sử dụng dấu câu theo chuẩn mực
Bài 1: Đặt dấu câu cho phù hợp
- GV phát phiếu học tập có đoạn văn 
- Yêu cầu các em đặt dấu câu cho phù hợp 
Đáp án: 
- Đoạn 1: Dấu phẩy, dấu chấm phẩy 
(nhớ nhà, nhớ cửa, nhớ những nét mặt thưong yêu; nhớ những con đường, nhớ bạn, hoa cau, hoa bưởi ) 
- Đoạn 2: Dấu chấm hỏi(5 câu đầu), dấu chấm than (câu cuối).
- Đoạn 3 : Dấu gạch ngang, dấu ngoặc đơn
Bài 2: Đặt lại dấu câu cho chính xác
- GV phát phiếu học tập có các đoạn văn cho HS
- Yêu cầu các em đặt lại dấu câu cho phù hợp
- HS hoạt động theo 4 nhóm, cử đại diện trình bày và nhận xét, bổ sung cho nhau.
 Đáp án:
- Đoạn 1: nhà thơ cổ khác, thơ Nguyễn Khuyến .....làng quê. Sau nguyễn Khuyến.
- Đoạn 2: mình. ở đây..trữ tình: “thuyền”..gái. Thông qua..yêu. Có thể nói...
Bài 3: Câu nào đặt dấu đúng, câu nào đặt dấu chưa đúng?
S
S
S
S
Đ
Đ
Đáp án:
Câu 1 : Câu 2: Câu3: Câu 4 : Câu5: Câu 6: 
II. Sự chuyển đổi linh hoạt dấu câu theo mục đích diễn đạt:
Bài 4 : Nhận xét sắc thái ý nghĩa do có sự thay đổi về dấu câu:
Các câu
 Sắc thái ý nghĩa
Mẹ đã về.
Bình thường
Mẹ đã về!
Vui sướng
Bác tôi- cụ Nguyễn Đạo Quán- là người giữ cuốn gia phả ấy.
Bình thường
Bác tôi (cụ Nguyễn Đạo Quán) là người giữ cuốn gia phả ấy.
Tự hào
Đến bao giờ mẹ mới được gặp con?
Câu hỏi cần trả lời
Đến bao giờ mẹ mới được gặp con!
Lúc nào cũng muốn bên con
U tôi...bao giờ?
Lời hỏi trực tiếp
U tôi ....bao giờ, ...., tôi thực không hay.
Lời kể mang đậm nét buồn
Bài 5: Nêu tác dụng của dấu câu?
Đoạn 1:
- Dấu (...) rằng Chí Phèo đang kêu.
- Dấu (!) thể hiện sự bất bình trước lời kêu của hắn
Đoạn 2:
- Dấu (!) thể hiện tâm trạng hồi hộp, vui sướng.
Đoạn 3: Trong mắt tôi, em tôi chỉ là một cô bé nghịch ngợm, không đáng yêu.
III. Hướng dẫn học bài: 
- Hoàn thành các bài tập.
- Tiếp tục tìm hiểu dấu câu
IV. Đánh giá bước 2
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • doctuchon8.doc