Giáo án tự chọn môn Toán Lớp 8 - Tiết 3: Rèn luyện kĩ năng nhân đa thức với đa thức - Vũ Thị Tươi

Giáo án tự chọn môn Toán Lớp 8 - Tiết 3: Rèn luyện kĩ năng nhân đa thức với đa thức - Vũ Thị Tươi

I. Mục tiêu :

- Kiến thức: HS được củng cố các kiến thức về nhân đa thức với đa thức.

- Kỹ năng: HS được rèn luyện kĩ năng nhân đa thức với đa thức

- Thái độ : Nhanh, cẩn thận, chính xác.

II. Chuẩn bị :

- GV: Thước thẳng, bảng phụ, phấn màu.

- HS: Thước thẳng, qui tắc nhân đa thức với đa thức

III. Phương pháp:

- Đàm thoại gợi mở, vấn đáp, nhóm học tập.

IV. Tiến trình lên lớp:

1. Ổn định tổ chức :

2. Kiểm tra kiến thức cũ:

- Muốn nhân một đa thức với một đa thức ta phải làm ntn? (ta nhân mỗi hạng tử của đa thức này với từng hạng tử của đa thức kia rồi cộng các tích với nhau)

- Có mấy cách trình bày nhân hai đa thức với nhau? nêu cụ thể (Có 2: Nhân theo hàng ngang và nhân theo cột dọc)

- Khi trình bày nhân hai đa thức theo cột dọc, ta chú ý điều gì? (Sắp xếp các đa thức theo lũy thừa tăng dần, hoặc giảm dần của biến)

3. Dạy bài mới

 

doc 2 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 245Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án tự chọn môn Toán Lớp 8 - Tiết 3: Rèn luyện kĩ năng nhân đa thức với đa thức - Vũ Thị Tươi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 3	Tiết: 3
RÈN LUYỆN KĨ NĂNG NHÂN ĐA THỨC VỚI ĐA THỨC
Mục tiêu :
- Kiến thức: HS được củng cố các kiến thức về nhân đa thức với đa thức.
- Kỹ năng: HS được rèn luyện kĩ năng nhân đa thức với đa thức
- Thái độ : Nhanh, cẩn thận, chính xác.
Chuẩn bị :
- GV: Thước thẳng, bảng phụ, phấn màu.
- HS: Thước thẳng, qui tắc nhân đa thức với đa thức 
Phương pháp:
- Đàm thoại gợi mở, vấn đáp, nhóm học tập.
Tiến trình lên lớp:
Ổn định tổ chức :
Kiểm tra kiến thức cũ:
- Muốn nhân một đa thức với một đa thức ta phải làm ntn? (ta nhân mỗi hạng tử của đa thức này với từng hạng tử của đa thức kia rồi cộng các tích với nhau)
Có mấy cách trình bày nhân hai đa thức với nhau? nêu cụ thể (Có 2: Nhân theo hàng ngang và nhân theo cột dọc)
- Khi trình bày nhân hai đa thức theo cột dọc, ta chú ý điều gì? (Sắp xếp các đa thức theo lũy thừa tăng dần, hoặc giảm dần của biến)
Dạy bài mới 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Rèn luyện kĩ năng
GV: Gọi 3 HS lên bảng làm bài tập 6tr 4 SBT
HS còn lại thực hiện vào vở 
GV: Y/c HS làm bài tập 7a,c tr 4 SBT
 (gọi 2 HS lên bảng thực hiệnï: HS còn lại làm vào vở)
1) Bài tập 6 tr 4 SBT:
HS1: a) (5x – 2y)(x2 – xy + 1)
 = 5x3 – 5x2y + 5x – 2x2y + 2xy2 – 2y
 = 5x3 – 7x2y + 5x + 2xy2 – 2y
HS2: b) (x – 1)(x + 1)(x + 2)
 = (x2 - 1)(x + 2) = x3 + 2x2 - x -2 
HS3: c) x2y2(2x + y)(2x – y) 
 = x2y2(4x2 – y2) = 2x4y2 – x2 y4 
2) Bài tập 7a,c tr 4 SBT: 
HS4: a) = 
 = 
HS5: c) = 
 = 
Hoạt động 1: Bài tập dạng chứng minh
GV: Y/c HS làm bài tập 8 tr 4 SBT
 HD HS làm bài, sau đó gọi 2 HS lên bảng thực hiệnï; HS còn lại làm vào vở
GV: Y/c HS làm bài tập 9 tr 4 SBT
HD HS sau đó gọi 1HS lên bảng thực hiệnï: HS còn lại làm vào vở
 GV: Y/c HS làm bài tập 10 tr 4 SBT
HD HS sau đó gọi 1 HS lên bảng thực hiệnï: HS còn lại làm vào vở.
3) Bài tập 8 tr 4 SBT
HS1: a) (x – 1)(x2 + x + 1) = x3– 1
 VT = (x – 1)(x2 + x + 1) = x3 + x2 + x - x2 – x – 1
 = x3– 1 = VP
Vậy (x – 1)(x2 + x + 1) = x3– 1
HS2: b) (x3 + x2y + xy2 + y3)(x - y) = x4 – y4
 VT = (x3 + x2y + xy2 + y3)(x - y) 
 = x4 – x3y + x3y – x2y2 + x2y2 + xy3 - y4 
 = x4– y4 = VP
Vậy (x3 + x2y + xy2 + y3)(x - y) = x4 – y4
4) Bài tập 9 tr 4 SBT
HS3: Đặt a = 3q + 1; b = 3p + 2 ( q, p N), ta có:
a.b = (3q + 1)(3p + 2) = 9pq + 6q +3p + 2
Vì 9pq ; 6q; 3p đều chia hết cho 3.
Vậy ab chia cho 3 dư 2
5) Bài tập 10 tr 4 SBT
HS4: Ta có: n(2n – 3) – 2n(n + 1) = 2n2 - 3n – 2n2 - 2n
 = -5n
Vì -5n luôn chia hết cho 5 với mọi số nguyên n, nên 
n(2n – 3) – 2n(n + 1) luôn chia hết cho 5 với mọi số nguyên n
4. Dặn dò:
- Về học lại bài, xem lại các bài đã sửa
- Chuẩn bị các bài tập: về những hằng đẳng thức đáng nhớ tr 4; 5 SBT
- Về ôn lại các kiến thức về: Những hằng đẳng thức đáng nhớ.
Ký duyệt
Ngày tháng năm 2009
TT: Nguyễn Xuân Nam

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tu_chon_mon_toan_lop_8_tiet_3_ren_luyen_ki_nang_nhan.doc