Giáo án tự chọn môn Toán Lớp 8 - Chủ đề 8 - Tiết 1: Phương trình đưa được về dạng ax + b = 0

Giáo án tự chọn môn Toán Lớp 8 - Chủ đề 8 - Tiết 1: Phương trình đưa được về dạng ax + b = 0

I. MỤC TIÊU :

– Củng cố kỹ năng biến đổi các pt bằng quy tắc chuyển vế và quy tắc nhân.

– Yêu cầu HS nắm vững phương pháp giải các pt mà việc áp dụng quy tắc chuyển vế, quy tắc nhân và phép thu gọn có thể đưa về dạng pt bậc nhất.

II. CHUẨN BỊ:

- HS : SGK, nháp

- GV: SGK, SBT, phấn màu , thước, bảng phụ

III. TIẾN TRÌNH :

GV: Tiết hôm nay ta chỉ xét các phương trình mà hai vế của chúng là hai biểu thức hữu tỉ của ẩn, không chứa ẩn ở mẫu và có thể đưa được về dạng ax + b = 0 hoặc ax = –b.

 

doc 2 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 259Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án tự chọn môn Toán Lớp 8 - Chủ đề 8 - Tiết 1: Phương trình đưa được về dạng ax + b = 0", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 26.1.2010
Ngày dạy: 2.2.2010
Chủ đề 8 : GIẢI PHƯƠNG TRÌNH
Tuần 22-Tiết 1/8 : 	PHƯƠNG TRÌNH ĐƯA ĐƯỢC VỀ DẠNG ax + b = 0
I. MỤC TIÊU :
– Củng cố kỹ năng biến đổi các pt bằng quy tắc chuyển vế và quy tắc nhân.
– Yêu cầu HS nắm vững phương pháp giải các pt mà việc áp dụng quy tắc chuyển vế, quy tắc nhân và phép thu gọn có thể đưa về dạng pt bậc nhất.
II. CHUẨN BỊ:
- HS : SGK, nháp
- GV: SGK, SBT, phấn màu , thước, bảng phụ
III. TIẾN TRÌNH : 
GV : Tiết hôm nay ta chỉ xét các phương trình mà hai vế của chúng là hai biểu thức hữu tỉ của ẩn, không chứa ẩn ở mẫu và có thể đưa được về dạng ax + b = 0 hoặc ax = –b.
Tg
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi Bảng
15
ph
HĐ 1 : Cách giải các pt đưa được về dạng ax + b = 0
VD1: Giải pt : x – (3 – x) = 4(2x - 3)
– Hãy xác định vế trái, vế phải của pt này?
- Nhắc lại quy tắc dấu ngoặc.
- Đầu tiên ta làm như thế nào để chuyển các biến sang 1 vế và hằng số sang 1 vế.
– Hãy thực hiện các phép toán trên từng vế và thu gọn hai vế. 
– Để tìm được x, ta phải làm như thế nào?
– Hãy cho biết ta đã áp dụng các phép biến đổi nào trên mỗi bước
VD2: Giải pt : 
– Hãy xác định vế trái, vế phải của pt này?
 – Theo em, để giải pt này, việc trước tiên ta cần làm gì?
– Theo em ta làm như thế nào để cả hai vế không còn mẫu?
– Nhâïn xét gì về pt trước và sau khi khử mẫu?
– Hãy cho biết ta đã áp dụng các phép biến đổi nào trên mỗi bước
VT = x – (3 – x)
VP = 4(2x - 3)
- HS Nhắc lại quy tắc dấu ngoặc.
- Ta thực hiện bỏ dấu ngoặc
– Thực hiện chuyển vế và thu gọn từng vế.
- Chia cả hai vế cho hệ số của x.
– Phép biến đổi : Chuyển vế và nhân với một số.
VT = 
VP = 
– Quy đồng mẫu hai vế.
– Nhân cả hai vế của pt cho mẫu chung.
– Sau khi khử mẫu, việc tính toán được đơn giản hơn vì không phải tính trên phân thức.
- HS nêu.
1. Nhắc lại cách giải :
VD1 : Giải pt 
x – (3 – x) = 4(2x - 3)
x – 3 + x = 8x - 12
x + x – 8x = -12 + 3
 -6x = -11
 x = 
Phương trình có tập nghiệm S={}.
VD2 : Giải pt 
 10x – 4 + 6x = 15 – 9 x
 10x + 6x + 9x = 15 + 4
 25x = 19
 x = 
Phương trình có tập nghiệm S={}.
 10
ph
HĐ 2 : Luyện tập.
– Vận dụng các bước giải pt đã giải ở trên, hãy giải pt cho ở VD3.
– Hãy xác định mẫu chung ?
– Hãy tiến hành quy đồng khử mẫu hai vế của pt.
- Cho HS hoạt động nhóm trong 5’.
- Yêu cầu đại diện nhóm trình bày lời giải.
– Mẫu chung là 6
- HS hoạt động nhóm trong 5’
- Đại diện nhóm trình bày
2. Luyện tập :
VD3 : Giải pt 
(6x2 + 10x – 4) = 33 + (6x2 + 3)
6x2 + 10x– 6x2 = 33 + 3+ 4
10x = 40
 x = 4
Phương trình có tập nghiệm S={4}.
10
ph
HĐ 3 : Chú ý.
– Hãy nêu lại phương pháp chung để giải các phương trình đã giải ở trên?
- Tuy nhiên trong một số trường hợp cụ thể, ta có thể có cách giải khác nhanh và đơn giản hơn ứng với mỗi bài toán cụ thể.
- Hãy xem các bài toán sau có điểm gì đặc biệt?
- Cho HS nhắc lại các bước giải phương trình có mẫu nhưng không chứa ẩn ở mẫu như VD2 và VD3..
Bước 1 : Quy đồng mẫu 2 vế rồi khử mẫu.
Bước 2 : Giải phương trình nhận được.
Bước 3 : Kết luận.
- Ta đưa về dạng ax + b = 0 hoặc ax = -b.
- HS phân tích và giải
Chú ý.
a. 
x = 3
Phương trình có tập nghiệm S={3}.
b. x + 2 = x – 2
x – x = -2 – 2
0x = –4
Phương trình vô nghiệm.
c. x + 5 = x + 5
x – x = 5 - 5
0x = 0
Phương trình nghiệm đúng với mọi x.
Củng cố : (5’) Xét xem bài giải sau đúng hay sai (Nếu sai sửa lại cho đúng)
Bài giải: 
a. 3x – 3 + x = 9 – x
3x + x – x = 9 – 3 (HS:chuyển vế nhưng không đổi dấu)
3x = 3
x = 1
Bài giải đúng :
b. 3x – 3 + x = 9 – x
3x + x – x = 9 + 3
3x = 12
x = 4
Hướng dẫn về nhà : (5’) GV lưu ý cho HS :Phương pháp chung để giải các phương trình đã giải ở trên là ta đưa về dạng ax + b = 0 hoặc ax = -b nhờ quy tắc chuyển vế và quy tắc nhân. Nếu gặp phương trình chứa mẫu nhưng không có ẩn ở mẫu ta thực hiện theo 3 bước sau đây :
Bước 1 : Quy đồng mẫu 2 vế rồi khử mẫu.
Bước 2 : Giải phương trình nhận được.
Bước 3 : Kết luận.
Làm các bài tập ở SBT. Tiết sau luyện tập.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tu_chon_mon_toan_lop_8_tiet_22_phuong_trinh_dua_duoc.doc