Giáo án tự chọn môn Toán Lớp 11 - Chủ đề 3: Phép tịnh tiến. Phép đối xứng - Nguyễn Văn Minh

Giáo án tự chọn môn Toán Lớp 11 - Chủ đề 3: Phép tịnh tiến. Phép đối xứng - Nguyễn Văn Minh

I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm vững:

+ Định nghĩa, tính chất và biểu thức tọa độ của phép tịnh tiến, phép đối xứng trục.

2. Kỹ năng: Rèn luyện cho học sinh các kỹ năng:

+ Dựng ảnh của một đường thẳng, một điểm, một hình qua phép tịnh tiến và phép đối xứng trục.

+ Xác định ảnh của một hình qua phép tịnh tiến và phép đối xứng trục bằng biểu thức tọa độ.

+ Dùng phép tịnh tiến và phép đối xứng trục để giải một số bài toán.

3. Thái độ: Tích cực, chủ động tham gia xây dựng bài học. Có tư duy và sáng tạo.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

1. Chuẩn bị của giáo viên:

+ Sách giáo khoa, giáo án, phấn màu, thước kẻ, bảng phụ.

2. Chuẩn bị của học sinh:

+ Ôn lại một số kiến thức đã họcvề phép tịnh tiến và phép đối xứng trục.

III. Phương pháp dạy học:

+ Vấn đáp, gợi mở thông qua các hoạt động điều khiển tư duy đan xen với hoạt động nhóm.

IV. Tiến trình lên lớp:

1. Ổn định lớp: + Sỉ số, vệ sinh, đồng phục.

2. Bài cũ:

 

doc 2 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 549Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án tự chọn môn Toán Lớp 11 - Chủ đề 3: Phép tịnh tiến. Phép đối xứng - Nguyễn Văn Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 
Tiết 
Ngày soạn 
Lớp
11B3
11B5
Ngày dạy 
CHỦ ĐỀ 3
PHÉP TỊNH TIẾN – PHÉP ĐỐI XỨNG TRỤC
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm vững:
+ Định nghĩa, tính chất và biểu thức tọa độ của phép tịnh tiến, phép đối xứng trục.
2. Kỹ năng: Rèn luyện cho học sinh các kỹ năng:
+ Dựng ảnh của một đường thẳng, một điểm, một hình qua phép tịnh tiến và phép đối xứng trục.
+ Xác định ảnh của một hình qua phép tịnh tiến và phép đối xứng trục bằng biểu thức tọa độ.
+ Dùng phép tịnh tiến và phép đối xứng trục để giải một số bài toán.
3. Thái độ: Tích cực, chủ động tham gia xây dựng bài học. Có tư duy và sáng tạo.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
+ Sách giáo khoa, giáo án, phấn màu, thước kẻ, bảng phụ.
2. Chuẩn bị của học sinh:
+ Ôn lại một số kiến thức đã họcvề phép tịnh tiến và phép đối xứng trục.
III. Phương pháp dạy học:
+ Vấn đáp, gợi mở thông qua các hoạt động điều khiển tư duy đan xen với hoạt động nhóm.
IV. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp: + Sỉ số, vệ sinh, đồng phục.
2. Bài cũ: 
Hoạt động 1: Ôn tập lý thuyết
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
+ Gọi học sinh trả lời tại chỗ.
 + Gọi học sinh lên bảng trình bày. Kiểm tra vở bài tập của học sinh.
+ Gọi học sinh trả lời tại chỗ.
 + Gọi học sinh lên bảng trình bày. Kiểm tra vở bài tập của học sinh.
+ Trả lời tại chỗ khi được hỏi.
+ Lên bảng trình bày.
+ Trả lời tại chỗ khi được hỏi.
+ Lên bảng trình bày.
Câu hỏi 1: Định nghĩa phép tịnh tiến? 
Vẽ hình minh họa?Biểu thức tọa độ của phép tịnh tiến?Tính chất của phép tịnh tiến?
Câu hỏi 2: Định nghĩa phép đối xứng trục?
 Vẽ hình minh họa?Biểu thức tọa độ của phép đối xứng trục?Tính chất của phép đối xứng trục?
3. Bài mới:
Họat động 2: Bài tập
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
+ Yêu cầu học sinh Tự làm bài 1.
+ Gọi học sinh lên bảng làm bài.
+ Quan sát học sinh làm bài và hướng dẫn các em dưới lớp nếu cần thiết.
+ Nhận xét, đánh giá, chỉnh sửa và cho điểm học sinh.
+ Gọi học sinh lên bảng làm bài.
+ Quan sát học sinh làm bài và hướng dẫn các em dưới lớp nếu cần thiết.
+ Nhận xét, đánh giá, chỉnh sửa và cho điểm học sinh. 
+ Về nhà tự làm vào vở.
+ Lên bảng làm bài khi được gọi. Số còn lại tự làm vào nháp.
+ tích cực làm bài, nếu có thắc mắc hỏi giáo viên.
+ Chú ý lên bảng và ghi nhận kiến thức.
+ Lên bảng làm bài khi được gọi. Số còn lại tự làm vào nháp.
+ tích cực làm bài, nếu có thắc mắc hỏi giáo viên.
+ Chú ý lên bảng và ghi nhận kiến thức.
Bài 1.Cho hình vuông ABCD tâm O. Dựng ảnh của tam giác ABC qua phép tịnh tiến theo vectơ và qua phép đối xứng trục AD.
Bài 2. a) Tìm ảnh của đường thẳng d: 3x – 5y + 3 = 0 qua phép tịnh tiến theo vectơ = (-2;3)
 b) Tìm ảnh của đường tròn (C ): (x – 2)2 + (y – 1)2 = 4 qua phép tịnh tiến theo = (-2;2)
 c) Tìm ảnh của đường tròn ( C ) : x2 + y2 – 2x + 4y – 4 = 0 qua phép đối xứng trục Oy?
Hướng dẫn:
Bài 2. 
a) Gọi d’ là ảnh của d qua phép tịnh tiến theo vectơ = (-2;3) , d’ có dạng: 3x – 5y + C = 0.
+ Lấy điểm M(-1;0)d . Khi đó : 
M’= = (-3;3) d’.
+ Suy ra : C = 24.
+ Vậy : d’: 3x – 5y + 24 = 0.
b) ( C) : Tâm I(2;1), bán kính R = 2
 I’ = => I’(0;3)
Vậy đường tròn ảnh ( C’) : Tâm I’(0;3), bk R = 2
=> ( C’) : x2 + ( y – 3)2 = 4.
c) Học sinh tự làm.
Bài 3Cho đoạn thẳng AB và đường tròn (C ) có tâm O, bán kính r không cắt đường thẳng AB. Lấy điểm M trên ( C) , rồi dựng hình bình hành ABMM’. Tìm quỹ tích điểm M’ khi M chạy trên ( C).
Hướng dẫn:
Do ABMM’ là hình bình hành nên 
=> M’ là ảnh của M qua phép tịnh tiến theo 
=> Quỹ tích M’ là đường tròn ( C’), ảnh của ( C) qua phép tịnh tiến theo vec tơ .
4. Củng cố: 
Bài 1. Cho = (-2;1). Tìm ảnh qua phép tịnh tiến theo của: 
a) d: 2x – 3y + 3 = 0 b) ( C) : 
c) Tìm ảnh của (C) qua phép đối xứng trục d. 
Bài 2. Trong mp Oxy cho đường thẳng d: 3x – y – 9 = 0. Tìm phép tịnh tiến theo vectơ có phương song song với Ox biến d thành d’ đi qua O và viết phương trình d’.
Bài 3. Cho 2 điểm phân biệt B, C cố định trên đường tròn (O) tâm O. A là điểm di động trên (O). Tìm quỹ tích trực tâm của tam giác ABC.
Bài 4.Qua phép tịnh tiến T theo vectơ , đường thẳng d biến thành d’.Trong trường hợp nào thì d trùng d’; d//d’; d cắt d’.
Bài 5.Cho tam giác cân ABC có B cố định , đáy BC mang bởi mọt đường thẳng d cố định. Đường tròn (O) ngoại tiếp tam giác ABC có bán kính R không đổi.
a) Tìm tập hợp các điểm C và A. 
b) Tìm tập hợp trực tâm H của tam giác ABC.
5. Dặn dò: Về nhà làm các bài tập đã cho ở trên.
6. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tu_chon_mon_toan_lop_11_chu_de_3_phep_tinh_tien_phep.doc