Giáo án Tự chọn môn Toán 8 - Tiết 9: Nhận diện tứ giác

Giáo án Tự chọn môn Toán 8 - Tiết 9: Nhận diện tứ giác

I/ Mục tiêu:

- Kiến thức: Nắm được định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật.

- Kĩ năng: Biết áp dụng các định nghĩa và tính chất đó để làm các bài toán chứng minh, tính độ lớn của góc, của đoạn thẳng. Biết chứng minh tứ giác là hình chữ nhật

- Tư tưởng: có kĩ năng vận dụng các kiến thức vào thực tiễn

II. Đồ dùng dạy học

- Phương pháp: Tích cực hóa hoạt động học của HS; Dạy học hợp tác chia nhóm nhỏ

- Phương tiện:

 Giáo viên : Bài tập

 Học sinh: ôn lại các kiến thức về định nghĩa, tính chất hình bình hành

III. Tiến trình bài dạy

Bước 1. ổn định tổ chức lớp (2')

Bước 2. Kiểm tra bài cũ (Lồng vào phần nội dung bài học)

Bước 3. Bài mới

- GV ĐVĐ: (1’) Như vậy chúng ta đã học định nghĩa, tính chất dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật. Giờ hôm nay chúng ta sẽ áp dụng những kiến thức đó vào làm bài tập như thế nào?

- Phần nội dung kiến thức:

 

doc 4 trang Người đăng nhung.hl Lượt xem 1096Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự chọn môn Toán 8 - Tiết 9: Nhận diện tứ giác", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 9. NHẬN DIỆN TỨ GIÁC
Ngày soạn: 13/10/2010
Giảng dạy ở các lớp:	
Lớp
Ngày dạy
HS vắng mặt
Ghi chú
I/ Mục tiêu:
- Kiến thức: Nắm được định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật.
- Kĩ năng: Biết áp dụng các định nghĩa và tính chất đó để làm các bài toán chứng minh, tính độ lớn của góc, của đoạn thẳng. Biết chứng minh tứ giác là hình chữ nhật
- Tư tưởng: có kĩ năng vận dụng các kiến thức vào thực tiễn
II. Đồ dùng dạy học
- Phương pháp: Tích cực hóa hoạt động học của HS; Dạy học hợp tác chia nhóm nhỏ
- Phương tiện: 
	Giáo viên : Bài tập 
	Học sinh: ôn lại các kiến thức về định nghĩa, tính chất hình bình hành
III. Tiến trình bài dạy
Bước 1. ổn định tổ chức lớp (2')
Bước 2. Kiểm tra bài cũ (Lồng vào phần nội dung bài học)
Bước 3. Bài mới 
- GV ĐVĐ: (1’) Như vậy chúng ta đã học định nghĩa, tính chất dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật.. Giờ hôm nay chúng ta sẽ áp dụng những kiến thức đó vào làm bài tập như thế nào?
- Phần nội dung kiến thức:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA 
GV –HS
GHI BẢNG
7’
15’
15’
? Hãy nêu định nghĩa, hình chữ nhật
? Hãy nêu tính chất hình chữ nhật
? Hãy nêu dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật
? ? Yêu cầu HS làm bài 1
? Hãy vẽ hình và nêu GT, KL
? tứ giác ADHE là hình gì?
? H.C.N => điều gì ?
? ? tứ giác ADHE là hình H.C.N => điều gì ?
? ∆OHE có gì đặc biệt
? Hãy CM EK ^ DE
? ? Hãy CM DI ^ DE
? Yêu cầu HS làm bài 2
? Hãy vẽ hình và nêu GT, KL
? EB = EC ; FA = FC => điều gì?
? HB = HD ; GA = GD => điều gì?
? Từ (1) và (2) => điều gì ?
? Nếu thêm điều kiện BC // AD thì tứ giác ABCD là hình gì ?
? Hãy tính EG
1 : Lý thuyết
- Định nghĩa: Hình chữ nhật là tứ giác có bốn góc vuông
- Tính chất: 
+ Hình chữ nhật có cả tính chất của hình bình hành, hình thang cân
+ Trong hình chữ nhật: Hai đường chéo bằng nhau và cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường
- Dấu hiệu nhận biết
+ Tứ giác có ba góc vuông là hình chữ nhật
+ Hình thang có một góc vuông là hình chữ nhật 
+ Hình bình hành có một góc vuông là hình chữ nhật 
+ Hình bình hành có hai đường chéo bằng nhau là hình chữ nhật
2 : Bài tập
Bài 1: Cho ∆ABC vuông tại A. Đường cao AH. Gọi D, E theo thứ tự là chân các đường vuông góc kẻ từ H dến AB, AC 
a) Chứng minh AH = DE
b) Gọi I là trung điểm của HB, K là trung điểm của HC. Chứng minh rằng 
DI // EK
Giải:
E
C
B
I
D
H
A
K
1
2
1
2
O
a) Xét tứ giác ADHE có
 = 900 , (GT)
=> ADHE là hình chữ nhật => AH = DE
b) Gọi O là giao điểm của AH và DE 
mà ADHE là hình chữ nhật 
=> AH = DE
=> OH = OE => ∆OHE cân đỉnh O
=> (1)
Mặt khác ∆EHC vuông tại E mà EK là trung tuyến ứng với cạnh huyền nên 
KE = KH => ∆EKH cân tại K
=> (2)
Từ (1) và (2) ta có 
 = 900
=> EK ^ DE 
chứng minh tương tự DI ^ DE
vậy DI // EK
Bài 2: Cho tứ giác lồi ABCD có ^ CD. Gọi E, F, G, H thứ tự là trung điểm của BC, AC, AD, DB
a) Chứng minh EG = FH
b) Nếu thêm điều kiện BC // AD, 
BC = 2cm; AD = 8 cm. Tính EG
Giải:
A
B
C
D
F
E
H
G
Do EB = EC ; FA = FC (gt)
=> EF // = AB (1)
Do HB = HD ; GA = GD (gt)
=> GH // = AB (2)
Từ (1) và (2) => EFGH là hình bình hành
Mà EF // AB ; FH // CD
=> EF ^ FH ( vì AB ^ CD)
Vậy EFGH là hình chữ nhật
=> EG = FH (hai đường chéo hình chữ nhật)
b) Nếu BC // AD => ABCD là hình thang 
mà FC = FA ; HB = HD
=> 
Vậy EG = FH = 3 cm
Bước 4. Luyện tập củng cố (3')
GV chèt l¹i p2 chøng minh các bài tập 
Bước 5. Hướng dẫn về nhà ( 2')
Ôn lại lý thuyết
Xem lại các dạng bài tập đã làm
IV. Rút kinh nghiệm sau giờ giảng .......................................................................................
..................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 9.doc