I. MỤC TIÊU
1. HS nắm đựoc ý nghĩa của phương trình hoá học
2. Biết xác định về số nguyên tử, sốphân tử giữa các chất trong phản ứng
3. Tiếp tục rèn luyện kỹ năng lập phương trình hoá học
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
HS: Chuẩn bị bài ở nhà
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Ngày soạn: 23/11/2009 Ngày giảng: 25/11/2009 Tiết 5: phương trình hoá học (tiếp) I. mục tiêu HS nắm đựoc ý nghĩa của phương trình hoá học Biết xác định về số nguyên tử, sốphân tử giữa các chất trong phản ứng Tiếp tục rèn luyện kỹ năng lập phương trình hoá học ii. chuẩn bị của gv và hs HS: Chuẩn bị bài ở nhà iii. hoạt động dạy - học 1- ổn định lớp 2- Kiểm tra bài cũ GV: Kiểm tra lí thuyết 1 HS: Em hãy nêu các bước lập phương trình hoá học? GV: Gọi 2 HS lên chữa bài tập số 2 và bài tập số 3 (SGK tr.78.79) vào góc bảng bên phải để lưư lại dùng cho bài mới HS: Trả lời lí thuyết HS: Chữa bài tập số 2: Bài tập 2: a) 4Na + O2 2Na2O b) P2O5 + 3 H2 2H3PO4 HS 2: Chữa bài tập số 3: Bài tập 3: a) 2HgO nhiệt độ 2Hg + O2 b) 2Fe(OH)3 nhiệt độ Fe2O3 + 3H2O 3- Bài mới ii. ý nghĩa của phương trình hoá học Hoạt động của GV Hoạt động của HS GV: Đặt vấn đề: ở tiết trước, chúng ta đã học về cách lập phương trình, chúng ta biết được những điều gì? GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi trên và lấy ví dụ minh hoạ GV: Đưa ý kiến của các nhóm rồi tổng kết: GV: Các em hiểu tỉ lệ trên như thế nào? GV: Em hãy cho biết tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử giữa các chất trong phản ứng ở bài tập số 2, 3 (SGK tr.57) (đã lưu lại ở góc bên phải của bảng) GV: Gọi 2 HS lên chữa tiếp vào góc bảng phải) HS: Thảo luận nhóm và ghi ý kiến nhận xét của nóm mình vào giấy trong. HS: Phương trình hoá học cho biết tỷ lệ số nguyên tử, số phân tử giữa các chất trong phản ứng Ví dụ: Phương trình hoá học: 2H2 + O2 nhiệt độ 2H2O Ta có tỷ lệ: Số phân tử H2: Số phân tử O2: Số phân tử H2O = 2:1:2 HS: Tỉ lệ đó nghĩa là: Cư 2 phân tử hiđro tác dụng vừa đủ với 1 phân tử oxi tạo ra 2 phân tử nước HS: Tiếp tục làm bài tập vào vở bài tập (khoản 5 phút ) HS 1: Làm tiếp bài tập số 2 (SGK tr.57): a) 4Na + O2 2Na2O Tỉ lệ: Số nguyên tử natri: Số phân tử O2: Số phân tử Na2O = 4: 1: 2 Nghĩa là: Cứ 4 nguyên tử Na tác dụng (vừa đủ ) Với 1 phân tử O2 tạo ra 2 phân tử Na2O b) P2O5 + 3H2O 2H3PO4 Tỉ lệ: Số phân tử P2O5: Số phân tử nước: Số phân tử H3PO4 = 1: 3: 2 HS 2: Làm tiếp bài tập số 3 (SGK tr.58) 2HgO nhiệt độ 2Hg + O2 Tỉ lệ: Số phân tử HgO: Số nguyên tử Hg: Số phân tử O2 = 2: 2: 1 Nghĩa là: Cứ 2 phân tử HgO tạo thành 2 nguyên tử Hg và 1 phân tử O2 2Fe(OH)3 nhiệt độ Fe2O3 + 3H2O Tỉ lệ: Số phân tử Fe(OH)3 : Số phân tử Fe2O3: Số phân tử H2O = 2: 1: 3 Nghĩa là: Cứ 2 phân tử Fe(OH)3 tạo ra được 1 phân tử Fe2O3 và 3 phân tử H2O 4- Luyện tập - củng cố Bài tập 1: Lập phương trình hó học của các phản ứng sau và cho biết tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử giữa 2 cặp chất (tuỳ chọn) trong mỗi phản ứng: a) Đốt bột nhôm trong không khí, thu được nhôm oxít b) Cho sắt tác dụng với clo, thu được hợp chất sắt III clorua (FeCl3) c) Đốt cháy khí me tan (CH4) trong không khí, thu được khí cacbonic và nước GV: Định hướng các nhóm thảo luận 1) Các bước lập phương trình hoá học - Viết sơ đồ phản ứng - Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố - Viết phương trình hoá học 2) Công thức hoá học chung của đơn chất kim loại là gì? - Công thức chung của các đơn chất phi kim như oxi, clo? - Công htức chung củ hợp chất có 2 nguyên tố? 3) Lập công thức của nhôm oxit (gồm nhôm và oxi) HS: Thảo luận nhóm (5 phút) HS: Công thức chung: A HS: Công thức chung: An (n = 2) HS: Công thức chung: AxBy HS: - Nhôm có hoá trị III - Oxi có hoá trị II Vậy công thức của nhôm oxit là: Al2O3 HS: Phần bài làm như sau: a) 4Al + 3O2 nhiệt độ 2Al2O3 b) 2Fe + 3Cl2 nhiệt độ 2FeCl3 c) CH4 + 2O2 nhiệt độ CO2 + 2H2O HS: Tỉ lệ về số nguyên tử, phân tử của một số cặp chất như sau: a) Số nguyên tử Al: Số phân tử O2 - Số nguyên tử Al: Số phân tử Al2O3 = 4: 2 = 2: 1 b) Số nguyên tử Fe: Số phân tử Cl2 = 2: 3uyên tử Fe: Số phân tử FeCl3 = 1: 1 c) Số phân tử CH4: Số phân tử O2 = 1: 2 5- Hướng dẫn học ở nhà (2 phút) GV: Dặn HS về nhà ôn tập: - Hiện tượng hoá học và hiện tượng vật lí - Định luật bảo toàn khối lượng - Các bước lập phương trình hoá học - ý nghĩa của phương trình hoá học Bài tập: 4(b); 5, 6 (SGK tr.58) Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: