Giáo án Tự chọn môn Hóa học 8 - Tiết 2: Phản ứng hoá học (tiếp)

Giáo án Tự chọn môn Hóa học 8 - Tiết 2: Phản ứng hoá học (tiếp)

I. MỤC TIÊU

1. Biết được các điề kiện để có phản ứng hoá học

2. HS biết các dấu hiệu để nhận ra một phản ứng hoá học có xảy ra không?

3. Tiếp tục củng cố cách viết phương trình chữ, khả năng phân biệt được hiện tượng vật lí và hiện tượng hoá học, và chác dùng các khái niệm hoá học

II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS

III.HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

1- Ổn định lớp

2- Bài cũ(10 phút)

 

docx 3 trang Người đăng nguyenhoa.10 Lượt xem 1205Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự chọn môn Hóa học 8 - Tiết 2: Phản ứng hoá học (tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 9/11/2009
Ngày giảng: 12/11/2009
Tiết 2: phản ứng hoá học (tiếp)
i. mục tiêu
1. Biết được các điề kiện để có phản ứng hoá học
2. HS biết các dấu hiệu để nhận ra một phản ứng hoá học có xảy ra không?
3. Tiếp tục củng cố cách viết phương trình chữ, khả năng phân biệt được hiện tượng vật lí và hiện tượng hoá học, và chác dùng các khái niệm hoá học
ii. chuẩn bị của gv và hs
iii.hoạt động dạy – học
1- ổn định lớp
2- Bài cũ(10 phút)
GV: Kiểm tra lý thuyết 1 HS:
Nêu định nghĩa phản ứng hoá học, giải thích các khái niệm: Chất tham gia, sản phẩm
GV: Gọi ! HS chữa bài tập số 4 (SGK tr.51)
GV: Gọi HS khác nhận xét
HS: Trả lời lý thuyết
HS: Chữa bài tập 4 (SGK tr.51). “Trước khi cháy, chất parafin ở thể rắn, còn khi cháy ở thể hơi, các phân tử parafin phản ứng với các phân tử khí oxi”
iiI- khi nào phản ứng hoá học xảy ra (15 phút)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
GV: Thuyết trình theo thí nghiệm SGK
GV: Thuyết trình thêm:
Bề mặt tiếp xúc càng lớn thì phản ứng xảy ra dễ dàng và nhanh hơn. (Các chất ở dạng bột thì bề mặt tiếp xúc nhiều hơn ở dạng lá)
GV: Đặt vấn đề:
Nếu để một ít phốt pho đỏ (hoặc than, bột lưu huỳnh) trong không khí, các chất có tự bốc cháy không?
GV: Hướng dẫn HS đốt than hoặc phốt pho đỏ trong không khí và yêu cầu HS nhận xét, rút ra kết luận?
GV: Yêu cầu HS liên hệ đến quá trình chuyển hoá từ tinh bột sang rượu. Hói HS là cần điều kiện gì?
GV: Hướng dẫn HS rút ra kết luận.
GV: Giới thiệu:
“ Chất xúc tác là chất kích thích cho phnả ứng xảy ra nhanh hơn, nhưng không biến đổi sau khi phản ứng kết thúc”
GV: Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
“ Khi nào thì phản ứng hoá học xảy ra?”
HS: Các chất tham gia phản ứng phải tiếp xúc với nhau
HS: Trả lời là không
HS: Một số phản ứng muốn xảy ra phải được đun nóng đến một nhiệt độ thích hợp
HS: Cần có men rượu cho quá trình chuyển hoá đó
HS: Có những phản ứng cần có mặt chất xúc tác
HS: 
1) Các chất phản ứng phải tiếp xúc với nhau
2) Một số phản ứng cần có nhiệt độ
3) Một số phản ứng cần phảicó mặt của chất xúc tác.
iv- làm thế nào để biết có
phản ứng hoá học xảy ra
GV: Yêu cầu HS quan sát các chất trước thí nghiệm
GV: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm:
1) Cho một giọt dung dịch BaCl2 vào dung dịch Na2SO4
2) Cho một dây sắt (hoặc dây nhôm vào dung dịch CuSO4)
GV: Yêu cầu HS quan sát và rút ra nhận xét
GV: Qua các thí nghiệm vừa làm và thí nghiệm kẽm tác dụng với dung dịch HCl (ở phần III), các em hãy cho biết:
“ Làm thế nào để nhận biết có phản ứng hoá học xảy ra?”
GV: “ Dựa vào dấu hiệu nào để biết có chất mới xuất hiện?”
GV: Ngoài ra sự toả nhiệt và phát sáng cũng có thể là dấu hiệu có phản ứng hoá học xảy ra.
Ví dụ: Ga cháy, nến cháy
HS: nhận xét:
- ở thí nghiệm 1: Có chất không tan màu trắng tạo thành
- ở thí nghiệm 2: Trên dây sắt có một lớp kim loại màu đỏ bám vào (Cu)
HS: Dựa vào dấu hiệu có chất mới xuất hiện, có tính chất khác với chất phản ứng
HS: Những tính chất khác mà ta dễ nhận biết là:
Màu sắc
Tính tan
Trạng thái (ví dụ: Tạo ra chất rắn không tan, tạo ra chất khí)
4- Luyện tập – củng cố (8 phút)
GV: Yêu cầu Hs nhắc lại nội dung cơ bản của tiết học:
1- Khi nào phản ứng hoá học xảy ra?
2- Làm thế nào nhận biết có phản ứng hoá học xảy ra?
GV: Cho các nhóm HS thảo luận bài luyện tập 1
Bài tập 1:
Nhỏ một vài giọt axit clohiđric vào 1 cục đá vôi ( có thành phần chính là caxi cacbonat) ta thấy có bọt khí sủi lên
a) Dấu hiệu nào cho thấy phản ứng hoá học xảy ra?
b) Viết phương trình chữ của phản ứng, biết rằng sản phẩm là các chất: canxi clorua, nước và cacbon đioxit
GV: Gọi 1 HS làm phần a)
GV: Gọi HS 2 làm phần b)
HS: Trả lời lý thuyết
HS: Làm bài tập vào vở
a) Phương trình chữ:
HS: Dấu hiệu cho biết có phản ứng hoá học xảy ra là:
Có bọt khí sủi lên ( chứng tỏ có chất mới được tạo thành ở trang thái khí)
HS 2: Phương trình chữ của phản ứng:
Canxi cacbonat + axit clohiđric canxi clorua + nước + cacbon đioxit
5- Hướng dẫn bài tập về nhà - dặn dò 
Bài tập về nhà:
5, 6 (SGK tr.51)
13.2, 13.6 (sách bài tập tr. 16, 17)
Rút kinh nghiệm: .........................................................................
.........................................................................
.........................................................................
.........................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxtiet 19.docx