Giáo án Tự chọn môn Hóa học 8 - Tiết 18: Phản ứng hoá học

Giáo án Tự chọn môn Hóa học 8 - Tiết 18: Phản ứng hoá học

I. MỤC TIÊU

1. Biết được phản ứng hoá học là một quá trình biến đổi chất này thành chất khác

2. Biết được bản chất của phản ứng hoá học là sự thay đổi về liên kết giữa các nguyên tử, làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác

3. Rèn luyện kỹ năng viết phương trình chữ. Qua việc viết được phương trình chữ, HS phân biệt được các chất tham gia tạo thành trong một phản ứng hoá học

II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS

GV: Chuẩn bị tranh vẽ: “ Sơ đồ tượng trưng cho phản ừng hoá học giữa khí hiđro và khí oxi tạo ra nước”

III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

1- ổn định lớp

2- Bài cũ

 

docx 3 trang Người đăng nguyenhoa.10 Lượt xem 1025Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự chọn môn Hóa học 8 - Tiết 18: Phản ứng hoá học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Ngày giảng: 
Tiết 18: phản ứng hoá học
i. mục tiêu
1. Biết được phản ứng hoá học là một quá trình biến đổi chất này thành chất khác
2. Biết được bản chất của phản ứng hoá học là sự thay đổi về liên kết giữa các nguyên tử, làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác
3. Rèn luyện kỹ năng viết phương trình chữ. Qua việc viết được phương trình chữ, HS phân biệt được các chất tham gia tạo thành trong một phản ứng hoá học
ii. chuẩn bị của gv và hs
gv: Chuẩn bị tranh vẽ: “ Sơ đồ tượng trưng cho phản ừng hoá học giữa khí hiđro và khí oxi tạo ra nước”
iii. hoạt động dạy - học
1- ổn định lớp
2- Bài cũ
HS 2: Chữa bài tập số 3 (SGK tr.47)
1) Giai đoạn 1:
 Nến nến nến
 (rắn) (lỏng) (hơi)
2) Giai đoạn 2:
 “ Hơi nến cháy trong không khí sinh ra khí cacbonic và hơi nước là hiện tượng hoá học”
I- định nghĩa
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
GV: Thuyết trình:
Quá trình biến đổi từ chất này thành chất khác gọi là phản ứng hoá học
- Chất ban đầu gọi là chất tham gia phản ứng
- Chất mới sinh rã gọi là: Chất tạo thành hay còn gọi là sản phẩm
GV: Giới thiệu phương trình chữ của bài tập số 2 (SGK tr.47) mà HS đã chữa lên bảng
Lưu huỳnh + oxi Lưu huỳnh đioxit
 (chất tham gia) (sản phẩm)
- Giữa các chất tham gia và sản phẩm là dấu 
GV: Yêu cầu HS cả lớp viết phương trình chữ của 2 hiện tượng hoá học còn lại ở bài tập 2, 3 (SGK tr.47) và chỉ rõ các chất tham gia, sản phẩm
GV: Giới thiệu cách đọc phương trình chữ
GV: Yêu cầu HS làm bài luyện tập 1:
Bài tập 1:
Hãy cho biết trong các quá trình biến đổi sau, hiện tượng nào là hiện tượng vật lí? Hiện tượng hoá học? Viết các phương trình chữ của các phản ứng hoá học
a) Đốt cồn (rượu etylic) trong không khí, tạo ra khí cacbonic và nước
b) Chế biến gỗ thành giấy, bàn ghế
c) Đốt bột nhôm trong không khí, tạo ra nhôm oxit
d) Điện phân nước, ta thu được khí hiđro và khí oxi
GV: Chấm vở của một số HS và gọi HS lên chữa bài
GV: Hướng dẫn HS ghi điều kiện của các phản ứng lên dấu 
GV: Gọi 1 HS đọc phương trình chữ
HS: 
Canxi cacbonat nhiệt độ canxi oxit + cacbonic 
 (chất tham gia) (Sản phẩm)
Parafin + oxi cacbonic + nước
HS: Đọc các phương trình chữ đã viết
HS: Làm bài tập vào vở
HS: 
1) Hiện tượng vật lí là : b
2) Hiện tượng hoá học là: a, c, d
Phương trình chữ:
a) Rượu etylic + oxi nhiệtđộ cacbonic + nước
 (chất tham gia) (sản phẩm)
c) Nhôm + oxi nhiệt độ Nhôm oxit
 (chất tham gia) (sản phẩm)
d) Nước điện phân hiđro + oxi
 (chất tham gia) (sản phẩm)
HS: 
a) Rượu etylic tác dụng với oxi tạo ra khí cacbonic và nước
c) Nhôm phản ứng với oxi tạo ra nhôm oxit
II- diễn biến của phản ứng hoá học 
GV: Yêu cầu Hs quan sát hình vẽ 2.5 (SGK tr.48)
GV: Nêu hệ thống câu hỏi như sau:
1) Trước phản ứng (hình a) có những phân tử nào? các nguyên tử nào liên kết với nhau?
2) Trong phản ứng (hình b):
Các nguyên tử nào liên kết với nhau? So sánh số nguyên tử hiđro và oxi trong phản ứng b) và trước phản ứng a)?
3) Sau phản ứng c) có các phân tử nào? Các nguyên tử nào liên kết với nhau?
4) Em hãy so sánh chất tham gia và sản phẩm về:
- Số nguyên tử mỗi loại?
- Liên kết trong phân tử?
GV: Bổ sung: Vậy các nguyên tử được bảo toàn
 Từ các nhận xét trên, các em hãy rút ra kết luận về bản chất của phản ứng hoá học?
HS: Quan sát hình vẽ 
HS:
- ở hình a) (trước phản ứng) có hai phân tử hiđro và 1 phân tử oxi
- 2 nguyên tử hiđro liên kết với nhau tạo thành 1 phân tử hiđro
- 2 nguyên tử oxi liên kết với nhau tạo thành 1 phân tử oxi
HS: Trong phản ứng các nguyên tử chưa liên kết với nhau
- Số nguyên tử oxi và hiđro ở b) bằng số nguyên tử oxi và hiđro ở a)
HS:
- Sau phản ứng có các phân tử nước (H2O) được tạo thành
- Trong đó: 1 nguyên tử oxi liên kết với 2 nguyên tử hiđro
HS: 
- Liên kết giữa các nguyên tử thay đổi
- Số nguyên tử mỗi loại không thay đổi
HS: Kết luận:
“ Trong các phản ứng hoá học, có sự thay đổi về liên kết giữa các nguyên tử làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác”
4- Luyện tập – củng cố ( 7 phút)
GV: Yêu cầu nhắc lại nội dung chính của bài bằng hệ thống câu hỏi:
1) Định nghĩa phản ứng hoá học?
2) Diễn biến của phản ứng hoá học? (Hoặc bản chất của phản ứng hoá học)
3) Khi chất phản ứng thì hạt vi mô nào thay đổi?
GV: Yêu cầu Hs làm bài luyện tập số 2
Bài tập 2:
Chép vào vở bài tập của các em câu sau đây với đầy đủ các từ ( cụm từ) thích hợp:
“là quá trình làm biến đổi chất này thành chất khác. Chất biến đổi trong phản ứng gọi là., còn..mới sinh ra là..
Trong quá trình phản ứng, .. giảm dần, còn..tăng dần”
HS: Trả lời lý thuyết
HS: Khi chất phản ứng các hạt phân tử phản ứng (thay đổi)
(nếu là đơn chất kim loại thì nguyên tử phản ứng)
HS: Làm bài tập vào vở (2 phút)
HS:
- “ Phản ứng hoá học là quá trình làm biến đổi chất này thành chất khác. Chất biến đổi trong phản ứng gọi là chất phản ứng (hay chất tham gia), còn chất mới sinh ra là sản phẩm
Trong quá trình phản ứng, lượng chất tham gia giảm dần, còn lượng sản phẩm tăng dần”
5- Hướng dẫn học ở nhà(1 phút)
Bài tập về nhà 1, 2, 3 (SGK tr.50)
Rút kinh nghiệm: .........................................................................
.........................................................................
.........................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxtiet 18.docx