A. MỤC TIÊU :
- HS củng cố các khái niệm về vật thể , chất .
- Xác định được được đâu là tính chất vật lí , đâu là tính chất hoá học của một chất .
- Phân biệt được đâu là chất tính khiết , đâu là hỗn hợp ?
- Khái niệm về hỗn hợp , cách tách chất ra khỏi hỗn hợp .
- Củng cố khái niệm nguyên tử . Giúp HS hiểu được cấu tạo nguyên tử , số P , số e và lớp electron.
- HS nắm được sơ đồ cấu tạo nguyên tử . Thông qua sơ đồ cấu tạo nguyên tử chỉ ra số P , số e , số e lớp ngoài cùng .
-Nắm được nguyên tố hoá học là gì ? Rèn luyện kĩ năng viết kí hiệu hoá học của nguyên tố. Xác định được nguyên tử khối.
- Củng cố cho HS về khái niệm đơn vị cacbon. Qua đó tính nguyên tử khối ra g/cm3. So sánh NTK của các nguyên tố với nhau.
-HS phân biệt được đơn ch ất và hợp chất.và nắm được Phân Tử là gì ?
-HS biết cách tính phân tử khối của hợp chất và tỉ lệ % về khối lượng của nguyên tố trong hợp chất
-HS nắm được trạng thái của chất gồm: rắn , lỏng , khí.
Chủ Đề 1: CHẤT - NGUYÊN TỬ - PHÂN TỬ Loại chủ đề : Bám sát Thời lượng : 8 tiết A. MỤC TIÊU : - HS củng cố các khái niệm về vật thể , chất . - Xác định được được đâu là tính chất vật lí , đâu là tính chất hoá học của một chất . - Phân biệt được đâu là chất tính khiết , đâu là hỗn hợp ? - Khái niệm về hỗn hợp , cách tách chất ra khỏi hỗn hợp . - Củng cố khái niệm nguyên tử . Giúp HS hiểu được cấu tạo nguyên tử , số P , số e và lớp electron. - HS nắm được sơ đồ cấu tạo nguyên tử . Thông qua sơ đồ cấu tạo nguyên tử chỉ ra số P , số e , số e lớp ngoài cùng . -Nắm được nguyên tố hoá học là gì ? Rèn luyện kĩ năng viết kí hiệu hoá học của nguyên tố. Xác định được nguyên tử khối. - Củng cố cho HS về khái niệm đơn vị cacbon. Qua đó tính nguyên tử khối ra g/cm3. So sánh NTK của các nguyên tố với nhau. -HS phân biệt được đơn ch ất và hợp chất.và nắm được Phân Tử là gì ? -HS biết cách tính phân tử khối của hợp chất và tỉ lệ % về khối lượng của nguyên tố trong hợp chất -HS nắm được trạng thái của chất gồm: rắn , lỏng , khí. ************ Phần I CHẤT Ngày Soạn: 06-10-2009 Tiết:1+2 - Lớp 8 E A/ NỘI DUNG: -HS nắm được các khái niệm về: +Vật thể +Chất +Giải các bài tập liên quan đến các khái niệm ,tính chất của chất vừa nêu. B/TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: I/ Hoạt động1: (20Phút) Vật Thể -Chất . Mối Quan Hệ Giữa Vật Thể Và Chất Hệ thống câu hỏi của giáo viên Nội dung ghi bài +GV giới thiệu một số vật thể như Bàn,Ghế, Bóng tiếp , Hoa nhựa.. +Mỗi dụng cụ trên được làm nên từ vật liệu gì? +Người ta gọi Bàn Ghế .là vật thể . Vậy vật thể là gì ? Cho ví dụ ? +Có mấy loại vật thể ? cho ví dụ ? +Chất có ở đâu? Chất là gì? +GV cho HS thử tính dẫn điện của các mãu chất: Nhôm, Đồng . +GV giới thiệu về tính chất của chất và yêu cầu HS nhắc lại +Có mấy loại tính chất của chất ? +Nhận xét về mối quan hệ giữa chất và vật thể? + GV đánh giá rút ra kếtm luận . 1/Mối Quan Hệ Giữa Chất Và Vật Thể Vật Thể VT nhân tạo VT tự nhiên (xoong bếp, ga) (cây cối ,sông..) Chất (Nhôm, Đòng , Lưu huỳnh) Chất có trong vật thể , đâu có vật thể là có chất Chất là một dạng vật chất đồng nhất ,có thành phần hoá học xác định cùng một số những tính chất nhất định không đổi. II/ Hoạt động 2: (25 phút) Giải Bài Tập Câu 1 : Điền từ , cụm từ thích hợp vào chổ trống : “ Các vật thể đều gồm một số .khác nhau , ..được làm ra từ vật liệu . Mọi vật liệu đều là ..Ta nói được : Đâu có .là có ”. Hướng dẫn giải Thứ tự điền các từ như sau : Tự nhiên ; chất ; vật thể nhân tạo ; chất ; vật thể ; chất . Câu2: Hãy phân biệt vật thể tự nhiên ,vật thể nhân tạo,chẩt trong các câu sau: a/Quạt máy được làm từ nhựa và sắt b/ Mũ ca lô,quần , áo được làm từ sợi tổng hợp. c/Cây cối chứa một hàm lượng lớn xenlulôzơ. d/Cơ thể người và động vật chiếm khoảng 70% về khối lượng là nước. e/Hầu hết dây điện làm bằng đồng bền hơn dây điện làm bằng nhôm. (GV gọi HS lên bảng làm bài tập. HS còn lại làm vào vở bài tập ) Câu 3: Trong số các tính chất kể dưới đây của chất . Tính chất nào quan sát trực tiếp ,tính chất nào phải dùng dụng cụ đo, tính chất nào phải làm thí nghiệm mới được? Màu sắc , tính tan trong nước . Tính dẫn điện , khối lượng riêng . Tính cháy được ,trạng thái , nhiệt độ nóng chảy . Hướng dẫn: Dựa vào tính chất của chất – trang 8- SGK Câu 4: Cho biết axit là những làm đổi màu quì tím thành đỏ.Hãy chứng tỏ rằng nước vắt từ quả chanh có chất axit. Hướng dẫn: +Gọi HS lên thử tính chất của axit : Quì tím đổi thành đỏ. +Cho HS tiến hành vắt nước cốt chanh và thử tương tự. + Rút ra nhận xét và kết luận . III/Hoạt động 3: (15 phút) CHẤT TINH KHIẾT -HỖN HỢP Hệ thóng câu hỏi của giáo viên Nội dung ghi bài GV cho HS quan sát vỏ nhãn chai nước khoáng và ống nước cất. +Trong nước khoáng có những thành phần nào? +Nước khoáng được gọi là hỗn hợp. Vậy thế nào là hỗn hợp? Cho ví dụ ? +GV cho HS quan sát ống nước cất –đó là chất chất tinh khiết.Vậy thế nào là chất tinh khiết? GV yêu cầu HS trình bày cách một cốc nước chanh. Nước chanh là một hỗn hợp. +Để có một hỗn hợp ta phải làm gì ? + Có thể lấy riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp hay không ? Quá trình đó gọi là gì ? GV giới thiệu lại cách tach muối ra hỗn hợp muối và cát. + Cơ sở nào ta có thể tách chất chất ra khỏi hỗn hợp? GV đánh giá , bổ sung và kết luận. 2/Chất tinh khiết -Hỗn hợp: -Chất tinh khiết là chất không có lẫn chất khác . -Hai hay nhiều chất trộn lẫn với nhau gọi là hỗn hợp. VD: nước chanh ; nước muối -Để tách một chất ra khỏi hỗn hợp . Người ta dựa vào tính chất vật lí khác nhau của các chất có trong hỗn hợp. IV/ Hoạt động 4: (30 phút ) Giải Bài Tập Câu 5: Kim loại thiếc có tonc =232oc . Thiếc hàn nóng ch ảy ở khoảng 180oc. Vậy thiếc hàn là chất tinh khiết hay có lẫn chất khác ? Hướng dẫn: Dựa vào “ Mỗi chất có những tính chất nhất định .Chất tinh khiết có tính chất định không đổi.” Câu 6: Câu sau đây nói về nước cất : “ Nước cất là chất tinh khiết sôi ở 1020c ” Hãy chọn phương án đúng. a/ Cả hai ý đều sai. b/ Cả hai ý đều đúng. c/Ý 1 dúng , Ý 2 sai. d/Ý 1 sai , Ý 2 đúng. Câu 7: Cồn là một chất lỏng có t0 sôi =78,30 c và tan nhiều trong nước . Làm thế nào để tách riêng được cồn từ hỗn hợp cồn và nước ? Hướng dẫn: Đun hỗn hợp cồn và nước đến 800c . Cồn sẽ bay hơi còn lại là nước. Câu 8: Mẹ dũng đã đổ nhầm đường bột và bột gạo vào nhau. Mẹ nhờ Dũng tách riêng chúng ra nhưng Dũng không biết cách. Bạn hãy giúp Dũng cách làm và giải thích cho Dũng rõ. Phần II : NGUYÊN TỬ -PHÂN TỬ Ngày soạn:12-10-09 Tiết :3+4 - Lớp 8E A/ NỘI DUNG: HS củng cố kiến thức về nguyên tử: +Khái niệm +Cấu tạo nguyên tử +Lớp elecron ,e ngoài cùng. +Nguyên tử khối – Đơn vị cacbon HS nắm được kiến thức về nguyên tố hoá học: +Định nghĩa +Kí hiệu hoá học +Qua đó tìm tên nguyên tố ,kí hiệu hoá học, nguyên tử khối,số P ,số e,số e ngoài cùng. +Xác định được đơn chất -hợp chất. HS nắm được khái niệm về phân tử : +Định nghĩa +Phân tử khối +Trạng thái của chất +Qua đó giúp HS tính toán về phân tử khối. C/TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Hoạt động1: Các Khái Niệm Hệ thống câu hỏi Nội dung ôn tập *GV gọi HS nhắc lại khái niệm nguyên tử là gì ? * GV treo bảng phụ vẽ sơ đồ nguyên tử hiđrô: +Nêu cấu tạo nguyên tử ? +Trong nguyên tử có mấy laọi hạt ? +Mối quan hệ giữa số P và số e như thế nào ? *GV giới thiệu cho HS về lớp elecron ,sự phân bố e trên từng lớp ,số e lớp ngoài cùng. + Những nguyên tử cùng loại có cùng số P trong hạt nhân gọi là gì ? +Số P có ý nghĩa như thế nào đối với nguyên tố hoá học? +Nguyên tử khối là gì ? -Thế nào là đơn vị cacbon ? + Khối lượng của C= 1,9926 .10-23 g + 1đvC= 1,6605.10-24 g 1/ LÝ THUYẾT VỀ NGUYÊN TỬ * Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ trung hoà về điện. - Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và lớp vỏ tạo bởi e mang điện tích âm. - Nguyên tử gồm các hạt proton , electron , nơtron. - Trong nguyên tử số P = số e. * Nguyên tố hoá học là tập hợp những nguyên tử cùng loại , có cùng số proton trong hạt nhân . - Số P là số đặc trưng của một nguyên tố hoá học . * Nguyên tử khối là khối lượng nguyên tử tính bằng đơn vị cacbon . * Một đơn vị cacbon bằng 1/12 hối lượng nguyên tử cacbon . * GV yêu cầu HS lật sách trang 42- Xem bảng1. GV hướng dẫn HS cách xem các cột , các dòng ... Câu hỏi : Hãy cho biết nguyên tử khối và số e trong nguyên tử của các nguyên tố :B, Cl, Si , S , Al , Cu Hoạt động 2: Giải bài tập Câu 1 : Điền các cụm từ thích hợp vào chổ trống . a) Đáng lẽ nói những .oại này , những .loại kia , thì trong khoa học nói .hoá học này .hoá học kia . b) Những nguyên tử có cùng số trong hạt nhân là .cùng loại , thuộc cùng một .hoá học . Câu 2 : a) Cách viết : 2C ; 5O ; 8Cl ; 12B chỉ ý gì ? b) Hãy dùng chữ số và kí hiệu hoá học diễn đạt các ý sau : Năm nguyên tử Canxi ; Sáu nguyễn tử magiê ; Bảy nguyễn tử Hiđro . Câu 3: Lấy bao nhiêu phân khối lượng của nguyên tử cacbon làm đơn vị cacbon ? Cho biết khối lượng 1 guyên tử cacbon bằng 1,9926 .10-23 g . Vây khối lượng của 1 đv C bằng bao nhiêu gam ? Câu 4: So sánh nguyên tử oxi nặng hay nhẹ hơn bao nhiêu lần so với : Nguyên tử S Nguyên tử Mg Nguyên tử Cacbon Hướng dẫn Xác định nguyên tử khối của oxi , lưu huỳnh . Ta có O = 16 đv C ; S = 32 đv C Lập tỷ lệ : 16 /32 = 1/2 Vậy nguyên tử oxi nặng bằng ½ lần nguyên tử S . ( Các câu b,c .. tương tự ) Câu 5 : Nguyên tử X nặng gấp 2 lần nguyên tử neon . Tính nguyên tử khối của X . Cho biết X thuộc nguyên tố nào ? Viết kí hiệu hoá học của X ? Chỉ ra số e trong nguyên tử X ? Hướng dẫn Nguyên tử khối của X = 20 *2 = 40 đv C KHHH : Ca Số e = số P =20 Câu 6 : Khối lượng tính bằng gam của nguyên tử Nitơ là : A/ 22,247.10-24(g) C / 2,324.10-23(g) B/ 2,358.10-23(g) D/ Một kết quả khác Khối luợng tính bằng gam của nguyên tử Flo là : A/ 30,549.10-24(g) C/ 3,186.10-23 (g) E/ Một kết quả khác B/ 33,52.10-24 (g) D/ 3,257.10-23 (g) Hướng dẫn Đáp án C Đáp án E : 3,1549.10-23 (g) Câu 7: Quan sát sơ đồ nguyên tử sau : - Chỉ ra số e , số P , số e lớp ngoài cùng . - Cho biết tên nguyên tố , kí hiệu hoá học và nguyên tử khối . - Có mấy lớp e trong nguyên tử . - So sánh khối lượng của nguyên tử trên với khối lượng nguyên tử lưu huỳnh . Hướng dẫn - KHHH : Nguyên tố Magiê : Mg - Nguyên tử khối : 24 đv C - So sánh : 24/32 =3/4 Hoạt động 3: Hệ thống câu hỏi Nội dung ghi bài +Chất chia làm mấy loại ? +Phân tử là gì ?-Một hạt natriclorua được gọi là gì ? +Tính khối lượng bằng đvC của CO2 ; NaCl ; H2O +Thế nào là phân tử khối ? +Trong thực tế ta thấy nước có thể tồn tại ở những trạng thái nào ? 2/ LÝ THUYẾT PHÂN TỬ : Đơn chất là những chất tạo nên từ một nguyên tố hoá học. Hợp chất là những chất tạo nên từ hai nguyên tố hoá học trở lên. Phân tử là hạt đại diện cho chất gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hoá học của chất . Phân tử khối là khối lượng của phân tử tính bằng đơn vị cacbon,bằng tổng nguyên tử khối của các nguyên tử trong phân tử . Hoạt động 4: Giải bài tập Câu 1: Giải bài tập 2 –SGK trang 25 Hướng dẫn : a/ Cu ; Fe - Các nguyên tử sắp xếp khít nhau. b/ Các ngtử khí oxi , khí Clo liên kết với nhau theo một số nhất định thường là 2 Câu 2 : Giải bài tập 3 trang 26 SGK Câu 3: Giải bài tập 6 –trang 26 –SGK Câu 4 : Hãy so sánh phân tử khí oxi nặng hay nhẹ hơn bao nhiêu lần so với phân tử nước , phân tử khí mêtan . Hướng dẫn : -KL phân tử : +khí oxi :O2 =32 +phân tử : H2O =18 +Khí mêtan :CH4 = 16 -Tỷ lệ : + O2/ H2O = 32/18 + O2/ CH4 = 32/16 Câu 5 : Dựa vào sự phân bố phân tử khi chất ở những trạng thái khác nhau . Hãy giải thích vì sao ? a/ Nước lỏng tự chảy loang ra trên khay đựng. b/ Một mililit nước lỏng khi chuyển sang thể hơi lại chiếm một thể tích 1300ml (ở to thường ) Hướng dẫn : a/ khi ở trạng thái lỏng các phân tử ở gần sát nhau và chuyển động trượt lên nhau . b/ Khi ở trạng thái khí ,các hạt rất xa nhau và chuyển động nhanh hỗn độn Câu 6 : Giải bài tập 5 trang 31 SGK Hướng dẫn Đáp án D Câu 7 : Chọn phương án đúng trong số các phương án sau : Khối lượng tính bằng gam của phân tử NaCl là : A/ 9,713.10-23 g C/ Cả A và B B/ 97,139.10-24 g D/ 9,724.10-23 g Hướng dẫn Đáp án C Câu 8 : Phân tử của một hợp chất gồm nguyên tử nguyên tố X liên kết với 4 nguyên tử H và ặng bằng nguyên tử O . a) Tính nguyên tử khối , cho biết tên , KHHH của nguyên tố X . b) Tính phân tử khối của hợp chất và tỷ lệ % về khối lượng của nguyền tố X trong hợp chất . Hướng dẫn Nguyên tử khối =12 Cacbon Phân tử khối =16 % C – 12/16.100% =75% Câu 9 : Phân tử một hợp chất gồm nguyên tử nguyên tố Y liên kết với 2 nguyên tử O . Nguyên tố O chiếm 50% về khối lượng của hợp chất . a) Tính nguyên tử khối , cho biết tên , KHHH số e trong nguyên tử của nguyên tố Y. b) Tính phân tử khối của hợp chất . Phân tử hợp chất nặng bằng nguyên tử của nguyên tố nào? Hướng dẫn Nguyên tử khối của 2nguyên tử oxi là :32 . vì nguyên tố oxi chiếm 50% về khối lượng nên đây cũng là khối lượng của một nguyên tử ngưên tố Y . Suy ra nguyên tử khối của Y=32 . Y là lưu huỳnh-S Phân tử khối của S= 64 ( Bằng nguyên tử khối của Cu ) Câu 10 : Tại sao khi hoà tan đường vào nước ta không còn thấy đường nữa? Hỗn hợp nước đường có mấy loại phân tử ? Hướng dẫn : + Khi hoà tan các phân tử đường và nước trộn lẫn với nhau + Có 2 loại phân tử Câu 11 : a/ Số phân tử trong 1Kg nước lỏng nhiều hơn hay bằng số phân tử trong 1Kg hơi nước ? b/ Khi đun nước lỏng quan sát kĩ sẽ thấy thể tích nước tăng lên chút ít . Vì sao ? Hướng dẫn : Do khoảng cách giữa các phân tử giãn ra . Câu 12 : Dùng phễu chiết (hình bên ) .Hãy nêu cách làm để tách dầu hôi ra khỏi dầu hoả ? Cho biết : +Dầu hoả nhẹ hơn nước + Không tan trong nước Phần III : CÔNG THỨC HOÁ HỌC Ngày soạn:18-10-2009 Tiết 5+6 A/ NỘI DUNG : HS nắm được CTHH của đơn chất ,hợp chất . Nắm được ý nghĩa của công thức hoá học. Biết cách xác định hoá trị của một nguyên tố. Nắm được qui tắc hoá trị Vận dụng qui tắc hoá trị để tính hoá trị của một nguyên tố ,lập công thức hoá học của hợp chất theo hoá trị. B/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Hoạt động 1: CÔNG THỨC HOÁ HỌC Hệ thống câu hỏi Nội dung tóm tắt *Chất gồm mấy loại? -Đơn chất do mấy nguyên tố hoá học tạo nên? -CTHH của đơn chất như thế nào ? -Hợp chất do mấy nguyên tố hoá học tạo nên? -CTHH của hợp chất như thế nào ? * ý nghĩa của công thức hoá học ? Đơn chất :Ax CTHH Hợp chất : A x By *Ý nghĩa CTHH: +Biết được ngtố nào tạo ra chất +Số ngtử mỗi ngtố có trong 1phân tử của chất. +Phân tử khối của chất. Hoạt động 2: Giải bài tập Câu 1: Giải bài tập 3 trang 34- SGK hoá học 8 Hướng dẫn: a/CaO : +PTK=40+16=56 +Có 1 phân tử CaO +Nguyên tố tạo ra hợp chất là Ca ; O +Số nguyên tử : 1Ca ; 1O Các câu b, c làm tương tự. Câu 2: Giải bài tập 4 trang 34-SGK hoá học 8 Hướng dẫn: a/ 5 Cu : 5 nguyên tử đồng 2 NaCl :2 phân tử NaCl 3 CaCO3 : 3 phân tử CaCO3 Hoạt động 3: LÝ THUYẾT VỀ HOÁ TRỊ Hệ thống câu hỏi Nội dung ôn tập -Hoá trị là gì ? -Phát biểu qui tắc hoá trị ? -Áp dụng qui tắc hoá trị tính hoá trị của NTHH và lập CTHH của chất khi biết hoá trị? * Qui tắc hoá trị: CTHH: AxBy Áp dụng qui tắc hoá trị: x.t = y.u * t ,u là hoá trị của mỗi ngtố. x,y là chỉ số ngtử của mỗi nguyên tố Hoạt động 4: Giải bài tập *Vận dụng tính hoá trị của một nguyên tố Bước 1: Gọi x là nguyên tố chưa biết. Bước 2: Áp dụng qui tắc hoá trị Bước 3: Tính toán rút ra giá trị của x *Tính hoá trị của Ag trong công thức Ag2O Hướng dẫn: Gọi x là hoá trị của Ag Áp dụng qui tắc hoá trị: 2.x =1.II Suy ra x =II Vậy hoá trị của Ag là II Tính hoá trị của K trong công thức :K2SO4 Hướng dẫn: Tương tự như câu trên, tìm được hoá trị của K = I *Vận dụng lập công thức hoá học của hợp chất theo hoá trị Bước 1: Viết công thức chung Bước 2: Dựa vào giả thiết điền các nguyên tố với hoá trị cho trước Bước 3: Áp dụng qui tắc hoá trị : x.t = y.u Bước 4: Lập tỷ lệ :x/y =u/t suy ra x, y Bước 5: Viết CTHH Ví dụ :Lập CTHH của hợp chất tạo bởi P (V) vàH Hướng dẫn: Công thức chung của hợp chất : AtxBy Theo giả thiết ta có : PxHy Áp dụng qui tắc hoá trị:x.III = y.I Tỷ lệ: x/y = I/ III. Suy ra x =1 và y =3 Vậy CTHH : PH3 *Bài tập: Giải các bài tập 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8.Trang 38-SGK hoá học 8 ********* Kiểm tra Câu 1: Điền từ thích hợp vào chổ trống: “Khí hiđro,khí oxi và khí Clo là những ..,đều tạo nên từ một ..Nước ,muối ăn, axitclohiđric là những .đều tạo nên từ hai.Trong thành phần hoá học của nướcvà axitclohiđric đều có chung một.,còn của muối ăn và axitclohiđric lại có chung một” Câu 2: Cho CTHH của một số chất sau: Br2 ;CuO ; NO ; NaOH ; Zn ; O2 Trong số đó có mấy hợp chất ,mấy đơn chất ?( Chọn câu đúng và đánh dấu X ) A/Bốn hợp chất , Hai đơn chất B/ 2 hợp chất và 4 đơn chất C/ 3 đơn chất và 3hợp chất D/ Cả ba ý trên đều đúng Câu 3: Lập CTHH của hợp chất tạo bởi : + Na và nhóm (PO4) (III) ; +Cr (III) và nhóm (SO4) Câu 4: Tính hoá trị của mỗi nguyên tố trong mỗi hợp chất sau biết S hoá trị II. K2S ;Cr2S3 ; CS2 ; Ba(NO3)2 ; Li2CO3
Tài liệu đính kèm: