Giáo án Toán Lớp 8 - Tiết 17+18

Giáo án Toán Lớp 8 - Tiết 17+18

GV: Cách chia đa thức một biến đã sắp xếp là một “thuật toán” tương tự như thuật toán chia các số tự nhiên.

GV ghi lại quá trình thực hiện.

Các bước: Chia, Nhân, Trừ

Ví dụ: (2x4 – 13x3 + 15x2 + 11x – 3)

 : (x2 – 4x – 3)

Ta nhận thấy đa thức bị chia và đa thức chia đã được sắp xếp theo cùng một thứ tự (luỹ thừa giảm dần của x).

Ta đặt phép chia

- Chia: Chia hạng tử bậc cao nhất của đa thức bị chia cho hạng tử bậc cao nhất của đa thức chia.

GV yêu cầu HS thực hiện miệng, GV ghi lại.

GV ghi lại bài làm:

GV cần làm chậm phép trừ đa thức vì bước này HS dễ nhầm nhất.

GV giới thiệu đa thức

– 5x3 + 21x2 + 11x – 3 là dư thứ nhất.

Sau đó tiếp tục thực hiện với dư thứ nhất như đã thực hiện với đa thức bị chia (chia, nhân, trừ) được dư thứ hai.

Thực hiện tương tự đến khi được số dư bằng 0.

Phép chia trên có số dư bằng 0, đó là một phép chia hết.

GV yêu cầu HS thực hiện

Kiểm tra lại tích :

(x2 – 4x – 3) (2x2 – 5x + 1) xem có bằng đa thức bị chia hay không ?

GV hướng dẫn HS tiến hành nhân hai đa thức đã sắp xếp.

 

doc 12 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 749Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 8 - Tiết 17+18", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày giảng:
TiÕt 17: CHIA ĐA THỨC MỘT BIẾN ĐÃ SẮP XẾP 
A. MỤC TIÊU
	1. Kiến thức: HS hiểu được thế nào là phép chia hết, phép chia có dư. HS nắm vững cách chia đa thức một biến đã sắp xếp.
 	2. Kĩ năng: Vận dụng tốt vào giải toán.
	3. Thái độ: Học tập nghiêm túc, yêu thích bộ môn, phát triển tư duy.
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
	*Giáo viên: bảng phụ ghi bài tập, Chú ý tr31 SGK.
	*Học sinh: Ôn tập hằng đẳng thức đáng nhớ, phép trừ đa thức, phép nhân đa thức sắp xếp. Bảng nhóm, bút dạ.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
I. Tổ chức:
	Lớp 8A: .....
	Lớp 8B: ....
	Lớp 8C: ....
II. Kiểm tra:
III. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY 
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
HĐ1: Phép chia hết
GV: Cách chia đa thức một biến đã sắp xếp là một “thuật toán” tương tự như thuật toán chia các số tự nhiên. 
GV ghi lại quá trình thực hiện.
Các bước: Chia, Nhân, Trừ
Ví dụ: (2x4 – 13x3 + 15x2 + 11x – 3) 
 : (x2 – 4x – 3)
Ta nhận thấy đa thức bị chia và đa thức chia đã được sắp xếp theo cùng một thứ tự (luỹ thừa giảm dần của x).
Ta đặt phép chia
- Chia: Chia hạng tử bậc cao nhất của đa thức bị chia cho hạng tử bậc cao nhất của đa thức chia.
GV yêu cầu HS thực hiện miệng, GV ghi lại.
GV ghi lại bài làm:
GV cần làm chậm phép trừ đa thức vì bước này HS dễ nhầm nhất.
GV giới thiệu đa thức
– 5x3 + 21x2 + 11x – 3 là dư thứ nhất.
Sau đó tiếp tục thực hiện với dư thứ nhất như đã thực hiện với đa thức bị chia (chia, nhân, trừ) được dư thứ hai.
Thực hiện tương tự đến khi được số dư bằng 0.
Phép chia trên có số dư bằng 0, đó là một phép chia hết.
GV yêu cầu HS thực hiện 
Kiểm tra lại tích :
(x2 – 4x – 3) (2x2 – 5x + 1) xem có bằng đa thức bị chia hay không ?
GV hướng dẫn HS tiến hành nhân hai đa thức đã sắp xếp.
Hãy nhận xét kết quả phép nhân ?
GV yêu cầu HS làm bài tập 67 tr31 SGK.
Nửa lớp làm câu a.
Nửa lớp làm câu b.
GV yêu cầu HS kiểm tra bài làm của bạn trên bảng, nói rõ cách làm từng bước cụ thể (lưu ý câu b phải để cách ô sao cho hạng tử đồng dạng xếp cùng một cột).
1. Phép chia hết
HS làm miệng, dưới sự hướng dẫn của GV.
HS làm dưới sự hướng dẫn của GV.
Bài làm được trình bày như sau:
HS thực hiện phép nhân, một HS lên bảng trình bày.
HS: Kết quả phép nhân đúng bằng đa thức bị chia.
HS cả lớp làm bài tập vào vở.
Hai HS lên bảng làm.
HĐ2: Phép chia có dư
GV: Thực hiện phép chia 
(5x3 – 3x2 + 7) : ( x2 + 1)
Nhận xét gì về đa thức bị chia ?
GV : Vì đa thức bị chia thiếu hạng tử bậc nhất nên khi đặt phép tính ta cần để trống ô đó.
Sau đó GV yêu cầu HS tự làm phép chia tương tự như trên.
GV: Đến đây đa thức dư –5x + 10 có bậc mấy? còn đa thức chia x2 + 1 có bậc mấy?
GV: Như vậy đa thức dư có bậc nhỏ hơn bậc của đa thức chia nên phép chia không thể tiếp tục được nữa. Phép chia này gọi là phép chia có dư ; – 5x + 10 gọi là dư.
Sau đó, GV đưa “Chú ý” tr31 SGK lên màn hình (hoặc bảng phụ).
2. Phép chia có dư 
HS làm bài vào vở, một HS lên bảng làm.
HS: Đa thức dư có bậc là1.
Đa thức chia có bậc là 2.
HS : Trong phép chia có dư, đa thức bị chia bằng đa thức chia nhân thương cộng với đa thức dư.
(5x3 – 3x2 + 7) = (x2 + 1) (5x – 3) 
 – 5x + 10
Một HS đọc to “Chú ý” SGK.
IV. Củng cố:
Bài tập 69 tr31 SGK.
(Đề bài đưa lên màn hình)
GV: Để tìm được đa thức dư ta phải làm gì?
GV: Các em hãy thực hiện phép chia theo nhóm.
Viết đa thức bị chia A dưới dạng: 
 A = BQ + R
Bài 68 tr31 SGK.
áp dụng hằng đẳng thức đáng nhớ để thực hiện phép chia.
a) (x2 + 2xy + y2) : (x + y)
b) (125x3 + 1) : (5x + 1)
c) (x2 – 2xy + y2) : (y – x)
HS: Để tìm được đa thức dư ta phải thực hiện phép chia. HS hđộng theo nhóm.
HS: 
3x4+x3+6x–5=(x2 + 1)(3x2+ x– 3)+5x – 2 
HS làm bài vào nháp.
Ba HS lần lượt lên bảng làm.
a) (x2 + 2xy + y2) : (x + y) = (x + y)
b) (125x3 + 1) : (5x + 1) = 25x2 – 5x + 1
c) (x2 – 2xy + y2) : (y – x) = y – x 
V. Hướng dẫn về nhà:
Nắm vững các bước của “thuật toán” chia đa thức một biến đã sắp xếp. Biết viết đa thức bị chia A dưới dạng A = BQ + R.
Bài tập về nhà số 48, 49, 50 tr8 SBT ; Bài 70 tr32 SGK.Ngày soạn:
Ngày giảng:
TiÕt 18: LUYỆN TẬP 
A. MỤC TIÊU
	1. Kiến thức: Rèn kĩ năng chia đa thức cho đơn thức, chia đa thức đã sắp xếp.
	2. Kĩ năng: Vận dụng hằng đẳng thức để thực hiện phép chia đa thức.
	3. Thái độ: Học tập nghiêm túc, yêu thích bộ môn, phát triển tư duy.
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
	*Giáo viên: bảng phụ bút dạ, phấn màu.
	*Học sinh: Ôn tập các hằng đẳng thức đáng nhớ, qui tắc chia đơn thức cho đơn thức, chia đa thức cho đơn thức. Bảng nhóm, bút dạ.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
I. Tổ chức:
	Lớp 8A: .....
	Lớp 8B: ....
	Lớp 8C: ....
II. Kiểm tra:
GV nêu câu hỏi kiểm tra.
* HS 1: Phát biểu qui tắc chia đa thức cho đơn thức.
Chữa bài tập 70 tr32 SGK.
*HS 2: Viết hệ thức liên hệ giữa đa thức bị chia A, đa thức chia B, đa thức thương Q và đa thức dư R.
Nêu điều kiện của đa thức dư R và cho biết khi nào là phép chia hết.
Chữa bài tập 48 (c) tr8 SBT
GV nhận xét, cho điểm
HS 1: Phát biểu và chữa bài tập 70 SGK.
Làm tính chia
a) (25x5 – 5x4 + 10x2) : 5x2 = 5x3 – x2 + 2
b) (15x3y2 – 6x2y – 3x2y2) : 6x2y
 = .
HS 2: A = BQ + R
với R = 0 hoặc bậc của R nhỏ hơn bậc của B. Khi R = 0 thì phép chia A cho B là phép chia hết.
– Chữa bài tập 48 (c) tr 8 SBT.
III. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY 
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
HĐ1: Luyện tập
Bài số 49 (a,b) tr8 SBT.
GV lưu ý HS phải sắp xếp cả đa thức bị chia và đa thức chia theo luỹ thừa giảm của x rồi mới thực hiện phép chia.
1. Bài số 49 (a,b) tr8 SBT.
HS mở vở để đối chiếu, hai HS lên bảng trình bày
a) b)
Bài 50 tr8 SBT.
Đề bài đưa lên bảng phụ
GV hỏi: Để tìm được thương Q và dư R ta phải làm gì?
GV yêu cầu một HS lên bảng
2. Bài 50 tr8 SBT.
HS : Để tìm được thương Q và dư R, ta phải thực hiện phép chia A cho B.
HS làm :
Vậy Q = x2 – 2 ; R = 9x – 5
Bài 71 tr32 SGK.
Không thực hiện phép chia, hãy xét xem đa thức A có chia hết cho đa thức B hay không?
a) A = 15x4 – 8x3 + x2; 
b) A = x2 – 2x + 1; B = 1 – x 
GV bổ sung thêm bài tập :
c) A = x2y2 – 3xy + y; B = xy
3. Bài 71 tr32 SGK.
HS trả lời miệng
a) Đa thức A chia hết cho đa thức B vì tất cả các hạng tử của A đều chia hết cho B.
b) A = x2 – 2x + 1 = (1 – x)2
 B = 1 – x
Vậy đa thức A chia hết cho đa thức B.
c) Đa thức A không chia hết cho đa thức B vì có hạng tử y không chia hết cho xy.
Bài 73 Tr 32 SGK. Tính nhanh.
(Đề bài đưa lên bảng phụ hoặc 
in vào phiếu học tập phát cho các nhóm).
Gợi ý các nhóm phân tích đa thức bị chia thành nhân tử rồi áp dụng tương tự chia một tích cho một số.
GV kiểm tra thêm bài của vài nhóm, cho điểm vài nhóm.
4. Bài 73 Tr 32 SGK.
HS hoạt động theo nhóm. 
Bài làm của các nhóm.
a) (4x2 – 9y2) : (2x – 3y)
= (2x – 3y)(2x + 3y) : (2x – 3y)
= (2x + 3y)
b) (27x3 – 1) : (3x – 1)
= [(3x)3 – 13] : (3x – 1)
= (3x – 1)(9x2 + 3x + 1) : (3x – 1)
= 9x2 +3x + 1
c) (8x3 + 1) : (4x2 – 2x +1)
= [(2x)3 + 13] : (4x2 – 2x + 1)
= (2x + 1)(4x2 – 2x + 1) : (4x2 – 2x +1)
= 2x + 1
d) (x2 – 3x + xy – 3y) : (x + y)
= [x(x + y) – 3(x + y)] : (x + y)
= (x + y)(x – 3) : (x + y)
= x – 3
Đại diện một nhóm trình bày phần a và b. Đại diện nhóm khác trình bày phần c và d.
Bài 74 tr32 SGK.
Tìm số a để đa thức 
2x3 – 3x2 + x + a chia hết cho đa thức (x + 2)
GV : Nêu cách tìm số a để phép chia là phép chia hết ?
GV giới thiệu cho HS cách giải khác:
Gọi thương của phép chia hết trên là Q(x). Ta có:
2x3 – 3x2 + x + a = Q(x).(x + 2)
Nếu x = – 2 thì Q(x) (x + 2) = 0 
Þ 2.(–2)3 – 3.(–2)2 + (– 2) + a = 0
–16 – 12 – 2 + a = 0
 – 30 + a = 0
 a = 30
5. Bài 74 tr32 SGK.
HS: Ta thực hiện phép chia, rồi cho dư bằng 0.
R = a – 30
R = 0 Û a – 30 = 0
 Û a = 30
– HS nghe GV hướng dẫn và ghi bài.
IV. Củng cố:
 Nhắc lại các hằng đẳng thức đáng nhớ
 Các phương pháp phân tíc đa thức thành nhân tử
V. Hướng dẫn về nhà:
Tiết sau Ôn tập chương I để chuẩn bị kiểm tra một tiết.
HS phải làm 5 câu hỏi Ôn tập chương I tr32 SGK.
Bài tập về nhà số 75, 76, 77, 78, 79, 80 tr33 SGK.
Đặc biệt ôn tập kĩ “Bẩy hằng đẳng thức đáng nhớ”.
(Viết dạng tổng quát, phát biểu bằng lời thuộc).Ngày soạn:
Ngày giảng:
TiÕt 17: ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG VỚI MỘT ĐƯỜNG THẲNG CHO TRƯỚC
A. MỤC TIÊU
	1. Kiến thức: HS nhận biết được khái niệm khoảng cách giữa hai đường thẳng song song, định lí về các đường thẳng song song cách đều, tính chất của các điểm cách một đường thẳng cho trước một khoảng cho trước.
	2. Kĩ năng: Biết vận dụng định lí về đường thẳng song song cách đều để chứng minh các đoạn thẳng bằng nhau. Bước đầu biết cách chứng tỏ một điểm nằm trên một đường thẳng song song với một đường thẳng cho trước. Hệ thống lại bốn tập hợp điểm đã học.
	3. Thái độ: Học tập nghiêm túc, yêu thích bộ môn, phát triển tư duy.
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
	*Giáo viên: Bảng phụ vẽ hình thể hiện vị trí của các điểm cách một đường thẳng cho trước, ghi các định nghĩa, tính chất, nhận xét. Bảng phụ vẽ hình 96, bài tập 69 SGK. Thước kẻ, compa, êke, phấn màu.
	*Học sinh: Ôn tập ba tập hợp điểm đã học (đường tròn, tia phân giác của một góc, đường trung trực của một đoạn thẳng), khái niệm khoảng cách từ một điểm đến một đường thẳng, hai đường thẳng song song. Thước kẻ có chia khoảng, compa, êke.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
I. Tổ chức:
	Lớp 8A: .....
	Lớp 8B: ....
	Lớp 8C: ....
II. Kiểm tra:
III. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY 
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
HĐ1: Khoảng cách giữa hai đường thẳng song song
GV yêu cầu HS làm 
GV vẽ hình trên bảng.
Cho a // b. Tính BK theo h.
GV hỏi: Tứ giác ABKH là hình gì? Tại sao? Vậy độ dài BK bằng bao nhiêu?
GV: AH ^ b và AH = h Þ A cách đường thẳng b một khoảng bằng h. 
BK ^ b và BK = h Þ B cách đường thẳng b một khoảng bằng h.
Vậy mọi điểm thuộc đường thẳng a có chung tính chất gì?
GV: Có a // b, AH ^ b thì AH ^ a. Vậy mọi điểm thuộc đường thẳng b cũng cách đường thẳng a một khoảng bằng h. Ta nói h là khoảng cách giữa hai đường thẳng song song a và b.
Vậy thế nào là khoảng cách giữa hai đường thẳng song song?
GV đưa định nghĩa lên màn hình.
1. Khoảng cách giữa hai đường thẳng song song
Một HS đọc SGK
HS vẽ hình vào vở.
Tứ giác ABKH có: AB // HK (gt)
AH // BK (cùng ^ b)
Þ ABKH là hình bình hành. Có Þ ABKH là hình chữ nhật (theo dấu hiệu nhận biết)
BK = AH = h (theo tính chất hình chữ nhật)
HS: Mọi điểm thuộc đường thẳng a đều cách đường thẳng b một khoảng bằng h.
HS nêu định nghĩa khoảng cách giữa hai đường thẳng song song tr101 SGK.
HĐ2: Luyện tập
– Chữa bài tập 67 tr102 SGK.
GV nhận xét cho điểm HS.
Bài tập 68 tr102 SGK
– GV vẽ hình với một điểm C và hỏi: Trên hình đường thẳng nào cố định? Điểm nào cố định, điểm nào di động?
Mặc dù di động nhưng điểm C có tính chất gì không đổi? Hãy chứng minh.
GV vẽ thêm điểm B’ và C’, hạ C’K’^ d để HS thấy rõ sự di động của B và C.
Vậy điểm C di chuyển trên đường nào?
1. Bài tập 67 tr102 SGK.
Xét DADD’ có: AC = CD (gt)
CC’ // DD’ (gt) Þ AC’ = C’D’ (định lí đường trung bình D)
Xét hình thang CC’BE có: CD=DE (gt)
DD’ // CC’ // EB (gt) Þ C’D’ = D’B (định lí trung bình hình thang)
Vậy AC’ = C’D’ = D’B.
2. Bài tập 68 tr102 SGK
HS trả lời: Trên hình có đường thẳng d cố định, điểm A cố định, điểm B và C di động.
HS: Mặc dù di động nhưng điểm C luôn cách đường thẳng d một khoảng bằng 2cm. 
Vì D vuông AHB = D vuông CKB (cạnh huyền – góc nhọn) 
Þ CK = AH = 2cm.
HS: Điểm C di chuyển trên một đường thẳng (đường thẳng m) song song với d và cách d một khoảng bằng 2cm.
IV. Củng cố:
Bài tập 69 tr103 SGK. (đề bài đưa lên bảng phụ)
HS ghép đôi các ý: (1) với (7); (2) với (5)
 (3) với (8); (4) với (6)
Sau đó GV đưa hình vẽ sẵn của bốn tập hợp điểm đó lên màn hình, yêu cầu HS nhắc lại để ghi nhớ.
V. Hướng dẫn về nhà:
– Ôn tập lại bốn tập hợp điểm đã học, định lí về các đường thẳng song song cách đều.
– Bài tập số 71, 72 tr102, 103 SGK, bài số 126, 128 tr73, 74 SBT.
Ngày soạn:
Ngày giảng:
TiÕt 18: ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG VỚI MỘT ĐƯỜNG THẲNG CHO TRƯỚC (TIẾP THEO)
A. MỤC TIÊU
	1. Kiến thức: HS nhận biết được khái niệm khoảng cách giữa hai đường thẳng song song, định lí về các đường thẳng song song cách đều, tính chất của các điểm cách một đường thẳng cho trước một khoảng cho trước.
	2. Kĩ năng: Biết vận dụng định lí về đường thẳng song song cách đều để chứng minh các đoạn thẳng bằng nhau. Bước đầu biết cách chứng tỏ một điểm nằm trên một đường thẳng song song với một đường thẳng cho trước. Hệ thống lại bốn tập hợp điểm đã học.
	3. Thái độ: Học tập nghiêm túc, yêu thích bộ môn, phát triển tư duy.
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
	*Giáo viên: Bảng phụ vẽ hình thể hiện vị trí của các điểm cách một đường thẳng cho trước, ghi các định nghĩa, tính chất, nhận xét. Bảng phụ vẽ hình 96, bài tập 69 SGK. Thước kẻ, compa, êke, phấn màu.
	*Học sinh: Ôn tập ba tập hợp điểm đã học (đường tròn, tia phân giác của một góc, đường trung trực của một đoạn thẳng), khái niệm khoảng cách từ một điểm đến một đường thẳng, hai đường thẳng song song. Thước kẻ có chia khoảng, compa, êke.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
I. Tổ chức:
	Lớp 8A: .....
	Lớp 8B: ....
	Lớp 8C: ....
II. Kiểm tra:
 Yêu cầu HS nhắc lại hai tập hợp điểm.
 – Đường thẳng song song với một đường thẳng cho trước.
 – Đường trung trực của một đoạn thẳng.
III. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY 
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
HĐ1: Tính chất của các điểm cách đều một đường thẳng cho trước
GV yêu cầu HS làm 
GV vẽ hình 94 lên bảng.
M
Chứng minh M Î a ; M’ Î a’. G V dùng phấn màu nối AM và hỏi tứ giác AMKH là hình gì ? Tại sao ?
GV : Tại sao M Î a ?
– Tương tự M’ Î a’.
Vậy các điểm cách đường thẳng b một khoảng bằng h nằm trên hai đường thẳng a và a’ song song với b và cách b một khoảng bằng h.
GV yêu cầu HS làm (đưa hình 95 lên màn hình, số lượng đỉnh A cần tăng và ở cả hai nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng BC)
GV hỏi: Các đỉnh A có tính chất gì?
– Vậy các đỉnh A nằm trên đường nào?
GV vẽ thêm vào hình hai đường thẳng song song với BC đi qua A và A’’ (phấn màu). GV chỉ vào hình 94 và nêu phần “Nhận xét” tr101 SGK. GV nêu rõ hai ý của khái niệm tập hợp này:
– Bất kì điểm nào nằm trên hai đường thẳng a và a’ cũng cách đường thẳng b một khoảng bằng h.
– Ngược lại bất kì điểm nào cách b một khoảng bằng h thì cũng nằm trên đường thẳng a hoặc a’.
2. Tính chất của các điểm cách đều một đường thẳng cho trước
Một HS đọc SGK
HS vẽ hình vào vở.
HS: Tứ giác AMKH là hình chữ nhật vì có: AH // KM (cùng ^ b) 
AH = KM (= h).
Nên AMKH là hình bình hành.
Lại có Þ AMKH là hình chữ nhật.
HS : AMKH là hình chữ nhật
Þ AM // b
Þ M Î a (theo tiên đề ơ-cơ-lít)
Một HS đọc lại tính chất tr101 SGK.
HS đọc , quan sát hình vẽ và trả lời câu hỏi.
HS: Các đỉnh A có tính chất cách đều đường thẳng BC cố định một khoảng không đổi bằng 2cm.
– Các đỉnh A nằm trên hai đường thẳng song song với BC và cách BC một khoảng bằng 2cm.
HĐ2: Luyện tập
Bài 71 tr103 SGK
GV hướng dẫn HS vẽ hình
Cho biết GT, KL của bài toán
a) Chứng minh A, O, M thẳng hàng.
b) Khi M di chuyển trên BC thì O di chuyển trên đường nào ?
(GV gợi ý HS sử dụng hai cách chứng minh của các bài tập vừa chữa trên)
c) Điểm M ở vị trí nào trên cạnh BC thì AM có độ dài nhỏ nhất ?
Bài 71 tr103 SGK
GT
DABC: , M Î BC
MD^ AB; ME^ AC, OD = OE
KL
a) A, O, M thẳng hàng
b) Khi M di chuyển trên BC thì O di chuyển trên đường nào?
c) M ở vị trí nào thì AM nhỏ nhất ?
Chứng minh
a) Xét tứ giác AEMD có:
ÞAEMD là hình chữ nhật (theo dấu hiệu nhận biết). 
Có O là trung điểm của đường chéo, DE, nên O cũng là trung điểm của đường chéo AM (tính chất hình chữ nhật) Þ A, O, M thẳng hàng.
b) Kẻ AH ^ BC ; OK ^ BC
Þ OK là đường trung bình của DAHM
Þ (không đổi)
Nếu M º B Þ O º P (P là trung điểm của AC)
Nếu M º C Þ O º Q (Q là trung điểm của AC)
Vậy khi M di chuyển trên BC thì O di chuyển trên đường trung bình PQ của DABC.
c) Nếu M º H thì AM º AH, khi đó AM có độ dài nhỏ nhất (vì đường vuông góc ngắn hơn mọi đường xiên)
IV. Củng cố:
Bài 72 tr103 SGK. Đố. 
(Đề bài và hình 98 SGK đưa lên bảng phụ) GV hỏi: Căn cứ vào kiến thức nào mà ta kết luận được đầu chì C vạch nên đường thẳng song song với AB và AB là 10cm?
Sau đó GV đưa hình 68 tr143 SGV là cái Tơ-ruýt-canh, dụng cụ vạch đường thẳng song song của thợ mộc, thợ cơ khí lên màn hình. GV nói cách sử dụng để HS hiểu nguyên lí
2. Bài 72 tr103 SGK.
Một số HS đọc to đề bài.
HS trả lời: Vì điểm C luôn cách mép gỗ AB một khoảng không đổi bằng 10cm nên đầu chì C vạch nên đường thẳng song song với AB và cách AB là 10cm.
HS xem hình vẽ của cái Tơ-ruýt-canh và nghe GV trình bày.
V. Hướng dẫn về nhà:
– Ôn tập lại bốn tập hợp điểm đã học, định lí về các đường thẳng song song cách đều.
– Bài tập số 126, 128 tr73, 74 SBT.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an toan 8 tuan 9 dai so hinh hoc.doc