Giáo án Toán Lớp 8 - Tiết 1+2 - Năm học 2009-2010

Giáo án Toán Lớp 8 - Tiết 1+2 - Năm học 2009-2010

GV: yêu cầu học sinh làm bài tập sau

Hãy nhân đơn thức 5x lần lượt với từng hạng tử của đa thức 3x2 – 4x + 1rồi cộng các tích với nhau.

GV: yêu cầu học sinh lên bảng thực hiện

GV: Kết quả tìm được ở bài này gọi là kết quả của phép nhân đơn thức 5x với đa thức 3x2 – 4x + 1 hay là tích của đơn thức 5x với đa thức 3x2 – 4x + 1 , cho nên ta có thể trình bày như sau :

5x( 3x2 – 4x + 1)

= 5x.3x2 + 5x.(- 4x) + 5x.1

= 15x3 – 20x2 + 5x

GV: Dựa vào quy trình làm bài trên hãy làm tính nhân

a) ( -2x2) ( 3x2 + 5x - )

b)x( 4x2 – 2x)

( chia lớp thành hai nhóm )

GV: Yêu cầu từng nhóm cử người lên làm

GV: yêu cầu nhận xét chéo

GV: Dựa vào quy trình thực hiện các phép tính trên hãy pháp biểu quy tắc nhân một đơn thức với một đa thức.

HS: Phát biểu

GV:Yêu cầu học sinh khác đọc quy tăc sgk

GV: Chốt lại quy tắc

GV: yêu cầu học sinh nghiên cứu ví du sgk , rồi lên làm ?2

GV: yêu cầu học sinh tìm hiểu ?3

GV: yêu cầu học sinh đọc đề

GV: Bài toán cho biết những gì ?

Hs: Đáy lớn ( 5x + 3) m

 Đáy bé (3x + y) m

 Chiều cao 2y

Gv: Bài toán yêu cầu gì ?

Hs: Hãy viết biểu thức tính diện tích hình thang nói trên theo x và y

 Tính diện tích hình thang nếu x =3m, y =2m.

GV: Muốn tính diện tích hình thang ta làm ntn?

Hs: (Đáy lớn + đáy bé ) . Chiều cao rồi chia hai

GV: yêu cầu học sinh lên bảng làm

 

doc 14 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 449Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 8 - Tiết 1+2 - Năm học 2009-2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1:
Ngày soạn 17/8/2009 Ngày dạy//2009 
Chương i: Phép nhân và phép chia các đa thức 
Tiết1:Nhân đơn thức với đa thức
A. Mục tiêu 
 Học sinh cần nắm được những yêu cầu sau 
Hiểu quy tắc nhân một đơn thức với một đa thức 
Vận dụng được quy tắc nhân một đơn thức với một đa thức 
B. Chuẩn bị của GV và HS 
 - GV: GA; GSK; bảng phụ 
 - HS: ôn lại tính chất phân phối giữa phép nhân đối phép cộng trên các số 
C.Tiến trình dạy học 
1) ổn định lớp 
2) Kiểm tra bài cũ 
 Bài1:Tìm tích của hai đơn thức : 3x2y và xy3 
 Bài2:thực hiện phép nhân A( B + C) theo quy tắc nhân một số với một tổng. Pháp biểu quy tắc nhân một số với một tổng.
HS: Lên bảng làm 
 Bài1: 3x2y. = 3.x2.x .y.y3 = - 2x3y4 
 Bài2:A( B + C) = AB + AC 
 Muốn nhân một số với một tổng ta nhân số đó với từng số hạng của tổng rồi cộng các tích với nhau.
GV:Nhận xét cho điểm
3) Các hoạt độngdạy học 
 Đặt vấn đề :Ta đã biết muốn nhân một số với một tổng ta nhân số đó với từng số hạng của tổng rồi cộng các tích với nhau. Vậy khi nhân một đơn thức với đa thức ta có thể làm tương tự như quy tắc trên không ?
Các hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
GV: yêu cầu học sinh làm bài tập sau 
Hãy nhân đơn thức 5x lần lượt với từng hạng tử của đa thức 3x2 – 4x + 1rồi cộng các tích với nhau.
GV: yêu cầu học sinh lên bảng thực hiện 
GV: Kết quả tìm được ở bài này gọi là kết quả của phép nhân đơn thức 5x với đa thức 3x2 – 4x + 1 hay là tích của đơn thức 5x với đa thức 3x2 – 4x + 1 , cho nên ta có thể trình bày như sau :
5x( 3x2 – 4x + 1)
= 5x.3x2 + 5x.(- 4x) + 5x.1 
= 15x3 – 20x2 + 5x 
GV: Dựa vào quy trình làm bài trên hãy làm tính nhân 
a) ( -2x2) ( 3x2 + 5x - ) 
b)x( 4x2 – 2x) 
( chia lớp thành hai nhóm ) 
GV: Yêu cầu từng nhóm cử người lên làm 
GV: yêu cầu nhận xét chéo 
GV: Dựa vào quy trình thực hiện các phép tính trên hãy pháp biểu quy tắc nhân một đơn thức với một đa thức.
HS: Phát biểu 
GV:Yêu cầu học sinh khác đọc quy tăc sgk 
GV: Chốt lại quy tắc 
GV: yêu cầu học sinh nghiên cứu ví du sgk , rồi lên làm ?2 
GV: yêu cầu học sinh tìm hiểu ?3 
GV: yêu cầu học sinh đọc đề 
GV: Bài toán cho biết những gì ?
Hs: Đáy lớn ( 5x + 3) m 
 Đáy bé (3x + y) m 
 Chiều cao 2y 
Gv: Bài toán yêu cầu gì ?
Hs: Hãy viết biểu thức tính diện tích hình thang nói trên theo x và y 
 Tính diện tích hình thang nếu x =3m, y =2m.
GV: Muốn tính diện tích hình thang ta làm ntn?
Hs: (Đáy lớn + đáy bé ) . Chiều cao rồi chia hai 
GV: yêu cầu học sinh lên bảng làm 
1) Quy tắc 
Ví dụ1: Hãy nhân đơn thức 5x lần lượt với từng hạng tử của đa thức 3x2 – 4x + 1 rồi cộng các tích với nhau.
Lời giải:
5x.3x2 + 5x.(-4x) + 5x.1 
 = 15x3 – 20x2 + 5x 
Ví dụ 2: Dựa vào quy trình làm bài trên hãy làm tính nhân 
a) ( -2x2) ( 3x2 + 5x - ) 
b)x( 4x2 – 2x) 
Lời giải 
a) ( - 2x2).( 3x2 + 5x - ) 
= (- 2x2). 3x2 + ( - 2x2). 5x + (-2x2).
= - 6x4 – 10x3 + x2 
b) x(4x2 – 2x) 
= x. 4x2 + x. ( - 2x) 
= 6x3 – 3x2 
Quy tắc 
Muốn nhân một đơn thức với một đa thức ta nhân đơn thức với từng hạng tử của đa thức rồi cộng các tích với nhau.
2. áp dụng 
?2 
= 18x4y4 – 3x3y3 + x2y4 
?3 
S = = 
Thay x = 3, y= 2 vào biểu thức S ta được 
 S = = 29.2 = 58m2 
4) Củng cố 
- Phát biểu quy tăc nhân đơn thức với đa thức 
-Làm bài tập sau :
 Thực hiện phép tính 
 a) ( 2x2y – 4xy2 + y3 ).5x2y 
 b) ( - 4x3 + 3x2y + xy2) ( - 2y) 
 c) ( x2 + 3xy - y2 ) 4xy 
Gv: Chia lớp thành ba nhóm 
Gv: yêu cầu mỗi nhóm cử đại diện lên bảng làm các thành viên trong nhóm làm để so sánh cách làm của mình.
Nhóm1: ( 2x2y – 4xy2 + y3 ).5x2y = 10x4y2 – 20x3y3 + 5x2y4 
Nhóm2: ( - 4x3 + 3x2y + xy2) ( - 2y) = 8x3y – 6x2y2 – 2xy3 
Nhóm3: ( x2 + 3xy - y2 ) 4xy = 2x3y +12x2y2 – 5xy3 
Gv: cho các thành viên nhận xét và sử sai 
5) Hướng dẫn về nhà 
 - Học thuộc quy tắc nhân đơn thức với đa thức 
 - Làm bài tập số 1, 2, 3 tr5 sgk 
Bài tập tham khảo
Bài tập số 4b), tr5, sách luyện giải và ôn tập toán 8 tập 1 
Rút gọn biểu thức xn-1( x + y) – y( xn-1+ yn-1) 
Bài tập số 10, tr4 sách bài tập toán 8 tập 1 
Tuần 1
Ngày soạn 17/8/2009 Ngày dạy ././2009 
Tiết 2:Nhân đa thức với đa thức
A. Mục tiêu 
 Học sinh cần đạt được những yêu cầu sau :
Hiểu quy tắc nhân đa thức với đa thức 
Vận dụng được quy tắc nhân đa thức với đa thức 
B.Chuẩn bị của GV và HS.
 GV: bảng phụ ghi bài tập : Làm tính nhân 
( x + 3) ( x2 + 3x – 5) 
(xy – 1)( xy + 5) 
(y – x) (x2 + xy + y2 ) 
(x + y)( x2 – xy + y2) 
C.Tiến trình dạy học 
1) ổn định lớp 
2) Kiểm tra bài cũ 
Đề1: (Câuc) bài tập số 1, tr.5sgk . Làm tính nhân 
 ( 4x3 – 5xy + 2x) ( xy) 
 Đáp số :- 2x4y + x2y2 – x2y .
Đề 2: Tìm x, biết : x( 5 – 2x) + 2x ( x – 1) = 15 
 Đáp số: x = 5 
3) Các hoạt động dạy học 
 Đặt vấn đề :Tiết trước chúng ta đã được biết quy tắc nhân đơn thức với đa thức. Tiết này ta tiếp nghiên cứu tiếp quy tắc nhân đa thức với đa thức.
Các hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
GV: yêu cầu học sinh làm các bài tập sau 
Bài1: 
a) Khai triển biểu thức 
 (a + b) (c + d) 
b) Phát biểu quy tắc nhân một tổng với một tổng của các số.
Bài2:Hãy nhân mỗi hạng tử của đa thức 
x – 2 với từng hạng tử của đa thức 
6x2 – 5x + 1, rồi cộng các tích với nhau 
GV: ghi đề bảng phụ và treo lên 
GV: Ta nói rằng đa thức vừa tìm được là kết quả của phép nhân đa thức x – 2 với đa thức 6x2 – 5x + 1 hay tích của hai đa thức ấy được trình bày như sau :
Gv: trình bày mẫu 
( x – 2)( 6x2 – 5x + 1) 
= x.6x2 + x.(-5x) + x. 1 + (-2).6x2 +
 (-2).(-5x) + (-2).1 
= 6x3 – 5x2 + x – 12x2 + 10x – 2 
= 6x3 – 17x2 + 11x – 2 
Gv: Dựa vào cách pháp biểu quy tắc nhân một tổng với một tổng, hãy pháp biểu quy tắc nhân đa thức với đa thức .
Hs: Muốn nhân một đa thức với một đa thức, ta nhân mỗi hạng tử của đa thức này với từng hạng tử của đa thức kia rồi cộng các tích với nhau.
Gv: Dựa vào bài tập trên, em hãy cho biết tích của hai đa thức có là một đa thức không?
Hs: Tích của hai đa thức là một đa thức 
Gv: yêu cầu một học sinh lên bảng làm ?1
Gv:Nhận xét rút kinh nghiệm 
Gv: Giới thiệu cách trình bày các nhân đa thức với đa thức và chú ý cho học sinh thận trọng khi nhân để tránh nhầm dấu.
Gv: Giới thiệu về cách nhân hai đa thức theo cột dọc 
Gv: Ghi treo chú ý đã ghi sẵn trên bảng phụ và giới thiệu 
Gv: Cách làm lên chỉ áp dụng cho phép nhân hai đa thức có cùng một biến 
Quy trình làm phép nhân này ta phải làm theo các bước sau :
 Bước 1: Sắp xếp các đa thức theo luỹ thừa tằng dần hoặc giảm dần của biến 
 Bước2: đặt đa thức này dưới đa thức kia 
 Bước 3:Kết quả của phép nhân mỗi hạng tử của đa thức thứ hai với từng hạng tử của đa thức thứ nhất viết riêng thành một dòng.
 Bước4: Các đơn thức đồng dạng xếp cùng một cột 
 Bước 5: Cộng theo từng cột 
Gv: Treo bảng phụ lên bảng có ghi đề bài sẵn :
a)( x + 3) ( x2 + 3x – 5) 
b)(xy – 1)( xy + 5) 
c)(y – x) (x2 + xy + y2 ) 
d)(x + y)( x2 – xy + y2) 
GV: yêu cầu học sinh lên bảng làm câu a theo hàng dọc 
Gv: yêu cầu học sinh làm ?3 sgk 
Gv; nhận xét 
1. Quy tắc 
Bài1: 
a)( a +b)(c+d) 
= ac + ad + bc + bd 
b) Muốn nhân một tổng với một tổng ta nhân mỗi số hạng của tổng này với từng số hạng của tổng kia rồi cộng các tích với nhau.
Bài2:
x.6x2 + x.(-5x) + x.1 + (-2).6x2 + 
(-2).(-5x) + (-2).1 
= 6x3 – 5x2  + x – 12x2 + 10x – 2 
= 6x3 – 17x2 + 11x – 2 
Muốn nhân một đa thức với một đa thức, ta nhân mỗi hạng tử của đa thức này với từng hạng tử của đa thức kia rồi cộng các tích với nhau.
 (A +B) ( C + D) = AC + AD + BC + BD 
Chú ý : Tích của hai đa thức là một đa thức 
2. áp dụng 
 x2 +3x – 5 
 x + 3 
 3x2 + 9x – 15 
 x3 +3x2 – 5x 
 x3 + 6x2 + 4x – 15 
b) ( xy – 1) ( xy + 5) 
 = x2y2 + 5xy – xy – 5 
 = x2y2 + 4xy – 5 
c)(y – x)(x2 + xy + y2) 
 = x2y + xy2 + y3 – x3 – x2y – xy2
 = y3 – x3 
d)( x + y)(x2 – xy + y2) 
= x3 – x2y + xy2 + yx2 – xy2 +y3
= x3 + y3 
?3 (sgk) 
S = ( 2x + y) ( 2x – y) 
 = 4x2 – 2xy + 2xy – y2 
 = 4x2 – y2 
Với x = 2,5m, y = 1m. 
S = 4.(2,5)2 – 12 
 = 25 – 1 
 = 24
4) Củng cố 
Phát biểu quy tắc nhân đa thức với đa thức ?
Nếu các bước làm tính nhân hai đa thức theo cột dọc 
5) Hướng dẫn về nhà 
Học thuộc quy tắc nhân một đa thức với một đa thức 
Làm bài tập 7, 8, 9 tr.8 SGK 
Bài tập tham khảo 
Bài tập 15.tr7 Luyện giải và ôn tập toán 8 tập 1:
 Cho a: b = b: c = c: d = k 
Chứng minh rằng : ( a2 + b2 + c2) ( b2 + c2 + d2 ) = ( ab + bc + cd)2 
Tuần 1:
Ngày soạn 17/8/2009 Ngày dạy././2009 
Chương I: Tứ giác 
Tiết1 : Tứ giác
A. Mục tiêu 
 Học xong bài này, học sinh cần đạt được các yêu cầu sau :
Hiểu được định nghĩa tứ giác, tứ giác lồi, tổng các góc của tứ giác lồi 
Biết vẽ, biết gọi tên các yếu tố, biết tính số đo các góc của một tứ giác lồi 
Biết vận dụng các kiến thức vào trong các tình huống thực tiễn và đơn giản 
B. Chuẩn bị của GV và HS 
GV: Chuẩn bị bảng phụ ghi sẵn các bài tập 
HS: Ôn lại định lí tổng ba góc trong tam giác 
C.Tiến trình dạy học 
1) ổn định lớp 
2) Kiểm tra bài cũ 
3) Các hoạt động dạy học 
 Đặt vấn đề :ở lớp 7 chúng ta đã tìm hiểu sâu về tam giác. Lên lớp 8 trong chương 1 ta nghiên cứu về tứ giác và các tứ giác đặc biệt. Bài học hôm nay gồm những kiến thức về tứ giác nói chung .
Các hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
Gv: Treo bảng phụ vẽ sẵn hình 20 (a,b,c) 
Và hình 21 .
Gv: yêu cầu học sinh quan sát 
Gv: Mỗi hình gồm mấy đoạn thẳng ? Đọc tên các đoạn thẳng đó.
GV lưu ý Hs: Chỉ chọn bốn đoạn thẳng khép kín.
Hs: 
Mỗi hình gồm 4 đoạn thẳng 
Các đoạn thẳng là: AB, BC, CD, DA 
Gv: Hình nào có hai đoạn thẳng cùng nằm trên một đường thẳng ?
Hs: Hình 21
Gv: Mỗi hình cho ở 20( a, b, c) là một tứ giác còn hình 21 không phải là tứ giác 
Gv: Qua cac bài toán trên em hãy cho biết thế nào là một tứ giác ?
Hs: Phát biểu đ/n tứ giác 
Gv: đính chính chốt lên bảng 
Gv: yêu cầu học sinh tìm hiểu ?1 sgk 
Hs : trả lời giáo viêm dùng thước minh hoạ :
-Hình 20a , giáo viên lần lượt đặt thước lên từng cạnh để minh hoạ
-Hình 20b giáo viên đặt thước lên cạnh BC , khi đó sẽ nhận thấy tứ giác nằm ở hai nưar mặt phẳng 
-Hình 20c giáo viên đặt thước lên cạnh AD, thấy tứ giác nằm ở hai nửa mặt phẳng 
Gv: Tứ giác ở hình 20a là tứ giác lồi 
Gv: Qua bài tập này em nào hãy pháp biểu cho thầy đ/n tứ giác lồi.
Hs: Phát biểu 
Gv: Nhận xét , chốt lên bảng 
Gv: yêu cầu 1 học sinh đọc lại 
Gv: yêu cầu học sinh tìm hiểu ?2sgk 
Gv: Treo bảng ohụ lên bảng 
Hs: trả lời 
Gv: Giới thiệu lại các yêu tố và cách gọi của tứ giác .
Gv: Các góc của trong của một tứ giác chúng có mối liên hệ gì ?
Gv: yêu cầu học sinh tìm hiểu ?3 sgk 
Gv: Để vận dụng được định lí tổng ba góc trong một tam giác ta cần nối A với C, để chia tứ giác thành hai hình thang 
Gv: Như vậy ta đã chứng minh được tổng các góc của một tứ giác bằng 3600 
Gv: Dựa vào kết quả này một em hãy pháp biểu kết quả này thành một định lí 
Hs:
GT : Tứ giác ABCD 
KL : A + B + C + D = 1800 
Gv: lưu ý học sinh là để chứng minh được định lí tổng các góc của một tứ giác ta phải vẽ thêm một đường chéo để chia tứ giác thành hai tam giác rồi vận dụng định lí tổng các góc trong một tam giác.
1. Định nghĩa 
Tứ giác ABCD là hình gồm bốn đoạn thẳng AB, BC, CD, DA trong đó bất kí ba đoạn thẳng nào cũng không cùng nằm trên một đường thẳng .
Tứ giác lồi là tứ giác luôn nằm trong một nửa mặt phẳng có bờlà đường thẳng chứa bất kì cạnh nào của tứ giác.
?2SGK 
a) Hai đỉnh kề nhau : A và B, B và C, C và D, D và A.
 Hai đỉnh đối nhau : A và C , B và D 
b) Hai đường chéo : AC, BD 
c)Hai cạnh kề nhau : AB và BC; BC và CD; CD và DA; DA và AB.
c)Hai cạnh đối nhau : AB và CD; AD và BC 
d)Góc: A, B, C, D 
 Hai góc đối nhau : A và C ; B và D 
e) Điểm nằm trong tứ giác M , P 
 Điểm nằm ngoài tứ giác : N, Q.
2. Tổng các góc của một tứ giác 
?3 
a) Tổng ba góc của một tam giác bằng 1800.
b)Xét trong tam giác ABC: 
A1 + B + C1= 1800 (1)
 Xét trong tam giác ADC :
A2+ D + C2 = 1800 (2) 
Cộng (1) và (2) vế với vế ta được 
 (A1 + A2) + B + D + (C1+ C2) = 3600 
A + B + C + D = 3600
4) Củng cố 
 Gv: yêu cầu học sinh làm bài tập 1sgk .tr66 ( hình 24)
 Gv: Treo bảng phụ đã vẽ sẵn hình lên bảng 
HS: 
Bài1:
a) x = 3600 – ( 1100+ 1200+ 800) = 500 
b)x = 3600 – ( 900 + 900 + 900) = 900 
c)x = 3600 – (650 + 900 +900) = 1150
d) K1= 1200, M1= 750 
x = 3600 – ( 900+ 1200 + 750) = 750
Gv: Khai thác thêm câu hỏi 
a) Bốn góc của một tứ giác có thể đều nhọn được không ?
b) Trong bốn góc của một tứ giác có nhiều nhât mấy góc nhọn? mấy góc tù ?mấy góc vuông ?
Hs: Ba góc nhọn, ba góc tù, bốn góc vuông 
Bài2:tr66. Sgk 
Góc kề bù với một góc của một tứ giác gọi là góc ngoài của tứ giác 
a) Tìm góc ngoài của tứ giác ở hình 7a sgk trang 66
b) Hãy tính tổng góc A1 + B1+ C1+ D1 = 3600 
ở hình 7b tr.66.sgk 
c) Nhận xét gì về tổng các góc ngoài của tứ giác 
5) Hướng dẫn về nhà 
Thuộc định nghĩa tứ giác ABCD, tứ giác lồi, định lí về tổng các góc của một tứ giác 
Bài tập về nhà: Bài tập số 1 ( với hình 6 sgk) .tr66; Bài tập 3,4 tr67.sgk 
6) Bài tập tham khảo : Các bài tập số 10, 11, 12 trang 150 sách các dạng toán và phương pháp giải toán 8 tập một NXB giáo dục 2006 
Tuần 1:
Ngày soạn 17/8/2009 Ngày dạy ./../2009 
Tiết 2: Hình thang
A. Mục tiêu 
Học xong bài này, HS đạt được các yêu cầu sau :
Hiểu định nghĩa hình thang, hình thang vuông, các yếu tố của hình thang.
Biết cách chứng minh một tứ giác là hình thang, hình thang vuông.
Biết vẽ hình thang, hình thang vuông. Biết tính các góc của hình thang, hình thang vuông 
Biết sử dụng dụng cụ để kiểm tra một tứ giác là hình thang. Biết linh hoạt nhận dạng hình thang ở những vị trí khác nhau và ở các dạng đặc biệt 
B.Chuẩn bị của GV và HS.
Gv: Chuẩn bị bảng phụ, ghi sẵn bài tập, thước và êke 
Hs: Chuẩn bị thước và êkê để kiểm tra một tứ giác là hình thang 
C.Tiến trình dạy học 
1)ổn định lớp 
2) Kiểm tra bài cũ 
 Câu1:Định nghĩa tứ giác ABCD ? Định nghĩa tứ giác lồi ? 
 Câu2: Phát biểu định lí tổng các góc của một tứ giác ?
Hs: trả lời đúng định nghĩa trong sgk 
3) Các hoạt động dạy học 
 Đặt vấn đề :Chúng ta đã biết định nghĩa về tứ giác. Vậy một tứ giác có một cặp cạnh đối song song là hình gì ?
Chúng ta tìm hiểu bài hôm nay 
Các hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
Gv: Đưa bảng phụ vẽ hình .Tính góc C
Gv: yêu cầu học sinh lên bảng làm 
Gv:Hai cạnh đối AB và CD của tứ giác trên có đặc điểm gì ?
Hs: AB//CD 
Gv:Tứ giác ABCD có AB // CD gọi là hình thang. Phát biểu định nghĩa hình thang.
Hs: Hình thang là tứ giác có hai cạnh đối song song.
Gv: Hành thang ABCD có AB//CD 
AB, CD gọi là hai đáy; AD, BC gọi là hai cạnh bên; trong hình thang có hai đáy không bằng nhau người ta thường phân biệt đáy lớn và đáy nhỏ.
AH gọi là đường cao kẻ từ A xuống đáy CD.Đoạn AH là một đường cao của hình thang.
Gv: yêu cầu học sinh làm ?1 sgk .tr69 
Gv: Đưa lên bảng phụ hình 15.tr69.sgk 
Hs: 
a)ABCD là hình thang vì BC // AD .EFGH là hình thang vì FG//EH, IMKN không phải là hình thang vì không có hai cạnh đối nào song song.
b) Hai góc kề một cạnh bên của một hình thang bù nhau 
Gv: Vì sao ?
Hs: Vì hai góc kề một cạnh bên của một hình thang là hai góc trong cùng phía của hai đường thẳng song song .
Gv: Như vậy để nhận biết một tứ giác là hình thang ta chỉ cần kiểm tra xem tứ giác đó có hai cạnh đối nào song song với nhau không , muốn vậy ta có đến hai cách làm :
Dùng dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song 
Dùng thước kiểm tra 
Thông thương ta làm theo cách một 
Gv: yêu cầu học sinh làm ?2sgk.tr 70 
Gv: GT của bài toán là gì ?
Hs:
GT : ABCD là hình thang AB //CD 
 AD// BC 
Gv: Kl luận của bài toán là gì ?
KL: AD= BC ; AB = CD 
Gv: Muốn chứng minh AD = BC và AB = CD ta cần chứng minh điều gì ?
Hs: ADC = CBA 
Gv: yêu cầu một học sinh lên bảng 
Gv: tứ bài toán này em có nhận xét gì ?
Hs: Nếu một hình thang có hai cạnh bên song song thì hai cạnh bên bằng nhau, hai cạnh đáy bằng nhau.
Gv: GT của bài toán là gì ?
Hs: 
GT: ABCD là hình thang ( AB // CD) và AB = CD 
Gv: KL của bài toán là gì ?
Hs: KL AD// BC và AD = BC 
Gv: Muốn chứng minh AD// BC ta cần chứng minh điều gì ?
Hs: DAC = ACB 
Gv: Muốn có điều này ta phải chứng minh gì ?
Hs: ADC = CBA 
Gv: yêu cầu học sinh lên bảng làm 
Gv:Từ đó em rút ra nhận xét gì ?
Hs: Nhận xét 
Gv: Yêu cầu học sinh vẽ hình thang vuông có một góc vuông. 
Hs: Lên bảng vẽ 
Gv: Hình thang vẽ như tren gọi là hình thang vuông . Hãy phát biểu định nghĩa hình thang vuông .
Hs:Hình thang vuông là hình thang có một góc vuông 
Cách 1: ABC = 1400
 C = 3600 – (700+ 1100+ 1400) 
 = 400
Cách2: A + D = 1800 AB//CD 
 C = ABx = 400 
Đ/n :
Hình thang là tứ giác có hai cạnh đối song song 
?1 
a)ABCD là hình thang vì BC // AD .EFGH là hình thang vì FG//EH, IMKN không phải là hình thang vì không có hai cạnh đối nào song song.
b) Hai góc kề một cạnh bên của một hình thang bù nhau 
?2 
Cho hình thang ABCD đáy AB, CD.
a) Cho biết AD // BC . Chứng minh rằng 
 AD = BC , AB = CD 
b) Cho biết AB= CD .Chứng minh AD //BC và AD = BC 
Lời giải 
GT : ABCD là hình thang AB //CD 
 AD// BC 
KL: AD= BC ; AB = CD 
Do AB // CD A2= C1 
 AD// BC A2= C2 
Hai tam giác ADC và CBA có :
 A2= C1 
 AC chung 
 A2= C2 
 Vậy ADC = CBA AD = BC ; AB = CD .
 Nhận xét : Nếu một hình thang có hai cạnh bên song song thì hai cạnh bên bằng nhau, hai cạnh đáy bằng nhau 
b) 
GT :ABCD là hình thang ( AB // CD) và AB = CD .
KL : AD// BC và AD = BC 
 Lời giải 
Hai tam giác ADC và CBA có :
 AC chung 
 BAC = DCA ( vì AB // CD) 
 AB = CD 
Vậy ADC = CBA AD = BC và DAC = ACB AD //BC và AD = BC 
 Nhận xét : Nếu một hình thang có hai đáy song song và bằng nhau thì hai cạnh bên cũng song song và bằng nhau.
2) Hình thang vuông 
Hình thang vuông là hình thang có một góc vuông 
4) Củng cố 
Gv: yêu cầu học sinh làm bài tập 7tr.71.SGK 
Gv: Treo bảng phụ vẽ sẵn bài tập này .
Hs: 
Bài7
a) x = 1800- 800 = 1000
 y = 1800- 400 = 1400 
 b)x = 700, y = 500
 c)x= 1800- 900 = 900
 y= 1800- 650 = 1150
5) Hướng dẫn về nhà
Thuộc định nghĩa hình thang, hình thang vuông, các nhận xét 
Bài tập về nhà : 6 tr.70 SGK; 9, 10 tr.71 SGK 
6)Bài tập tham khảo 
Các bài 8, 9, 10 trang 78 sách nâng cao và phát triển toán 8 tập 1 NXB . Giáo dục 2004.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA toan 8 tuan 1.doc