Ngày soạn: Ngày dạy: BÀI 19. BIỂU DIỄN DỮ LIỆU BẰNG BẢNG, BIỂU ĐỒ Thời gian thực hiện: (02 tiết) I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh có khả năng: 1. Về kiến thức: - Ôn tập lại một số loại biểu đồ đã học. - Nhận biết mục đích biểu diễn dữ liệu bằng mỗi loại biểu đồ. 2. Về năng lực: * Năng lực chung: - Năng lực tự học: HS tự hoàn thành được các nhiệm vụ học tập chuẩn bị ở nhà và tại lớp. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: HS phân công được nhiệm vụ trong nhóm, biết hỗ trợ nhau, trao đổi, thảo luận, thống nhất được ý kiến trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. * Năng lực đặc thù: - Năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực mô hình hóa toán học: + Chuyển được dữ liệu từ dạng biểu diễn này sang dạng biểu diễn khác. + Lựa chọn biểu đồ phù hợp để biểu diễn dữ liệu cho trước. 3. Về phẩm chất: Bồi dưỡng ý thức học tập hứng thú và nghiêm túc; khả năng làm việc theo nhóm. II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Giáo viên: SGK, kế hoạch bài dạy, thước thẳng, bảng phụ hoặc máy chiếu. 2. Học sinh: SGK, thước thẳng, bảng nhóm; HS ôn lại về các loại dữ liệu và các loại biểu đồ đã được học. III. Tiến trình dạy học Tiết 1 1. Hoạt động 1: Mở đầu (4 phút) a) Mục tiêu: Gợi động cơ dẫn đến bài toán lựa chọn biểu đồ để biểu diễn dữ liệu. b) Nội dung: HS nhắc lại các loại biểu đồ đã được học ở lớp trước. c) Sản phẩm: Sơ đồ tư duy các loại biểu đồ. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV - HS Tiến trình nội dung * GV giao nhiệm vụ học tập 1 - GV yêu cầu HS hoạt động cặp đôi, nhớ lại các loại biểu đồ đã được học ở lớp trước. - Vẽ nhanh dưới dạng sơ đồ tư duy vào phiếu học tập. * HS thực hiện nhiệm vụ 1 - HS nhận nhiệm vụ, hoạt động cặp đôi tìm các loại biểu đồ đã học. - HS vẽ sơ đồ tư duy * Báo cáo, thảo luận - 1 HS đại diện lên bảng vẽ sơ đồ tư duy các loại biểu đồ đã học. - HS cả lớp quan sát nhận xét, bổ sung (nếu cần). * Kết luận, nhận định - GV theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ HS thực hiện nhiệm vụ. - GV chốt các loại biểu đồ. * GV giao nhiệm vụ học tập 2 - GV yêu cầu HS hoạt động cặp đôi, nhớ lại các loại biểu đồ đã được học ở lớp trước. - Vẽ nhanh dưới dạng sơ đồ tư duy vào phiếu học tập. * HS thực hiện nhiệm vụ 2 - HS hoạt động cá nhân đọc bài toán mở đầu – SGK.tr93. - GV yêu cầu HS lựa chọn biểu đồ biểu diễn số lượng các loài động vật tại Thảo Cầm Viên. * Báo cáo, thảo luận - HS hoạt động cá nhân đọc bài toán mở đầu. - HS đưa ra quan điểm lựa chọn biểu đồ biểu diễn số lượng các loài động vật tại Thảo Cầm Viên. * Kết luận, nhận định - GV lắng nghe ý kiến của HS, đưa câu hỏi mở: “Ta có thể lựa chọn loại biểu đồ nào phù hợp để biểu diễn số liệu bảng 5.1? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài tập ngày hôm nay.” 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (28 phút) 2.1 Hoạt động 2.1: Lựa chọn biểu đồ tranh hay biểu đồ cột a) Mục tiêu: Giúp HS phân biệt được khi nào nên dùng biểu đồ tranh, khi nào nên dùng biểu đồ cột. b) Nội dung: Hoàn thành HĐ 1, HĐ 2, Luyện tập 1 – SGK.tr93, 94. c) Sản phẩm: HĐ 1: Mỗi biểu tượng biểu diễn 5000 vé. HĐ 2: Không dùng biểu đồ tranh, nên dùng biểu đồ cột. Luyện tập 1: Dùng biểu đồ cột. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV – HS Tiến trình nội dung * GV giao nhiệm vụ học tập 1 HĐ 1: - GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân HĐ 1: lập bảng thống kê cho dữ liệu biểu diễn trong biểu đồ Hình 5.1 - Tìm ƯCLN 10000,20000,5000 và cho biết mỗi biểu tượng nên biểu diễn cho bao nhiêu vé? * HS thực hiện nhiệm vụ 1 - HS nhận nhiệm vụ, hoạt động cá nhân lập bảng thống kê. - Tìm ƯCLN 10000,20000,5000 Bảng thống kê: * Báo cáo, thảo luận Loại vé 100 000 150 000 200 000 - 1 HS đại diện lên bảng điền thông tin vào Số lượng 10 000 20 000 5 000 bảng thống kê. - Tìm ƯCLN 10000,20000,5000 và rút ra kết luận ƯCLN 10000,20000,5000 5000 * Kết luận, nhận định Ta nên dùng mỗi biểu tượng biểu diễn 5000 - GV theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ HS thực vé. hiện nhiệm vụ. - GV chốt kiến thức * GV giao nhiệm vụ học tập 2 HĐ 2: - GV yêu cầu HS hoạt động cặp đôi HĐ 2: Bảng thống kê: lập bảng thống kê. Loại vé 100 000 150 000 200 000 - Tìm ƯCLN 10200,22300,4000 Số lượng 10 200 22 300 4 000 - Có nên dùng biểu đồ tranh để biểu diễn số lượng vé ko? - Theo các em nên dùng biểu đồ nào? ƯCLN 10200,22300,4000 100 * HS thực hiện nhiệm vụ 2 Vì nếu dùng mỗi biểu tượng biểu diễn 100 - HS nhận nhiệm vụ, hoạt động cặp đôi lập vé thì tổng số biểu tượng cần vẽ là: bảng thống kê. 102 223 40 365 (biểu tượng). - Tìm ƯCLN 10200,22300,4000 Ta nên dùng biểu đồ cột để biểu diễn. - HS thảo luận để đưa ra kết luận. * Báo cáo, thảo luận - 1 HS đại diện lên bảng điền thông tin vào bảng thống kê. - Tìm ƯCLN 10200,22300,4000 100 và rút ra kết luận * Kết luận, nhận định *) Nhận xét: Có thể dùng biểu đồ tranh, biểu đồ cột để biểu diễn số lượng các loại đối - GV theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ HS thực tượng khác nhau. Tuy nhiên, khi dùng biểu hiện nhiệm vụ. đồ tranh mà phải vẽ rất nhiều biểu tượng thì - GV chốt kiến thức và đưa ra nhận xét. ta nên dùng biểu đồ cột. * GV giao nhiệm vụ học tập 3 Nên dùng biểu đồ cột để biểu diễn dữ liệu - GV yêu cầu HS hoạt động cặp đôi làm này do số lượng các loại động vật lớn, ước Luyện tập 1 – SGK.122. chung lớn nhất nhỏ. * HS thực hiện nhiệm vụ 3 Biểu đồ (GV chiếu máy chiếu) - HS nhận nhiệm vụ, hoạt động cặp đôi đưa ra nhận định. * Báo cáo, thảo luận - HS đứng tại chỗ nêu ý kiến * Kết luận, nhận định - GV chốt kết quả. 2.2 Hoạt động 2.2: Lựa chọn biểu đồ cột hay biểu đồ đoạn thẳng a) Mục tiêu: Giúp HS phân biệt được khi nào nên dùng biểu cột, khi nào nên dùng biểu đồ đoạn thẳng. b) Nội dung: Hoàn thành HĐ 3, HĐ 4, Ví dụ 1. c) Sản phẩm: HĐ 3: Có thể dùng biểu đồ đoạn thẳng. HĐ 4: Nên dùng biểu đồ đoạn. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV – HS Tiến trình nội dung * GV giao nhiệm vụ học tập 1 HĐ 3: (GV chiếu màn chiếu) - GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân HĐ 3 và đưa ra nhận xét. * HS thực hiện nhiệm vụ 1 - HS nhận nhiệm vụ, hoạt động cá nhân tìm hiểu HĐ 3 * Báo cáo, thảo luận - 1 HS đại diện đứng tại chỗ nêu ý kiến. * Kết luận, nhận định - GV chốt: có thể dùng biểu đồ đoạn thẳng để biểu diện dữ liệu. Ta có thể dùng biểu đồ đoạn thẳng để biểu diện dữ liệu. * GV giao nhiệm vụ học tập 2 HĐ 4: - GV yêu cầu HS hoạt động cặp đôi HĐ + Không nên dùng biểu đồ cột để biểu diễn bảng 4: số liệu vì phải vẽ nhiều cột, khó nhìn. + Nên dùng biểu đồ cột để biểu diễn + Nên dùng biểu đồ đoạn thẳng để biểu diễn. bảng số liệu này không? Tại sao? + Biểu đồ nào phù hợp để biểu diễn bảng số liệu này? * HS thực hiện nhiệm vụ 2 - HS nhận nhiệm vụ, hoạt động cặp đôi trả lời câu hỏi * Báo cáo, thảo luận *) Nhận xét: Nếu muốn biểu diễn sự thay đổi - 1 vài HS đại diện đứng tại chỗ trả lời của một đại lượng theo thời gian ta dùng biểu đồ * Kết luận, nhận định đoạn thẳng. Khi số lượng thời điểm quan sát ít - HS khác nhận xét, bổ sung ta cũng có thể biểu diễn bằng biểu đồ cột. - GV chốt kiến thức và đưa ra nhận xét. * GV giao nhiệm vụ học tập 3 Ví dụ 1 - GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân đọc - Không nên dùng biểu đồ tranh vì tuổi thọ trung nội dung Ví dụ 1 và trả lời câu hỏi: bình không phải là số nguyên. + Tại sao không nên dùng biểu đồ tranh? - Không nên dùng biểu đồ đoạn thẳng vì tuổi thọ + Tại sao không nên dùng biểu đồ đoạn trung bình thay đổi theo quốc gia mà không phải thẳng? thay đổi theo thời gian. + Tại sao nên dùng biểu đồ cột? => Nên sử dụng biểu đồ cột. * HS thực hiện nhiệm vụ 3 - HS nhận nhiệm vụ, hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi * Báo cáo, thảo luận - 3 HS đại diện đứng tại chỗ trả lời * Kết luận, nhận định - HS khác nhận xét, bổ sung - GV chốt kiến thức và đưa ra nhận xét. 3. Hoạt động 3: Luyện tập (7 phút) a) Mục tiêu: HS lựa chọn biểu đồ cột và biểu đồ đoạn thẳng b) Nội dung: Hoàn thành Luyện tập 2 – SGK.tr95 c) Sản phẩm: Lập bảng thống kê cho dữ liệu, vẽ biểu đồ cột biểu diễn dữ liệu d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV - HS Tiến trình nội dung * GV giao nhiệm vụ học tập Luyện tập 2 - GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân làm Luyện tập a) Bảng thống kê: 2 theo các yêu cầu sau: Năm 2014 2015 2016 2017 2018 + Lập bảng thống kê số cơn bão trên toàn cầu. Số + Biểu diễn dữ liệu bằng biểu đồ cột cơn 99 121 86 130 94 + Nếu có dữ liệu về số cơn bão trên toàn cầu từ 1970 bão đến nay thì nên dùng biểu đồ nào? b) Biểu đồ cột * HS thực hiện nhiệm vụ - HS nhận nhiệm vụ, hoạt động cá nhân hoàn thành yêu cầu. * Báo cáo, thảo luận - 1 HS lên bảng lập bảng thống kê - GV chọn 1 vài biểu đồ HS biểu diễn và chiếu lên bảng chiếu * Kết luận, nhận định - HS khác nhận xét, bổ sung - GV chốt kết quả. Nếu có dữ liệu về số cơn bão trên toàn cầu từ 1970 đến nay thì nên dùng biểu đồ đoạn thẳng để biểu diễn. 4. Hoạt động 4: Vận dụng (5 phút) a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học xác định được loại biểu đồ, lập được bảng thống kê và vẽ được biểu đồ cột biểu diễn dữ liệu. b) Nội dung: Hoàn thành bài 5.4 c) Sản phẩm: Đáp án bài 5.4 d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV - HS Tiến trình nội dung * GV giao nhiệm vụ học tập Bài 5.4 - GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân làm Bài 5.4 Tiếng Anh * HS thực hiện nhiệm vụ Võ thuật - HS nhận nhiệm vụ, hoạt động cá nhân làm Bài 5.4 * Báo cáo, thảo luận Nghệ thuật - 1 HS đứng tại chỗ trả lời ý a) (Mỗi ứng với 3 bạn) - 1 HS lên bảng lập bảng thống kê a) Đây là biểu đồ tranh. Mỗi biểu tượng - 1 HS lên bảng vẽ biểu đồ cột ứng với 3 bạn. * Kết luận, nhận định b) Bảng thống kê: - HS khác nhận xét, bổ sung - GV chốt kết quả. CLB Tiếng Võ Nghệ Anh thuật thuật Số bạn 6 9 6 Biểu đồ cột Hướng dẫn tự học ở nhà (2 phút) - Xem lại nội dung bài học - Hoàn thành bài tập 5.5, 5.6, 5.7 – SGK.tr97,98. - Đọc và chuẩn bị trước nội dung mục 3. Lựa chọn biểu đồ cột kép hay biểu đồ hình quạt tròn. Tiết 2 1. Hoạt động 1: Mở đầu (6 phút) a) Mục tiêu: Ôn lại kiến thức đã học, gợi động cơ dẫn đến bài toán lựa chọn biểu đồ cột kép hau biểu đồ hình quạt tròn. b) Nội dung: HS chơi trò chơi “Giải cứu đại dương” c) Sản phẩm: Đáp án 5 câu hỏi trắc nghiệm: 1.C; 2.B, 3.A, 4.D, 5.C d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV - HS Tiến trình nội dung * GV giao nhiệm vụ học tập Câu 1. Có mấy loại biểu đồ đã học? - GV tổ chức trò chơi “Giải cứu đại dương” A. 3 B. 4 C. 5 D.6 - Thể lệ trò chơi: HS tham gia trả lời 5 câu Câu 2. Cho biểu đồ sau. Loại quả nào của hàng hỏi trắc nghiệm, mỗi câu trả lời đúng sẽ giải bán được nhiều nhất? cứu được 1 sinh vật mắc kẹt trong lưới. - GV cho HS hoạt động cá nhân hoàn thành nhiệm vụ giải cứu. * HS thực hiện nhiệm vụ - HS nhận nhiệm vụ, hoạt động cá nhân, tư duy và trả lời các câu hỏi trắc nghiệm * Báo cáo, thảo luận - Từng HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi * Kết luận, nhận định A. Lê - GV theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ HS thực B. Nhãn hiện nhiệm vụ. C. Táo - HS khác nhận xét, bổ sung đáp án nếu bạn D. Nho trả lời sai. Câu 3. Nên dùng biểu đồ nào phù hợp để biểu * Kết luận, nhận định diễn dữ liệu cho ở bảng thống kê sau: - GV chốt đáp án Tiếng - GV dẫn dắt vào nội dung bài học. Môn yêu thích Toán Văn anh Số HS 25 20 35 A. Biểu đồ tranh B. Biểu đồ quạt C. Biểu đồ cột kép D. Biểu đồ đoạn thẳng Câu 4. Nên dùng biểu đồ nào phù hợp để biểu diễn dữ liệu cho ở biểu đồ sau: A. Biểu đồ tranh B. Biểu đồ quạt C. Biểu đồ cột kép D. Biểu đồ đoạn thẳng Câu 5. Biểu đồ sau thuộc loại biểu đồ nào? A. Biểu đồ tranh B. Biểu đồ cột C. Biểu đồ cột kép D. Biểu đồ đoạn thẳng 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (15 phút) 2.3 Hoạt động 2.3: Lựa chọn biểu đồ cột kép hay biểu đồ hình quạt tròn a) Mục tiêu: Giúp HS phân biệt được khi nào nên dùng biểu đồ cột kép, khi nào nên dùng biểu đồ hình quạt tròn. b) Nội dung: Hoàn thành HĐ 5, Ví dụ 2 – SGK.tr95, 95. c) Sản phẩm: HĐ 5: a) Dùng biểu đồ quạt tròn b) Dùng biểu đồ cột kép Ví dụ 2: Dùng biểu đồ hình quạt tròn d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV – HS Tiến trình nội dung * GV giao nhiệm vụ học tập 1 HĐ 5: - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm 4 HS làm HĐ 5 a) So sánh tỉ lệ học sinh của lớp 8A theo cỡ áo? b) So sánh số lượng cỡ áo mỗi loại của nam và nữ? * HS thực hiện nhiệm vụ 1 - HS nhận nhiệm vụ, hoạt động nhóm 4 HS tìm lời giải. * Báo cáo, thảo luận - Đại diện nhóm đứng tại chỗ trả lời a) Muốn so sánh tỉ lệ học sinh của lớp 8A - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung theo cỡ áo ta dùng biểu đồ quạt tròn để biểu * Kết luận, nhận định diễn. - GV theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ HS thực b) Muốn so sánh số lượng cỡ áo mỗi loại của hiện nhiệm vụ. nam và nữ ta dùng biểu đồ cột kép để biểu diễn. - GV chốt kiến thức *) Nhận xét: Khi muốn so sánh hai tập dữ - Yêu cầu HS rút ra nhận xét liệu với nhau ta dùng biểu đồ cột kép. Khi muốn biểu diễn tỉ lệ các phần trong tổng thể ta dùng biểu đồ quạt tròn. * GV giao nhiệm vụ học tập 2 Ví dụ 2 (GV chiếu Ví dụ 2 lên màn chiếu) - GV yêu cầu HS hoạt động cặp đôi đọc và a) Vì ta muốn biểu diễn tỉ lệ người trẻ tuổi nghiên cứu Ví dụ 2, hoàn thiện biểu đồ quạt trong tổng số 1000 người được hỏi theo số tròn vào vở. cuốn sách họ đã đọc trong tháng trước nên ta * HS thực hiện nhiệm vụ 2 dùng biểu đồ hình quạt tròn. - HS nhận nhiệm vụ, hoạt động cặp đôi b) Tỉ lệ phần trăm người trẻ tuổi tháng trước nghiên cứu Ví dụ 2 không đọc cuốn sách nào là: 350 * Báo cáo, thảo luận 0,35 35% - GV kiểm tra một vài biểu đồ của HS và 1000 chiếu lên màn chiếu. Tỉ lệ phần trăm người trẻ tuổi tháng trước * Kết luận, nhận định đọc từ 1 đến 2 cuốn sách nào là: - GV theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ HS thực 500 0,5 50% hiện nhiệm vụ. 1000 - GV chốt kiến thức. Tỉ lệ phần trăm người trẻ tuổi tháng trước đọc trê 2 cuốn sách nào là: 150 0,15 15% 1000 Biểu đồ hình quạt tròn: 3. Hoạt động 3: Luyện tập (6 phút) a) Mục tiêu: Luyện tập lựa chọn biểu đồ cột kép b) Nội dung: Hoàn thành Luyện tập 3 – SGK.tr95 và vẽ biểu đồ cột kép c) Sản phẩm: Đáp án Luyện tập 3 d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV - HS Tiến trình nội dung * GV giao nhiệm vụ học tập Luyện tập 3 - GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân làm Luyện tập a) Muốn biết sau 10 năm mật độ dân số 3 theo các yêu cầu sau: thay đổi thế nào ở mỗi vùng, ta nên sử dụng biểu đồ cột kép + Muốn biết sau 10 năm mật độ dân số thay đổi thế b) Biểu đồ cột kép nào ở mỗi vùng, ta nên sử dụng biểu đồ nào? + Vẽ biểu đồ mà em lựa chọn. * HS thực hiện nhiệm vụ - HS nhận nhiệm vụ, hoạt động cá nhân hoàn thành yêu cầu. * Báo cáo, thảo luận - GV chọn 1 vài biểu đồ HS biểu diễn và chiếu lên bảng chiếu - HS khác nhận xét, bổ sung * Kết luận, nhận định - GV theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ HS thực hiện nhiệm vụ. - GV chốt kết quả. 4. Hoạt động 4: Vận dụng (15 phút) a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học giúp HS nhận ra với bộ số liệu ta có thể biểu diễn bằng nhiều biểu đồ khác nhau tùy theo mục đích của người dùng. b) Nội dung: Thử thách nhỏ, tổng hợp kiến thức toàn bài qua Sơ đồ tư duy c) Sản phẩm: Đáp án Thử thách nhỏ, Sơ đồ tư duy. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV - HS Tiến trình nội dung * GV giao nhiệm vụ học tập 1 Thử thách nhỏ - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm 4 HS đọc và làm Nếu muốn biết tỉ lệ mỗi loài so với tổng Thử thách nhỏ số thì ta dùng biểu đồ hình quạt tròn * HS thực hiện nhiệm vụ 1 Nếu muốn biểu diễn số lượng của mỗi - HS nhận nhiệm vụ, hoạt động nhóm 4 HS đọc và loại ta dùng biểu đồ cột. làm Thử thách nhỏ * Báo cáo, thảo luận - Đại diện nhóm đứng tại chỗ trả lời * Kết luận, nhận định - HS khác nhận xét, bổ sung - GV chốt kết quả.
Tài liệu đính kèm: