Tiết 61 §6. THỂ TÍCH HÌNH LĂNG TRỤ ĐỨNG
Ngày soạn: 14/4
Ngày giảng: 8A: 17/4 8B: 16/4
A. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức:Giúp học sinh:
Nắm được công thức tính thể tích của hình lăng trụ đứng.
2. Kỷ năng: Giúp học sinh có kỷ năng:
Biết áp dụng công thức vào tính thể tích của một số hình có dạng lăng trụ đứng .
3.Thái độ:
*Rèn cho học sinh các thao tác tư duy: Tổng hợp.Óc tưởng tượng.
*Giúp học sinh phát triển các phẩm chất trí tuệ: Có tính linh hoạt và tính độc lập, tính hệ thống
Tiết 61 §6. THỂ TÍCH HÌNH LĂNG TRỤ ĐỨNG Ngày soạn: 14/4 Ngày giảng: 8A: 17/4 8B: 16/4 A. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức:Giúp học sinh: Nắm được công thức tính thể tích của hình lăng trụ đứng. 2. Kỷ năng: Giúp học sinh có kỷ năng: Biết áp dụng công thức vào tính thể tích của một số hình có dạng lăng trụ đứng . 3.Thái độ: *Rèn cho học sinh các thao tác tư duy: Tổng hợp.Óc tưởng tượng. *Giúp học sinh phát triển các phẩm chất trí tuệ: Có tính linh hoạt và tính độc lập, tính hệ thống B.PHƯƠNG PHÁP: Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.Trực quan. C. CHUẨN BỊ: Giáo viên: Tranh 106, 107, 108, 109 (sgk) Học sinh: Dụng cụ vẽ: Thước, . D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: I. Ổn định: II. Kiểm tra bài cũ: 5’ Phát biểu và viết công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phầnh của lăng trụ đứng III. Bài mới: Đặt vấn đề. Ở các bài học trước ta đã nắm được các đặc điểm của hình lăng trụ đứng, cách tính diện tích của nó vậy làm thế nào để tính được thể tích của lăng trụ đứng. Đó là nội dung bài học hôm nay Triển khai bài: Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức Hoạt động 1: 10’ GV: Ta đã biết thể tích của hình hộp chữ nhật là V = abc, abc chính là tích hai yếu tố nào trong hình lăng trụ? HS: Tích của đáy và chiều cao. GV: Vậy thể tích lăng trụ đứng còn đúng như vậy không ta làm [?] Sgk. Quan sát các lăng trụ đứng sau: - So sánh thể tích của lăng trụ đứng tam giác và thể tích hình hộp chữ nhật. - Thể tích của lăng trụ đứng tam giác có bằng diệt tích đáy nhân với chiều cao không? 2. Hoạt động 2: 10’ Cho lăng trụ đứng ngũ giác với các kích thứơc như hình bên. Hãy tính thể tích của lăng trụ. HS: Lên bảng thực hiện. GV: Nhận xét kết quả. GV: Ngoài cách làm đó em nào còn có cách làm khác không? HS: Đọc nhận xét SGK 1. Công thức tính thể tích. V = S.h (S là diệt tích đáy, h là chiều cao) 5 4 7 5 4 7 5 4 7 2 2. Ví dụ. Lăng trụ đã cho bao gồm một hình chữ nhật và một hình lăng tru đứng tam giác có cùng chiều cao. Thể tích hình hộp chữ nhật: V1 = 4.5.7 = 140 cm3 Thể tích lăng trụ đứng tam giác: V1 = 1/2.5.2.7 = 35 cm3 Thể tích lăng trụ đứng tứ giác : V = V1 + V2 = 140 + 35 = 175 cm3 3. Củng cố: 15’ GV: Lần lượt đưa đề và hình vẽ các bài tập 27, 28, 29, 30 Sgk lên bảng cho HS thực hiện. 4. Hướng dẫn về nhà: 5’ BTVN: 31; 32. E. BỔ SUNG:
Tài liệu đính kèm: