Tiết 6: §4: ĐƯỜNG TRUNG BÌNH CỦA TAM GIÁC, CỦA HÌNH THANG (TT)
Ngày soạn: 18/9
Ngày giảng: 21/9
A. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức:
- Nắm được định nghĩa, định lý3, định lý 4 về đường trung bình của hình thang.
2. Kỷ năng:
- Biết vận dụng các định lý về đường trung bình của hình thang để tính độ dài, chứng minh hai đoạn thẳng bằng nhau, hai đường thảng song song.
- Rèn luyện cách lập luận trong chứng minh định lý và vận dụng các định lý đã học vào các bài toán thực tế.
3.Thái độ:
- Rèn đức tính cẩn thận, chính xác trong lập luận chứng minh.
B.PHƯƠNG PHÁP:
Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.Trực quan.
Tiết 6: §4: ĐƯỜNG TRUNG BÌNH CỦA TAM GIÁC, CỦA HÌNH THANG (TT) Ngày soạn: 18/9 Ngày giảng: 21/9 A. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức: - Nắm được định nghĩa, định lý3, định lý 4 về đường trung bình của hình thang. 2. Kỷ năng: - Biết vận dụng các định lý về đường trung bình của hình thang để tính độ dài, chứng minh hai đoạn thẳng bằng nhau, hai đường thảng song song. - Rèn luyện cách lập luận trong chứng minh định lý và vận dụng các định lý đã học vào các bài toán thực tế. 3.Thái độ: - Rèn đức tính cẩn thận, chính xác trong lập luận chứng minh. B.PHƯƠNG PHÁP: Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.Trực quan. C. CHUẨN BỊ: Giáo viên: bảng phụ, thước êke Học sinh: Làm BTVN. Nghiên cứu bài đường trung bình của hình thang. D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: I. Ổn định: II. Kiểm tra bài cũ: (10’) HS1: Phát biểu định nghĩa và các định lý về đường trung bình của tam giác HS2: Làm bài tập sau: Cho hình thang ABCD (AB//CD). Qua trung điểm E của AD kẻ đường thẳng song song với hai đáy, đường thẳng này cắt AC ở I, cắt BC ở F, có nhận xét gì về vị trí của điểm I trên AC, điểm F trên BC? III. Bài mới: Đặt vấn đề. GV: Giới thiệu đường trung bình của hình thang. Vậy đường trung bình của hình thang thi như thế nào? Nó có tính chất gì? Đó là nội dung bài học hôm nay. 2. Triển khai bài: Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức 1. Hoạt động 1: (15’) GV: đặt vấn để từ bài tập trên, nhận xét vị trí của điểm I trên AC, điểm F trên BC. GV: Nội dung bài tập trên là định lí 3 SGK HS: Đọc định lý trong Sgk. GV: Muốn chứng minh định lý trên ta làm thế nào? GV: Hd: Ta dựa vào định lý về đường trung bình của tam giác. HS: Lên bảng trình bày, dưới lớp quan sát và nhận xét. GV: Nhận xét và chốt lại định lý. GV: Ta gọi EF là đường trung bình của hình thang vậy đường trung bình của hình thang là đường như thế nào? HS: Đọc định nghĩa trong Sgk. 2. Hoạt động 2: (15’) HS: Vẽ đường trung bình của hình thang. GV: Cùng HS nhận xét rút ra tính chất của đường trung bình của hình thang theo hướng chứng minh định lí. HS: Đọc định lí 4. GV: Nhận xét và chốt lại định lí. GV: Yêu cầu HS làm [?5] Sgk. HS: Lên bảng thực hiện. 1. Đường trung bình của hình thang. Định lý 3: Đường thẳng đi qua trung điểm một cạnh bên của hình thang và song song với hai đáy thì đi qua trung điểm cạnh thứ hai. GT ABCD là hình thang (AB//CD) AE=ED, EF//AB, EF//CD KL BF=FC Chứng minh: Gọi I là giao điểm của AC và EF. Tam giác ADC có E là trung điểm của AD và EI //DC => I là trung điểm của AC . Tương tự IF là đường trung bình của tam giác ABC => F là trung điểm của BC . Vậy BF = FC. * Định nghĩa: Đường trung bình của hình thang là đoạn thẳng nối trung điểm hai cạnh bên của hình thang. 2. Tính chất Định lý 4: Đường trung bình của hình thang trì song song với hai đáy và bằng nửa tổng hai đáy. Chứng minh: Gọi K là giao của AF và CD. Ta có : DABF = DKCB (g.c.g) => AF = FK. và AB = CK. => EF là đường trung bình của tam giác ADK => EF //= DK. hay EF // DC và EF = DC. ?5 : x = 40m 3. Củng cố: (5’) - Nhắc lại định nghĩa, định lý về đường trung bình của hình thang. 4. Hướng dẫn về nhà: - Học thuộc định nghĩa, định lý về đường trung bình của hình thang. - Làm bài tập 23, 25, 25, 27, 28 SGK. E. BỔ SUNG:
Tài liệu đính kèm: