Giáo án Toán Đại số 8 tiết 60: Bất phương trình một ẩn

Giáo án Toán Đại số 8 tiết 60: Bất phương trình một ẩn

Tiết 60 BẤT PHƯƠNG TRÌNH MỘT ẨN

Ngày soạn: 18/3

Ngày giảng: 21/3

A/ MỤC TIÊU:

 1.Kiến thức :

-Nắm được khái niệm bất phương trình một ẩn, tập nghiệm của bất phương trình

-Nắm được khái niệm bất phương trình tương đương

 2.Kỷ năng: Rèn luyện cho học sinh kỷ năng:

-Nhận dạng bất phương trình

-Xác định tập nghiệm của phương trình x > m

-Kiểm tra hai bất phương trình có tương đương với nhau không

3.Thái độ:

*Rèn cho học sinh các thao tác tư duy: Phân tích, so sánh, tổng hợp

*Giúp học sinh phát triển các phẩm chất trí tuệ: Tính linh hoạt. Tính độc lập

 

doc 2 trang Người đăng ngocninh95 Lượt xem 4393Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Đại số 8 tiết 60: Bất phương trình một ẩn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 60 	BẤT PHƯƠNG TRÌNH MỘT ẨN
Ngày soạn: 18/3
Ngày giảng: 21/3
A/ MỤC TIÊU:
 1.Kiến thức :
-Nắm được khái niệm bất phương trình một ẩn, tập nghiệm của bất phương trình
-Nắm được khái niệm bất phương trình tương đương
 2.Kỷ năng: Rèn luyện cho học sinh kỷ năng:
-Nhận dạng bất phương trình
-Xác định tập nghiệm của phương trình x > m
-Kiểm tra hai bất phương trình có tương đương với nhau không
3.Thái độ:
*Rèn cho học sinh các thao tác tư duy: Phân tích, so sánh, tổng hợp
*Giúp học sinh phát triển các phẩm chất trí tuệ: Tính linh hoạt. Tính độc lập
B/PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
 	Nêu, giải quyết vấn đề.
	Đàm thoại gợi mở.
C/ CHUẨN BỊ:
 	Giáo viên: Nghiên cứu bài . 
 	Học sinh: Nghiên cứu bài mới.
D/TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 I.Ổn định lớp:
 II.Kiểm tra bài cũ: (không)
 III. Nội dung bài mới:
 1/ Đặt vấn đề. 5’
3a > 6 Þ a > 2 đúng hay sai ? Vì sao ? 
3x + 4> 2x - 3 là một bất phương trình một ẩn 
Tổng quát bất phương trình một ẩn là gì ? 
 	2/ Triển khai bài. 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
1.Hoạt động 1. 15’
GV: Các hệ thức: 3x > 2 (1); 5x £ 7x + 3;
 là các bất phương trình một ẩn. Tổng quát bất phương trình một ẩn là các hệ thức có dạng như thế nào ?
GV: Khi thay x = 1 vào bất phương trình (1), ta được 3.1 > 2 đúng hay sai ?
GV: x = 1 được gọi là một nghiệm của bất phương trình (1). Tổng quát: Khi nào x = a được gọi là một nghiệm của một bất phương trình ?
GV: Yêu cầu học sinh thực hiện ?1
2.Hoạt động 2. 20’
GV: Giới thiệu tập nghiệm của bất phương trình, cách giải bất phương trình.
GV: Viết và biểu diễn tập nghiệm của bất phương trình x > 5
(Các điểm bên trái điểm 5 và cả điểm 5 bị gạch bỏ)
GV: Yêu cầu học sinh thực hiện ?2 
GV: Viết và biểu diễn tập nghiệm của bất phương trình x £ 2
GV: Yêu cầu học sinh thực hiện ?3, ?4
HS: Thực hiện
GV: Kiểm tra, nhận xét, điều chỉnh
3. Hoạt động 3. 5’
GV: Hai BPT như thế nào gọi là tương đương.
 HS: Phát biểu khái niệm hai bất phương trình tương đương.
GV: Nêu kí hiệu và lấy ví dụ.
1) Bất phương trình một ẩn:
*Bất phương trình một ẩn là các hệ thức có dạng: f(x) > g(x) hoặc f(x) ³ g(x) hoặc f(x) < g(x) hoặc f(x) £ g(x)
Trong đó f(x), g(x) là các biểu thức của cùng biến x. f(x) là vế trái, g(x) là vế phải.
Ví dụ: 3x > 2; 
 5x £ 7x + 3;
*Khi thay x = a vào bất phương trình nếu ta thu được một khẳng định đúng thì x = a được gọi là một nghiệm của 
bất phương trình.
?1 a. Vế trái: x2 
 Vế phải: 6x – 5
 b.32 £ 6.3 - 5; 
 42 £ 6.4 - 5; 
 52 £ 6.5 - 5
2) Tập nghiệm của bất phương trình
*Cho bất phương trình f(x) > g(x) (*).
Tập nghiệm của (*) là: {x / f(x) > g(x) là khẳng định đúng}
*Giải bất phương trình là tìm tập nghiệm của bất phương trình.
*Biểu diễn nghiệm của bất phương trình trên trục số
Ví dụ: 1) Tập nghiệm của bất phương trình x > 5
2) Tập nghiệm của bất phương trình 
x £ 7
(Các điểm bên phải điểm 7 gạch bỏ)
3. Bất phương trình tương đương.
Hai BPT được gọi là tương đương khi chúng có cùng tập hợp nghiệm.
Ví dụ: BPT x x được gọi là tương đương với nhau.
Kí hiệu: x x
3. Củng cố: Nhắc lại cách biểu diển tập hợp nghiệm trên trục số.
4. Hướng dẫn về nhà: 
BTVN:	15, 16, 17, 18 sgk/43
E. Bổ sung, rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docDAI 8.60.doc