GV đưa ra 3 VD yêu cầu 3 nhóm cùng thảo luận tách các VD thành 3 bước:
- Nhóm 1: VD 1: Các bước giặt quần áo
- Nhóm 2: VD 2: Các bước nấu cơm
- Nhóm 3: VD 3: Các bước giải bài toán
Để làm 1 việc gì ta cũng qua 3 bước vậy trong MT cũng thế muốn xử lý thông tin cũng qua 3 bước:
GV giới thiệu các loại máy tính trong hình vẽ SGK
Nhấn mạnh: Các loại máy tính khác nhau đều có chung một cấu trúc cơ bản gồm 3 khối chức năng
GV giải thích để HS hình dung “máy tính hoạt động dưới sự hướng dẫn của các chương trình” => k/n chương trình
Ngày soạn: 28/8/2011 Ngày dạy: 30/8/2011 Tiết 5 Bài 4: Máy tính và phần mềm máy tính I. Mục tiêu + Biết sơ lược cấu trúc MT và 1 vài thành phần quan trọng nhất của MT. + Biết được quá trình xử lý thông tin trong MT. + Rèn luyện ý thức mong muốn hiểu biết về MT và tác phong làm việc khoa học, chuẩn xác. + Giúp cho HS biết được cấu trúc chung của một máy tính điện tử gồm những bộ phận nào, các bộ phận đó dùng để làm gì. + HS nắm được các đơn vị đo thông tin trong máy tính và các thiết bị vật lí kèm theo. + HS hiểu thế nào là phần mềm, vì sao cần phải có phần mềm máy tính. + Rèn tư duy sáng tạo, tính cẩn thận cho học sinh, từ đó giúp cho học sinh yêu thích môn học. II. Chuẩn bị - Giáo viên: Giáo án, sgk, hình vẽ mô phỏng, 1 MT giảng trên lớp - HS: Quan sát MT ở nhà III. phương pháp - Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề - Phương pháp thuyết trình, phương pháp vấn đáp, phương pháp gợi mở IV. Tiến trình 1. ổn định lớp: 1’ 2. Kiểm tra bài cũ: 5’ ? Nêu tác dụng của MT? Đáp án: 6 tác dụng 3. Bài mới: Hoạt động của cô và trò Nội dung GV đưa ra 3 VD yêu cầu 3 nhóm cùng thảo luận tách các VD thành 3 bước: - Nhóm 1: VD 1: Các bước giặt quần áo - Nhóm 2: VD 2: Các bước nấu cơm - Nhóm 3: VD 3: Các bước giải bài toán Để làm 1 việc gì ta cũng qua 3 bước vậy trong MT cũng thế muốn xử lý thông tin cũng qua 3 bước: GV giới thiệu các loại máy tính trong hình vẽ SGK Nhấn mạnh: Các loại máy tính khác nhau đều có chung một cấu trúc cơ bản gồm 3 khối chức năng GV giải thích để HS hình dung “máy tính hoạt động dưới sự hướng dẫn của các chương trình” => k/n chương trình - GV giới thiệu - GV giới thiệu và phân biệt rõ bộ nhớ trong và bộ nhớ ngoài - HS nghe, ghi chép - GV: RAM có thể đọc và ghi khi mất điện thông tin bị mất ROM chỉ đọc, mất điện thông tin không bị mất GV: Các thiết bị lưu trữ thông tin, dữ liệu (ổ cứng, USB) đều có một dung lượng nhớ nhất định (khả năng lưu trữ dữ liệu nhiều hay ít) - GV đưa ra bảng đơn vị đo dung lượng trên bảng - HS thảo luận nhóm và cho biết thiết bị vào và ra gồm những gì? 1. Mô hình quá trình 3 bước B1 đ thiết bị vào B2 đ Xử lí dữ liệu B3 đ thiết bị ra Xử lí Xuất (TB ra) Nhập (TB vào) 2. Cấu trúc chung của MTĐT - Gồm 3 bộ phận (khối chức năng): + Thiết bị vào/ra + Bộ nhớ + Bộ xử lí trung tâm (CPU) - Các khối chức năng trên hoạt động dưới sự hướng dẫn của các chương trình MT gọi tắt là chương trình do con người lập ra Vậy: chương trình là tập hợp các câu lệnh, mỗi câu lệnh hướng dẫn 1 thao tác cụ thể cần thực hiện. a. Bộ xử lí trung tâm (CPU) - Là não bộ của máy tính - CPU thực hiện các chức năng tính toán, điều khiển và phối hợp mọi hoạt động của máy tính theo sự chỉ dẫn của chương trình. b. Bộ nhớ - Là nơi lưu trữ các c.trình và dữ liệu. - Bộ nhớ gồm 2 loại: + Bộ nhớ trong: Để lưu trữ dữ liệu và chương trình trong quá trình MT làm việc. Bộ nhớ trong gồm ROM và RAM + Bộ nhớ ngoài: Dùng để lưu trữ lâu dài dữ liệu và chương trình, gồm đĩa cứng, mềm, đĩa CD/DVD, USB thông tin không bị mất khi mất điện - Một tham số quan trọng của thiết bị lưu trữ là dung lượng nhớ. - Đơn vị đo dung lượng nhớ là byte (bai) hoặc các bội số của byte (KB, MB, GB) c. Thiết bị vào/ra (I/O) - Giúp MT trao đổi thông tin với bên ngoài, đảm bảo việc giao tiếp với người sử dụng * Thiết bị vào: cung cấp dữ liệu + Bàn phím (Keyboard) + Chuột (Mouse) + Máy quét ảnh (Scanner) * Thiết bị ra + Màn hình (Monitor) + Máy in (Printer + Loa, tai nghe Mô hình hoạt đông 3 bước của máy tính Xử lí và lưu giữ (CPU) Output (màn hình, máy in) Thông tin, các chương trình -> Xử lí và lưu giữ -> văn bản, âm thanh, hình ảnh. 3. Máy tính là 1 công cụ xử lí thông tin. - Các thiết bị máy tính có mối liên hệ chặt chẽ với nhau nhờ quá trình xử lí thông tin và theo sự chỉ dẫn của các chương trình. - GV: chương trình là gì ? - HS: là tập hợp các câu lệnh, mỗi câu lệnh hướng dẫn một thao tác cụ thể cần thực hiện. - Nếu không có phần mềm thì chúng ta không thể làm bất cứ thứ gì được trên máy tính. - Phần mềm đưa sự sống đến cho phần cứng. - Em hãy nêu một số VD về các chương trình (phần mềm) mà em thường sử dụng ? 4. Phần mềm và phân loại phần mềm. a, Phần mềm là gì ? - Để phân biệt với phần cứng là chính máy tính cùng tất cả các thiết bị máy tính kèm theo, người ta gọi các chương trình máy tính là phần mềm máy tính hay ngắn gọn là phần mềm. b, Phân loại phần mềm: - Gồm 2 loại chính: ư Phần mềm hệ thống: Là các chương trình tỏ chức, quản lí các bộ phận của máy tính. VD: Hệ điều hành DOS, Windows 98, Windows XP ư Phần mềm ứng dụng: Là các chương trình đáp ứng các nhu cầu của người sử dụng. VD: phần mềm soạn thảo văn bản, phần mềm đồ hoạ, phần mềm trò chơi 4. Củng cố: 5’ 1. Cấu trúc chung của máy tính điện tử gồm những bộ phận nào ? 2. Tại sao CPU có thể được coi như bộ não của máy tính 3. Hãy trình bày tóm tắt chức năng và phân loại bộ nhớ máy tính 4. Hãy kể tên một vài thiết bị vào/ra của máy tính 5. BTVN: 1’ - Học bài cũ, đọc trước bài mới. - Học kỹ các vấn đề vừa học trong bài này.
Tài liệu đính kèm: