Giáo án Tin học Lớp 6 - Tiết 1 đến 55 - Năm học 2007-2008

Giáo án Tin học Lớp 6 - Tiết 1 đến 55 - Năm học 2007-2008

Hoạt động 1: Hoạt động thông tin và tin học. (36 phút)

_ Hoạt động thông tin và tin học của con người được tiến hành là nhờ vào đâu?

_Hs: Hoạt động thông tin và tin học của con người được tiến hành là nhờ vào các giác quan và bộ não.

_ Các giác quan và bộ não có vai trò gì trong việc tiếp nhận thông tin?

_Hs: Các giác quan giúp con người trong việc tiếp nhận thông tin. Bộ não thực hiện việc xử lí, biến đổi, đồng thời là nơi để lưu trữ thông tin thu nhận được.

_ Tuy nhiên, khả năng của các giác quan và bộ não con người trong các hoạt động thông tin chỉ có hạn. Chẳng hạn:

+ Chúng ta không thể nhìn được quá xa những sự vật quá bé.

+ Chúng ta không thể tính nhẩm nhanh với những con số rất lớn.

+ . . . .

Chính vì vậy, con người không ngừng sáng tạo các công cụ và phương tiện để giúp mình vượt qua những giới hạn ấy. Máy tính điện tử được làm ra ban đầu chính là để hổ trợ cho công việc tính toán của con người.

_Hs: quan sát và lắng nghe.

_ Gv giới thiệu nhiệm vụ chính của tin học.

_ Gv: Nhờ sự phát triển của tin học, máy tính không chỉ là công cụ trợ giúp tính toán thuần túy mà còn có thể hổ trợ con người trong nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sống.

 

doc 128 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 448Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 6 - Tiết 1 đến 55 - Năm học 2007-2008", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:1 Ngày soạn: 25/ 08/2007
Tiết: 1 Ngày dạy: 26/ 08/2007
CHƯƠNG I - LÀM QUEN VỚI TIN HỌC VÀ MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ
Bài 1: THÔNG TIN VÀ TIN HỌC.
I. MỤC TIÊU:
_ Hs biết được khái niệm thông tin 
_ Hs biết được khái niệm hoạt động thông tin của con người.
II. CHUẨN BỊ:
_ Gv: SGK, bảng phụ.
_ Hs: SGK, xem trước bài thông tin và tin học.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1/ Kiểm tra bài cũ:
2/ Bài mới:
Hoạt động của thầy
Nội dung
Hoạt động 1: Thông tin là gì?(13 phút)
_ Hằng ngày em tiếp nhận được nhiều thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, hãy cho ví dụ?
_Hs1: Các bài báo, bản tin trên truyền hình cho em biết tin về tình hình thời sự trong nước và trên thế giới.
_Hs2: Tấm biển chỉ đường hướng dẫn em cách đi đến một nơi cụ thể nào đó.
_Hs3: Tiếng trống trường báo cho em đến giờ ra chơi hay vào lớp.
_ Như vậy, có thể hiểu thông tin là gì?
_Hs: Thông tin là tất cả những gì đem lại sự hiểu biết về thế giới xung quanh và về chính con người.
Hoạt động 2: Hoạt động thông tin của con người.(25 phút)
_ Thông tin có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của con người. Chúng ta không chỉ tiếp nhận mà còn lưu trữ, trao đổi và xử lý thông tin. 
_Hs: quan sát và lắng nghe.
* Việc tiếp nhận, xử lý, lưu trữ và truyền (trao đổi) thông tin được gọi chung là hoạt động thông tin.
_Hs: quan sát.
_ Trong các hoạt động thông tin thì hoạt động nào đóng vai trò quan trọng nhất? Vì sao?
_Hs: hoạt động xử lý thông tin đóng vai trò quan trọng nhất. Vì sau khi tiếp nhận thông tin, muốn xử lý thông tin thì ta phải có sự hiểu biết cặn kẽ, thông suốt sau đó mới đưa ra những kết luận và quyết định cần thiết.
_ Gv giới thiệu:
+ Thông tin trước xử lý gọi là thông tin vào.
+ Thông tin nhận được sau xử lý gọi là thông tin ra.
_Hs: quan sát.
_ Gv vẽ sơ đồ tóm tắt “Mô hình quá trình xử lý 
thông tin” như sau:
Xử lí
 Thông tin vào Thông tin ra
Mô hình quá trình xử lí thông tin
Hs: quan sát sơ đồ quá trình xử lí thông tin
_ Gv gọi Hs đọc ghi nhớ trang 5 sgk.
Hs: đọc ghi nhớ.
Hoạt động 3: Củng cố.(5 Phút)
1/ Thông tin là gì?
Hs: đứng tại chỗ trả lời.
2/ Hoạt động thông tin của con người bao gồm những quá trình nào?
Hs: trả lời.
1. Thơng tin là gì?
Ví dụ: 
+ Nhiệt độ hơm nay là 30oc
+ Trận bĩng tối qua cĩ kết quả là .
+ Bạn Tuấn nặng 35KG
+ Cái bàn này màu trắng và cứng quá.
	..
Khái niệm: Thông tin là tất cả những gì đem lại sự hiểu biết về thế giới xung quanh và về chính con người.
2. Hoạt động thơng tin của con người
Việc nhận, xử lí, lưu trữ và truyền thơng tin được gọi là hoạt động thơng tin
Thơng tin vào
Xử lí
Thơng tin ra
Quá trình xử lí thơng tin
Quá trình xử lí thơng tin
Thơng tin trước xử lí gọi là thơng tin vào
 Thơng tin sau xử lí gọi là thơng tin ra
3/ Hướng dẫn về nhà:(1phút)
_ Nắm được khái niệm thông tin và hoạt động thông tin của con người.
_ Làm câu hỏi 1, 2, 3, 4 trang 5 sgk.
IV. RÚT KINH NGHIỆMTuần: 1 Ngày soạn: 28/ 08/ 2007
Tiết: 2 Ngày dạy: 29/ 08/ 2007
Bài 1: THÔNG TIN VÀ TIN HỌC 
I. MỤC TIÊU:
_ Hs biết máy tính là công cụ hổ trợ con người trong các hoạt động thông tin.
_ Có khái niệm ban đầu về tin học và nhiệm vụ chính của tin học.
II. CHUẨN BỊ:
_ Gv: sgk, bảng phụ.
_ Hs: sgk, xem tiếp phần 3 “Hoạt động thông tin và tin học”.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1/ Kiểm tra bài cũ:(5 phút)
_ Hs1: Hãy cho biết thông tin là gì? Cho ví dụ?
_ Hs2: Nêu khái niệm hoạt động thông tin của con người. Trong các hoạt động thông tin đó, hoạt động nào quan trọng nhất? Vì sao?
2/ Bài mới:
Hoạt động của thầy
Nội dung
Hoạt động 1: Hoạt động thông tin và tin học. (36 phút)
_ Hoạt động thông tin và tin học của con người được tiến hành là nhờ vào đâu?
_Hs: Hoạt động thông tin và tin học của con người được tiến hành là nhờ vào các giác quan và bộ não.
_ Các giác quan và bộ não có vai trò gì trong việc tiếp nhận thông tin?
_Hs: Các giác quan giúp con người trong việc tiếp nhận thông tin. Bộ não thực hiện việc xử lí, biến đổi, đồng thời là nơi để lưu trữ thông tin thu nhận được.
_ Tuy nhiên, khả năng của các giác quan và bộ não con người trong các hoạt động thông tin chỉ có hạn. Chẳng hạn:
+ Chúng ta không thể nhìn được quá xa những sự vật quá bé.
+ Chúng ta không thể tính nhẩm nhanh với những con số rất lớn.
+ . . . . 
Chính vì vậy, con người không ngừng sáng tạo các công cụ và phương tiện để giúp mình vượt qua những giới hạn ấy. Máy tính điện tử được làm ra ban đầu chính là để hổ trợ cho công việc tính toán của con người.
_Hs: quan sát và lắng nghe.
_ Gv giới thiệu nhiệm vụ chính của tin học.
_ Gv: Nhờ sự phát triển của tin học, máy tính không chỉ là công cụ trợ giúp tính toán thuần túy mà còn có thể hổ trợ con người trong nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sống.
_ Gv gọi Hs đọc ghi nhớ trang 5 sgk.
Hs: đọc ghi nhớ.
Hoạt động 2: Củng cố.(3 phút)
_ Nhiệm vụ chính của tin học là gì?
Hs: trả lời.
3. Hoạt động thông tin và tin học. 
- Tin học là ngành khoa học chuyên nghiên cứu việc thực hiện các hoạt động thơng tin.
- Máy tính là một cơng cụ lao động của ngành tin học
- Ngày nay với sự phát triển khơng ngừng của tin học, máy tính được sử dụng cho mọi lĩnh vực của cuộc sống
3/ Hướng dẫn về nhà:(1phút)
_ Hs biết máy tính là công cụ hổ trợ con người trong các hoạt động thông tin và nắm được nhiệm vụ chính của tin học.
_ Làm câu hỏi 5 trang 5 SGK.
_ Xem trước bài “Thông tin và biểu diễn thông tin”.
IV. RÚT KINH NGHIỆMTuần: 2 Ngày soạn:
Tiết: 3 Ngày dạy:
Bài 2: THÔNG TIN VÀ BIỂU DIỄN THÔNG TIN.
I. MỤC TIÊU:
_ Hs phân biệt được các dạng thông tin cơ bản.
_ Biết khái niệm biểu diễn thông tin và cách biểu diễn thông tin trong máy tính bằng các dãy bit.
II. CHUẨN BỊ:
_ Gv: sgk, máy tính, máy chiếu.
_ Hs: sgk.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1/ Kiểm tra bài cũ:(5 phút)
_ Nêu nhiệm vụ chính của tin học?
_ Cho ví dụ về những công cụ và phương tiện giúp con người vượt qua hạn chế của các giác quan và bộ não.
2/ Bài mới:
Hoạt động của thầy
Nội dung
Hoạt động 1: Các dạng thông tin cơ bản. (10 phút)
_ Gv giới thiệu ba dạng thông tin cơ bản trong tin học, đó là: văn bản, âm thanh và hình ảnh.
_ Hs: quan sát và nêu các dạng thông tin.
_ Hs1: Những gì được ghi lại bằng các con số, bằng chữ viết hay kí hiệu trong sách vở, báo chí . . .là các ví dụ về thông tin ở dạng văn bản.
_ Hs2: Những hình vẽ minh họa trong sách báo, tấm ảnh chụp . . . cho chúng ta thông tin ở dạng hình ảnh.
_ Y/c Hs cho ví dụ về thông tin dạng âm thanh .
_ Hs3: tiếng đàn pianô từ cửa sổ nhà bên, tiếng còi xe ô tô . . . là những ví dụ về thông tin ở dạng âm thanh.
Hoạt động 2: Biểu diễn thông tin.(10 phút)
_ Gv giới thiệu thế nào là biểu diễn thông tin.
_ Hs: quan sát.
_ Cho Hs biết vai trò của biểu diễn thông tin.
_ Biểu diễn thông tin dưới dạng phù hợp cho phép lưu giữ và chuyển giao thông tin, không chỉ cho những người đương thời mà cho cả các thế hệ tương lai. Gv cho Hs xem các dạng hình ảnh “Khuê Văn Các Quốc Tử Giám Hà Nội” và “ Các bia tiến sĩ trong Văn Miếu Quốc Tử Giám Hà Nội”.
_ Hs: quan sát các hình ảnh.
_ Ngoài ra, biểu diễn thông tin còn có vai trò quyết định đối với mọi hoạt động thông tin nói chung và quá trình xử lí thông tin nói riêng. Chính vì vậy, con người không ngừng cải tiến, hòan thiện và tìm kiếm các phương tiện, công cụ biểu diễn thông tin mới.
Hoạt động 3: Biểu diễn thông tin trong máy tính.(14 phút)
_ Gv giới thiệu: 
+ Trong tin học, thông tin lưu giữ trong máy tính còn được gọi là dữ liệu.
+ Để máy tính có thể trợ giúp con người trong hoạt động thông tin, thông tin cần được biểu diễn dưới dạng dãy bit (còn gọi là dãy nhị phân) chỉ bao gồm hai kí hiệu 0 và 1.
_ Hs: quan sát.
_ Gv gọi Hs đọc ghi nhớ trang 9 sgk.
_ Hs: đọc ghi nhớ trang 9 sgk.
Hoạt động 4: Củng cố.(5 phút)
1/ Nêu các dạng thông tin cơ bản. Cho ví dụ ?
_ Hs: trả lời. Cho ví dụ.
2/ Cho ví dụ minh họa việc có thể biểu diễn thông tin bằng nhiều cách đa dạng khác nhau.
_ Hs: cho ví dụ.
3/ Theo em, tại sao thông tin trong máy tính được biểu diễn thành dãy bit?
_ Hs: trả lời.
1. Các dạng thơng tin cơ bản
- Dạng văn bản: Là những thơng tin thu được từ sách vở, báo, tạp chí 
- Dạng hình ảnh: Là những thơng tin thu được từ những bức tranh, những đoạn phim
- Dạng âm thanh: Là những thơng tin mà em nghe thấy được.
2. Biểu diễn thơng tin
- Biểu diễn thơng tin: Là cách thể hiện thơng tin dưới dạng cụ thể nào đĩ.
- Vai trị của biểu diễn thơng tin: 
+ Biểu diễn thơng tin giúp cho việc truyền và nhận thơng tin một cách dễ dàng.
+ Biểu diễn thơng tin cĩ vai trị quyết định trong các hoạt động thơng tin nĩi chung và xử lí thơng tin nĩi riêng.
3. Biểu diễn thơng tin trong máy tính
- Để máy tính cĩ thể giúp con người xử lý thơng tin thì thơng tin cần được biểu diễn dưới dạng phù hợp.
- Thơng tin thường được biểu diễn dưới dạng dãy bit chỉ bao gồm 2 ký hiệu 0 và 1 (cịn gọi là dãy nhị phân)
- Do vậy thơng tin cần được biến đổi thành dãy bit thì máy mới cĩ thể xử lí được
- Khi thơng tin được biểu diễn trong máy tính, người ta gọi là Dữ liệu.
- Để trợ giúp con người trong các hoạt động thơng tin, máy tính cần: 
 + Biến đổi thơng tin đưa vào máy tính thành dãy bit 
 + Biến đổi thơng tin lưu trữ dưới dạng dãy bit thành các dạng thơng tin cơ bản 
Ví dụ: 
Số 15 được biểu diễn trong máy tính dưới dạng dãy bit là 00001111
Chữ A được biểu diễn trong máy tính dưới dạng dãy bit là 01000001
Số 514 được biểu diễn trong máy tính dưới dạng dãy bit là 0000001000000010
Từ HOA được biểu diễn trong máy tính dưới dạng dãy bit là : 
	01001000 01001111 01000001
 H	 O	 A
3/ Hướng dẫn về nhà:(1 phút)
_ Học bài. 
_ Chuẩn bị bài mới để biết được một số khả năng của máy tính.
IV. RÚT KINH NGHIỆMTuần: 2 Ngày soạn:
Tiết: 4 Ngày dạy:
Bài 3: EM CÓ THỂ LÀM ĐƯỢC GÌ NHỜ MÁY TÍNH
I. MỤC  ... n khác cùng nội dung, nhưng đã được định dạng.
à Gv giới thiệu thế nào là định dạng đoạn văn bản.
_ Gv: Định dạng đoạn văn bản có tác dụng đến toàn bộ đoạn văn bản mà con trỏ soạn thảo đang ở đó.
Hoạt động 2: Sử dụng các nút lệnh để định dạng đoạn văn bản.
_ Gv: Để định dạng đoạn văn, ta chỉ cần đưa con trỏ soạn thảo vào đoạn văn bản và sử dụng các nút lệnh trên thanh công cụ để định dạng.
_ Gv cho Hs quan sát các định dạng trên màn hình máy tính như: kiểu căn lề, thay đổi lề cả đoạn văn, khoảng cách dòng trong đoạn văn.
Hoạt động 3: Củng cố.
_ Gọi 1 vài Hs thực hành cách căn lề, thay đổi lề cả đoạn văn, khoảng cách dòng trong đoạn văn.
_ Gọi Hs trả lời câu 1, 2 trang 91 sgk.
Hs: quan sát hai văn bản và so sánh sự khác biệt của hai văn bàn này.
Hs: ghi bài.
Hs: quan sát.
Hs: quan sát.
Hs: quan sát màn hình.
Hs: thực hành.
Hs: trả lời.
3/ Hướng dẫn về nhà:
_ Học bài.
_ Xem tiếp phần định dạng đoạn văn bằng hộp thoại Paragraph.
Tiết 48	Bài 17: 	ĐỊNH DẠNG ĐOẠN VĂN BẢN (tt)
I. Mục tiêu:
_ Hs hiểu các thao tác định dạng đoạn văn bản bằng hộp thoại Paragraph.
_ Biết thực hành các thao tác định dạng cơ bản.
II. Chuẩn bị:
_ Gv: sgk, máy tính.
_ Hs: sgk.
III. Tiến trình lên lớp:
1/ Kiểm tra bài cũ:
_ Thế nào là định dạng đọan văn bản.
_ Để căn thẳng hai lề của đoạn văn bản ta làm thế nào?
2/ Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1: Định dạng đoạn văn bằng hộp thoại Paragraph.
_ Gv: Hộp thoại Paragraph được dùng để tăng hay giảm khỏang cach1 giữa các đoạn văn bản và thiết đặt khỏang cách thụt lề dòng đầu tiên của đoạn.
_ Gv giới thiệu cách định dạng đoạn văn bằng hộp thoại Paragraph:
+ Đặt điểm chèn vào đọan văn cần định dạng.
+ Mở hộp thoại Paragraph bằng lệnh: Format/Paragraph . . . 
Gv thao tác trên màn hình để Hs quan sát.
_ Gọi Hs đọc ghi nhớ trang 90 sgk.
Hoạt động 2: Củng cố.
_ Gọi Hs trả lời bài ? trang 90 sgk.
_ Gọi Hs trả lời câu hỏi 6 trang 91 sgk.
Hs: quan sát.
Hs: quan sát và ghi bài.
Hs: quan sát màn hình.
Hs: đọc ghi nhớ.
Hs: trả lời.
Hs: Em chỉ chọn một phần của đoạn văn bản và thực hiện một lệnh định dạng đoạn văn. Lệnh có tác dụng đối với toàn bộ đoạn văn bản.
3/ Hướng dẫn về nhà:
_ Học bài.
_ Xem trước các nội dung của bài thực hành.
Tiết 49	Bài thực hành 7	 EM TẬP TRÌNH BÀY VĂN BẢN
I. Mục tiêu:
_ Hs biết và thực hiện các thao tác định dạng văn bản đơn giản.
_ Tiếp tục rèn luyện kĩ năng gõ văn bản nhanh và chính xác.
II. Chuẩn bị:
_ Gv: sgk, máy tính.
_ Hs: sgk.
III.Tiến trình lên lớp:
1/ Kiểm tra bài cũ:
_ Thế nào là định dạng đoạn văn bản.
_ Khi thực hiện lệnh định dạng cho một đoạn văn bản chúng ta có cần chọn cả đoạn văn bản này không?
2/ Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1: Định dạng văn bản.
_ Gọi Hs đọc y/c 1. Sau đó gọi 1 Hs thực hành.
_ Gọi Hs đọc y/c 2. Sau đó Gv gọi từng Hs thực hiện theo từng y/c trong sgk.
_ Gọi Hs đọc y/c 3. Sau đó gọi Hs thực hành.
Hoạt động 2: Củng cố.
Hãy nhập và định dạng nội dung văn bản sau:
Hồ Ba Bể
Hồ Ba Bể (Bắc Cạn) nằm ở độ cao 145m so với mặt nước biển. Với khí hậu mát mẻ, trong lành, hồ Ba Bể là điểm du lịch sinh thái hấp dẫn nhiều du khách.
Hs: đọc y/c 1 và thực hành.
Hs: đọc y/c 2 và thực hành.
Hs: đọc y/c 3 và thực hành.
Hs: thực hành.
3/ Hướng dẫn về nhà:
_ Xem lại cách định dạng kí tự và định dạng đoạn văn bản.
_ Nắm vững cách mở và lưu một văn bản.
Tiết 50	Bài thực hành 7	 EM TẬP TRÌNH BÀY VĂN BẢN (TT)
I. Mục tiêu:
_ Tiếp tục củng cố cách gõ và định dạng văn bản.
_ Biết cách lưu một văn bản.
II. Chuẩn bị:
_ Gv: sgk, máy tính.
_ Hs: sgk.
III. Tiến trình lên lớp:
1/ Kiểm tra bài cũ:
2/ Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1: Thực hành gõ bài thơ “Tre xanh”
_ Gv cho Hs gõ nội dung bài thơ “Tre xanh”
_ Gv: Để định dạng đoạn thơ theo mẫu trong sgk, ta làm thế nào? à Gọi 1 Hs thực hành.
_ Gọi 1 Hs lưu văn bản với tên Tre xanh.
Hoạt động 2: Củng cố.
_ Hãy nhập và định dạng văn bản dưới đây:
SA BẪY
Bé Mây rủ mèo con
Đánh bẫy bầy chuột nhắt
Mồi thơm: cá nướng ngon
Lửng lơ trong cạm sắt.
Lũ chuột tham hóa ngốc
Chẳng nhịn thèm được đâu!
Bé Mây cười tít mắt
Mèo gật gù, rung râu.
Đêm ấy Mây nằm ngủ
Mơ đầy lòng chuột sa
Cùng mèo con đem xử
Chúng khóc ròng, xin tha!
_ Lưu văn bản với tên “Sa Bay”.
Hs: thực hành.
Hs: trả lời.
Hs: thực hành.
Hs: thực hành
Hs: thực hành.
3/ Hướng dẫn về nhà:
_ Tiếp tục luyện gõ văn bản nhanh và chính xác.
_ Nắm vững cách định dạng văn bản.
Tiết 51: BÀI TẬP
I. Mục tiêu:
_ Hs được củng cố cách mở, lưu , di chuyển, sao chép văn bản.
_ Củng cố lại cách định dạng văn bản bằng kí tự và định dạng đoạn văn bản.
_ Củng cố lại quy tắc gõ văn bản trong Word và cách gõ văn bản chữ Việt.
II. Chuẩn bị:
_ Gv: sgk, máy tính.
_ Hs: xem lại lý thuyết về mở, lưu , di chuyển, sao chép văn bản; định dạng văn bản bằng kí tự và định dạng đoạn văn bản; quy tắc gõ văn bản trong Word; cách gõ văn bản chữ Việt.
III. Tiến trình lên lớp:
1/ Kiểm tra bài cũ:
2/ Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1: Ôn lại lý thuyết về cách mở, lưu , di chuyển, sao chép văn bản.
_ Để mở một văn bản đã có, ta làm thế nào?
_ Để lưu một văn bản , ta làm thế nào?
_ Để di chuyển một văn bản , ta làm thế nào?
_ Để sao chép một văn bản, ta làm thế nào?
Hoạt động 2: Oân lại quy tắc về gõ văn bản trong word
Nêu quy tắc gõ văn bản trong Word.
Hoạt động 3: Củng cố.
_ Hãy nhập và định dạng văn bản sau:
Dế mèn
Bởi tôi ăn uống điều độ; làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng.
Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cắng lên đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ ngã rạp y như có nhát dao vừa lia.
_ Lưu văn bản với tên “De men”
Hs: trả lời.
Hs: trả lời.
Hs: trả lời.
Hs: trả lời.
Hs: trả lời.
Hs: thực hành.
3/ Hướng dẫn về nhà:
_ Oân tập lại các bài 13, 14, 15, 16.
_ Tiết sau kiểm tra 1 tiết.
Tiết 53: TRÌNH BÀY TRANG VĂN BẢN VÀ IN
I. MỤC TIÊU:
_ Hs nắm vững các yêu cầu cơ bản khi trình bày một trang văn bản.
_ Hs biết cách trình bày một trang văn bản.
II. CHUẨN BỊ:
_ Gv, Hs: SGK.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1/ Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Trình bày trang văn bản.
_ Các yêu cầu cơ bản khi trình bày trang văn bản gồm có:
	+ Chọn hướng trang: trang đứng hay trang nằm ngang.
	+ Đặt lề trang: lềà trái, lề phải, lề trêân và lề dưới.
_ Cần lưu ý: Không nhầm lẫn lề trang với lề đoạn văn. Lề đoạn văn được tính từ lề trang và có thể “thò” ra ngoài lề trang.
Hoạt động 2: Chọn hướng trang và đặt lề trang.
_ Để trình bày trang văn bản, ta làm như sau:
	+ Chọn File/ Page Setup  để mở hộp thoại Page Setup.
	+ Chọn ô Potrait để đặt trang theo chiều đứng hoặc Landscape theo chiều nằm ngang.
	+ Chọn thông số thích hợp ở ô Top: để đặt lề trên, Bottom: lề dưới, Left: lề trái, Right: lề phải.
_ Lưu ý: Khi thao tác trên hộp thoại, ta có thể xem hình minh họa ở góc dưới bên phải hộp thoại để thấy ngay tác dụng.
_ Hs: lắng nghe.
_ Hs lắng nghe và ghi bài.
_ Hs lắng nghe và ghi bài.
2.Hướng dẫn về nhà:
_ Học bài.
_ Xem trước phần “In văn bản”.
Tiết 54: TRÌNH BÀY TRANG VĂN BẢN VÀ IN(TT)
I. MỤC TIÊU:
_ Hs nắm vững các yêu cầu cơ bản khi trình bày một trang văn bản.
_ Hs biết cách trình bày một trang văn bản và in văn bản.
II. CHUẨN BỊ:
_ Gv, Hs: SGK.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1.Kiểm tra bài cũ:
_ Nêu các yêu cầu khi trình bày một trang văn bản.
_ Nêu cách chọn hướng trang và đặt lề trang.
2/ Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động : In văn bản.
_ Để có thể in văn bản được thì máy tính cần có điều kiện gì?
_ Trước khi in người ta thường xem trước trên màn hình.
_ Để xem trước trên màn hình, ta nháy nút Print Preview để kiểm tra phần trình bày của trang, nháy nút và để xem các trang nếu văn bản gồm nhiều trang.
_ Sau khi kiểm tra xong muốn in văn bản ta nháy nút lệnh Print thì toàn bộ văn bản sẽ được in ra trên máy in.
_ Hs: Máy tính cần được kết nối với máy in và máy in phải được bật.
_ Hs lắng nghe và ghi bài.
3.Hướng dẫn về nhà:
_ Học bài.
_ Làm các câu hỏi 1, 2, 3, 4 trang 96 SGK.
Tiết 55: TÌM KIẾM VÀ THAY THẾ.
I. MỤC TIÊU:
_ Hs biết cách tìm nhanh và thay thế các từ trong văn bản.
_ Hs biết cách sử dụng thành thạo công cụ tìm và thay thế trong văn bản.
II. CHUẨN BỊ:
_ Gv, Hs: SGK.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1/ Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động : Tìm phần văn bản.
_ Để tìm nhanh một từ hoặc một số từ trong văn bản, ta làm như sau:
	+ Chọn Edit/ Find  
	+ Gõ nội dung cần tìm vào ô Find What.
	+ Chọn nút lệnh Find Next.
Khi đó nội dung cần tìm sẽ xuất hiện dưới dạng được “bôi đen” 
_ Nếu muốn tiếp tục tìm kiếm ta chọn Find Next, nếu muốn dừng việc tìm kiếm, ta chọn Cancel.
Hoạt động 2: Thay thế.
_ Để thay thế một nhóm từ đã có trước đó trong văn bản bằng một nhóm từ khác, ta làm như sau:
	+ Chọn Edit/ Replace  
	+ Gõ nội dung cần thay thế vào ô Find What.
	+ Gõ nội dung thay thế vào ô Replace with.
	+ Chọn Replace
_ Lưu ý: Nếu chắc chắn, ta có thể nháy nút Replace All để thay thế tất cả các cụm từ tìm được bằng cụm từ thay thế.
_ Hs lắng nghe và ghi bài.
2.Hướng dẫn về nhà:
_ Học bài.
_ Làm các câu hỏi 1, 2, 3, 4 trang 98, 99 SGK.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an tin 6.doc