Giáo án Tin học Lớp 6 - Bài 1-3 - Năm học 2008-2009 - Vũ Lê Thái Thi

Giáo án Tin học Lớp 6 - Bài 1-3 - Năm học 2008-2009 - Vũ Lê Thái Thi

Chương 1

LÀM QUEN VỚI TIN HỌC VÀ MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ

Bài 1. THÔNG TIN VÀ TIN HỌC

I. MỤC TIÊU:

 - Học sinh biết được khái niệm thông tin và hoạt động thông tin của con người.

 - Biết máy tính là công cụ hỗ trợ con người trong các hoạt động thông tin.

 - Có khái niệm ban đầu về tin học và nhiệm vụ chính của tin học.

II. CHUẨN BỊ

 - Giáo viên: Phấn màu, sách, chuẩn bị thêm (tranh ảnh, đoạn trích bài báo, các hình vẽ băng ghi hình)

 - Học sinh: sách, tập, viết.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

 

doc 12 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 1260Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 6 - Bài 1-3 - Năm học 2008-2009 - Vũ Lê Thái Thi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 7
Tiết: 1
NS: 04/10/2008
ND: 06/10/2008
Chương 1
LÀM QUEN VỚI TIN HỌC VÀ MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ
Bài 1. THÔNG TIN VÀ TIN HỌC
I. MỤC TIÊU:
	- Học sinh biết được khái niệm thông tin và hoạt động thông tin của con người.
	- Biết máy tính là công cụ hỗ trợ con người trong các hoạt động thông tin.
	- Có khái niệm ban đầu về tin học và nhiệm vụ chính của tin học.
II. CHUẨN BỊ
	- Giáo viên: Phấn màu, sách, chuẩn bị thêm (tranh ảnh, đoạn trích bài báo, các hình vẽ băng ghi hình)
	- Học sinh: sách, tập, viết.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của Thầy và Học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1:Giới thiệu chương trình lớp 6
(5 phút)
Giới thiệu chương trình lớp 6
Hoạt động 2: Thông tin là gì? (15 phút)
Hằng ngày em tiếp nhận được nhiều thông tin từ nhiều nguốn khác nhau:
- Các bài báo, bản tin trên truyền hình hay đài phát thanh cho em biết tin tức về tình thời sự trong nước và thế giới.
- Hướng dẫn và cho thêm các ví dụ về thông tin
Từ các ví dụ trên em hãy cho một ví dụ về thông tin
vâỵ em có thể kết luận thông tin là gì?
- Ta có thể hiểu:
 Thông tin là tất cả những gì đem lại sự hiểu biết về thế giới xung quanh (sự vật, sự kiện) và về chính con người.
1. Thông tin là gì?
Thông tin là tất cả những gì đem lại sự hiểu biết về thế giới xung quanh (sự vật, sự kiện) và về chính con người.
Hoạt động của Thầy và Học sinh
Nội dung ghi bảng
 Hoạt động 3:Hoạt động thông tin của con người (10 phút)
Theo em người ta có thể truyền đạt thông tin với nhau bằng những hình thức nào?
 Thông tin trước xử lí được gọi là thông tin vào, còn thông tin nhận được sau xử lí đựơc gọi là thông tin ra
 Mô hình quá trình xử lí thông tin
Hoạt động thông tin bao gồm những gì ?
Xử lí thông tin đóng vai trò như thế nào ?
Hoạt động 4:Củng cố (12 phút)
Thông tin là gì?
Hãy nêu mô hình xử lý thông tin?
Những ví dụ nêu trong bài học đều là những thông tin mà em có thể tiếp nhận được bằng tai (thính giác), bằng mắt (thị giác). Em hãy thử nêu ví dụ về những thông tin mà con người có thể thu nhận được bằng các giác quan khác trong khi đó máy tính chưa có khả năng thu thập và xử lí các thông tin dạng này.
Hãy nêu một số ví dụ minh hoạ về hoạt động thông tin của con người.
 Hãy tìm thêm ví dụ về những công cụ và phương tiện giúp con người vượt qua hạn chế của các giác quan và bộ não.
Hoạt động 4: Dặn dò (3 phút)
Về nhà học bài
Xem tiếp bài 1 và làm bài tập trong sách bài tập
 2. Hoạt động thông tin của con người
Thông
Tin
vào
Xử 
lý
Thông
Tin ra
Mô hình quá trình xử lí thông tin
 Hoạt động thông tin bao gồm việc tiếp nhận, xử lí, lưu trữ và truyền (trao đổi) thông tin. 
Xử lí thông tin đóng vai trò quan trọng vì nó đem lại sự hiểu biết cho con người.
- Học sinh trả lời
- Ví dụ như mùi (thơm, hôi), vị (mặn, ngọt) hay những cảm giác khác như nóng, lạnh,  
- Ví dụ: Con người học tập, lưu trữ tài liệu xử lí công việc và đưa ra quyết định.
- Ví dụ: Xe có động cơ để đi nhanh hơn, cần cẩu để nâng được những vật nặng hơn, chiết cân để giúp phân biệt trọng lượng,.. trong đó máy tính có những điểm ưu việc hơn hẳn.
Tuần: 7
Tiết: 2
NS: 04/10/2008
ND: 06/10/2008
Chương 1
LÀM QUEN VỚI TIN HỌC VÀ MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ
Bài 1. THÔNG TIN VÀ TIN HỌC
I. MỤC TIÊU:
	- Học sinh biết được khái niệm thông tin và hoạt động thông tin của con người.
	- Biết máy tính là công cụ hỗ trợ con người trong các hoạt động thông tin.
	- Có khái niệm ban đầu về tin học và nhiệm vụ chính của tin học.
II. CHUẨN BỊ
	- Giáo viên: Phấn màu, sách, chuẩn bị thêm (tranh ảnh, đoạn trích bài báo, các hình vẽ băng ghi hình)
	- Học sinh: sách, tập, viết.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của Thầy và Học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1:Kiểm tra bài cũ (10 phút)
 Thông tin là gì?
 Hãy nêu mô hình xử lý thông tin?
 Hãy nêu một số ví dụ minh hoạ về hoạt động thông tin của con người?
Hoạt động 2:Hoạt động thông tin và tin học.(15 phút)
- Hoạt động thông tin của con người trước hết nhờ vào điều gì? 
TL: Hoạt động thông tin trước hết là nhờ các giác quan và bộ não. Các giác quan giúp con người tiếp nhận thông tin. Bộ não thực hiện việc xử lí biến đổi, đồng thời là nơi để lưu trữ thông tin thu nhận được.
 - Khả năng các giác quan và bộ não của con người có giới hạn không?
- Với sự ra đời của máy tính, ngành tin học ngày càng phát triển mạnh mẽ và có nhiệm vụ chính là nghiên cứu việc thực hiện các hoạt độngthông tin một cách động trên cơ sở sử dụng máy tính điện tử.
Học sinh lên bảng
3. Hoạt động thông tin và tin học.
Một trong các nhiệm vụ chính của tin học là nghiên cứu việc thực hiện các hoạt động thông tin một cách tự động nhờ sự trợ giúp của máy tính điện tử.
Hoạt động của Thầy và Học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 3: Củng cố (13 phút)
Hãy cho biết thông tin là gì?
Hãy cho biết hoạt động thông tin bao gồm những việc gì? Công việc nào là quan trọng nhất?
Hãy cho biết một trong các nhiệm vụ chính của tin học là gì ?
Câu hỏi và bài tập
 Bài tập 2: Em hãy nêu một số ví dụ cụ thể về thông tin và cách thức mà con người thu nhận thông tin đó ?
 Bài tập 3: Những ví dụ nêu trong bài học đều là những thông tin mà em có thể tiếp nhận được bằng tai (thính giác), bằng mắt (thị giác). Em hãy thử nêu ví dụ về những thông tin mà con người có thể thu nhận được bằng các giác quan khác.
TL: Ví dụ như mùi (thơm, hôi), vị (mặn, ngọt) hay những cảm giác khác như nóng, lạnh,  Hiện tại máy tính chưa có khả năng thu thập và xử lí các thông tin dạng này.
 Bài tập 4: Hãy nêu một số ví dụ minh hoạ về hoạt động thông tin của con người.
- Ví dụ: Con người học tập, lưu trữ tài liệu xử lí công việc và đưa ra quyết định.
 Bài tập 5: Hãy tìm thêm ví dụ về những công cụ và phương tiện giúp con người vượt qua hạn chế của các giác quan và bộ não.
Câu hỏi 1. Thông tin có thể giúp con người:
A. Nắm được qui luật tự nhiên và do vậy trở nên mạnh mẽ hơn
B. Hiểu biết về cuộc sống và xã hội xung quanh
C. Biết được các tin tức và sự kiện xảy ra trên thế giới
D. Tất cả các khẳng định trên là đúng
Câu hỏi 2. Chúng ta gọi giữ liệu hoặc lênh được nhập vào máy tính là
A. Dữ liệu được lưu giữ
B. Thông tin vào
C. thông tin ra
D. Thông tin máy tính
Câu hỏi 3. Em vừa vẽ một bức tranh vềcảnh phá cỗ đêm trung thu. Những thông tin nào liên quan đến bức tranh em có thể trao đổi với bạn
A. Cơm em nấu chiều qua hơi nhiều nước
B. Trong tranh có rất nhiều hoa quả và bánh kẹo
C. Mặt trời chiếu sáng rực rỡ
D. Bài hát về ông trăng tròn nghe rất hay
Hoạt động 4: Dặn dò (3 phút)
 Về nhà học bài
 Xem bài 2 và làm bài tập trong sách bài tập
Tuần: 8
Tiết: 3
NS: 11/10/2008
ND: 13/10/2008
Bài 2:	 THÔNG TIN VÀ BIỂU DIỄN THÔNG TIN
I. MỤC TIÊU:
 - Phân biệt được các dạng thông tin cơ bản.
 - Biết khái niệm biểu diễn thông tin và cách biểu diễn thông tin trong máy tính bằng các dãy bit.
II. CHUẨN BỊ:
	- Giáo viên: Phấn màu, sách, chuẩn bị thêm (tranh ảnh, đoạn trích bài báo, các hình vẽ băng ghi hình), máy vi tính.
	- Học sinh: sách, tập, viết.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của Thầy và Học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1:Kiểm tra bài cũ (10 phút)
	- Học sinh 1: Em hãy cho biết thông tin là gì? Nêu một ví dụ về thông tin
	- Học sinh 2: Hãy cho biết một trong các nhiệm vụ của tin học là gì? Tìm những công cụ và phương tiện giúp con người vượt qua hạn chế của các giác quan và bộ não.
Hoạt động 2:Các dạng thông tin cơ bản 
(10 phút)
 - Em nào hãy nhắc lại khái niệm thông tin?
 - Phát vấn học sinh về những dạng thông tin quen biết 
- Thông tin quanh ta hết sức phong phú và đa dạng. Nhưng ta chỉ quan tâm tới ba dạng thông tin cơ bản và cũng là ba dạng thông tin chính trong tin học? 
 Trong tương lai có thể máy tính sẽ lưu trữ và xử lí được các dạng thông tin ngoài ba dạng cơ bản nói trên.
Hoạt động 3: Biểu diễn thông tin (10 phút)
 - Mỗi dân tộc có hệ thống chữ cái của riêng mình để biểu diễn thông tin dưới dạng văn bản.
1. Các dạng thông tin cơ bản
- Ba dạng thông tin cơ bản là văn bản, hình ảnh và âm thanh.
* Dạng văn bản: những gì ghi lại bằng con số, chữ viết, kí hiệu.
* Dạng hình ảnh: hình vẽ, tranh ảnh,...
* Dạng âm thanh: tiếng đàn, tiếng chim, tiếng bước chân,...
2. Biểu diễn thông tin
* Biểu diễn thông tin
Hoạt động của Thầy và Học sinh
Nội dung ghi bảng
- Để tính toán, chúng ta biểu diễn thông tin dưới dạng gì?
- Để mô tả một hiện tượng vật lí, các nhà khoa học có thể sử dụng các PT toán học.
- Các nốt nhạc dùng để biểu diễn một bản nhạc cụ thể,
 Qua các ví dụ, em có nhận xét như thế nào về biểu diễn thông tin?
 * Vai trò của biểu diễn thông tin ?
- Biểu diễn thông tin có vai trò như thế nào?
- Biểu diễn thông tin nhằm mục đích lưu trữ và chuyển giao thông tin thu nhận được. Mặt khác thông tin cần được biểu diễn dưới dạng có thể “tiếp nhận được” (đối tượng nhận thông tin có thể hiểu và xử lí được)
Hoạt động 2: Biểu diễn thông tin trong máy tính (5 phút)
- Thông tin có thể được biểu diễn bằng nhiều cách khác nhau. 
 - Đối với máy tính thông dụng hiện nay được biểu diễn với dạng dãy bít 
- Thuật ngữ dãy bit có thể hiểu rằng bit là đơn vị (vật lí) có thể có một trong hai trạng thái có hoặc không.
- Dữ liệu là dạng biểu diễn thông tin và được lưu giữ trong máy tính.
- Thông tin cần biến đổi như thế nào để máy tính xử lý được.
- Biểu diễn thông tin là cách thể hiện thông tin đó dưới dạng cụ thể nào đó.
* Vai trò của biểu diễn thông tin
-Biểu diễn thông tin có vai trò quan trọng trong việc truyền và tiếp nhận thông tin.
- Thông tin có thể biểu diễn bằng nhiều cách thức khác nhau. Biểu diễn thông tin có vai trò quyết định đối với mọi hoạt động thông tin của con người.
- Con người không ngừng cải tiến, hoàn thiện và tìm kiếm các phương tiện, công cụ biểu diễn thông tin mới.
3. Biểu diễn thông tin trong máy tính
- Dữ liệu là thông tin được lưu trữ trong máy tính.
- Để máy tính có thể xử lí, thông tín cần được biểu diễn dưới dạng dãy bit chỉ gồm hai kí hiệu 0 và 1.
Hoạt động 4: Củng cố (7 phút)
Câu hỏi 1: Ngoài ba dạng thông tin cơ bản nêu trong bài học, em hãy thử tìm xem còn có dạng thông tin nào khác không ? Nêu một vài ví dụ minh hoạ việc có thể biểu diễn thông tin bằng nhiều cách đa dạng khác nhau ?
Câu hỏi 2: Nêu vai trò của biểu diễn thông tin ?
Câu hỏi 3: Theo em, tại sao thông tin trong máy tính được biểu diễn thành dãy bit ?
Hoạt động 5: Dặn dò (3 phút)
 Về nhà học bài
 Xem tiếp bài 2 và làm bài tập trong sách bài tập
Tuần: 8
Tiết: 4
NS: 11/10/2008
ND: 13/10/2008
Bài 3.	EM CÓ THỂ LÀM ĐƯỢC GÌ NHỜ MÁY TÍNH
I. MỤC TIÊU:
- Biết được các khả năng ưu việt của máy tính cũng như các ứng dụng đa dạng của tin học trong các lĩnh vực khác nhau của xã hội.
- Biết được máy tính chỉ là công cụ thực hiện những gì con người chỉ dẫn.	 
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Phấn màu, sách, chuẩn bị thêm (tranh ảnh, đoạn trích bài báo, các hình vẽ băng ghi hình), máy vi tính.
- Học sinh: sách, tập, viết.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của Thầy và Học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1:Kiểm tra bài cũ (10 phút)
Học sinh 1: Nêu các dạng cơ bản của thông tin và cho ví dụ cụ thể ?
Học sinh 2: Nêu vai trò của biểu diễn thông tin và cho biết dữ liệu là gì?
Hoạt động 2:Một số khả năng của máy tính
(15 phút)
- Hãy tính:
896723958 x 2364178923 =
- Làm thế nào để tính nhanh hơn?
TL: Dùng máy tính
- Khả năng tính toán của máy tính như thế nào?
TL: Khả năng tính toán nhanh 
- Tính toán với độ chính xác cao
Các em đã biết số pi(), bằng bao nhiêu?
TL: pi() = 3.14
 - Khả năng lưu trữ lớn
 Giới thiệu về ổ đĩa cứng hay ổ CD
Máy tính có thể trở thành một kho lưu trữ thông tin rất nhiều
- Khả năng “làm việc” không mệt trong một thời gian dài
1. Một số khả năng của máy tính
- Khả năng tính toán nhanh
Các máy tính ngày nay có thể thực hiện hàng tỉ phép tính trong một giây
- Tính toán với độ chính xác cao
VD: Với số pi() với 40 nghìn tỉ chữ số sau dấu phảy.
- Khả năng lưu trữ lớn
Máy tính có thể trở thành một kho lưu trữ thông tin khổng lồ
- Khả năng “làm việc” không mệt mỏi 
Máy tính có thể làm việc không nghỉ trong một thời gian dài
Hoạt động của Thầy và Học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 3:Có thể dùng máy tính vào những việc gì ? (7 phút)
- Khả năng tính toán nhanh thì máy tính có thể dùng vào những việc gì?
- Những phần mềm tính toán: chương trình Excel hoặc Calculator 
- Thực hiện các tính toán một khối lượng tính toán vô cùng lớn
- Có những công việc văn phòng nào ?
TL: Trình bày văn bản, các công văn, lá thư, bài báo, thiếp mời dự sinh nhật,
- Hỗ trợ công tác quản lý
- Công cụ học tập và giải trí
- Điều khiển tự động và robot
- Liên lạc, tra cứu và mua bán trực tuyến
2. Có thể dùng máy tính vào những việc gì?
- Thực hiện các tính toán
Máy tính là công cụ giúp giảm bớt gánh nặng tính toán cho con người
- Tự động hoá công việc văn phòng
Có thể dùng máy tính để soạn thảo, trình bày và in ấn văn bản.
- Hỗ trợ công tác quản lý
Quản lý thông tin lên quan tới con người, tài sản, kết quả sản xuất kinh doanh
- Công cụ học tập và giải trí
Có thể dùng máy tính để học ngoại ngữ, làm toán, thực hiện các thí nghiệm vật lí, hoá học,.. có thể nghe nhạc, xem phim,..
- Điều khiển tự động và robot
Máy tính có thể dùng để điều khiển tự động các dây chuyền sản xuất
Nhờ các máy tính lắp đặt bên trong, các robot ngày nay có thể làm thay con người
- Liên lạc, tra cứu và mua bán trực tuyến
Các máy tính hiện nay có thể liên kết với nhau thành mạng như mạng Internet 
Nhờ Internet, có thể tra cứu được nhiều thông tin bổ ích, đặt mua và thanh toán mà không cần đi tới cửa hàng
Hoạt động 4:Củng cố (10 phút)
Câu hỏi 1: Hãy kể thêm một vài vì dụ về những gì có thể thực hiện với sự trợ giúp của máy tính điện tử ?
Câu hỏi 2: Những khả năng to lớn nào đã làm cho máy tính trở thành một công cụ xử lí thông tin hữu hiệu?
Hoạt động 5: Dặn dò (3 phút)
Về nhà học bài cũ và làm bài tập trong sách bài tập
Xem trước bài mới(phần tiếp theo của bài 3)
Tuần: 9
Tiết: 5
NS: 18/10/2008
ND: 20/10/2008
Bài 3.	EM CÓ THỂ LÀM ĐƯỢC GÌ NHỜ MÁY TÍNH
I. MỤC TIÊU:
- Biết được các khả năng ưu việt của máy tính cũng như các ứng dụng đa dạng của tin học trong các lĩnh vực khác nhau của xã hội.
- Biết được máy tính chỉ là công cụ thực hiện những gì con người chỉ dẫn.	 
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Phấn màu, sách, chuẩn bị thêm (tranh ảnh, đoạn trích bài báo, các hình vẽ băng ghi hình), máy vi tính.
- Học sinh: sách, tập, viết.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của Thầy và Học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1:Kiểm tra bài cũ (10 phút)
Học sinh 1: Nêu các dạng cơ bản của thông tin và cho ví dụ cụ thể ?
Học sinh 2: Những khả năng to lớn nào đã làm cho máy tính trở thành một công cụ xử lí thông tin hữu hiệu?
Hoạt động 3: Máy tính và điều chưa thể 
( 8 phút)
- Những gì nêu ở trên cho em thấy máy tính là công cụ tuyệt vời. và có những khả năng to lớn. Tuy nhiên máy tính vẫn còn nhiều điều chưa thể làm được
 Hãy cho biết những điều mà máy tính chưa thể làm được?
3. Máy tính và điều chưa thể
- Hiện nay máy tính chưa phân biệt được mùi vị, cảm giácvà đặt biệt là chưa có năng lực tư duy.
- Sức mạnh của máy tính phụ thuộc vào con người và do những hiểu biết của con người quyết định
Hoạt động 4: Củng cố (7 phút)
Những khả năng to lớn nào đã làm cho máy tính trở thành một công cụ xử lí thông tin hữu hiệu?
Hãy kể thêm một vài ví dụ về những gì có thể thực hiện với sự trợ giúp của MTĐT
Đâu là hạn chế lớn nhất của máy tính hiện nay ?
Hãy chọn phương án trả lời đúng
Câu hỏi 1 Sức mạnh của máy tính tuỳ thuộc vào
khả năng tính toán nhanh
giá thành ngày càng rẻ
khả năng và sự hiểu biết của con người
khả năng lưu trữ lớn
Câu hỏi 2 Hạn chế lớn nhất của máy tính hiện nay là:
Khả năng lưu trữ còn hạn chế
Chưa nói được như người
Không có khả năng tư duy như con người
Kết nối Internet còn chậm
Câu hỏi 3 Máy tính có thể
Đi học thay cho em
Chủ trì thảo luận tại hội nghị
Đi chợ thay cho mẹ
Lập bảng lương cho cơ quan
Câu hỏi 4: Máy tính không thể
Nói chuyện tâm tình với em như một người thân
Lưu giữ những trang nhật kí em viết hằng ngày
Giúp em học ngoại ngữ
Giúp em kết nối với bạn bè trên toàn thế giới.
Câu hỏi 5: Máy tính có thể dùng để điều khiển
Đường bay của những con ong trong rừng
Đường đi của đàn cá ngoài biển cả
Tàu vũ trụ bay trong không gian
Mặt rơi của đồng xu được em tung lên cao
Câu hỏi 6: Những khả năng to lớn nào đã làm cho máy tính trở thành một công cụ xử lí thông tin hữu hiệu
khả năng tính toán nhanh
khả năng lưu trữ lớn
làm việc không mệt mỏi
tính toán chính xác
tất cả các khả năng trên
Câu hỏi 7: Có thể biểu diễn các chữ Tiếng Việt để máy tính xử lý được không ?
Không. Chúng ta chỉ có thể biểu diễn được các chữ cái tiếng anh
Không. Chúng ta chỉ có thể biểu diễn được các chữ cái không có bất bì dấu đặc biệt nào khác
được. nhưng cần phải có máy tính với bộ xử lí riêng
được. các chữ tiếng việt là các kí hiệu và sử dụng các chữ số nhị phânchúng ta có thể biểu diễn được mọi kí hiệu
Hoạt động 5: Dặn dò (3 phút)
- Xem lại các nội dung đã học, tìm ví dụ bổ sung thêm cho các bài tập
- Xem trước nội dung bài 4 và các thiết bị máy tính ở nhà (nếu có)

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI 1-2-3 lop6.doc