Giáo án Tin học 9 - Tiết 1-32 - Năm học 2010-2011 - Phạm Thị Thu

Giáo án Tin học 9 - Tiết 1-32 - Năm học 2010-2011 - Phạm Thị Thu

1. MỤC TIÊU

1.1.Kiến thức:

- Nhận biết được các thành phần trên giao diện của phần mềm trình chiếu PowerPoint.

- Biết cách nhập nội dung văn bản vào các khung văn bản có sẵn trên trang chiếu.

1.2. Kỹ năng

Tạo nhanh nội dung cho trang chiếu.

1.3. Thái độ:

- Nghiêm túc, tích cực trong học tập.

- Phát huy tính tự học, tìm tòi sáng tạo.

2. Chuẩn bị:

2.1Giáo viên: Giáo án + tài liệu tham khảo

2.2 Học sinh: Xem bài trước ở nhà.

3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

- Sử dụng phương pháp nêu và giải quyết vấn đề.

- Phương pháp dạy học trực quan

- Phương pháp thực hành giúp học sinh nhớ ngay kiến thức mới học

4. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

4.1. Ổn định lớp (1')

Kiểm tra sĩ số: Lớp 9A: 27 ; Vắng:

 Lớp 9B: 31 ; Vắng:

4.2. Kiểm tra bài cũ (thông qua)

4.3. Bài mới

 

doc 58 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 1409Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tin học 9 - Tiết 1-32 - Năm học 2010-2011 - Phạm Thị Thu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết thứ: 1
Chương I: MẠNG MÁY TÍNH VÀ INTERNET
Bài 1: TỪ MÁY TÍNH ĐẾN MẠNG MÁY TÍNH
Ngày soạn:15/08/2010
Ngày dạy: 18/08. 9A – 27/08. 9B
1. MỤC TIÊU
1.1Kiến thức:
- Giúp học sinh hiểu vì sao cần mạng máy tính.
- Biết khái niệm mạng máy tính là gì.
- Các thành phần của mạng: Các thiết bị đầu cuối, môi trường truyền dẫn, các thiết bị kết nối mạng, giao thức truyền thông.
1.2. Kỹ năng: 
- Biết vai trò của mạng máy tính trong xã hội
1.3. Thái độ:
- Giáo dục thái độ học tập nghiêm túc
2. CHUẨN BỊ
2.1. Giáo viên: Giáo án, SGK, máy tính.
2.2 Học sinh: Xem trước bài mới.
3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Sử dụng phương pháp nêu và giải quyết vấn đề.
- Phương pháp dạy học trực quan: đưa ra các hình ảnh phóng to của những bức tranh trong sách giúp cả lớp chú ý quan sát.
4. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
4.1. Ổn định lớp (2’)
Kiểm tra sĩ số: 	Lớp 9A - 27 ; Vắng: 
	Lớp 9B - 31 ; Vắng: 
4.2. Kiểm tra bài cũ (Không thực hiện)
4.3. Bài mới 
* Giới thiệu bài mới: (1’)
Ở các lớp dưới em đã được học 1 số phần mềm ứng dụng như: Word, Excel, Turbo Pascal. Hằng ngày các em thường hay trao đổi với bạn bè bằng chat và gửi Email, các em có bao giờ thắc mắc là tại sao người ta lại có thể làm được như vậy không. Muốn biết câu trả lời thì các em sẽ hiểu hơn trong chương trình tin học lớp 9.
* Tiến trình bài dạy:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Tìm hiểu vì sao cần mạng máy tính (15’)
- Hàng ngày, em thường dùng máy tính vào công việc gì?
- Em thấy rằng máy tính cung cấp các phần mềm phục vụ các nhu cầu hàng ngày của con người, nhưng các em có bao giờ tự đặt câu hỏi vì sao cần mạng máy tính không. Các em hãy tham khảo thông tin trong SGK và cho biết những lí do vì sao cần mạng máy tính?
® Nhận xét, bổ sung (nếu cần)
- Trả lời theo ý hiểu
- Chia nhóm thảo luận trả lời
- Đại diện nhóm trình bày kết quả, nhóm khác nhận xét (bổ sung)
- Ghi bài nhận kiến thức
1. Vì sao cần mạng máy tính?
Người dùng có nhu cầu trao đổi dữ liệu hoặc các phần mềm.
Với các máy tính đơn lẻ, khó thực hiện khi thông tin cần trao đổi có dung lượng lớn.
Nhu cầu dùng chung các tài nguyên máy tính như dữ liệu, phần mềm, máy in, từ nhiều máy tính.
Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm mạng máy tính (24’)
- Cho Hs tham khảo thông tin SGK. Mạng máy tính là gì?
® Nhận xét, bổ sung
- Em hãy nêu các kiểu kết nối phổ biến của mạng máy tính?
® Nhận xét, bổ sung
- Mỗi kiểu đều có ưu điểm và nhược điểm riêng của nó. 
Mạng hình sao: Có ưu điểm là nếu có một thiết bị nào đó ở một nút thông tín bị hỏng thì mạng vẫn hoạt động bình thường, có thể mở rộng hoặc thu hẹp tùy theo yêu cầu của người sử dụng, nhược điểm là khi trung tâm có sự cố thì toàn mạng ngừng hoạt động.
Mạng đường thẳng: Có ưu điểm là dùng dây cáp ít nhất, dễ lắp đặt, nhược điểm là sẽ có sự ùn tắc giao thông khi di chuyển dữ liệu với lưu lượng lớn và khi có sự hỏng hóc ở đoạn nào đó thì rất khó phát hiện, một sự ngừng trên đường dây để sửa chữa sẽ ngừng toàn bộ hệ thống.
Mạng dạng vòng: Có thuận lợi là có thể nới rộng ra xa, tổng đường dây cần thiết ít hơn so với hai kiểu trên, nhược điểm là đường dây phải khép kín, nếu bị ngắt ở một nơi nào đó thì toàn bộ hệ thống cũng bị ngừng.
- Em hãy nêu các thành phần chủ yếu của mạng?
® Nhận xét, bổ sung (nếu cần)
- Kết hợp SGK trả lời
- Ghi nhận
- Kiểu kết nối hình sao, kiểu đường thẳng, kiểu vòng.
- Ghi nhận
- Biết thêm kiến thức
- Kết hợp SGK thảo luận, trả lời
- Ghi bài.
2. Khái niệm mạng máy tính
a) Mạng máy tính là gì?
Mạng máy tính là tập hợp các máy tính được kết nối với nhau theo một phương thức nào đó thông qua các phương tiện truyền dẫn tạo thành một hệ thống cho phép người dùng chia sẻ tài nguyên như dữ liệu, phần mềm, máy in,
Các kiểu kết nối mạng máy tính:
- Kết nối hình sao.
- Kết nối đường thẳng.
- Kết nối kiểu vòng.
b) Các thành phần của mạng
Các thiết bị đầu cuối như máy tính, máy in,
Môi trường truyền dẫn cho phép các tín hiệu truyền được qua đó(sóng điện từ, bức xạ hồng ngoại).
Các thiết bị kết nối mạng(modem, bộ định tuyến)
Giao thức truyền thông: là tập hợp các quy tắc quy định cách trao đổi thông tin giữa các thiết bị gửi và nhận dữ liệu trên mạng.
4.4 Củng cố (2’)
- Cần hiểu rõ vì sao cần mạng máy tính
- Nắm vững khái niệm mạng máy tính và các thành phần của mạng.
4.5. Hướng dẫn về nhà(1’)
- Trả lời câu 1,2 SGK 
- Về nhà học bài, xem nội dung bài còn lại.
5. RÚT KINH NGHIỆM.
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
———»@@&??«———
Kí duyệt
Tiết thứ: 2
Bài 1: TỪ MÁY TÍNH ĐẾN MẠNG MÁY TÍNH
Ngày soạn: 22/08/2010
Ngày dạy: 25/08. 9A – 10/09. 9B
1. MỤC TIÊU
1.1Kiến thức:
- Biết một vài loại mạng máy tính thường gặp: Mạng có dây và mạng không,
mạng cục bộ và mạng diện rộng.
- Biết vai trò của máy tính trong mạng.
- Biết lợi ích của mạng máy tính.
1.2. Kỹ năng: 
- Biết vai trò của mạng máy tính trong xã hội
1.3. Thái độ:
- Giáo dục thái độ học tập nghiêm túc
2. CHUẨN BỊ
2.1. Giáo viên: Giáo án, SGK, máy tính..
2.2 Học sinh: Xem trước bài mới.
3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
- Phương pháp vấn đáp: Đặt vấn đề khéo léo, đưa ra những câu hỏi để học sinh trao đổi, trả lời nhằm gợi mở cho học sinh sáng tỏ những vấn đề mới, tự khai thác những tri thức mới bằng cách tái hiện những tài liệu đã học hoặc từ những kinh nghiệm đã tích lũy được trong cuộc sốngvà đưa nhận xét.
- Sử dụng phương pháp thuyết trình giúp học sinh hình dung về những thông tin xung quanh chúng ta nhằm tổng kết những tri thức mà học sinh đã thu lượm được một cách có hệ thống.
4. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
4.1. Ổn định lớp (2’)
Kiểm tra sĩ số: 	Lớp 9A - 27 ; Vắng: 
	Lớp 9B - 31 ; Vắng: 
4.2.Kiểm tra bài cũ (5’)
* Câu hỏi: Khái niệm mạng máy tính? Một mạng máy tính gồm các thành phần gì? (10đ)
* Đáp án: - Mạng máy tính được hiểu là tập hợp các máy tính được kết nối với nhau theo một phương thức nào đó thông qua các phương tiện truyền dẫn tạo thành một hệ thống cho phép người dùng chia sẻ tài nguyên như dữ liệu, phần mềm, máy in, máy fax,...
	- Một mạng máy tính gồm các thành phần:
+ Các thiết bị đầu cuối như máy tính, máy in,... kết nối với nhau tạo thành mạng.
+ Môi trường truyền dẫn cho phép các tín hiệu truyền được qua đó: các loại dây dẫn, sóng điện từ, bức xạ hồng ngoại,...
+ Các thiết bị kết nối mạng ( thiết bị mạng) như vỉ mạng, hub, bộ chuyển mạch,...
+ Giao thức truyền thông (protocol) là tập hợp các quy tắc quy định cách trao đổi thông tin giữa các thiết bị gửi và nhận dữ liệu trên mạng.
4.3. Bài mới
* Giới thiệu bài mới: (1’)
	Giờ trước các em đã được biết vì sao cần mạng máy tính. Được tìm hiểu về khái niệm mạng máy tính và các thành phần của mạng. Hôm nay, chúng ta sẽ học bài mới để hiểu rõ hơn về mạng máy tính: Phân loại mạng máy tính, vai trò của máy tính trong mạng, lợi ích của mạng máy tính.
* Tiến trình bài dạy:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Tìm hiểu phân loại mạng máy tính (13’)
- Cho Hs tham khảo thông tin trong sgk. Em hãy nêu một vài loại mạng thường gặp?
- Đầu tiên là mạng có dây và mạng không dây được phân chia dựa trên môi trường truyền dẫn. Vậy mạng có dây sử sụng môi trường truyền dẫn là gì?
- Mạng không dây sử sụng môi trường truyền dẫn là gì?
® Nhận xét, bổ sung (nếu cần)
- Mạng không dây các em thường nghe người ta gọi là Wifi ở các tiệm Cafe. Mạng không dây có khả năng thực hiện các kết nối ở mọi thời điểm, mọi nơi trong phạm vi mạng cho phép. Phần lớn các mạng máy tính trong thực tế đều kết hợp giữa kết nối có dây và không dây. Trong tương lai, mạng không dây sẽ ngày càng phát triển.
- Ngoài ra, người ta còn phân loại mạng dựa trên phạm vi địa lí của mạng máy tính thành mạng cục bộ và mạng diện rộng. Vậy mạng cục bộ là gì? 
® Nhận xét
- Còn mạng diện rộng là gì?
®Nhận xét
- Giải thích thêm: các mạng lan thường được dùng trong gia đình, trường phổ thông, văn phòng hay công ty nhỏ.
Còn mạng diện rộng thường là kết nối của các mạng lan.
- Kết hợp SGK trả lời các câu hỏi GV đưa ra
Ghi nhận kiến thức
 - Kết hợp SGK thảo luận trả lời 
- Ghi nhận kiến thức
- Kết hợp SGK thảo luận trả lời 
- Ghi nhận kiến thức
3. Phân loại mạng máy tính
a) Mạng có dây và mạng không dây
- Mạng có dây sử dụng môi trường truyền dẫn là các dây dẫn(cáp xoắn, cáp quang).
- Mạng không dây sử dụng môi trường truyền dẫn không dây(sóng điện từ, bức xạ hồng ngoại).
b) Mạng cục bộ và mạng diện rộng
Mạng cục bộ(Lan - Local Area Network) chỉ hệ thống máy tính được kết nối trong phạm vi hẹp như một văn phòng, một tòa nhà.
Mạng diện rộng(Wan - Wide Area Network) chỉ hệ thống máy tính được kết nối trong phạm vi rộng như khu vực nhiều tòa nhà, phạm vi một tỉnh, một quốc gia hoặc toàn cầu.
Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò của máy tính trong mạng (12’)
- Mô hình mạng máy tính phổ biến hiện nay là gì?
- Theo mô hình này, máy tính được chia thành mấy loại chính. Đó là những loại nào?
- Máy chủ thường là máy như thế nào, có vai trò gì trong mạng?
- Máy trạm là máy như thế nào, có vai trò gì trong mạng?
®Nhận xét, bổ sung (nếu cần)
- Kết hợp SGK, thảo luận trả lời câu hỏi giáo viên đưa ra.
 - Ghi nhận kiến thức.
4. Vai trò của máy tính trong mạng
Mô hình mạng máy tính phổ biến hiện nay là mô hình khách – chủ(client – server):
Máy chủ(server): Là máy có cấu hình mạnh, được cài đặt các chương trình dùng để điều khiển toàn bộ việc quản lí và phân bổ các tài nguyên trên mạng với mục đích dùng chung.
Máy trạm (client, workstation): Là máy sử dụng tài nguyên của mạng do máy chủ cung cấp.
Hoạt động 3: Tìm hiểu lợi ích của mạng máy tính (9’) 
- Nói tới lợi ích của mạng máy tính là nói tới sự chia sẻ(dùng chung) các tài nguyên trên mạng. Vậy lợi ích của mạng máy tính là gì?
- Trả lời theo ý hiểu
- Biết lời ích của mạng máy tính, ghi nhận®
5. Lợi ích của mạng máy tính 
Dùng chung dữ liệu.
Dùng chung các thiết bị phần cứng như máy in, bộ nhớ, các ổ đĩa,
4.4 Củng cố: (2’)
- Nắm được tiêu chí dùng để phân biệt mạng LAN và mạng WAN.
- Biết được sự giống nhau và khác nhau giữa mạng có dây và mạng không dây.
- Nắm vững vai trò và lợi ích của mạng máy tính.
4.5. Hướng dẫn về nhà:(1’)
- Đọc trước nội dung bài mới: Mạng thông tin toàn cầu Internet
- Trả lời câu hỏi và làm bài tập SGK trang 10.
5. RÚT KINH NGH ... ..................................................................................................................................................................................................................................................
———»@@&??«———
Tiết 30
Bài8 : phÇn mÒm tr×nh chiÕu
Ngày soạn:28/03/2011
Ngày dạy: 31/03. 9B – 07/04. 9A
1. MỤC TIÊU
1.1.Kiến thức:
	- Biết được mục đích sử dụng các công cụ hỗ trợ trình bày và phần mềm trình chiếu là công cụ hỗ trợ hiệu quả nhất.
	- Biết được một số chức năng chính của phần mềm trình chiếu nói chung.
1.2. Kỹ năng
Học sinh nhận thức được vai trò của phần mềm trình chiếu như là một cộng cụ hiệu quả để hỗ trợ trình bày, thuyết trình.
1.3. Thái độ:
Có ý thức bảo vệ thông tin trên máy tính, Yêu thích môn học.
2. Chuẩn bị:
2.1Giáo viên: Giáo án + tài liệu tham khảo
2.2 Học sinh: Xem bài trước ở nhà.
3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Sử dụng phương pháp nêu và giải quyết vấn đề.
- Phương pháp dạy học trực quan
- Phương pháp thực hành giúp học sinh nhớ ngay kiến thức mới học
4. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
4.1. Ổn định lớp (1')
Kiểm tra sĩ số:	Lớp 9A: 27	; Vắng: 
	Lớp 9B: 31	; Vắng: 
4.2. Kiểm tra bài cũ (thông qua)
4.3. Bài mới
Hoạt động của Giáo Viên
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1. Tìm hiểu ứng dụng của phần mềm trình chiếu (20')
- Nhắc lại khái niệm về phần mềm trình chiếu?
- Trong trường chúng ta phần mềm trình chiếu dùng để làm gì?
→Nhận xét, chốt lại
- Ngoài ra, em còn thấy người ta sử dụng bài trình chiếu ở đâu?
-Ngoài khả năng soạn thảo chỉnh sửa thì phần mềm trình chiếu còn có khả năng nào khác?
- Nêu lại khái niệm
- Thảo luận trả lời
- Ghi nhận
- Thảo luận trả lời câu hỏi giáo viên.
3. Ứng dụng của phần mềm trình chiếu
- Trong nhà trường: tạo các bài giảng điện tử phục vụ dạy và học, các bài kiểm tra trắc nghiệm,..
- Sử dụng các cuộc họp, hội thảo,..
Hoạt động 2. Tìm hiểu các công cụ hổ trợ xưa và nay(15')
Hướng dẫn học sinh hoạt động nhóm dựa vào bài đọc thêm số 5 để trả lời câu hỏi: 
- Các công cụ hỗ trợ trình bày từ xưa đến nay?
- Phần mềm trình chiếu đầu tiên dùng cho máy tính do hãng nào sản xuất?
- Hiện nay phần mềm trình chiếu nào được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới. Do hãng nào sản xuất?
→Nhận xét, bổ sung
Dựa vào SGK thảo luận trả lời
- Lần lượt đại diện các nhóm trình bày kết quả
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung (nếu có)
Biết được các công cụ hổ trợ trình bày xưa và nay
4. 4 CỦNG CỐ (8’)
- Nêu một vài ứng dụng của phần mềm trình chiếu?
- Nếu thầy cô sử dụng bài giảng điện tử để giảng nội dung bài học, giờ học sẽ sinh động và dễ hiểu hơn rất nhiều so với viết trên bảng. Em hãy liệt kê một số môn học có sử dụng bài giảng điện tử và giải thích tại sao giờ học lại sinh động và dễ hiểu hơn.
4. 5 HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (1’)
- Yêu cầu học sinh về nhà học bài
- Xem trước bài 
5. RÚT KINH NGHIỆM.
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
———»@@&??«———
Tiết 31
Bài 9 : bµi tr×nh chiÕu
Ngày soạn:11/03/2011
Ngày dạy: 14/03. 9B – 21/04. 9A
1. MỤC TIÊU
1.1.Kiến thức:
-	Biết được bài trình chiếu gồm các trang chiếu và các thành phần cơ bản của một bài trình chiếu.
-	Biết cách bố trí nội dung trên trang chiếu và phân biệt được mẫu bố trí.
1.2. Kỹ năng
Bố trí nội dung trên trang chiếu.
1.3. Thái độ:
-	Nghiêm túc, tích cực trong học tập.
-	Phát huy tính tự học, tìm tòi sáng tạo.
2. Chuẩn bị:
2.1Giáo viên: Giáo án + tài liệu tham khảo
2.2 Học sinh: Xem bài trước ở nhà.
3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Sử dụng phương pháp nêu và giải quyết vấn đề.
- Phương pháp dạy học trực quan
- Phương pháp thực hành giúp học sinh nhớ ngay kiến thức mới học
4. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
4.1. Ổn định lớp (1')
Kiểm tra sĩ số:	Lớp 9A: 27	; Vắng: 
	Lớp 9B: 31	; Vắng: 
4.2. Kiểm tra bài cũ (thông qua)
4.3. Bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Nội dung
Hoạt động 1. Tìm hiểu bài trình chiếu và nội dung trang chiếu (15')
Yêu cầu học sinh thảo luận trả lời các câu hỏi sau:
- Bài trình chiếu là gì?
- Nội dung cơ bản trên các trang chiếu gồm có những gì?
→ Nhận xét, chốt lại
- Dựa vào SGK thảo luận trả lời
- Đại diện nhóm trả lời câu hỏi giáo viên đưa ra
- Nhóm khác nhận xét bổ sung
- Ghi nhận kiến thức
1. Bài trình chiếu và nội dung trang chiếu
- Bài trình chiếu là tập hợp các trang chiếu được đánh số thứ tự và được lưu trên máy tính dưới dạng một tệp.
- Nội dung trên các trang chiếu có thể là: văn bản, hình ảnh 
Hoạt động 2. Bố trí nội dung trên trang chiếu (20')
- Cho HS quan sát một cuốn sách và yêu cầu các em nhận xét về cấu trúc cuốn sách.
- Tương tự như một cuốn sách, một bài trình chiếu gồm có trang đều tiên và người ta thường gọi là trang tiêu đề. Theo em trang tiêu đề thường ghi nội dung gì?
→ nhận xét, chốt lại
- Cho HS quan sát hình 64 SGK.
- Phụ thuộc vào dạng nội dung (văn bản, hình ảnh,...), cách bố trí nội dung trên các trang chiếu có thể khác nhau. Tuy nhiên, mỗi trang chiếu thường có nội dung văn bản làm tiêu đề trang và nằm ở trên cùng.
Yêu cầu HS thảo luận nhóm phân tích để xem các mẫu sử dụng trong tình huống nào cho thích hợp?
→Nhận xét chốt lại
- Gồm có trang bìa với tên sách, tác giả,. tiếp theo bên trong là nội dung chính.
- Trả lời theo sự nhận xét của mình
- Biết được, tiêu đề là dòng ngắn ngọn nêu lên đề tài mà minh cần nói đến.
Thảo luận và trình bày ý kiến. Các nhóm nhận xét và phân tích để làm rỏ vấn đề.
Ghi nhận kiến thức
2. Bố trí nội dung trang chiếu
 Các phần mềm trình chiếu thường có sẵn các mẫu bố trí để áp dụng cho việc trình bày nội dung trên trang chiếu
4. 4 CỦNG CỐ (8’)
- Yêu cầu một vài học sinh nhắc lại kiến thức đã học
 - Trả lời các câu hỏi sau:
1. Ta có thể thêm trang mới vào bất cứ vị trí nào, trước hoặc sau một trang chiếu hiện có?
a. Đúng 	b. Sai 
2. Chúng ta gọi một cách ngắn gọn các nội dung trên các trang chiếu là: 
a. Văn bản b. Hình ảnh 	c. Âm thanh d. Đối tượng
3. Một bài trình chiếu thường có trang đầu tiên cho biết:
a. Chủ đề của bài trình chiếu 
b. Nội dung chính của bài trình chiếu
c. Các hình ảnh sử dụng chính trong bài trình chiếu
d. Các đoạn phim sử dụng chính trong bài trình chiếu 
4. 5 HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (1’)
- Xem lại những phần đã học.
- Trả lời câu hỏi 1 và câu hỏi 2 trang 86.
- Chuẩn bị các nội dung tiếp theo trong bài.
5. RÚT KINH NGHIỆM.
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
———»@@&??«———
Tiết 32
Bài 9 : BµI TR×NH CHIÕU
Ngày soạn:11/03/2011
Ngày dạy: 14/03. 9B – 21/04. 9A
1. MỤC TIÊU
1.1.Kiến thức:
- Nhận biết được các thành phần trên giao diện của phần mềm trình chiếu PowerPoint.
- Biết cách nhập nội dung văn bản vào các khung văn bản có sẵn trên trang chiếu.
1.2. Kỹ năng
Tạo nhanh nội dung cho trang chiếu.
1.3. Thái độ:
- Nghiêm túc, tích cực trong học tập.
- Phát huy tính tự học, tìm tòi sáng tạo.
2. Chuẩn bị:
2.1Giáo viên: Giáo án + tài liệu tham khảo
2.2 Học sinh: Xem bài trước ở nhà.
3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Sử dụng phương pháp nêu và giải quyết vấn đề.
- Phương pháp dạy học trực quan
- Phương pháp thực hành giúp học sinh nhớ ngay kiến thức mới học
4. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
4.1. Ổn định lớp (1')
Kiểm tra sĩ số:	Lớp 9A: 27	; Vắng: 
	Lớp 9B: 31	; Vắng: 
4.2. Kiểm tra bài cũ (thông qua)
4.3. Bài mới
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Nội dung
Hoạt động 1. Tạo nội dung văn bản cho trang chiếu (15')
Trên một trang chiếu, thành phần nào là quan trong nhất?
→Nhận xét
- Văn bản thường nằm ở đâu?
- Khung văn bản có hình dạng như thế nào?
- Làm sao để nhập nội dung van bản vào khung văn bản?
→Nhận xét, ghi nhận kiến thức
- Trả lời theo ý hiểu
- Biết được thông tin dạng văn bản là thành phần quan trọng
Thảo luận, lần lượt trả lời các câu hỏi giáo viên đưa ra
3. Tạo nội dung văn bản cho trang chiếu
Nội dung văn bản được nhập vào các khung văn bản trên trang chiếu và chỉ có thể nhập văn bản vào các khung này
Hoạt động 2. Tìm hiểu phần mềm trình chiếu PowerPoint (25')
- Hãy nêu vài phần mềm trình chiếu mà em biết?
- Phần mềm trình chiếu nào đang được sử dụng phổ biến nhất?
→Nhận xét, Có nhiều phần mềm trình chiếu khác nhau, trong đó phần mềm PowerPoint của Microsoft hiện đang được sử dụng phổ biến nhất. 
- Cho học sinh quan sát hình 67 SGK, nêu những thành phần tương tự như trong Word, Excel
→Nhận xét
- Phần mềm trình chiếu còn có những thành phần nào khác và những thành phần đó có tác dụng gì?
→ Nhận xét, bổ sung (nếu cần)
Trả lời theo sự hiểu biết của mình
Biết, ghi nhận kiến thức
- Quan sát và nêu lên những thành phần mà em biết.
- Nhận biết được các thành phần
Quan sát trả lời
Ghi nhận kiến thức
4. Phần mềm trình chiếu PowerPoint
Microsoft PowerPoint là phần mềm trình chiếu hiện đang được sử dụng phổ biến nhất
- Ngoài các bảng chọn, thanh công cụ và nút lệnh quen thuộc giống như trong chương trình Word và Excel, màn hình này còn có thêm các đặc điểm sau đây: 
+ Trang chiếu: Nằm ở vùng chính của cửa sổ, trang chiếu được hiển thị sẵn sàng để nhập nội dung. 
+ Bảng chọn Slide Show (trình chiếu): Bao gồm các lệnh dùng để thiết đặt trình chiếu. 
- Ngăn bên trái hiển thị biểu tượng các trang chiếu. Khi cần làm việc với một trang chiếu cụ thể, ta chỉ cần nháy chuột vào biểu tượng của nó.
4. 4 CỦNG CỐ (3’)
Yêu cầu một vài học sinh nhắc lại kiến thức đã học
4. 5 HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (1’)
- Xem lại những phần đã học.
- Trả lời câu hỏi 3, 4, 5, 6 (Trang 86 - SGK).
- Xem lại tất cả các bài lí thuyết chương I,II,III để tiết sau ôn tập lí thuyết chuẩn bị cho "Kiểm tra"
5. RÚT KINH NGHIỆM.
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
———»@@&??«———

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 1+4- lop 9.doc