I.MỤC TIÊU:
1.Kiến thức
- Hiểu và nắm được khái niệm sắp xếp dữ liệu, lọc dữ liệu.
- Vận dụng được các thao tác sắp xếp, lọc dữ liệu để làm bài tập.
2. Kỹ năng
- Thực hiện được các thao tác sắp xếp dữ liệu trong trang tính
- Thực hiện được cách lọc dữ liệu theo yêu cầu cụ thể
- Từ việc sắp xếp dữ liệu, học sinh có thể so sánh dữ liệu trong cùng một bảng tính.
3.Thái độ
- Nghiêm túc học tập, cẩn thận trong quá trình thực hành phòng máy
- Tác phong làm việc khoa học, chính xác.
II.PHƯƠNG PHÁP
- Thuyết trình.
- Vấn đáp.
- Thực hành.
Phòng GD-ĐT Hải Lăng Trường THCS Thị Trấn Hải Lăng GIÁO ÁN Tiết 47,48 : Bài thực hành 8: AI LÀ NGƯỜI HỌC GIỎI I.MỤC TIÊU: 1.Kiến thức - Hiểu và nắm được khái niệm sắp xếp dữ liệu, lọc dữ liệu. - Vận dụng được các thao tác sắp xếp, lọc dữ liệu để làm bài tập. 2. Kỹ năng - Thực hiện được các thao tác sắp xếp dữ liệu trong trang tính - Thực hiện được cách lọc dữ liệu theo yêu cầu cụ thể - Từ việc sắp xếp dữ liệu, học sinh có thể so sánh dữ liệu trong cùng một bảng tính. 3.Thái độ - Nghiêm túc học tập, cẩn thận trong quá trình thực hành phòng máy - Tác phong làm việc khoa học, chính xác. II.PHƯƠNG PHÁP Thuyết trình. Vấn đáp. Thực hành. III.CHUẨN BỊ Giáo viên Giáo án, máy tính, sgk. Chuẩn bị phòng máy thực hành. Chuẩn bị thêm các bài tập mẫu. Học sinh Sách giáo khoa, vở, bút. III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP Ổn định lớp học Giữ trật tự lớp học. Kiểm tra sĩ số. Kiểm tra bài cũ Câu 1: Nêu các thao tác sắp xếp dữ liệu theo thứ tự tăng dần? Câu 2: Nêu các bước để lọc dữ liệu? Đặt vấn đề - Ở tiết trước chúng ta đã học bài Sắp xếp và lọc dữ liệu. Để hiểu rõ hơn về thao tác Sắp xếp và lọc dữ liệu thì chúng ta sẽ đi vào bài thực hành ngày hôm nay. Bài thực hành 8: “ Ai là người học giỏi ”. Bài mới Giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 1: Sắp xếp và lọc dữ liệu GV: Chia học sinh ra thành 6 nhóm, hai nhóm chịu trách nhiệm một đáp án một câu nhỏ. Nhóm 1,4: a Nhóm 2,5: b Nhóm 3,6: c HS: Làm theo yêu cầu của giáo viên GV: Cho học sinh mở bảng tính Bang diem lop em để thực hành bài tập 1(Sgk trang 77) HS: Thực hiện. GV: Nhắc học sinh sau khi sắp xếp, danh sách trang tính đã bị thay đổi, để lấy lại trang tính như ban đầu cho bạn khác thực hiện lại nên không được lưu lại kết quả. GV: Trước khi cho học sinh thực hiện giáo viên gọi học sinh nhắc lại lý thuyết. Ví dụ: Nêu các thao tác sắp xếp dữ liệu? HS: Trả lời các câu hỏi. GV: Cho các nhóm thảo luận và thực hiện trên máy tính của nhóm(mỗi nhóm mỗi máy tính. HS: Tiến hành thảo luận và thực hiện. GV: Gọi 3 nhóm lên máy tính của giáo viên thực hiện cho cả lớp xem. HS: Mỗi nhóm cử đại diện lên thực hiện. Các nhóm còn lại nhận xét, nếu sai thì thực hiện lại. GV: Thực hiện lại và chiếu đáp án cho học sinh xem. HS: Chú ý. Bài tập 1: a) Thực hiện các thao tác sắp xếp theo điểm các môn học và trung bình. b) Thực hiện các thao tác lọc dữ liệu để chọn các bạn có điểm 10 môn Tin học. c) Hãy lọc ra các bạn có điểm trung bình cả năm là ba điểm cao nhất và các bạn có điểm trung bình là hai điểm thấp nhất Hoạt động 2: Lập trang tính, sắp xếp và lọc dữ liệu GV: Yêu cầu mở lại các trang tính Cac nuoc DNA đã được tạo và lưu trong bài thực hành 6. Gv: Tương tự hoạt động 1, bài tập 2 này cũng chia các nhiệm vụ cho các nhóm thực hiện. HS: Các nhóm thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên. Bài tập 2: a, Mở bảng tính Cac nuoc DNA đã được tạo và lưu trong bài thực hành 6 với dữ liệu các nước trong khu vực Đông Nam Á như hình 95 sgk. b, Hãy sắp xếp các nước theo Diện tích tăng dần hoặc giảm dần. Dân số tăng dần hoặc giảm dần. Mật độ dân số tăng dần hoặc giảm dần. Tỉ lệ dân số thành thị tăng dần hoặc giảm dần. c, Sử dụng công cụ lọc để: Lọc ra các nước có diện tích là năm diện tích lớn nhất. Lọc ra các nước có có số dân là ba số dân ít nhất. Lọc ra các nước có mật độ dân số thuộc ba mật độ dân số cao nhất. Hoạt động 3: Tìm hiểu thêm về sắp xếp và lọc dữ liệu GV: Yêu cầu học sinh mở trang tính của bài tập 2 Chọn ô C16, thực hiện sắp xếp và lọc dữ liệu kết quả như thế nào? Chọn ô E18, thực hiện sắp xếp và lọc dữ liệu kết quả như thế nào? -->Từ hai thao tác trên em có thể rút ra kết luận gì? HS: Trả lời máy thông báo lỗi và không thực hiện được sắp xếp và lọc dữ liệu. GV: Hướng dẫn cho học sinh cách chèn thêm một hàng trống và cột vào giữa hai hàng. HS: Chú ý lắng nghe. GV: Tương tự giáo viên chia công việc cho các nhóm thực hiện. HS: Thảo luận. GV: Quan sát và hướng dẫn học sinh thực hành. GV: Nhận xét và thực hiện lại cho học sinh xem. Bài tập 3: a) Sử dụng trang tính của Bài tập 2, hãy nháy chuột tại một ô ngoài danh sách dữ liệu. Thực hiện các thao tác sắp xếp hoặc lọc dữ liệu. Các thao tác đó thực hiện được không? Tại sao? b) Hãy chèn thêm ít nhất một hàng trống vào giữa hai nước Ma-lai-xia và Mi-an-ma. Nháy chọn ô C3 và thực hiện một số thao tác sắp xếp và lọc dữ liệu. Quan sát kết quả nhận được và cho nhận xét. c) Sử dụng lại trang tính của Bài tập 2, hãy chèn thêm ít nhất một cột trống vào giữa cột D và cột E. Thực hiện các thao tác sắp xếp và lọc dữ liệu tương tự như câu a). Cho nhận xét về kết quả nhận được. IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ: 1. Củng cố: - Nhận xét kết quả thực hành - Nêu lại các bước sắp xếp và lọc dữ liệus 2. Dặn dò: - Về nhà làm lại các thao tác đã thực hành. - Đọc và tìm hiểu trước bài 9 “Trình bày dữ liệu bằng biểu đồ” SGK, trang 79 V. RÚT KINH NGHIỆM ............................................................................................................................................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: