Giáo án Tin học 7 - Tiết 45, Bài 8: Lặp với số lần chưa biết trước (Tiếp theo) - Năm học 2010-2011 - Chu Quốc Tài

Giáo án Tin học 7 - Tiết 45, Bài 8: Lặp với số lần chưa biết trước (Tiếp theo) - Năm học 2010-2011 - Chu Quốc Tài

I. Mục đích:

 1. Kiến thức:

- Biết được nhu cầu có cấu trúc lặp với số lần chưa biết trước trong ngôn ngữ lập trình.

- Biết ngôn ngữ lập trình dùng cấu trúc lặp với số lần chưa biết trước để chỉ dẫn máy tính thực hiện lặp đi lặp lại công việc đến khi một điều kiện nào đó được thoả mãn.

- Hiểu được hoạt động của câu lệnh lặp với số lần chưa biết trước while do trong ngôn ngữ Pascal.

 2. Kỹ năng:

- Rèn khả năng đọc chương trình, phân tích tác dụng các câu lệnh.

- Viết được câu lệnh lặp ở những bài toán đơn giản.

 3. Thái độ:

 - Ham thích môn học.

 - Tích cực học tập.

II. Chuẩn bị:

1. Đồ dùng dạy học

 - Giáo viên:

 - SGK, tài liệu, giáo án.

 - Đồ dùng dạy học: máy tính.

 - Học sinh:

 - Đọc trước bài và học bài ở nhà.

 - SGK, Đồ dùng học tập.

 2. Phương pháp

 - Phương pháp thử, trực quan, thảo luận nhóm, thực hành.

 

doc 4 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 1149Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học 7 - Tiết 45, Bài 8: Lặp với số lần chưa biết trước (Tiếp theo) - Năm học 2010-2011 - Chu Quốc Tài", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 25/02/2011
Ngày giảng: 26/02/2011
Tiết: 45
Bài 8: LẶP VỚI SỐ LẦN CHƯA BIẾT TRƯỚC (tt)
I. Mục đích:
	1. Kiến thức:
- Biết được nhu cầu có cấu trúc lặp với số lần chưa biết trước trong ngôn ngữ lập trình.
- Biết ngôn ngữ lập trình dùng cấu trúc lặp với số lần chưa biết trước để chỉ dẫn máy tính thực hiện lặp đi lặp lại công việc đến khi một điều kiện nào đó được thoả mãn.
- Hiểu được hoạt động của câu lệnh lặp với số lần chưa biết trước while do trong ngôn ngữ Pascal.
	2. Kỹ năng:
- Rèn khả năng đọc chương trình, phân tích tác dụng các câu lệnh.
- Viết được câu lệnh lặp ở những bài toán đơn giản.
	3. Thái độ:
	- Ham thích môn học.
	- Tích cực học tập.
II. Chuẩn bị:
1. Đồ dùng dạy học
	- Giáo viên:
	- SGK, tài liệu, giáo án.
	- Đồ dùng dạy học: máy tính.
	- Học sinh:
	- Đọc trước bài và học bài ở nhà..
	- SGK, Đồ dùng học tập.
	2. Phương pháp
	- Phương pháp thử, trực quan, thảo luận nhóm, thực hành.
IV. Các hoạt động dạy học:
Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:Kết hợp trong bài.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
GV: Ở các tiết trước chúng ta đã được tìm hiều về các hoạt động lặp với số lần chưa biết trước, biết được cú pháp của câu lệnh và cách hoạt động của nó. Đã tìm hiểu một số ví dụ vận dụng câu lệnh lặp với số lần chưa biết trước vào giải bài toán. Giờ học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu sang ví dụ 5: 
GV ghi đầu bài lên bảng:
GV: Trước khi vào tìm hiểu ví dụ 5 ta cùng nhau nhắc lại kiến thức ở các tiết trước:
?Nêu một vài ví dụ về hoạt động lặp với số lần chưa biết trước?
GV: nhận xét và đưa ra một số ví dụ cho HS 
GV: ?Hãy nêu cú pháp của câu lệnh lặp với số lần chưa biết trước?
GV nhận xét kết luận.
GV: Trong Pascal có những chương trình ngoài việc sử dụng câu lệnh For...do... Ta cũng có thể sử dụng câu lệnh While...do.... thay cho câu lệnh For...do... mà vẫn cho cùng một kết quả. Để hiểu rõ hơn các em tìm hiểu qua ví dụ 5.
GV: Yêu cầu HS đọc đề bài.
?Bài toán trên là hoạt động lặp với số lần biết trước hay lặp với số lần chưa biết trước?
?Đề bài yêu cầu chúng ta làm gì?
?Ta sử dụng câu lệnh lặp nào để giải quyết bài toán?
?Em hãy cho thầy biết cú pháp của câu lệnh For...do...?
GV: Em hãy cho thầy biết giá trị đầu, giá trị cuối và câu lệnh là gì?
Hs: - Giá trị đầu: 1
Giá trị cuối: 100
Câu lệnh: T := T + 1/i;
GV: Cho HS chép chương trình vào vở.
GV: Yêu cầu HS gõ chương trình vào máy và chạy thử.
GV: Nếu sử dụng câu lệnh while do thì điều kiện của chương trình là gì?
GV: Vòng lặp sẽ dừng lại khi nào?
GV: Cho HS chép chương trình vào vở.
GV: Yêu cầu HS gõ chương trình vào máy và chạy thử.
GV: Sau khi chạy thử 2 chương trình, em hãy cho biết kết quả?
GV: Qua ví dụ này cho ta thấy rằng chúng ta có thể sử dụng câu lệnh While...do...thay cho câu lệnh for do. Nhưng tùy trường hợp mà chúng ta sử dụng câu lệnh fordo thay cho câu lệnh whiledo vì lệnh lặp whiledo chỉ phù hợp cho lệnh lặp với số lần chưa biết trước còn câu lệnh fordo phù hợp lệnh lặp với số lần biết trước.
HS: suy nghĩ và trả lời:
HS: Suy nghĩ và trả lời
HS: trả lời:
HS: Viết chương trình tính tổng 
HS: Lệnh lặp fordo
Hs: For := To Do ;
Hs: 
Giá trị đầu: 1
Giá trị cuối: 100
Câu lệnh: T := T + 1/i;
HS: Chép bài vào vở.
HS: Thực hành.
HS: i<=100
HS: Dừng lại khi i>100.
HS: Chép bài.
HS: Thực hành.
HS: Kết quả giống nhau.
Tiết 45:
LẶ P VỚI SỐ LẦN CHƯA BIẾT TRƯỚC (tt)
1. Các hoạt động lặp với số lần chưa biết trước.
Ví dụ:
- Tập lái xe đến khi biết lái
- Học thuộc lòng một bài thơ cho tới khi bố mẹ kiểm tra là đã thuộc thì mới kết thúc, nếu không thì phải học lại
2. Ví dụ về lệnh lặp với số lần chưa biết trước (tt).
cú pháp:   while do ;
Trong đó:
 - Điều kiện thường là một phép so sánh;
 - Câu lệnh có thể là câu lệnh đơn giản hay câu lệnh ghép.
Câu lệnh lặp này được thực hiện như sau:
(1) Kiểm tra điều kiện: 
(2) Nếu điều kiện SAI, câu lệnh sẽ bị bỏ qua và chuyển sang câu lệnh tiếp theo trong chương trình. Nếu điều kiện ĐÚNG, thực hiện câu lệnh và quay lại bước 1. 
Ví dụ 5: 
Viết chương trình tính tổng 
Bài toán trên là hoạt động lặp với số lần biết trước
Phân tích bài toán:
T1=1
T2=T1+1/2
T3=T2+1/3
...
T100=T99+1/100
Nhận xét:
Bắt đầu từ T2 việc tính T được lặp đi lặp lại 99 lần theo quy luật
 Tsau = Ttrước+ 1/i
với i chạy từ 2 ® 100	
*) Giải bài toán bằng câu lệnh lặp với số lần biết trước:
Cú pháp của câu lệnh For...do...
For := To Do ;
Program vidu5_1;
Var i: integer;
 T: real;
Begin
 T:=0;
 For i:=1 to 100 do T:=T+1/i;
 Writeln (T);
End.
Program vidu5_2;
Var i: integer;
 T: real;
Begin
 T:=0;
 i:=1;
 while i<=100 do begin T:=T+1/i; 
 i:=i+1; end;
end. 
Ta có thể sử dụng câu lệnh While...do...thay cho câu lệnh for do
4. Củng cố: 
	?Trong các hoạt động dưới đây, hoạt động nào sẽ được thực hiện lặp lại với số lần chưa biết?
Tính tổng của 20 số tự nhiên đầu tiên.
	B. Nhập một số hợp lệ, ví dụ số nguyên trong khoảng từ 0 đến 10, vào máy tính. Nếu số nhập vào không hợp lệ thì được yêu cầu nhập lại.
	C. Nhập các số nguyên từ bàn phím cho đến khi đủ 50 số.
	D. Nhập các số từ bàn phím và tính tổng cho đến khi lần đầu tiên nhận được tổng lớn hơn 1000 thì kết thúc
	Đáp án: B,D
5. Dặn dò:
	- Về nhà học bài.
	- Xem trước ví dụ 4, phần 3 giờ sau học tiếp.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 8 Lap Voi So Lan Chua Biet Truoc tiet 3.doc