Giáo án Tin học 6 - Tiết 39, Bài 14: Soạn thảo văn bản đơn giản - Năm học 2009-2010

Giáo án Tin học 6 - Tiết 39, Bài 14: Soạn thảo văn bản đơn giản - Năm học 2009-2010

I/ MỤC TIÊU:

• Biết hai kiểu gõ tiếng Việt thông dụng nhất hiện nay là: TELEX và VNI.

• Biết cách gõ văn bản tiếng Việt.

II/ PHƯƠNG PHÁP: Đối thoại, Thảo luận.

III/ CHUẨN BỊ:

• GV: Giáo án, SGK, Máy chiếu.

• HS: SGK.

IV/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

1.Ổn định lớp

2.Kiểm tra bài cũ:

Câu hỏi:

?1 Hãy nêu cách nhanh nhất để khởi động phần mềm soạn thảo văn bản Word?

?2. Liệt kê một số thành phần cơ bản trên văn bản Word?

 

doc 4 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 1535Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học 6 - Tiết 39, Bài 14: Soạn thảo văn bản đơn giản - Năm học 2009-2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 20	Ngày soạn: 03/01/2010
Tiết: 39	Ngày dạy: 06/01/2010
I/ MỤC TIÊU:
Biết được các thành phần cơ bản của một văn bản
Nhận biết được con trỏ soạn thảo, vai trò của nó cũng như cách di chuyển con trỏ soạn thảo.
Biết các quy tắc soạn thảo văn bản bằng Word.
II/ PHƯƠNG PHÁP: Đối thoại, Thảo luận.
III/ CHUẨN BỊ:
GV: Giáo án, SGK.
HS: SGK.
IV/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1.Ổn định lớp
2. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Tìm hiểu các thành phần của văn bản.
GV: Đặt câu hỏi :
?1. Kí tự, dòng, đoạn, trang là gì?
?2.Trong một văn bản gồm những thành phần cơ bản nào?
HS: Nghiên cứu SGK và trả lời.
GV: Nhận xét, bổ sung.
1. Các thành phần của văn bản:
Các thành phần cơ bản của văn bản gồm: Kí tự, từ, câu, dòng, đoạn văn bản và trang văn bản.
Hoạt động 2: Tìm hiểu các thành phần của con trỏ soạn thảo.
GV: Giới thiệu về các đặc điểm của con trỏ soạn thảo.
HS: Nghe và ghi nhớ
GV: Đặt câu hỏi:
?1. Hãy nêu sự giống nhau và khác nhau về ý nghĩa của con trỏ soạn thảo và con trỏ chuột?
?2. Khi di chuyển con trỏ chuột con trỏ soạn thảo có di chuyển theo không?
HS: Nghiên cứu SGK, thảo luận và đại diện nhóm trả lời.
GV: Nhận xét, bổ sung.
2. Con trỏ soạn thảo:
- Con trỏ soạn thảo là một vạch đứng nhấp nháy trên màn hình. Nó cho biết vị trí xuất hiện của kí tự được gõ vào.
- Để di chuyển con trỏ soạn thảo tới vị trí cần thiết, em chỉ cần nháy chuột tại vị trí đó.
Hoạt động 3: Tìm hiểu quy cách gõ văn bản trong Word.
GV: Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin, hiểu và ghi nhớ.
GV: Nêu ví dụ và phân tích ví dụ:
 - Các dấu ngắt câu.
 - Các dấu mở ngoặc và các dấu nháy.
HS: Nghe và ghi nhớ
GV: Tại sao không nên để các dấu cách trước các dấu chấm câu?
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét, bổ sung.
3. Quy tắc gõ văn bản trong Word (SGK)
3. Dặn dò.
Học bài, trả lời các câu hỏi và bài tập SGK trang 74, 75.
Xem trước mục 4.
V/ TỔNG KẾT RÚT KINH NGHIỆM:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần: 21	Ngày soạn: 10/01/2009
Tiết: 39	Ngày dạy: 12/01/2009
I/ MỤC TIÊU:
Biết hai kiểu gõ tiếng Việt thông dụng nhất hiện nay là: TELEX và VNI.
Biết cách gõ văn bản tiếng Việt.
II/ PHƯƠNG PHÁP: Đối thoại, Thảo luận.
III/ CHUẨN BỊ:
GV: Giáo án, SGK, Máy chiếu.
HS: SGK.
IV/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1.Ổn định lớp
2.Kiểm tra bài cũ: 
Câu hỏi:
?1 Hãy nêu cách nhanh nhất để khởi động phần mềm soạn thảo văn bản Word?
?2. Liệt kê một số thành phần cơ bản trên văn bản Word?
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Tìm hiểu cách gõ văn bản chữ Việt.
GV: Đặt câu hỏi :
?1 Để soạn thảo và hiển thị văn bản chữ Việt trên máy tính ta cần thêm các công cụ hỗ trợ nào?
? Tại sao phải có các công cụ hỗ trợ này?
HS: Nghiên cứu SGK và trả lời.
GV: Nhận xét, bổ sung.
GV: Chiếu bảng quy tắc gõ và giải thích.
HS: Lắng nghe, ghi bài.
GV: Đặt câu hỏi, yêu cầu HS viết ra giấy theo 2 kiểu gõ TELEX và VNI và gọi 2 HS lên thực hiện trên máy.
? Để có chữ: “Việt Nam” trên màn hình em gõ như thế nào?
HS1: Trình bày theo kiểu gõ TELEX.
HS2: Trình bày theo kiểu gõ VNI.
GV: Nhận xét và lưu ý HS.
HS: Lắng nghe và ghi bài.
GV: Mở rộng: Giới thiệu 2 chương trình gõ Vietkey và Unikey. Hướng dẫn HS cách chỉnh để có thể gõ dấu.
4. Gõ văn bản chữ Việt:
- Hai kiểu gõ phổ biến nhất hiện nay là kiểu TELEX và kiểu VNI.
- Quy tắc gõ:
Để có chữ
Em gõ (Kiểu TELEX)
Em gõ (kiểu VNI)
ă
aw
a8
â
aa
a6
đ
dd
d9 
ê
ee
e6
ô
oo
o6
ơ
ow hoặc [
o7
ư 
uw hoặc ]
u7
Để có dấu
Huyền 
f
2
Sắc 
s
1
Nặng 
j
5
Ngã 
x
4
Hỏi 
r
3
* Lưu ý: 
- Để gõ chữ Việt cần phải chọn đúng tính năng chữ Việt của chương trình gõ.
- Để hiển thị và in chữ Việt cần chọn đúng phông chữ phù hợp với chương trình gõ.
Hoạt động 2: Củng cố
GV: Gọi 2 HS làm bài tập 2, 3 SGK trang 74
HS: Lên bảng làm.
GV: Nhắc nội dung chính cần ghi nhớ.
 4. Dặn dò.
Học thuộc quy tắc gõ chữ có dấu.
Trả lời câu hỏi 5, 6 SGK trang 75
Đọc bài đọc thêm 6
V/ TỔNG KẾT RÚT KINH NGHIỆM:
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tin6taynguyen(1).doc