Giáo án Tin học 6 - Phần 1 - Năm học 2009-2010 - Trần Thị Phương Uyên

Giáo án Tin học 6 - Phần 1 - Năm học 2009-2010 - Trần Thị Phương Uyên

I. MỤC TIÊU:

- Học sinh nắm được khái niệm thông tin, vai trò của thông tin

- Biết được hoạt động thông tin của con người.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

*GV: Giáo án, SGK, bảng phụ.

* HS: Vở ghi, SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của Giáo Viên Hoạt động của Học Sinh

Hoạt động 1: Thông tin là gì?

- Yêu cầu học sinh thử lấy ví dụ về thông tin mà các em biết?

- Khái niệm thông tin được con người sử dụng hằng ngày. Con người có nhu cầu đọc báo nghe đài, xem ti vi, tham quan du lịch để thu nhận thêm thông tin mới.

- Ví dụ: đám mây đen đùn lên ờ chân trời cho ta biết gì?

- Khi nói về một người nào đó ta cần biết thông tin gì?

- Thông tin có thể ở nhiều dạng thức khác nhau như sóng ánh sáng, sóng âm, kí hiệu viết trên giấy, viết trên gỗ trên đá

- Cùng một thông tin có thể biểu diễn những dữ liệu khác nhau.

- Thông tin có thể bị biến đổi, biến dạng, có thể sao chép, di chuyển

- Yêu cầu học sinh lấy thêm ví dụ những thông tin mà các em tiếp thu hàng ngày.

Hoạt động 2: Hoạt động thông tin của con người

- Thông tin có vai trò gì?

- Thông tin là căn cứ cho những quyết định. Khi nắm được những thông tin nào đó có thể cho ta những quyết định. Lấy ví dụ.

Gv: Vậy hoạt động thông tin là gì?

- Thông tin và sự phát triển của nhân loại. Toàn bộ tri thức của nhân loại chính là lượng thông tin được tích lũy và hệ thống hóa. Nó phản ánh được mức độ tiến hóa của nhân loại. Việc học tập chính là quá trình dạy – học của thầy và trò bao gồm yếu tố truyền, tiếp nhận và làm giàu thông tin – tri thức của nhân loại.

GV: Trong các quá trình của hoạt động thông tin thì xử lí thông tin là quá trình đóng vai trò quan trọng nhất. Vì mục đích chính của xử lí thông tin là đem lại sự hiểu biết cho con người, trên cơ sở đó mà con người có thể có những kết luận và quyết định cần thiết.

- Việc nắm và phân tích thông tin có ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế xã hội của mọi quốc gia.

Hoạt động 3: Luyện tập củng cố và dặn dò.

-Củng cố:

 - Yêu cầu nhắc lại thông tin là gì? Lấy ví dụ minh họa.

 - HS nêu và lấy ví dụ

 - Hãy nêu một vài ví dụ về những thông tin mà con người thu nhận được bằng các giác quan khác nhau?

 - HS lấy ví dụ

-Dặn dò:

 - Học theo sách và tự trả lời các câu hỏi 1, 2

- HS lấy ví dụ

Ví dụ: Tấm biển chỉ đường hướng dẫn em cách đi đến một nơi cụ thể nào đó.

Tiếng trống trường báo cho em đến giờ ra chơi hay vào lớp

- Thông tin là tất cả những gì đem lại sự hiểu biết về thế giới xung quanh (sự vật, sự kiện ) và về chính con người.

- Hs ghi ví dụ, lắng nghe.

- HS lấy ví dụ

- Hs trả lời.

Hs: Hoạt động thông tin bao gồm việc tiếp nhận, xử lí, lưu trữ và trao đổi thông tin. Xử lý thông tin đóng vai trò quan trọng vì nó đem lại sự hiểu biết cho con người

Hs trả lời.

Lấy ví dụ

Chú ý lắng nghe

 

doc 30 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 1245Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tin học 6 - Phần 1 - Năm học 2009-2010 - Trần Thị Phương Uyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1
Ngày soạn :24/08/2009
Ngày giảng:25/08/2009
TIẾT 1 CHƯƠNG I. LÀM QUEN VỚI TIN HỌC VÀ MÁY TÍNH ĐIỆN
Bài 1 THÔNG TIN VÀ TIN HỌC
I. MỤC TIÊU:
- Học sinh nắm được khái niệm thông tin, vai trò của thông tin
- Biết được hoạt động thông tin của con người.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
*GV: Giáo án, SGK, bảng phụ.
* HS: Vở ghi, SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của Giáo Viên
Hoạt động của Học Sinh
Hoạt động 1: Thông tin là gì?
- Yêu cầu học sinh thử lấy ví dụ về thông tin mà các em biết?
- Khái niệm thông tin được con người sử dụng hằng ngày. Con người có nhu cầu đọc báo nghe đài, xem ti vi, tham quan du lịch  để thu nhận thêm thông tin mới.
- Ví dụ: đám mây đen đùn lên ờ chân trời cho ta biết gì?
- Khi nói về một người nào đó ta cần biết thông tin gì?
- Thông tin có thể ở nhiều dạng thức khác nhau như sóng ánh sáng, sóng âm, kí hiệu viết trên giấy, viết trên gỗ trên đá
- Cùng một thông tin có thể biểu diễn những dữ liệu khác nhau.
- Thông tin có thể bị biến đổi, biến dạng, có thể sao chép, di chuyển 
- Yêu cầu học sinh lấy thêm ví dụ những thông tin mà các em tiếp thu hàng ngày.
Hoạt động 2: Hoạt động thông tin của con người
- Thông tin có vai trò gì?
- Thông tin là căn cứ cho những quyết định. Khi nắm được những thông tin nào đó có thể cho ta những quyết định. Lấy ví dụ.
Gv: Vậy hoạt động thông tin là gì?
- Thông tin và sự phát triển của nhân loại. Toàn bộ tri thức của nhân loại chính là lượng thông tin được tích lũy và hệ thống hóa. Nó phản ánh được mức độ tiến hóa của nhân loại. Việc học tập chính là quá trình dạy – học của thầy và trò bao gồm yếu tố truyền, tiếp nhận và làm giàu thông tin – tri thức của nhân loại.
GV: Trong các quá trình của hoạt động thông tin thì xử lí thông tin là quá trình đóng vai trò quan trọng nhất. Vì mục đích chính của xử lí thông tin là đem lại sự hiểu biết cho con người, trên cơ sở đó mà con người có thể có những kết luận và quyết định cần thiết.
- Việc nắm và phân tích thông tin có ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế xã hội của mọi quốc gia.
Hoạt động 3: Luyện tập củng cố và dặn dò.
-Củng cố: 
 - Yêu cầu nhắc lại thông tin là gì? Lấy ví dụ minh họa.
 - HS nêu và lấy ví dụ
 - Hãy nêu một vài ví dụ về những thông tin mà con người thu nhận được bằng các giác quan khác nhau?
 - HS lấy ví dụ
-Dặn dò: 
 - Học theo sách và tự trả lời các câu hỏi 1, 2
HS lấy ví dụ
Ví dụ: Tấm biển chỉ đường hướng dẫn em cách đi đến một nơi cụ thể nào đó.
Tiếng trống trường báo cho em đến giờ ra chơi hay vào lớp
- Thông tin là tất cả những gì đem lại sự hiểu biết về thế giới xung quanh (sự vật, sự kiện) và về chính con người.
- Hs ghi ví dụ, lắng nghe.
- HS lấy ví dụ
- Hs trả lời.
Thông tin vào
Xử lý
Thông tin ra
Hs: Hoạt động thông tin bao gồm việc tiếp nhận, xử lí, lưu trữ và trao đổi thông tin. Xử lý thông tin đóng vai trò quan trọng vì nó đem lại sự hiểu biết cho con người
Hs trả lời.
Lấy ví dụ
Chú ý lắng nghe
IV. Rút kinh nghiệm:
Tuần 1
Ngày soạn :24/08/2009
Ngày giảng:27/08/2009
Tiết 2 Bài 1 	THÔNG TIN VÀ TIN HỌC (tt)
I. MỤC TIÊU:
+Học sinh tiếp tục tìm hiểu các khái niệm thông tin?
+Tiếp tục tìm hiểu hoạt động thông tin của con người.
+Tìm hiểu hoạt động thông tin và tin học.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
*GV: Giáo án, SGK, bảng phụ.
* HS: Vở ghi, SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của Giáo Viên
Hoạt động của Học Sinh
Hoạt động 1: bài cũ
Câu 1: Thông tin là gì? Cho 1 ví dụ cụ thể về thông tin?
Câu 2: Những hoạt động thông tin của con người là gì? Hoạt động nào là quan trọng nhất? vì sao?
Hoạt động 2: Giới thiệu bài mới
Gv: Ở tiết trước, chúng ta đã tìm hiểu về thông tin, hoạt động thông tin của con người. Hôm nay, ta sẽ tìm hiểu về mối tương quan giữa hoạt động thôn tin và tin học.
Hoạt động 3: Hoạt động thông tin và tin học
-Hoạt động thông tin của con người được tiến hành trước hết là nhờ các giác quan và bộ não. Các giác quan giúp con người trong việc tiếp nhận thông tin. bộ não con người thực hiện xử lí và lưu trữ những thông tin thu nhận được.
Ví dụ: Cắn trái ớt ta có cảm nhận được vị cay trong miệng _ vị giác.
-Tuy nhiên, khả năng của các giác quan và bộ não con người trong các hoạt động thông tin còn hạn chế. Chẳng hạn mắt của ta không thể nhìn quá xa hay những vật quá bé; cũng không thể tính nhẩm nhanh những con số quá lớn 
-Chính vì vậy con người không ngừng sáng tạo ra các công cụ và phương tiện giúp mình vượt qua những giới hạn ấy.
Ví dụ: con người có thể nhìn xa hơn với ống nhòm, hay có thể nhìn thấy những vật thể nhỏ bé (như vi trùng, vi khuẩn) bằng kính hiển vi.
Gv:Trong giai đoạn đầu, máy tính điện tử được làm ra với mục đích trợ giúp công việc tính toán thuần tuý của con người.
-Với sự ra đời của máy tính, con người cũng tập trung trí tuệ từng bước xây dựng ngành khoa học tương ứng đó là ngành tin học. 
-Ngành tin học có những đặc điểm tương tự như những ngành khoa học khác nhưng cũng có một số đặc thù riêng. Một trong những đặc thù đó là quá trình nghiên cứu và triển khai các ứng dụng không tách rời việc phát triển và sử dụng máy tính điện tử.
-Nhờ sự phát triển của tin học, máy tính điện tử không chỉ là công cụ trợ giúp tính toán thuần tuý mà còn có thể hỗ trợ con người trong nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sống.
-Yêu cầu học sinh lấy thêm ví dụ về những công cụ và phương tiện giúp con người vượt qua hạn chế của các giác quan và bộ não.
Hoạt động 4: Luyện tập củng cố và dặn dò.
-Củng cố: 
 (1)Cho1 ví dụ cụ thể về thông tin mà em hay tiếp nhận hằng ngày?
(2)Hãy nêu ví dụ về những thông tin mà con người có thể tiếp nhận được bằng các giác quan?
(3)Tương quan giữa hoạt động thông tin và tin học?
-Dặn dò: 
 Trả lời câu hỏi bài tập 3, 5 trang 5sgk vào trong vở.
Đọc truớc bài 2: “Thông tin và biểu diễn thông tin”.
Hs: Là nhữn gì đem lại sự hiểu biết cho con người.
Hs cho ví dụ.
Hs:Hoạt động thông tin của con người gồm: tiếp nhận, xử lý, lưu trữ, trao đổi.
Xử lý là quan trọng nhất, vì nó đem lại sử hiểu biết cho con người.
Hs lắng nghe.
- Một trong các nhiệm vụ của tin học là nghiên cứu các hoạt động thông tin của con người một cách tự động thông qua máy tính điện tử
è Hs cho ví dụ( kính hiển vi,máy bay: Giúp con người bay được trên không trung)
à Hs trả lời.
à Hs cho ví dụ (mỗi giác quan là 1 ví dụ)
à Một trong các nhiệm vụ chính của tin học là nghiên cứu việc thực hiện các hoạt động thông tin một cách tự động nhờ sự trợ giúp của máy tính điện tử.
Chú ý lắng nghe
IV. Rút kinh nghiệm:
Tuần 2
Ngày soạn :30/08/2009
Ngày giảng:01/09/2009
Tiết 3 Bài 2 	THÔNG TIN VÀ BIỂU DIỄN THÔNG TIN
I. MỤC TIÊU:
- Học sinh nắm được các dạng thông tin cơ bản 
- Biết được biểu diễn thông tin là gì? Biểu diễn thông tin bằng máy tính.
- Vai trò của biểu diễn thông tin.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
*GV: Giáo án, SGK, bảng phụ, các câu hỏi, ví dụ.
* HS: Vở ghi, SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của Giáo Viên
Hoạt động của Học Sinh
Hoạt động 1: bài cũ
- Yêu cầu nhắc lại thông tin là gì? Lấy ví dụ minh họa.Hãy nêu một vài ví dụ về những thông tin mà con người thu nhận được bằng các giác quan khác nhau?
- Nêu ví dụ về hoạt động thông tin của con người ; tìm ví dụ về công cụ và phương tiện để con người khắc phụ những hạn chế của giác quan
Hoạt động 2 : Các dạng thông tin cơ bản
Gv: Hoạt độn thông tin của con người được tiến hành trước hết là nhờ vào giác quan và bộ não. Vậy con người có thể tiếp nhận thông tin qua các giác quan nào?
Gv: Tương ứng với các giác quan đó, hãy suy nghĩ xem có những dạng thông tin nào?
+ Thế giới quanh ta rất đa dạng nên có nhiều dạng thông tin khác nhau và mỗi dạng có cách thể hiện khác nhau. Tuy nhiên ở đây ta chỉ quan tâm tới ba dạng thông tin cơ bản thường gặp trong cuộc sống và cũng là ba dạng thông tin chính trong tin học, đó là: văn bản, âm thanh, hình ảnh.
+ Dạng văn bản: đây là dạng thông tin quen thuộc nhất và thường gặp nhất trên các phương tiện mang thông tin như: tờ báo, cuốn sách, vở ghi bài, tấm bia,
+ Dạng hình ảnh: bức tranh vẽ, bức ảnh chụp, bản đồ, băng hình, biển báo hiệu là những phương tiện mang thông tin dạng hình ảnh.
+ Dạng âm thanh: tiếng nói con người, tiếng sóng biển, tiếng đàn, tiếng chim hót,  là thông tin dạng âm thanh. Băng từ, đĩa từ,  có thể dàng làm vật chứa thông tin dạng âm thanh.
- Với sự phát triển của khoa học – kĩ thuật, trong tương lai con người sẽ có khả năng thu thập, lưu trữ và xử lí các dạng thông tin mới khác.
Hoạt động 3 : Biểu diễn thông tin
* Biểu diễn thông tin:
Gv: Biểu diễn thông tin là cách mà ta thể hiện thông tin dưới dạng cụ thể nào đó.
+ Ngoài ba dạng thông tin cơ bản là văn bản, hình ảnh, âm thanh, thông tin còn có thể được biểu diễn bằng nhiều cách khác nhau nữa
Ví dụ: 
+người khiếm thính có thể dùng nét mặt và cử động của bàn tay để thể hiện những điều muốn nói.
 +Người khiếm thị có thể dùng các dạng chữ nổi để thể hiện thông tin duới dạng văn bản.
Gv:Biểu diễn thông tin có vai trò quan trọng đối với việc truyền và tiếp nhận thông tin. Vì nếu trong quá trình truyền thông tin mà ta không sử dụng cách biểu diễn thông tin cho phù hợp thì người tiếp nhận sẽ không thể tiếp nhận đươc thông tin chính xác.
Ví dụ: đối với người khiếm thính thì ta không thể dùng các dạng âm thanh để truyền đạt thông tin cho họ được
+ Biểu diễn thông tin dưới dạng phù hợp cho phép lưu giữ và chuyển giao thông tin, không chỉ cho người đương thời mà còn cho cả các thế hệ tương lai.
* Vai trò của biểu diễm thông tin:
+ Không chỉ vậy, biểu diễn thông tin còn có vai trò quyết định đối với mọi hoạt động thông tin nói chung và quá trình xử lí thông tin nói riêng.
-Nó quyết định ở chỗ, nếu biểu diễn thông tin không đúng cách có thể làm cho người khác tiếp nhận thông tin không chính xác, dẫn đến xử lí thông tin có thể sai lệch và làm cho những gì con người hiểu biết được là sai.
-Chính vì vậy, con người không ngừng cải tiến, hoàn thiện và tìm kiếm các phương tiện, công cụ biểu diễn thông tin mới.
Thông tin có thể được biểu diễn bằng nhiều cách khác nhau. Do vậy, việc lựa chọn dạng biểu diễn thông tin tuỳ theo mục đích và đối tượng dùng tin có vai trò quan trọng.
Ví dụ: với người khiếm thính thì không thể dùng âm thanh để biểu diễn thông tin, với người khiếm thị thì không thể dùng hình ảnh.
-Để máy tính có thể trợ giúp con người trong hoạt động thông tin, thông tin cần được biểu diễn dưới dạng phù hợp sao cho máy tính có thể nhận biết và xử lí được. Đối với những máy tính
 thông thường hiện nay, dạng biểu diễn ấy gọi là
dãy bit (còn gọi là dãy nhị phân).
Hoạt động 4: Luyện tập củng cố và dặn dò.
-Củng cố: 
 1.Có mấy dạng thông tin cơ bản? Đó là những dạng nào?
2. Biểu diễn thông tin là gì?
3.Biểu diễn thông tin có vai trò như thế nào đối với hoạt động thông tin?
-Dặn dò: 
Trả lời câu hỏi bài  ... huột.
-Giúp Hs phân biệt khu vực chính của bàn phím, nhóm các phím số, nhóm các phím chức năng.
-Di chuyển chuột, nhắp chuột
4.Tắt máy tính.
- Chọn nút , sau đó nháy chuột vào 
=> Xuất hiện ba sự lựa chọn 
- Cuối cùng chọn 
Hoạt động 3: Luyện tập cũng cố và dặn dò.
-Củng cố: 
Giáo viên nhắc lại cấu trúc chung của máy tính điện tử :
 gồm những bộ phận: Bộ vi xử lý (CPU), 
Thiết bị vào/ra và bộ nhớ của máy tính.
1. Hãy kể tên một vài thiết bị vào/ ra của máy tính mà các em biết?
-Dặn dò: 
Học bài cũ, xem trước bài mới.
-Học sinh: bàn phím, chuột.
-Hs quan sát và lắng nghe.
-Hs quan sát và lắng nghe.
-Học sinh: Xử lí thông tin trong máy tính.
-Học sinh: Cho phép lưu trữ thông tin tạm thời.
- Học sinh: RAM.
-Học sinh quan sát.
-Học sinh: Màn hình, máy in, loa, 
- Học sinh quan sát.
-Học sinh: Đĩa cứng, đĩa mềm, 
- Học sinh quan sát.
-Học sinh: tự trả lời.
-Hs quan sát và lắng nghe.
-Hs quan sát và lắng nghe.
Hs trả lời.
IV. Rút kinh nghiệm:
Tuần 5
Ngày soạn :21/09/2009
Ngày giảng:22//09/2009
Tiết 9 	CHƯƠNG II – PHẦN MỀM HỌC TẬP
 Bài 5 	 LUYỆN TẬP CHUỘT
I. MỤC TIÊU:
Giúp HS hiểu chức năng của chuột.
Biết thao tác với chuột: nhấp chuột, nhấp kép chuột, kéo rê và thả chuột.
HS có kĩ năng sử dụng chuột.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
*GV: Giáo án, SGK, chuột
* HS: Vở ghi, SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của Giáo Viên
Hoạt động của Học Sinh
Hoạt động 1: Giới thiệu chuột
Gv: giới thiệu về cấu tạo của chuột (hình dáng, nút viên bi, trục lăn)
Chuột có chức năng gì ?
Hoạt động 2 : Các thao tác chính với chuột
-GV dùng chuột để hướng dẫn HS thao tác với chuột:
+Dùng tay phải để giữ chuột, ngón trỏ đặt lên nút trái, ngón giữa đặt lên nút phải chuột.
*Các thao tác chính với chuột:
+Di chuyển chuột: Giữ và di chuyển chuột trên mặt phẳng.
+Nháy chuột: Nhấn nhanh nút trái chuột và thả tay.
+Nháy nút phải chuột: Nhấn nhanh nút phải chuột và thả tay.
+Nháy đúp chuột: Nháy nhanh 2 lần liên tiếp nút trái chuột.
+Kéo thả chuột: Nhấn và giữ nút trái chuột, di chuyển đến vị trí đích và thả tay.
Hoạt động 3: Luyện tập sử dụng chuột với phần mếm Mouse skills
-GV giới thiệu phần mềm Mouse Skills và các mức luyện tập như sau:
+Mức 1: Luyện thao tác di chuyển chuột.
+Mức 2: Luyện thao tác nháy chuột.
+Mức 3: Luyện thao tác nháy đúp.
+Mức 4: Luyện thao tác nháy nút phải
+Mức 5: Luyện thao tác kéo thả chuột
Hoạt động 4: Luyện tập
- GV hướng dẫn học sinh luyện tập với phần mềm Mouse Skills theo các bước như sau:
+ Nháy đúp vào biểu tượng con chuột.
+ Nhấn phím bất kì để vào cửa sổ luyện tập chính.
+ Luyện tập các thao tác sử dụng chuột qua từng bước.
*Khi xuất hiện màn hình kết quả thì:
+Nháy nút Try Again nếu luyện tập tiếp.
+Nháy nút Quit để thoát khỏi phần mềm.
Hoạt động 5: Luyện tập cũng cố và dặn dò.
-Củng cố: 
1.Hãy nêu các thao tác chính với chuột.
2.hãy nêu các bước để vào màn hình chính luyện tập của phần mềm Mouse Skills.
-Dặn dò: 
- Học và nắm chắc phần lý thuyết của bài.
-Tập luyện thành thạo các thao tác với chuột.
Hs nghe gv giới thiệu.
- Di chuyển con trỏ và thực hiện các lựa chọn trên màn hình.
Hs lắng nghe và ghi vở
HS quan sát, theo dõi GV làm 
Hs trả lời
- Hs lắng nghe
IV. Rút kinh nghiệm:
Tuần 5
Ngày soạn :21/09/2009
Ngày giảng:24/09/2009
Tiết 10 	THỰC HÀNH – LUYỆN TẬP CHUỘT	
I. MỤC TIÊU:
Giúp HS sử dụng thành thạo con chuột 
HS biết sử dụng các thao tác về chuột trên máy tính
Rèn thao tác nhanh nhẹn khi sử dụng máy tính
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
*GV: Giáo án, SGK, phòng máy
* HS: Vở ghi, SGK, ôn lại các thao tác về chuột.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của Giáo Viên
Hoạt động của Học Sinh
Hoạt động 1 : Khởi động máy
- GV : Yêu cầu HS khởi động máy.
* Khởi động máy:
+ Cắm điện vào máy
+ Bật công tắc màn hình, CPU chờ Windows khởi động xong.
Hoạt động 2: Thực hành các thao tác với chuột
GV dùng chuột để hướng dẫn HS thao tác với chuột:
+Dùng tay phải để giữ chuột, ngón trỏ đặt lên nút trái, ngón giữa đặt lên nút phải chuột.
-Gv cho Hs thực hành với phần mềm Mouskill theo 5 mức đã học ở tiết trước
*Khi xuất hiện màn hình kết quả thì:
+Nháy nút Try Again nếu luyện tập tiếp.
+Nháy nút Quit để thoát khỏi phần mềm.
-GV theo dõi, hướng dẫn, khắc phục những yếu điểm HS còn mắc phải.
-GV có thể căn cứ vào bảng đánh giá để có cho điểm một số HS làm tốt.
Hoạt động 3: Luyện tập cũng cố và dặn dò.
-Dặn dò: 
Về nhà ôn lại các thao tác về chuột.
Tập học cách đánh mười ngón.
-Hs : khởi động máy theo hướng dẫn của Gv
- HS : Làm theo yêu cầu và hướng dẫn của GV
HS tiến hành thực hành theo các yêu cầu trên, 2 em / 1 máy
- Hs chú ý lắng nghe
IV. Rút kinh nghiệm:
Tuần 6
Ngày soạn :28/09/2009
Ngày giảng:29/09/2009
Tiết 11 	Bài 6. HỌC GÕ MƯỜI NGÓN
I. MỤC TIÊU:
HS biết cách gõ mười ngón
Sử dụng thành thạo cách gõ mười ngón .
Rèn tính nhanh nhẹn, linh hoạt cho HS
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
*GV: Giáo án, SGK, phòng máy
* HS: Vở ghi, SGK, ôn lại các thao tác về chuột.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của Giáo Viên
Hoạt động của Học Sinh
Hoạt động 1 : Bài cũ
Nêu các thao tác chính với chuột?
Hoạt động 2 : Bàn phím máy tính
Giới thiệu cho HS các hàng phím của bàn phím máy tính:
+Hàng phím số; hàng phím trên.
+Hàng phím cơ sở (A,B,C,.) trong đó F và J là 2 phím có gai, còn lại là phím xuất phát.
+Hàng phím dưới và các phím khác.
Hoạt động 3: Lợi ích của việc gõ bàn phím bằng mười ngón
Gv:Gõ bàn phím đúng bằng mười ngón có các ích lợi gì?
Hoạt động 4: Tư thế ngồi
Gv:Khi đánh máy tính thì tư thế của người ngồi đánh phải như thế nào?
Hoạt động 5: Luyện tập
GV hướng dẫn HS luyện tập theo các nội dung sau:
a.Cách đặt tay và gõ phím.
+Đặt các ngón tay lên hàng phím cơ sở.
+Nhìn thẳng vào màn hình và không nhìn xuống bàn phím.
+Gõ phím nhẹ nhưng dứt khoát.
+Mỗi ngón tay chỉ gõ một số phím nhất định.
b.Luyện gõ các hàng phím cơ sở.
c.Luyện gõ các hàng phím trên.
d.Luyện gõ các hàng phím dưới.
e.Luyện gõ kết hợp các phím.
g.Luyện gõ các hàng phím số.
h.Luyện gõ kết hợp các phím kí tự trên toàn bàn phím.
i.Luyện gõ kết hợp với phím Shift.
-GV theo dõi hưỡng dẫn HS trong quá trình luyện tập.
Hoạt động 6: Luyện tập cũng cố và dặn dò.
- Củng cố
1.Gõ bàn phím bằng mười ngón có những ích lợi gì.
2.Tư thế của người ngồi đánh máy tính phải như thế nào.3 SGK.
- Dặn dò:
- Học và ghi nhớ nội bài học.
-Vẽ bàn phím ở giấy và luyện tập gõ như đã học trong bài.
- Hs trả lời
HS quan sát, theo dõi việc giới thiệu của GV.
-Có các ích lợi:
+Tốc độ gõ nhanh.
+Gõ chính xác.
Tư thế ngồi phải:
+Thẳng lưng, đầu không ngửa ra sau, mắt nhìn thẳng vào màn hình, bàn phím ở vị trí trung tâm, hai tay thả lỏng.
-HS quan sát, ghi vở, theo dõi và luyện tập theo các nội dung trên
-Hs chú ý lắng nghe
IV. Rút kinh nghiệm:
Tuần 6
Ngày soạn :28/09/2009
Ngày giảng:01/10/2009
Tiết 12 	THỰC HÀNH - HỌC GÕ MƯỜI NGÓN
I. MỤC TIÊU:
HS biết cách gõ mười ngón
Sử dụng thành thạo cách gõ mười ngón .
Rèn tính nhanh nhẹn, linh hoạt cho HS
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
*GV: Giáo án, SGK, phòng máy
* HS: Vở ghi, SGK, ôn lại các thao tác về chuột.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của Giáo Viên
Hoạt động của Học Sinh
Hoạt động 1 : Ổn định 
Ổn định chổ ngồi cho Hs
Yêu cầu Hs khởi động máy
Hoạt động 2: Thực hành
GV : Hướng dẫn cách đặt tay trên bàn phím
- HS : Đặt tay lên bàn phím theo hướng dẫn của GV
- GV : Hướng dẫn cách gõ từng ngón trên bàn phím
Cách đặt tay trên bàn phím
+ Tay trái : ngón trỏ phím F ; ngón giữa phím D ; ngón áp út phím S; ngón út phím A
+ Tay phải : ngón trỏ phím J ; ngón giữa phím K ; ngón áp út phím L; ngón út phím chấm phẩy 
- Cách gõ :
* Tay trái :
+ Ngón út : gõ phím 1-Q-A-Z
+ Ngón áp út : gõ phím 2-W-S-X
+ Ngón giữa : gõ phím 3-E-D-C
+ Ngón trỏ : gõ phím 4-R-F-V-5-T-G-B
* Tay phải :
+ Ngón út : gõ phím 0 – P - ; - /
+ Ngón áp út : gõ phím 9 – O – L - .
+ Ngón giữa : gõ phím 8-I-K-,
+ Ngón trỏ : gõ phím 7-U-J-M-6-Y-H-N
* Ngón cái của bàn tay trái và phải dùng gõ phím Space bar
- GV : Cho HS tập đánh các ngón trên bàn phím khi máy chưa bật
- GV : Sử dụng phầm mền Mario để cho HS tập đánh (BT 1 – 4 )
Hoạt động 3: Luyện tập củng cố và dặn dò.
-Dặn dò: 
Ôn lại cách đặt tay lên bàn phím và cách gõ từng ngón.
- HS : Khởi động máy
- HS chú ý lắng nghe và ghi vở
- HS : Tập đánh
- HS : Đánh theo phần mền Mario
-Hs chú ý lắng nghe
IV. Rút kinh nghiệm:
Tuần 7
Ngày soạn :28/09/2009
Ngày giảng:06/10/2009
Tiết 13 	 SỬ DỤNG PHẦN MỀM MARIO ĐỂ LUYỆN GÕ PHÍM
I. MỤC TIÊU:
-HS biết cách khởi động máy/ thoát khỏi phần mềm. Biết sử dụng các nút điều khiển quan sát để tìm hiểu về hệ mặt trời.
-Thực hiện được việc khởi động / thoát khỏi phần mềm. Thực hiện được các thao tác chuột để sử dụng, điều khiển các nút lệnh cho việc quan sát , tìm hiểu về hệ mặt trời.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
*GV: Giáo án, SGK, Đọc trước tài liệu, phần mềm Solar 3D Simulator.
* HS: Vở ghi, SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của Giáo Viên
Hoạt động của Học Sinh
Hoạt động 1 : Bài cũ
Gv: Hãy khởi động máy tính 
Hoạt động 2: Giới thiệu phần mềm Solar 3D Simulator
Giới thiệu cho HS màn hình khởi động của phần mềm Solar 3D Simulator.
-Giới thiệu và làm mẫu các lệnh điều khiển quan sát:
+Nháy nút orbits: Làm ẩn hoặc hiện quỹ đạo các hành tinh.
+Nháy nút view: quay hệ trong không gian.
+Di chuyển chuột trên thanh zoom: phóng to hoặc thu nhỏ khung hình.
+Di chuyển chuột trên thanh speed: thay đổi vận tốc của các hành tinh.
+Các nút lên, xuống: nâng lên hoặc hạ xuống vị trí quan sát.
+Các nút lên, xuống, trái, phải: dịch chuyển toàn bộ khung.
+Nháy nút màu xanh: xem thông tin chi tiết các vì sao.
Hoạt động 3: Thực hành
- GV thao tác mẫu, hưỡng dẫn HS khởi động phần mềm.
-Thao tác mẫu, hướng dẫn HS thực hành các nội dung sau:
+Quan sát hệ mặt trời, vị trí sao thuỷ, sao kim, sao hoả.
+Quan sát chuyển động của Trái Đất và Mặt Trăng.
+Quan sát hiện tượng nhật thực.
+Quan sát hiện tượng nguyệt thực.
-Hướng dẫn HS cách thoát khỏi phần mềm:
+Nhấn phím Q hoặc chọn File -> Quit.
-GV yêu cầu HS thực hành các nội dung trên.
-GV quan sát, chỉnh sữa các thao tác cho HS.
Hoạt động 4: Luyện tập củng cố và dặn dò.
Củng cố:
- Tổ chức HS trả lời các câu hỏi từ 1->6 ở SGK.
-Yêu cầu HS thoát khỏi phần mềm và tắt máy.
Dặn dò:
- Đọc SGK về hướng dẫn sử dụng phần mềm Solar 3D Simulator để quan sát Trái Đất và các vì sao trong hệ Mặt Trời.
- Xem lại các câu hỏi và nội dung các bài trong chương I và II để giờ sau ôn tập.
- HS : Khởi động máy
- HS quan sát, theo dõi việc giới thiệu của GV.
-Ghi vở các nội dung cần ghi nhớ.
-Theo dõi ghi nhớ những hướng dẫn của GV.
-Tiến hành thực hành các nội dung trên.
- Hs trả lời
-Hs chú ý lắng nghe
IV. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN TIN 6_PHAN 1_UYEN.doc