Giáo án Tin học 10 - Khái niệm soạn thảo văn bản (Tiếp theo) - Năm học 2011-2012 - Bành Nam Cương

Giáo án Tin học 10 - Khái niệm soạn thảo văn bản (Tiếp theo) - Năm học 2011-2012 - Bành Nam Cương

I. Mục đích, yêu cầu:

1. Mục đích:

- Biết các đơn vị xử lí trong văn bản(kí tự, từ, câu, dòng, đoạn, trang).

- Biết các vấn đề liên quan đến soạn thảo văn bản Tiếng Việt.

2. Yêu cầu:

- Thiết bị dạy học: SGK, sách bài tập, giáo án, phòng máy.

- Phương pháp dạy học: Đặt vấn đề.

II. ổn định tình hình lớp:

+ Sĩ số: Có mặt: 43 Vắng mặt: 0

+ ổn định trật tự, tạo tâm lý tốt để bắt đầu tiết học.

 

doc 3 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 1062Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học 10 - Khái niệm soạn thảo văn bản (Tiếp theo) - Năm học 2011-2012 - Bành Nam Cương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS XUÂN MỸ Người soạn: Bành Nam Cương
Tổ bộ môn: Tin học Ngày 11 tháng 6 năm 2011
Lớp học: 10 Phòng: 1 Tiết dạy: 28
Tên bài giảng: KHÁI NIỆM SOẠN THẢO VĂN BẢN (tt)
Mục đích, yêu cầu:
Mục đích: 
- Biết các đơn vị xử lí trong văn bản(kí tự, từ, câu, dòng, đoạn, trang).
- Biết các vấn đề liên quan đến soạn thảo văn bản Tiếng Việt.
Yêu cầu: 
Thiết bị dạy học: SGK, sách bài tập, giáo án, phòng máy.
Phương pháp dạy học: Đặt vấn đề.
ổn định tình hình lớp:
+ Sĩ số: Có mặt: 43 Vắng mặt: 0 
+ ổn định trật tự, tạo tâm lý tốt để bắt đầu tiết học.
Kiểm tra bài cũ và dẫn dắt vào bài học mới: (5’)
 - Cho ví dụ một số văn bản? Thế nào là hệ soạn thảo văn bản
Trả lời:
- Một số văn bản: Bài báo, báo cáo, đơn từ,
 - Hệ soạn thảo văn bản là một phần mềm ứng dụng cho phép thực hiện các thao tác liên quan đến công việc soạn thảo văn bản: Gõ (nhập) văn bản, sử đổi, trình bày, lưu trữ và in văn bản.
Nội dung bài mới:
Bài mới: ở tiết trước thì chúng ta đã được tìm hiểu các vấn đề như: thế nào là một văn bản và các chưc năng của soạn thảo văn bản. Và hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu tiếp các chứng năng tiếp theo của phần mềm soạn thảo văn bản.
Thời gian
Nội dung ghi bảng
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
10’
15’
10’
I. Một số quy ước trong việc gõ văn bản.
1. Các đơn vị xử lý trong văn bản.
a. Ký tự (Character): Là mức cơ sở của văn bản
b. Từ (Word): Gồm một hay nhiều ký tự ghép lại
c.Câu (Sentence): Gồm nhiều từ, kết thúc bằng các dấu kết thúc câu.
d. Dòng (Line): Các ký tự trên cùng 1 hàng
e. Đoạn văn bản (Paragraph): Gồm nhiều câu hoàn chỉnh về ngữ nghĩa.
f. Trang (Page): Phần văn bản trên 1 trang giấy
g. Trang màn hình: Phần văn bản hiển thị trên màn hình tại một thời điểm.
2. Một số quy ước trong việc gõ văn bản
- Các dấu ngắt câu ( . ; ,: ): đặt sát vào từ đứng trước nó, tiếp theo là một dấu cách nếu sau đó vẫn còn nội dung.
- Giữa các từ chỉ dùng 1 ký tự trống để phân cách
- Giữa các đoạn chỉ xuống dòng bằng một lần bấm phím Enter
- Các dấu mở ngoặc, các dấu mở nháy phải được đặt sát vào bên trái ký tự đầu tiên của từ tiếp theo.
- Các dấu đóng ngoặc, các dấu đóng nháy phải được đặt sát vào bên phải ký tự cuối cùng của từ ngay trước nó.
II. Chữ Việt trong soạn thảo văn bản.
Để gõ được tiếng Việt, trên máy tính phải được cài đặt các thành phần sau:
- Chương trình gõ tiếng Việt: Vietkey hay Unikey
- Bộ mã chữ Việt: VNI, TCVN3, Unicode, bộ Font chữ Việt.
Hoạt động 1: Một số quy ước trong việc gõ văn bản.
GV: Cho các em tìm hiểu các đơn vị xử lí trong văn bản và một số qui ước trong việc gõ văn bản.
GV: Các văn bản soạn thảo có cần tuân theo qui định nào không?
GV: Hoạt động nhóm: chia lớp thành 4 nhóm và cho các nhóm tìm hiểu về nội dung sau.
Câu hỏi: Nêu các quy ước trong việc gõ văn bản.
Hoạt động 2: Chữ Việt trong soạn thảo văn bản.
GV: Các em quan sát bàn phím máy tính có chữ việt không?
GV: Làm sao ta gõ được chữ việt?
GV: Có mấy kiểu gõ chữ Việt?
GV: Chỉ ra cho học sinh thấy các bộ mã VNI, ABC, UNICODE
HS: Dựa vào sgk và tìm hiểu.
HS: Phải tuân theo các qui định thống nhất.
Nhóm 1: 
- Các dấu ngắt câu ( . ; ,: ) đặt sát vào từ đứng trước nó, tiếp theo là một dấu cách nếu sau đó vẫn còn nội dung.
Nhóm 2: 
- Gữa các từ chỉ dùng 1 ký tự trống để phân cách
- Giữa các đoạn chỉ xuống dòng bằng một lần bấm phím Enter
Nhóm 3: 
- Các dấu mở ngoặc, các dấu mở nháy phải được đặt sát vào bên trái ký tự đầu tiên của từ tiếp theo.
- Các dấu đóng ngoặc, các dấu đóng nháy phải được đặt sát vào bên phải ký tự cuối cùng của từ ngay trước nó.
Nhóm 4: 
- Giữa các từ chỉ dùng 1 ký tự trống để phân cách
- Giữa các đoạn chỉ xuống dòng bằng một lần bấm phím Enter
- Các dấu mở ngoặc, các dấu mở nháy phải được đặt sát vào bên trái ký tự đầu tiên của từ tiếp theo.
HS: Không.
HS: Nhờ phần mềm điểu khiển Tiếng Việt là VietKey, UniKey
HS: Có 2 kiểu gõ là Vni, Telex
Củng cố, khái quát và ra nhiệm vụ về nhà: (5’)
 - Phân biệt soạn thảo trên máy và viết tay.
	- Cách trình bày các đơn vị soạn thảo.
	- Các chương trình hỗ trợ chữ việt, bộ mã, kiểu gõ.
	- Xem lại bài, chuẩn bị bài 15 tiếp theo.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAOANCD.doc