Giáo án Tiếng Việt 8 - Tuần 1 đến 7 - Trường Trung học cơ sở Tam Quan Bắc

Giáo án Tiếng Việt 8 - Tuần 1 đến 7 - Trường Trung học cơ sở Tam Quan Bắc

Tuần: 01

Tiết:3 CẤP ĐỘ KHÁI QUÁT CỦA NGHĨA TỪ NGỮ

I-MỤC TIÊU:

Giúp HS :

1/ Kiến thức: Hiểu rõ cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ và mối quan hệ về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.

2/ Kĩ năng: Rèn cho HS kĩ năng:

- Tư duy nhận thức mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng.

- Rèn luyện kĩ năng dùng từ.

3/ Thái độ: Giáo dục cho HS ý thức trong học tập.

II- CHUẨN BỊ:

1/Chuẩn bị của GV:

 -Nghiên cứu SGK, SGV, STK để nắm được mục tiêu và nội dung của bài học

 -Đọc thêm các tài liệu có nội dung liên quan đến bài học

 -Soạn giáo án,bảng phụ .

 2/Chuẩn bị của HS:

 -Bài soạn theo hệ thống câu hỏi SGK,theo sự hướng dẫn của GV

 -Bảng học của nhóm

III-HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1/ Ổn định tình hình lớp:.(1’)

-Kiểm tra sĩ số,tác phong HS

 2/ Kiểm tra bài cũ: (3’)

- Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS.

 

doc 21 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 555Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tiếng Việt 8 - Tuần 1 đến 7 - Trường Trung học cơ sở Tam Quan Bắc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:12/8/2010	 Tuần: 01
Tiết:3 CẤP ĐỘ KHÁI QUÁT CỦA NGHĨA TỪ NGỮ
I-MỤC TIÊU:
Giúp HS :
1/ Kiến thức: Hiểu rõ cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ và mối quan hệ về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.
2/ Kĩ năng: Rèn cho HS kĩ năng:
- Tư duy nhận thức mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng.
- Rèn luyện kĩ năng dùng từ.
3/ Thái độ: Giáo dục cho HS ý thức trong học tập.
II- CHUẨN BỊ:
1/Chuẩn bị của GV: 
 -Nghiên cứu SGK, SGV, STK để nắm được mục tiêu và nội dung của bài học
 -Đọc thêm các tài liệu có nội dung liên quan đến bài học
 -Soạn giáo án,bảng phụ .
 2/Chuẩn bị của HS:
 -Bài soạn theo hệ thống câu hỏi SGK,theo sự hướng dẫn của GV
 -Bảng học của nhóm
III-HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/ Ổn định tình hình lớp:.(1’)
-Kiểm tra sĩ số,tác phong HS 
 2/ Kiểm tra bài cũ: (3’)
- Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS.
3/ Giảng bài mới:
 	a.Giới thiệu bài: (1’)
 - Ở lớp 7, ta đã học về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, hãy lấy ví dụ cho 2 loại từ này?
Nhận xét mối quan hệ ngữ nghĩa trong nhóm từ đồng nghĩa và mối quan hệ ngữ nghĩa trong nhóm từ trái nghĩa ?( Đồng nghĩa: bông hoa, trái, quả ; Trái nghĩa: sống – chết; ốm – mập.
 Từ đồng nghĩa: có mối quan hệ bình đẳng về ngữ nghĩa, có thể thay thế cho nhau được.
 Còn từ trái nghĩa trong nhóm có thể loại trừ nhau khi lựa chọn để đặt câu.)
- Như vậy mối quan hệ ngữ nghĩa giữa các từ ngữ trong 2 nhóm từ đồng nghĩa và trái nghĩa 
trên đều có mối quan hệ riêng, còn cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ như thế nào? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu.
 b. Tiến trình bài dạy :
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
15’
Hoạt động 1:Hướng dẫn HS tìm hiểu từ ngữ nghĩa rộng, từ ngữ nghĩa hẹp.
I-Từ ngữ nghĩa rộng, từ ngữ nghĩa hẹp:
* Cho HS quan sát bài tập:
- GV treo bảng phụ có ghi sơ đồ trong phần bài tập tìm hiểu SGK. 
- GV yêu cầu HS quan sát nội dung trên bảng phụ.
- Quan sát bài tập trên bảng phụ.
1.Bài tập tìm hiểu:
* Hướng dẫn HS tìm hiểu bài tập:
- HS cùng phân tích, tìm hiểu bài tập.
s Hãy nhận xét phạm vi về nghĩa của từ động vật với các từ: thú, chim, cá?
4Cá nhân HS phân tích:
Nghĩa của từ động vật rộng hơn nghĩa các từ thú, chim, cá.
Vì phạm vi nghĩa của từ động vật bao hàm nghĩa các từ thú, chim, cá.
-Động vật> thú,chim,cá
s Nhận xét phạm vi về nghĩa của từ thú với các từ voi, hươu? Chim với tu hú;cá với cá rô,cá thu?
4Cá nhân HS nhận xét:
Nghĩa của từ thú rộng hơn nghĩa các từ voi, hươu. Vì phạm vi nghĩa của từ thú bao hàm nghĩa các từ voi, hươu.
-Động vật > thú >voi,hươu
Động vật >chim >tu hú,sáo
Động vật >cá >cá rô,cá thu
sHãy cho biết, nghĩa của các từ: Thú; chim; cá rộng hơn nghĩa của những từ nào, đồng thời hẹp hơn nghĩa của những từ nào?
4Cá nhân HS nhận xét: nghĩa của các từ: Thú; chim; cá có phạm vi rộng hơn các từ voi, hươu, tu hú, sáo  và hẹp hơn nghĩa của từ động vật.
 Động vật
 thú chim cá
 voi, tu hú, cá rô,
hươu... sáo cá thu
Yêu cầu HS quan sát sơ đồ trong SGK biểu diễn mối quan hệ bao hàm này:
HS quan sát sơ đồ trên bảng.
-Hướng dẫn HS rút ra kết luận:
 s Em có nhận xét như thế nào về nghĩa của một từ ngữ ?
-HS đúc kết rút ra kết luận từ hệ thống câu hỏi bài tập và sơ đồ vòng tròn
4Nghĩa của một từ ngữ có thể rộng hơn (khái quát hơn) hoặc hẹp hơn (ít khái quát hơn) nghĩa của từ ngữ khác
2.Kết luận:
Nghĩa của một từ ngữ có thể rộng hơn (khái quát hơn) hoặc hẹp hơn (ít khái quát hơn) nghĩa của từ ngữ khác:
sTừ hệ thống bài tập tìm hiểu trên cho biết, một từ được coi là có nghĩa rộng khi nào?
4Một từ ngữ được coi là có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác.
- Một từ ngữ được coi là có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác
 sMột từ được coi là có nghĩa hẹp khi nào?
4Một từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác.
- Một từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác.
 sMột từ có thể vừa có nghĩa rộng, vừa có nghĩa hẹp được không? Vì sao ?
- Gọi 1 HS đọc to nội dung phần ghi nhớ trong SGK
4Một từ ngữ có nghĩa rộng đối với những từ ngữ này,đồng thời có thể có nghĩa hẹp đối với một từ ngữ khác.
-1 HS đọc to nội dung phần ghi nhớ trong SGK/10
- Một từ ngữ có nghĩa rộng đối với những từ ngữ này,đồng thời có thể có nghĩa hẹp đối với một từ ngữ khác.
22’
Hoạt động 2: Hướng dân HS thực hiện phần luyện tập.
II-Luyện tập: 
-Gọi 1 HS đọc và xác định yêu cầu BT1 .
-Thực hiện đọc và xác định yêu cầu BT1 : Lập sơ đồ thể hiện cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ trong các nhóm từ cho sẵn ( theo SGK)
Bài1: Lập sơ đồ thể hiện cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ trong các nhóm từ cho sẵn
( theo SGK)
-Yêu cầu HS thảo luận BT1:
HS các nhóm trao đổi làm BT1
-Gọi 2 HS đại diện cho 2 nhóm trình bày kết quả bài tập.
-Nhận xét,sửa chữa
4Thảo luận nhóm theo yêu cầu của BT1
-Đại diện cho 2 nhóm trình bày kết quả bài tập.
-Ghi chép BT vào vở
a) Y phục
 Quần Áo
quần đù, áo dài 
quần dài áo sơ mi
b) Vũ khí
 Súng Bom
súng trường, bom ba càng
 súng đại bác bom bi
a) Y phục
 Quần Áo
quần đù, áo dài 
quần dài áo sơ mi
b) Vũ khí
 Súng Bom
súng trường, bom ba càng
 súng đại bác bom bi
-Gọi 1 HS đọc và xác định yêu cầu BT2.
-Yêu cầu cá nhân làm bài tập
-Gọi 1-2 HS trình bày kết quả BT.
-Nhận xét,sửa chữa
-Thực hiện đọc và xác định yêu cầu BT2 : Tìm từ ngữ có nghĩa rộng so với nghĩa của các từ ngữ ở mỗi nhóm sau
-Cá nhân làm bài tập
-Trình bày kết quả bài tập.
-Ghi chép BT vào vở
a) Chất đốt 
b)Nghệ thuật
c) Thức ăn 
d)Nhìn 
e)Đánh
Bài2:Tìm từ ngữ có nghĩa rộng so với nghĩa của các từ ngữ ở mỗi nhóm sau:
a) Chất đốt 
b)Nghệ thuật
c) Thức ăn 
d)Nhìn 
e)Đánh
-Gọi 1 HS đọc và xác định yêu cầu BT 3.
-Yêu cầu cá nhân làm bài tập
-Gọi 1-2 HS trình bày kết quả BT.
-Nhận xét,sửa chữa
-Thực hiện đọc và xác định yêu cầu BT3 : Tìm các từ ngữ có nghĩa được bao hàm trong phạm vi nghĩa của mỗi từ ngữ sau
-Cá nhân làm bài tập
-Trình bày kết quả bài tập.
-Ghi chép BT vào vở
a) Xe cộ ->máy, hơi, cải tiến.
b) Kim loại -> sắt, đồng, chì.
c) Hoa quả -> cam, bưởi, chuối.
d) (người) họ hàng -> nội, ngoại, cô, dì, chú,
e) Mang -> xách, khiêng, vác.
Bài3:Tìm các từ ngữ có nghĩa được bao hàm trong phạm vi nghĩa của mỗi từ ngữ sau
a) Xe cộ -> máy, hơi, cải tiến.
b) Kim loại -> sắt, đồng, chì.
c) Hoa quả -> cam, bưởi, chuối.
d) (người) họ hàng -> nội, ngoại, cô, dì, chú,
e) Mang -> xách, khiêng, vác.
-Gọi 1 HS đọc và xác định yêu cầu BT 4,5.
-Thực hiện đọc và xác định yêu cầu BT 4,5 :
Bài 4 :
a) Thuốc lào.
 b) Thủ quỹ.
Bài4: Tìm những từ ngữ không thuộc phạm vi nghĩa của mỗi nhóm từ ngữ sau
Thuốc lào.
Thủ quỹ.
Bút điện.
Hoa tai.
c) Bút điện.
 d) Hoa tai.
Bài 5: Ba động từ cùng thuộc một phạm vi nghĩa:
 Khóc: nức nở, sụt sùi
2’
Hoạt động 3: Củng cố.
- Yêu cầu HS nhắc lại ghi nhớ
 -HS nhắc lại ghi nhớ nhằm khắc sâu nội dung bài học
4- Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học tiếp theo : (1’)
*Bài cũ: 
- Từ như thế nào được coi là có nghĩa rộng.
- Từ như thế nào được coi là có nghĩa hẹp.
- Từ như thế nào được coi là vừa có nghĩa rộng, vừa có nghĩa hẹp.
- Hoàn thành các bài tập vừa thực hiện trên lớp.
 	*Bài mới: Chuẩn bị cho bài: Tính thống nhất về chủ đề của văn bản. 
+ Chủ đề của văn bản là gì?
+ Thế nào là tính thống nhất về chủ đề của văn bản?
+ Xem các bài tập phần luyện tập
 IV-RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
. 
.
Ngày soạn:19/8/2010	 Tuần 2
Tiết 7 : TRƯỜNG TỪ VỰNG
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức :Giúp HS nắm được : 
- Hiểu được thế nào là trường từ vựng, mối quan hệ giữa trường từ vựng với các hiện tượng đồng nghĩa, trái nghĩa, ẩn dụ, hoán dụ, 
2. Kỹ năng : 
- Rèn luyện kĩ năng xác lập, sử dụng trường từ vựng trong nói, viết. 
 3 Thái độ :Giáo dục cho HS có ý thức trong học tập
II. CHUẨN BỊ : 
1. Chuẩn bị của GV :Nghiên cứ SGK,STK,SGV để nắm được mục tiêu và nội dung bài học; Soạn giáo án, bảng phụ ghi nội dung bì tập tìm hiểu
2. Chuẩn bị của HS :Soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK
III. HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Ổn định tình hình lớp : ( 1’ ) 
Kiểm tra sĩ số,tác phong HS 
2. Kiểm tra bài cũ :(5’) 
 *Câu hỏi : 
 - Thế nào là từ ngữ có nghĩa rộng và nghĩa hẹp ?
 - Một từ ngữ có thể vừa có nghĩa rộng, vừa có nghĩa được không ? Ví dụ.
 *Đáp án : 
 - Một từ ngữ có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của nó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác ;
 Một từ ngữ có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác .
 - Một từ ngữ có nghĩa rộng đối với những từ ngữ này,đồng thời có thể có nghĩa hẹp đối với một từ ngữ khác - HS lấy ví dụ.
3 Giảng bài mới :.
 a.Giới thiệu bài ( 1’)
Trường từ vựng là ? Có tác dụng như thế nào ? Hôm nay ta tìm hiểu bài trường từ vựng.
 b.Tiến trình bài dạy :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
7’
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu thế nào là trường từ vựng.
I. Thế nào là trường từ vựng ?
- GV gọi HS đọc ví dụ SGK
- HS đọc
1/ Bài tập tìm hiểu:
sCác từ in đậm để chỉ đối tượng là người, động vật hay sự vật ? Tại sao em biết ?
4 HS chú ý các từ in đậm trong đoạn văn,rồi kết luận:
các từ in đậm trên đều được dùng để chỉ người ,các từ ấy đều nằm trong văn cảnh.
Các từ mặt,mắt,da,gò má ,
đùi,đầu, cánh tay,miệng
 s Nét chung về nghĩa của nhóm từ trên là gì ?
GVKL: Nếu ta tập hợp các từ in đậm ấy thành một nhóm từ thì ta có một trường từ vựng.
4 Cá nhân HS phân tích:
Nét chung về nghĩa của các từ in đậm trên là dùng để chỉ bộ phận cơ thể con người.
->Chỉ bộ phận cơ thể con người.
 sVậy,em hiểu trường từ vựng là gì? 
- Gọi 1 HS đọc to phần ghi nhớ trong SGK 
- Cho HS làm BT áp dụng (treo bảng
4 Cá nhân HS đúc kết:
Trường từ vựng là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.
-HS đọc to phần ghi nhớ trong SGK /21
- HS làm BT áp dụng theo
2/ Kết luận: 
Trường từ vựng là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.
phụ )
s Cho biết nhóm từ Cao, thấp, lùn, béo, gầy, có phải là trường từ vựng không? Vì sao?
yêu cầu của GV
4Nhóm từ trên là trường từ vựng ,vì có chung nét nghĩa đều chỉ hình dáng của con người 
13’
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu các bậc của trường từ vựng.
II. Các bậc trường từ vựng
- Cho HS tiếp xúc phần lưu ý ,SGK/ 21
- HS tiếp xúc phần lưu ý, SGK/ 21 
 s Trường từ vựng mắt bao gồm những trường từ vựng nhỏ nào ? Từ đó em có kết luận gì trong một trường từ vựng?
4 Trường từ vựng mắt gồm :
+ Bộ phận của mắt;
+ Đặc điểm của mắt;
+ Hoạt động của mắt
+Cảm giác,bệnh tậtvềmắt 
- Một trường từ vựng có thể bao gồm nhiều trường từ vựng nhỏ hơn .
 VD:Trường từ vựng mắt 
 s Trong một trường từ vựng có thể tập hợp nhữn ... âu hoặc tách ra thành một câu đặc biệt
Gợi dẫn để HS trả lời câu hỏi 2 mục II
 Bài tập nhanh : Đặt 3 câu dùng 3 từ : Ôi, ừ ,ơ
-HS trả lời đúng : Nhận xét a,d
HS thực hiện đặt câu:
-Ôi! Buổi chiều thật đẹp 
-Ừ! Cái cặp ấy được đấy
-Ơ ! Em tưởng ai chứ hoá ra anh
15’
Hoạt động 3 : Hướng dẫn HS luyện tập.
III- Luyện tập :
sTìm các trợ từ trong các câu ở bài tập 1
Gọi đại diện nhóm trả lời
sGiải thích nghĩa trợ từ ở bài tập 2
4Thảo luận nhóm ,kết luận ,đại diện nhóm trả lời :
Các câu dùng trợ từ :a, c, g, i
4Thảo luận nhóm ,giải thích,đại diện nhóm trả lời :
-Lấy : không có
-Nguyên: kể riêng
-Đến: quá vô lí
-Cả: Nhấn mạnh việc quá bất 
*Bài tập1:Phát hiện trợ từ
a-chính c-ngay
g-là i-những
*Bài tập2:Giải thích nghĩa của trợ từ
-Lấy : không có
-Nguyên: kể riêng
-Đến: quá vô lí
-Cả: Nhấn mạnh việc quá bất thường
sTìm các thán từ trong các câu ở bài tập 3.
sTrong bài tập 4,các từ in đậm trong các VD bộc lộ cảm xúc gì ?
sBài tập 5: Hướng dẫn HS đặt câu
sGV gợi ý bài tập6:Giải thích tục ngữ
thường
Cứ : Nhấn mạnh một việc lặp lại nhàm chán
4Cá nhân phát hiện,trình bày theo yêu cầu của GV:
-Này,à,ấy, vâng, chao ôi, hỡi ơi
4Cá nhân phát hiện,trình bày theo yêu cầu của GV:
-Ha ha: Khoái chí
-Ai ái : tỏ ý van xin
-Than ôi: Tỏ ý nuối tiếc
4Cá nhân thực hiện:5em đặt 5 câu
4Thảo luận nhóm đưa ra lời giải thích:
+ Nghĩa đen:Dùng thán từ gọi đáp để biểu thị sự lễ phép
+ Nghĩa bóng :Nghe lời một cách máy móc, thiếu suy nghĩ
Cứ : Nhấn mạnh một việc lặp lại nhàm chán
*Bài tập3:Tìm các thán từ 
-Này,à,ấy, vâng, chao ôi, hỡi ơi
*Bài tập4: Cảm xúc bộc lộ qua các thán từ
-Ha ha: Khoái chí
-Ai ái : tỏ ý van xin
-Than ôi: Tỏ ý nuối tiếc
*Bài tập5:Đặt câu có thán từ
*Bài tập6:Giải nghĩa câu câu tục ngữ
 Gọi dạ bảo vâng
+ Nghĩa đen:Dùng thán từ gọi đáp để biểu thị sự lễ phép
+ Nghĩa bóng :Nghe lời một cách máy móc, thiếu suy nghĩ
2’
Hoạt động 4: Củng cố.
-Yêu cầu HS nhắc lại khái niệm trợ từ,thán từ
-HS nhắc lại khái niệm trợ từ,thán từ
4- Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo : (1’ )
 *Bài cũ:Học bài, làm hoàn tất các bài tập vừa học
 *Bài mới:Chuẩn bị bài Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự
 -Nắm sự kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự
 -Tác dụng của việc kết hợp đó
 IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG: 
...............................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 22.9.2010	 Tuần 7 
 Tiết 27 TÌNH THÁI TỪ 
I- MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức:Hiểu được thế nào là tình thái từ và cách sử dụng tình thái từ 
 2. Kĩ năng : Rèn luyện kĩ năng sử dụng tình thái từ có hiệu quả trong giao tiếp
 3. Thái độ : Giáo dục cách nói năng cho HS
II- CHUẨN BỊ : 
 1.Chuẩn bị của GV: 
 -Nghiên cứu SGK, SGV, STK để nắm được mục tiêu và nội dung của bài học
 -Đọc thêm các tài liệu có nội dung liên quan đến bài học;
 -Soạn giáo án.Viết các VD tìm hiểu lên bảng phụ
 2.Chuẩn bị của HS:
 -Học bài cũ: Trợ từ,thán từ
 - Soạn bài : Tình thái từ .Trả lời câu hỏi ở mỗi mục
 III- HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1. Ổn định tình hình lớp: (1’)
 Kiểm tra sĩ số,tác phong HS, việc chuẩn bị bài của HS
 2. Kiểm tra bài cũ : ( 5’)
 * Câu hỏi : Thế nào là trợ từ, thán từ ? Cho VD ?
 * Dự kiến trả lời : 
 -Trợ từ:Trợ từ là những từ chuyên đi kèm với một số từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật,sự việc được nói đến ở từ ngữ đó.
 -Thán từ:-Thán từ là những từ dùng bộc lộ tình cảm,cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp
 -Thán từ đứng ở đầu câu hoặc tách ra thành một câu đặc biệt
 3. Giảng bài mới :
 a- Giới thiệu bài (1’) :
Trong Tiếng Việt số lượng tình thái từ không nhiều, nhưng việc sử dụng nó không hề đơn giản, vậy thế nào là tình thái từ, cách sử dụng của nó ra sao, ta đi tìm hịểu bài học này
 b-Tiến trình bài dạy :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
10’
Hoạt động1 : Hướng dẫn HS tìm hiểu chức năng của tình thái từ
I-Chức năng của tình thái từ:
-Đưa bảng phụ ghi các vd mục (I)
1-Bài tập tìm hiểu:
Gọi HS đọc các vd
Đọcvà quan sát tìm hiểu
sDựa vào kiến thức đã học về kiểu câu,em cho biết các câu có từ viết phấn màu là những kiểu câu gì?
4HS phát hiện:
Câu hỏi
Câu cầu khiến
Câu cảm thán
Câu cảm thán
sDựa vào đâu mà em xác định được các kiểu câu trên?
4HS kết luận: 
Dựa vào các từ: à ,đi,thay.
sBỏ các từ à , đi, thay thì ý nghĩa của câu có gì thay đổi không ? Vì sao ?
GV phân tích giúp HS hiểu rõ:
-Mẹ : Chủ thể của hành động
-đi: Hành động
-Làm :đối tượng của hành động
-rồi : phó từ chỉ kết quả của hành động
à: yếu tố tạo câu hỏi
4HS nhận xét: 
Thông tin sự kiện không thay đổi nhưng quan hệ giao tiếp thì thay đổi
à-> yếu tố tạo câu hỏi
đi : yếu` tố tạo câu cầu khiến
thay :yếu tố tạo câu cảm thán
sCòn từ ạ trong vd (d ) dùng với chức năng gì?
ạ: Kính trọng, lễ phép
4HS phát hiện: biểu thị sắc thái tình cảm của người nói (ạ:Kính trọng, lễ phép)
đi -> yếu tố tạo câu cầu khiến
thay -> yếu tố tạo câu cảm thán
ạ -> Sắc thái tình cảm kính trọng, lễ phép
GVKL: Các từ:à ,đi ,thay ,ạ là tình thái từ
sVậy tình thái từ có chức năng gì?
sCăn cứ vào 4 vd trên,em cho biết tình thái từ gồm những loại nào?
Bài tập nhanh :Xác định tình thái từ trong các câu sau :
a-Anh đi đi !
b- Chị nói thế ư ?
c-Anh giúp em làm việc ấy nhé!
4HS kết luận:
Thêm vào câu để tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến ,câu cảm thán
và biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói
4HS kết luận:
Tình thái từ nghi vấn, cầu khiến,
 cảm thán, biểu l ộ sắc thái tình cảm
 *HS xác định tình thái từ:
a-đi->cầu khiến
b-ư->nghi vấn
c-nhé->sắc thái tình cảm
*Các từ:à ,đi ,thay ,ạ => tình thái từ
2-Kết luận:
-Tình thái từ là những từ thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến ,câu cảm thán và để biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói
-Tình thái từ có các loại : tình thái từ nghi vấn, cầu khiến, 
cảm thán,biểu lộ sắc thái tình cảm
10’
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS sử dụng tình thái từ
II- Sử dụng tình thái từ:
Đưa bảng phụ ghi các vd mục(II)
HS quan sát,tìm hiểu 
1-Bài tập tìm hiểu:
sCác tình thái từ trong các câu được dùng trong hoàn cảnh giao tiếp khác nhau như thế nào ?
-Bạn chưa về à ?
-Thầy mệt ạ?
-Bạn giúp tôi một tay nhé!
-Bác giúp cháu một tay ạ!
4HS phát hiện:
-Hỏi, thân mật, bằng vai
-Hỏi, lễ phép, người nói dưới hàng
-Cầu khiến, thân mật, bằng vai
-Cầu khiến, lễ phép, người nói dưới hàng
à->Hỏi, thân mật, bằng vai
ạ->Hỏi, lễ phép, người nói dưới hàng
nhé->Cầu khiến, thân mật, bằng vai
ạ->Cầu khiến, lễ phép,người nói dưới hàng
sTừ vd trên, em có kết luận như thế nào khi sử dụng tình thái từ?
4Sử dụng tình thái từ đúng với hoàn cảnh giao tiếp(quan hệ tuổi tác,thứ bậc xã hội,tình cảm)
2-Kết luận:
Khi nói,khi viết cần chú ý sử dụng tình thái từ đúng với hoàn cảnh giao tiếp(quan hệ tuổi tác,thứ bậc xã hội,tình cảm)
Bài tập nhanh :
Từ câu : Nam học bài
 sDùng tình thái từ để thay đổi sắc thái ý nghĩa của câu trên ?
4Nhóm thực hiện:
- Nam học bài à?
- Nam học bài nhé!
- Nam học bài đi!
- Nam học bài hả ?
- Nam học bài ư ?
15’
Hoạt động 3 : Hướng dẫn HS luyện tập
III-Luyện tập:
*Bài tập 1
-Gọi HS xác định yêu cầu của 
-HS xác định yêu cầu của BT1.
*Bài tập 1:Xác định câu dùng tình thái từ
BT1
sTrong các câu trên thì câu nào có dùng tình thái từ ?
Chú ý cho HS đọc từng cặp câu
4Cá nhân thực hiện:
Các câu dùng tình thái từ:b, c, e, i
Các câu : b, c, e, i
*Bài tập 2 Gọi HS xác định yêu cầu của BT
sGiải thích ý nghĩa của các tình thái từ trong các câu ở bài tập 2
-HS xác định yêu cầu của BT2
4Cá nhân thực hiện:
a-chứ :nghi vấn
b-chứ : nhấn mạnh
c-ư : phân vân
d-nhỉ : thân mật
e- nhé :thân mật
g- vậy : miễn cưỡng, không hài lòng
h-cơ mà : thuyết phục
*Bài tập 2:Giải thích ý nghĩa của các tình thái từ 
a-chứ :nghi vấn
b-chứ : nhấn mạnh
c-ư : phân vân
d-nhỉ : thân mật
e- nhé :thân mật
g- vậy : miễn cưỡng, không hài lòng
h-cơ mà : thuyết phục
*Bài tập 3
sĐặt câu với các tình thái từ : mà, đấy, chứ lị, thôi, cơ,vậy
*Bài tập 4
sĐặt câu nghi vấn với những tình huống cho sẵn:
+HS với thầy cô giáo 
+Bạn Nam với bạn nữ cùng tuổi
+Con với bố mẹ
-HS xác định yêu cầu của BT3
4Nhóm thực hiện:
-Nó là học sinh giỏi mà!
- Đừng trêu nữa ,nó khóc đấy!
-Món này ngon chứ lị !
- Tôi nói vậy để anh biết thôi
-Con thích được tặng cái cặp cơ !
-Thôi, đành ăn cho xong vậy !
-HS xác định yêu cầu của BT3
4Cá nhân thực hiện:
+ Thưa thầy em xin phép hỏi thầy một câu này được không ạ ?
+Đằng ấy đã học bài rồi chứ ?
+Mẹ sắp đi làm phải không ạ ?
*Bài tập 3:Đặt câu dùng tình thái từ
-Nó là học sinh giỏi mà!
-Đừng trêu nữa ,nó khóc đấy!
-Món này ngon chứ lị !
- Tôi nói vậy để anh biết thôi
-Con thích được tặng cái cặp cơ !
-Thôi, đành ăn cho xong vậy !
*Bài tập 4:Đặt câu nghi vấn 
+ Thưa thầy em xin phép hỏi thầy một câu này được không ạ ?
+Đằng ấy đã học bài rồi chứ?
+Mẹ sắp đi làm phải không ạ?
2’
Hoạt động 4 :Củng cố tiết học.
sChức năng của tình thái từ? Khi sử dụng tình thái từ cần chú ý điều gì?
42 HS trả lời theo yêu cầu của GV dựa vào 2 ghi nhớ
 4- Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo : (1’)
*Bài vừa học:làm hoàn tất các bài tập vào vở
 *Bài mới:
 - Học bài :Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự
 -Chuẩn bị bài : Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm
 + Đọc,trả lời các câu hỏi ở từng mục
 + Thực hiện phần luyện tập
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG: 
...............................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ 

Tài liệu đính kèm:

  • docTV8_ t01- 07_HK1.doc