Giáo án thao giảng Ngữ văn 7 tiết 33: Chữa lỗi về quan hệ từ

Giáo án thao giảng Ngữ văn 7 tiết 33: Chữa lỗi về quan hệ từ

TIẾT 33. CHỮA LỖI VỀ QUAN HỆ TỪ

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.

Giúp học sinh:

- Thấy rõ các lỗi thường gặp về quan hệ từ và biết sửa các lỗi đó.

- Thông qua việc luyện tập, nâng cao kĩ năng sử dụng quan hệ từ trong khi nói và viết.

- tích hợp với các văn bản đã học và các bài tập làm văn của học sinh.

B. CHUẨN BỊ:

GV chuẩn bị giáo án điện tử, bài giảng điện tử, máy chiếu.

HS xem kĩ bài ở nhà.

C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.

1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số hs, giới thiệu giaó viên dự giờ.

2. Bài cũ: Thế nào là quan hệ từ? Tìm quan hệ từ trong câu ca dao sau:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

 Những quan hệ từ đó có ý nghĩa gì?

 

doc 3 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1137Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án thao giảng Ngữ văn 7 tiết 33: Chữa lỗi về quan hệ từ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án thao giảng cụm – Môn Ngữ văn
 Ngày dạy: 16 tháng 10 năm 2009.
 Dạy tại lớp : 7 c – Trường THCS Lạng Sơn.
 Người thực hiện: Hoàng Khắc Tam
 Đơn vị: Trường THCS Lạng Sơn.
Tiết 33. Chữa lỗi về quan hệ từ
A. Mục tiêu cần đạt.
Giúp học sinh:
Thấy rõ các lỗi thường gặp về quan hệ từ và biết sửa các lỗi đó.
Thông qua việc luyện tập, nâng cao kĩ năng sử dụng quan hệ từ trong khi nói và viết.
tích hợp với các văn bản đã học và các bài tập làm văn của học sinh.
B. Chuẩn bị:
GV chuẩn bị giáo án điện tử, bài giảng điện tử, máy chiếu.
HS xem kĩ bài ở nhà.
C. Tiến trình dạy học.
1. ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số hs, giới thiệu giaó viên dự giờ.
2. Bài cũ: Thế nào là quan hệ từ? Tìm quan hệ từ trong câu ca dao sau:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
 Những quan hệ từ đó có ý nghĩa gì?
3. Bài mới.
- GV chiếu 4 ví dụ ở SGK lên màn hình. HS đọc kĩ ví dụ.
- Cho HS thảo luận nhóm, mỗi nhóm làm một ví dụ.
? Xác định lỗi về quan hệ từ và nêu cáh sửa lỗi?
GV cho HS nhận xét từng VD.
VD1.
? Hai câu trên mắc lỗi nào? Muốn cho hai câu ấy dễ hiểu chúng ta phải làm gì?
? Hãy nêu cách sửa lại cho đúng?
- GV chiếu hai câu sau khi đã thêm QHT
? Em hãy so sánh nghĩa của cả hai câu sau khi đã thêm QHT với hai câu ban đầu?
VD 2. Cho HS chỉ ra mối quan hệ giữa các vế ở các câu
? ở câu a hai vế này có qh bình đẳng hay trái ngược nhau?
/ Từ và sử dung trong câu này biểu thi mối QH nào?
? Hai vế câu ở câu b có mối QH như thế nào?
/ Từ để ở đây dùng với ý nghĩa QH nào?
? Vậy việc sử dụng QHT ở đây như thế nào?
Em hãy nêu cách sửa lại?
- GV chiếu câu đã sửa lỗi lên màn hình.
VD3. 
? Theo em hai câu này mắc lỗi phải lỗi gì về ngữ pháp? (Câu có chủ ngữ không?)
? Vì sao hai câu ấy không có chủ ngữ?
? Muốn cho cr hai câu trọn vẹn ta phải làm gì?
- GV chiếu hai câu đã sửa lên màn hình.
VD4.
? Những câu in đậm có tác dụng liên kết với câu đứng trước đó không?các vế câu hoặc các bộ phận của câu có Qh với nhau chưa?
? Hãy nêu cách sửa lại?
- GV chiếu câu đã sửa lên màn hình.
? qua việc phân tích 4 ví dụ trên, em hãy cho biết có những lỗi QHT nào thường gặp?
- GV cho HS đọc phần ghi nhớ SGK
* Bài tập vận dụng.
- GV chiếu bài bập sau lên màn hình.
? Các câu sau mắc lỗi về QHT không? Tìm và sửa lỗi?
a. Tuy miệng nói như vậy bụng ông cũng rối bời lên.
b. Bố mẹ rất lo lắng cho con.
c. Qua bài thơ này đã nói lên tình cảm của Bác đối với thiếu nhi.
d. Dưới ngòi bút của mình Đôc Phủ đã viết lên bài thơ đầy xúc động.
e. Vì nó ốm nhưng nó vẫn đi học.
f.Ông không chỉ là người yêu nước, không chỉ là người thương dân, ông yêu thiên nhiên sâu sắc. 
- GV chiếu lên màn hình để HS theo dõi.
GV hướng dẫn HS xác định lỗi của các câu và tìm cách sửa.
- GV chiếu BT lên màn hình HS trả lời bằng hình thức trắc nghiệm.
- HS theo dõi trên màn hình xác định lỗi và nêu cách sửa của các đoạn văn trong bài TLV sau:
I. Các lồi thường gặp về quan hệ từ
1. Tìm hiểu ví dụ.
- HS làm việc theo nhóm.
nhóm 1: VD 1
nhóm 2: VD 2
nhóm 3: VD 3
nhóm 4: VD 4 
2. nhận xét.
VD1. HS cử đại diện nhóm trả lời
- Thiếu QHT
- Thêm QHT phù hợp
- Cách sửa: câu a thêm QHT “mà”
câu b thêm QHT “Đối với” hoặc “với”
- HS so sánh
VD2:
câu a- QH đối lập – tương phản
câu b- QH giải thích
- trái ngược nhau
- QH bình đẳng
- QH giải thích
- QH mục đích
- Sử dụng QHT “ và”, “để” không thích hợp về nghĩa.
- HS nêu cách sửa.
câu a thay từ “ và”, bằng từ “ nhưng”
câu b thay từ “để” bằng từ “ vì”
- HS theo dõi.
VD3.
Hai câu đều thiếu chủ ngữ.
Vì dùng thừa QHT
Bỏ QHT đầu mỗi câu: câu a bỏ từ “qua”; câu b bỏ từ “về”
HS theo dõi câu sửa trên màn hình.
VD4. 
Chưa có sự liên kết với nhau
Cách sửa: HS nêu cách sửa.
câu a.
câu b.
HS theo dõi đối chiếu.
- HS trả lời.
* Các lỗi QHT thường gặp.
- Thiếu QHT
- Dùng QHT không thích hợp về nghĩa.
- Thừa QHT.
- Dùng QHT không có tác dụng liên kết.
* GHI NHớ: SGK
- HS làm 
Câu a thiếu QHT, thêm QHT “nhưng”
Câu b không mắc lỗi
Câu c thừa QHT , bỏ từ “ qua”
Câu d dùng QHT ‘dưới” không thích hợp về nghĩa, thay “dưới” bằng “bằng”
Câu e QHT “vì” không thích hợp về nghĩa, thay “vì” bằng “tuy” hoặc “ mặc dù”
Câu f dùng QHT không có tác dụng liên kết. nên thay : ông không chỉ là người yêu nước, thương dân, mà ông còn là người yêu thiên nhiên sâu sắc.
II. Luyện tập
Bài1. 
- Câu đầu thiếu QHT từ (...từ đầu đến cuối)
- Câu thứ hai thiếu QHT để hoặc cho(...để(cho) cha mẹ mừng).
Bài 2.
Câu đầu thay từ với bằng từ như
câu thứ hai thay từ tuy bằng từ dù
Câu thứ ba thay từ bằng bằng từ về.
Bài 3. 
Bài 4. 
Câu đúng: a,b,d,h
Câu sai: c, e, g,i
Bài5. HS làm ở nhà,
GV cho HS tham khảo BT sau.
(1) Đoạn trích “Côn Sơn ca” vẽ nên cảnh trí thiên nhiên tuyệt đẹp, nên thơ của Côn Sơn và thể hiện sự giao hoà trọn vẹn giữa con người ? thiên nhiên. (2) Đ iều đó bắt nguồn từ nhân cách thanh cao?tâm hồn thi sĩ của Nguyễn Trãi. (3) Hình ảnh nhà thơ hiện lên thật an nhàn mà lịch lãm trong khung cảnh thiên nhiên. 
- Thiếu QHT với, và
1) Học xong đoạn trích “Côn Sơn ca” của Nguyễn Trãi, em cảm thấy rất yêu mến tõm hồn và nhân cách thanh cao của ông. (2) Từ đó, em hiểu được tấm lòng cao cả, vì dân, vì nước của tác giả. (3) ? Đoạn trích này, hình ảnh Nguyễn Trãi hiện lên là một con người yêu thiên nhiên, gắn bó, chan hoà và thiên nhiên. (4) Tất cả mọi vật như ngừng lại để chỉ còn Nguyễn Trãi - một thi sĩ với cảnh trí Côn Sơn tươi đẹp. (5) Tâm hồn thi sĩ, cái “ ta” của Nguyễn Trãi đang giao hoà ? cảnh vật Côn Sơn. 
- Thêm QHT qua, cùng, thay từ và bằng từ với
1) Nét nổi bật và bao trùm ở con người Nguyễn Trãi là tấm lòng ư u ái, là hoài bão giúp đời, thờ vua, vì nước, cứu dân. (2) Ông không chỉ là người yêu nước, không chỉ là người thương dân, ông yêu thiên nhiên sâu sắc. (3) Tâm hồn thi sĩ đã hoà quyện cùng thiên nhiên đất nước.
- QHT không có tác dụng liên kết.
Sửa lại câu 2 như sau. Ông không chỉ là người yêu nước, thương đân, mà ông còn yêu thiên nhiên sâu sắc.
D. Hướng dẫn học ở nhà.
- Học thuộc ghi nhớ 
- Đọc và chữa lỗi QHTtrong bài TLV của mình.
- Làm BT số 3 SGK

Tài liệu đính kèm:

  • docGA Thao giang van 8.doc