Giáo án Số học Lớp 6 - Tuần 16 - Hoàng Văn Chiến

Giáo án Số học Lớp 6 - Tuần 16 - Hoàng Văn Chiến

I. Mục tiêu:

- HS nắm được bốn tính chất cơ bản của phép cộng các số nguyên: giao hoán, kết hợp, cộng với 0, cộng với số đối

- Bước đầu hiểu và có ý thức vận dụng các tính chất cơ bản để tính nhanh và tính toán hợp lý

- Biết và tính đúng tổng của nhiều số nguyên

II. Chuẩn bị:

- GV: Bài tập, trục số, phấn màu, thước kẻ

- HS: Xem bài trước ở nhà

III. Phương pháp:

 

doc 8 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 663Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Số học Lớp 6 - Tuần 16 - Hoàng Văn Chiến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:16 	Ngày soạn:05/12/2009
Tiết: 47 	Ngày dạy: 07/12/2009 
§6. TÍNH CHẤT CỦA PHÉP CỘNG CÁC SỐ NGUYÊN
I. Mục tiêu: 
- HS nắm được bốn tính chất cơ bản của phép cộng các số nguyên: giao hoán, kết hợp, cộng với 0, cộng với số đối
- Bước đầu hiểu và có ý thức vận dụng các tính chất cơ bản để tính nhanh và tính toán hợp lý
- Biết và tính đúng tổng của nhiều số nguyên
II. Chuẩn bị: 
- GV: Bài tập, trục số, phấn màu, thước kẻ
- HS: Xem bài trước ở nhà
III. Phương pháp: 
- VÊn d¸p, gi¶i quyÕt vÊn ®Ị vµ cac ph­¬ng ph¸p dËy häc tÝch cùc kh¸c
IV. Tiến trình tiết 
1. Ổn định lớp: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
 3. Bài mới: (33’)
Hoạt động của GV&HS
Nội dung
H: Trong tập hợp số tự nhiên phép cộng có các tính chất nào?
HS:..
GV: Tiết học này giúp các em nắm được tính chất của phép cộng trong tập hợp số nguyên
GV: Yêu cầu HS làm ?1(SGK)
Từ ?1 HS rút ra nhận xét
Kêtù quả của các phép tính giống nhau
GV(nói): Phép cộng các số nguyên cũng có tính chất giao hoán
H: Hãy viết công thức toán học của tính chất giao hoán đối với phép cộng các số nguyên?
GV: Hướng dẫn HS làm ?2
Tính tổng các số trong ngoặc đơn, ngoặc vuông trước rồi cộng với số thứ ba
GV: Giới thiệu phép cộng các số nguyên cũng có tính chất kết hợp
H: Hãy viết công thức toán học của phép cộng các số nguyên?
GV: Giới thiệu chú ý cho HS
Kết quả trên gọi là tổng của ba số a, b, c và viết là: a + b + c
VD: = (-3)+ 4 +2
Khi thực hiện cộng nhiều số ta có thể thay đổi tuỳ ý thứ tự các số hạng, nhóm các số hạng một cách tuỳ ý bằng các dấu
 [(-5) + 3 + 5] + 10 + (-3)
= [(-5)+ 5] + [3 + (-3)] + 10
= 0 + 0 + 10
= 10
GV: Yêu cầu HS phát biểu thành lời tính chất này
GV: Viết tính chất cộng với số 0
GV: Cho HS đọc trong ba phút
GV: Giới thiệu tính chất a + (-a) = 0
H: Ngược lại nếu a + b = 0 thì có thể kết luận gì về a và b?
HS: a và b là hai số đối nhau
GV: Khi đó a và b là hai số đối nhau và: 
a = -b hoặc b = -a
GV(chốt vấn đề): hai số đối nhau là hai số có tổng bằng 0
Củng cố:
HS: Làm ?3
GV(Gợi ý): Tìm các số nguyên a thoả mãn điều kiện của bài toán rồi tính tổng
1. Tính chất giao hoán
Phép cộng các số nguyên có tính chất giao hoán tức là:
a+ b = b+a
2. Tính chất kết hợp
Tính chất kết hợp của phép cộng các số nguyên: 
(a + b) + c = a + (b + c)
cc+)
Chú ý: (SGK)
3. Cộng với số 0
a+ 0 = 0 + a = a
 4. Cộng với số đối
+ Tổng hai số nguyên đối nhau luôn bằng 0 
a + (-a) = 0
+ Ngược lại nếu tổng của hai số nguyên bằng 0 thì chúng là hai số đối nhau
 Nếu a + b = 0 thì a = -b hoặc b = -a
4. Củng cố: (5’)
- Các tính chất của phép cộng các số nguyên
5. Dặn dò: (1’)
- Học bài, làm bài 36; 37; 39; 40; 41; 42; 43; 44(SGK)
* Rút kinh nghiệm:
...............................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
Tuần:16 	Ngày soạn:06/12/2009
Tiết: 48 	Ngày dạy: 08/12/2009 
§6. LUYỆN TẬP TÍNH CHẤT CỦA PHÉP CỘNG CÁC SỐ NGUYÊN
I. Mục tiêu: 
- HS biết vận dụng các tính chất của phép cộng các số nguyên để tính đúng, tính nhanh các tổng, rủt gọn biểu thức
- Tiếp tục củng cố kỹ năng tìm số đối, timg giá trị tuyệt đối của một số nguyên
- Aùp dụng phép cộng số nguyên vào bài tập thực tế
- Rèn luỵên tính sáng tạo của HS
II. Chuẩn bị: 
- GV: Bảng phụ ghi bài tập 40(SGK)
- HS: Chuẩn bị bài tập ở nhà
III. Phương pháp: 
- gi¶i quyÕt vÊn ®Ị vµ cac ph­¬ng ph¸p dËy häc tÝch cùc kh¸c
IV. Tiến trình tiết 
1. Ổn định lớp: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
 - HS: Phát biểu tính chất của phép cộng các số nguyên, viết công thức
 - Làm bài 36(SGK)
3. Bài mới: (33’)
Hoạt động của GV&HS
Nội dung
GVHD: Trước hết tìm các số nguyên x thoả mãn điều kiện của bài toán sau đó tính tổng
H: -4< x < 3 vậy x gồm những giá trị nào?
(GV Có thể minh hoạ trên trục số)
HS: x {-3; -2; -1; 0; 1; 2}
GV: Gọi hai HS lên bảng làm câu a và b
HS dưới lớp nhận xét
GV: Gọi 2HS lên bảng thực hiện
HS dưới lớp theo dõi và nhận xét
GV: Lưu ý cho HS có thể thực hiện bài toán theo hai cách
+ Tính thông thường từ trái sang phải
+ Tính nhanh bằng cách nhóm các số hạng và sử dụng các dấu ngoặc một cách thích hợp
GV: Lưu ý HS nên làm theo cách tính nhanh để bài toán đơn giản
H: Để tính nhanh bài tập này cần thực hiện như thế nào?
HS:..
GV: Yêu cầu HS nhắc lại qui tắc bỏ dấu ngoặc
HS: 1HS lên bảng làm câu a
HS dưới lớp nhận xét
GV: Vẽ trục số và yêu cầu HS tìm trên trục số những số nguyên có giá trị tuỵệt đối nhỏ hơn 10
GV: Gọi 1HS lên làm câu b
HS Dưới lớp nhận xét
GV: Treo bảng phụ bài tập 40
HS: Trả lời miệng 
B
&
C
&
 A
GV(gợi ý)Nếu vận tốc của hai ca nô đều là số dương tức là hai ca nô đi cùng chiều với nhau và đều đi từ C về B
Nếu vận tốc của hai ca nô là một số dương và một số âm thì hai ca nô đi ngược chiều nhau
Từ đó HS tìm ra cách giải
1HS lên bảng trình bày
HS dưới lớp nhận xét
Bài 37(SGK)
a. -4 x {-3; -2; -1; 0; 1; 2}
Gọi S là tổng các số nguyên x thoả 
-4<x<3
Vậy S = (-3)+(-2)+ (-1) + 0 + 1 + 2
 S = (-3) + 0 +[(-2)+2]+ [(-1)+1]
 S = (-3)+0 + 0 + 0
 S = -3
b. Giải tương tự câu a
Bài 39(SGK)
a. 1 + (-3) + 5 + (-7) + 9 + (-11)
= (1 + 9) + [(-3) + (-7)] + [1 + (-11)]
= 10 + (-10) + (-6)
= 0 + (-6)
= -6
b, (-2) + 4 + (-6) + 8 + (-10) + 12
 = [(-2) + (-6) + 8] + [4 + 12 + (-10)]
= [(-8) + 8] + [16 + (-10)]
= 0 + 6= 6
Bài 42(SGK): Tính nhanh
a. 217 + [43 + (-217) + (-23)]
= 217 + 43 + (-217) + (-23)
= [217 + (-217)] + [43 + (-23)]
= 0 + 20
= 20
b, Các số nguyên có giá trị tuyệt đối nhỏ hơn 10 là: -9; -8; -7; -6; -5; -4; -3; -2; 1; 0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9
Gọi S là tổng các sô ngyên có giá trị tuyệt đối nhỏ hơn 10
Vậy S = [(-9) + 9] + [(-8) + 8] + 
[(-7)+7] +  + [(-1) + 1] + 0
S = 0 + 0 + 0 ++ 0
S = 0
Bài 40(SGK)
 a
 3
 -15
 -2
 0
 -a
-3
 15
 2
 0
 3
 15
 2
 0
Bài 43(SGK) 
Giải:
a, Theo đề bài chiều từ C đến B là chiều dương. Vậy nếu vận tốc của hai ca nô lần lượt là: 10km/h và 7km/h thì sau 1 giờ chúng cách nhau: 10 –7 = 3(km)
B, Nếu vận tốc của chúng lần lượt là: 10km/h và –7km/h thì sau 1 giờ chúng cách nhau: 10 – (-7) = 10 + 7 = 17(km) 
4. Củng cố: (5’)
- Các tính chất của phép cộng các số nguyên
- Các dạng bài tập trong tiết
5. Dặn dò: (1’)
- Học bài, làm bài 65; 67; 68; 69; 71(SBT)
* Rút kinh nghiệm:
...............................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
Tuần:16 	Ngày soạn:01/12/2009
Tiết: 49 	Ngày dạy: 03/12/2009 
§7. PHÉP TRỪ HAI SỐ NGUYÊN
I. Mục tiêu: 
- HS hiểu được qui tắc phép trừ trong Z
- Biết tính đúng hiệu của hai số nguyên
- Bước đầu hình thành, dự đoán trên cơ sở nhìn thấy quy luật thay đổi của một loạt hiện tượng(toán học) liên tiếp và phép tương tự
II. Chuẩn bị: 
- GV: Bảng phụ ghi bài tập ?
- HS: Xem trước bài ở nhà
III. Phương pháp: 
- VÊn d¸p, gi¶i quyÕt vÊn ®Ị vµ cac ph­¬ng ph¸p dËy häc tÝch cù
\=
c kh¸c
IV. Tiến trình tiết 
1. Ổn định lớp: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
 HS: Phát biểu tính chất của phép cộng các số nguyên
 Làm bài 71(SBT)
3. Bài mới: (33’)
Hoạt động của GV&HS
Nội dung
H: Phép trừ hai số tự nhiên được thực hiện khi nào?
HS: Phép trừ hai số tự nhiên được thực hiện khi số bị trừ lớn hơn hoặc bằng số trừ
GV: Bài học này giúp các em hiểu được phép trừ trong tập hợp các số nguyên và cách thực hiện phép trừ trong tập hợp số nguyên
GV: Yêu cầu HS làm ?(SGK)
H: Dự đoán 3 –4 = ?; 3 –5 = ?
GV: Tương tự ?a, yêu càu HS dự đoán
2-(-1) = ? ; 2 – (-2) = ?
GV: Trong phép trừ 3 –1 ta đã chuyển phép trừ thành phép cộng bằng cách nào?
HS: Chuyển phép trừ 3-1 thành 3 cộng với số đối của 1 là –1
GV: Tương tự trong các phép trừ còn lại chúng ta đã lấy số bị trừ cộng với số đối của số trừ
Vậy muốn trừ số nguyên a cho số nguyên b ta làm như thế nào?
GV(chốt lại vấn đề)
Muốn trừ số nguyên a cho số nguyên b ta cộng a với số đối của b
HS: Nhắc lại qui tắc trong SGK
HS: 1 HS đọc VD trong SGK
GV: Tóm tắt đề toán trong VD
H: Để tính nhiệt độ ở Sa Pa ta làm thế nào?
HS: 3-4 = 3 +(-4)
GV: Nhiệt độ giảm 40c tức là nhiệt độ tăng thêm –40c
Điều này hoàn toàn phù hợp với qui tắc trừ mà các em vừa được học
GV(giới thiệu nhận xét)
Phép trừ hai số tự nhiên không phải lúc nào cũng thực hiện được, nó chỉ thực hiện được khi số bị trừ lớn hơn hoặc bằng số trừ còn phép trừ hai số nguyên luôn thực hiện được và cho kết quả là một số nguyên
GV: Giới thiệu cho HS biết vì sao cần mở rộng tập hợp số tự nhiên thành tập hợp Z là để phép trừ luôn thực hiện được trong Z
GV: Gọi 1HS lên bảng
HS dưới lớp làm vào vở và theo dõi bài của bạn
1. Hiệu của hai số nguyên
(?)
a, 3 - 1 = 3 + (-1) = 2
 3 – 2 = 3 + (-2) = 1 
 3 – 3 = 3 + (-3) = 0
 3 – 4 = 3 + (-4) = -1
 3 – 5 = 3 + (-5) = -2
b, 2-(-1) = 2 + 1= 3
 2 – (-2) = 2 + 2 = 4
Qui tắc: Muốn trừ số nguyên a cho số nguyên b ta cộng a với số đối của b
a –b = a + (-b)
2. Ví dụ
Hôm qua, nhiệt độ ở Sa Pa: 30c
Hôm nay, nhiệt độ giảm: 40c
Hôm nay, nhiệt độ ở Sa Pa ?
Giải
Vì nhiệt độ giảm 40c nên nhiệt độ ở Sa Pa hồm nay là: 3-4 = 3+(-4) = -1(0c)
Nhận xét
Phép trừ trong N không phải bao giờ cũng thực hiện được, còn trong Z luôn thực hiện đươc
Luyện tập tại lớp
Bài 47
2 – 7 = 2 + (-7) = -5
1 – (-2) = 1 + 2 = 3
(-3) – 4 = (-3)+(-4) = -7
(-3) – (-4) = (-3) +4 = 1
4. Củng cố: (5’)
- Qui tắc trừ hai số nguyên, ôn lại qui tắc cộng hai số nguyên cùng dấu, khác dấu
5. Dặn dò: (1’)
- Học bài, làm bài 48; 49; 52; 53(SGK); 73; 74; 76(SBT)
6. Rút kinh nghiệm:
...............................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
Tuần:16 	Ngày soạn:02/12/2009
Tiết: 50 	Ngày dạy: 04/12/2009 
§7. LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: 
- Củng cố các qui tắc phép trừ, qui tắc phép cộng các số nguyên
- Rèn luyện kĩ năng trừ số nguyên: biến trừ thành cộng, thực hiện phép cộng, kĩ năng tìm số hạng chưa biết của một tổng, thu gọn biểu thức 
- Hướng dẫn sử dụng máy tính bỏ túi để thực hiện phép trừ
II. Chuẩn bị: 
- GV: Bảng phụ ghi bài tập 49; 53; 56 và máy tính bỏ túi
- HS: Chuẩn bị bài tập ở nhà
III. Phương pháp: gi¶i quyÕt vÊn ®Ị vµ cac ph­¬ng ph¸p dËy häc tÝch cùc kh¸c
IV. Tiến trình tiết 
1. Ổn định lớp: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
 HS: Phát biểu qui tắc phép trừ hai số nguyên, viết công thức
 Làm bài 48(SGK)
 3. Bài mới: (33’)
Hoạt động của GV&HS
Nội dung
GV: Treo bảng phụ bài tập 49
HS: trả lời miệng
GV(chốt lại): Số đối của 0 là 0
GV: Gọi 1HS lên bảng thực hiện
HS dưới lớp theo dõi và nhận xét
HS: Xây dựng bai giai a và b dưới sự hướng dẫn của GV
HS: 2HS lên bảng làm câu c và d
H: Muốn tính tuổi thọ nhà bác hoc Aùc-si-mét
Ta làm như thế nào?
HS:Lấy năm mất trừ đi năm sinh
GV: Gọi 1HS lên bảng làm
HS dưới lớp theo dõi và nhận xét
HS: Nhắc lại vai trò của x trong từng phép tính và nêu cách tìm x
HS: 1HS lên bẩng thực hiện
HS dưới lớp nhận xét
GV: Đưa ra bài tập d, e có chứa dấu giá trị tuyệt đối
H: = 0 thì a = ?
HS: a = 0
H: = b (b>0) thì a nhận những giá trị nào?
HS:..
GV(gợi ý) = b => a = b hoặc a = -b
HS: Lên bảng thực hiện
GV: Hướng dẫn sử dụng máy tính bỏ túi như bài tập 56(SGK)
HS: Thực hành trên máy tính của mình
Dạng 1: Thực hiện phép tính
Bài 49(SGK)
 a
 -15
 2
 0
 -3
 -a
 15
 -2
 0
 -(-3)
Bài 53(SGK)
 x
 -2
 -9
 3
 0
 y
 7 
 -1
 8
 15
x - y
 -9
 8
 -5
 -15
Bài 81(SBT)
a, 8 – (3 - 7) = 8 – [3 + (-7)]
 = 8 – (-4)
 = 8 + 4
 = 12
b, (-5)- (9-12)= (-5) – [9 + (-12)]
 = (-5) – (-3)
 = (-5) + 3
 = -2
c, 7- (-9) – 3 = 7 + 9 – 3
= 16 – 3
= 13
d, (-3)+ 8 – 1 = 5 –1 
 = 4
Bài 52(SGK)
Tuổi thọ của nhà bác học Aùc-si mét là:
 -212 – (-287) = -212 + 287
 = 75(tuổi)
Dạng 2: Tìm x
Bài 54(SGK)
a, 2 + x = 3
 x = 3 –2
 x = 1 
b, x + 6 = 0
 x = -6
c, x + 7 = 1
 x = 6
d, = 0 => x + 3 = 0
 x = -3
e, = 2 => x – 2 = 2
 hoặc x – 2 = -2
* x – 2 = 2 => x = 4
 x – 2 = -2 => x = 0
Dạng 3: Hướng dẫn HS sử dụng máy tính bỏ túi
a, 169 – 733; b, 53- (-478)
c, -135 – (-1936)
4. Củng cố: (5’)
- Qui tắc trừ hai số nguyên, ôn lại qui tắc cộng hai số nguyên cùng dấu, khác dấ
- Các dạng bài tập đã giải trong tiết
 5. Dặn dò: (1’)
- Học bài, làm bài 48; 49; 52; 53(SGK); 73; 74; 76(SBT)
* Rút kinh nghiệm:
...............................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_so_hoc_lop_6_tuan_16_hoang_van_chien.doc