Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 50: Phép trừ hai số nguyên - Cao Thị Mỹ Trang

Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 50: Phép trừ hai số nguyên - Cao Thị Mỹ Trang

A. MỤC TIÊU

· Kiến thức : Học sinh hiểu được quy tắc phép trừ trong Z

· Kỹ năng : Biết tính dúng hiệu của hai số nguyên.

· Thái độ: Bước đầu hình thành, dự đoán trên cơ sở nhìn thấy quy luật thay đổi của một loạt hiện tượng (toán học) liên tiếp và phép tương tự.

B. CHUẨN BỊ

· GV : bảng phụ ghi bài tập ? , quy tắc và công thức phép trừ, ví dụ, bài tập 50 trang 82 SGK.

· HS :Bảng phụ , bút viết .

C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC I/ Ổn định :

II/ Kiểm tra bài cũ : 8ph

- HS 1 : Phát biểu quy tắc cộng hai số nguyên cùng dấu, quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu. Chữa bài tập 65 trang 61 SBT.

TL: HS1 : Phát biểu quy tắc cộng hai số nguyên.

- Chữa bài tập 65 : (-57) + 47 = (-10) ;

 469 + (-219) = 250 ;

 195 + (-200) + 205 = 400 + (-200) = 200 - HS 2 : Chữa bài tập 71 trang 62, SBT. Phát biểu các tính chất của phép cộng các số nguyên

HS 2 : Chữa bài tập 71 :a) 6; 1; -4; -9; -14

 6 + 1 + (-4) + (-9) + (-14) = -20

 b) -13; -6; 1; 8; 15

 (-13) + (-6) + 1 + 8 + 15 = 5

 

doc 2 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 392Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 50: Phép trừ hai số nguyên - Cao Thị Mỹ Trang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo viên :Cao Thị Mỹ Trang Số học 6
Ngày soạn : 16 – 12 – 2005 
Tiết : 50
§7 PHÉP TRỪ HAI SỐ NGUYÊN 
MỤC TIÊU
Kiến thức : Học sinh hiểu được quy tắc phép trừ trong Z
Kỹ năng : Biết tính dúng hiệu của hai số nguyên.
Thái độ: Bước đầu hình thành, dự đoán trên cơ sở nhìn thấy quy luật thay đổi của một loạt hiện tượng (toán học) liên tiếp và phép tương tự.
CHUẨN BỊ 
GV : bảng phụ ghi bài tập ? , quy tắc và công thức phép trừ, ví dụ, bài tập 50 trang 82 SGK.
HS :Bảng phụ , bút viết .
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC I/ Ổn định : 
II/ Kiểm tra bài cũ : 8ph 
- HS 1 : Phát biểu quy tắc cộng hai số nguyên cùng dấu, quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu. Chữa bài tập 65 trang 61 SBT.
TL: HS1 : Phát biểu quy tắc cộng hai số nguyên.
- Chữa bài tập 65 : (-57) + 47 = (-10) ;
 469 + (-219) = 250 ;
 195 + (-200) + 205 = 400 + (-200) = 200
- HS 2 : Chữa bài tập 71 trang 62, SBT. Phát biểu các tính chất của phép cộng các số nguyên
HS 2 : Chữa bài tập 71 :a) 6; 1; -4; -9; -14 
 6 + 1 + (-4) + (-9) + (-14) = -20
 b) -13; -6; 1; 8; 15 
 (-13) + (-6) + 1 + 8 + 15 = 5
 III/ Bài mới : 36ph 
*Giới thiệu bài : (1ph)? - Cho biết phép trừ hai số tự nhiên thực hiện được khi nào? 
 TL: Khi số bị trừ ³ số trừ	,còn trong tập Z các số nguyên, phép trừ thực hiện như thế nào ? Bài học hôm nay sẽ giúp ta hiểu được vấn đề này 
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
a – b = a + (-b)
15ph
Hoạt động 1 : Hiệu của hai số nguyên 
-Gv treo bảng phụ : Cho hs thực hiện các phép tính và rút ra nhận xét
- Qua các ví dụ, em thử đề xuất : muốn trừ đi một số nguyên,ta có thể làm ntn?
-Gọi hs đọc quy tắc SGK.
- Gọi 2 hs lên làm vd.
- GV nhấnmạnh : Khi trừ đi một số nguyên phải giữ nguyên số bị trừ, chuyển phép trừ thành phép cộng với số đối của số trừ.
- Gọi hs lên bảng làm bài tập 47/82
Nhắc lại : - ( - a ) = ?
2 – 7 = ?
1 – (-2) = ?
(-3) – 4 = ?
- 3 – (- 4) = ?
- GV giới thiệu nhận xét SGK :
Khi nói nhiệt độ giảm 30C nghĩa là nhiệt độ tăng –30C, điều đó phù hợp với quy tắc phép trừ trên đây.
-Cho hs lên bảng điền vào bảng phụ và rút ra nhận xét .
- HS : Muốn trừ đi một số nguyên ta có thể cộng với số đối của nó.
- HS : Nhắc lại hai lần quy tắc trừ số nguyên.
- HS : áp dụng quy tắc vào các ví dụ :
- HS làm bài tập 47 trang 82 SGK.
	- (-a) = a
 = 2 + (-7) = -5
= 1 + 2 = 3
= (-3) + (- 4) = (-7)
= -3 + 4 = 1
1. Hiệu của hai số nguyên
 Quy tắc : SGK
Ví dụ :
 3 – 8 = 3 + (-8) = -5
 (-3) – (-8) = (-3) + 8 = 5
Bài tập 47 (82 SGK)
2 – 7 = 2 + (-7) = -5
1 – (-2) = 1 + 2 = 3
(-3)– 4= (-3) + (-4) = (-7)
-3 – (-4) = -3 + 4 = 1
10ph
Hoạt động 2 : Ví dụ
- GV nêu ví dụ trang 81 SGK.
-Theo em tohôm nay giảm 4oC có nghĩa là gì?
- GV : Để tìm nhiệt độ hôm nay ở Sa Pa ta phải làm như thế nào ?
- Hãy thực hiện phép tính vàtrả lời bài toán.
-Từ đó gv cho hs thấy được mqh giữa phép cộng và phép trừ các số nguyên .
- Cho HS làm bài tập 48 trang 82 SGK
0 – 7=?
7 – 0=?
a – 0 =?
0 – a=?
- Em thấy phép trừ trong Z và phép trừ trong N khác nhau như thế nào ? Cho vd.
GV giải thích thêm lí do mở rộng tập N thành tập Z là để phép trừ các số nguyên luôn thực hiện được.
- HS đọc ví dụ SGK
-Nghĩa là tăng - 4 oC
- HS : để tìm nhiệt độ hôm nay ở Sa Pa ta phải lấy 30C - 40C 
 = 30C + (40C) = ( -10C)
- HS làm bài tập :
= 0 + (-7) = (-7)
= 7 + 0 = 7
= a + 0 = a
= 0 + (-a) = -a
HS : phép trừ trong Z bao giờ cũng thực hiện được, còn phép trừ trong N có khi không thực hiện được
 (ví dụ 3 – 5 không thực hiện được trong N)
2. Ví dụ
Bài tập 48 (82 SGK)
0 – 7 = 0 + (-7) = (-7)
7 – 0 = 7 + 0 = 7
a – 0 = a + 0 = a
0 – a = 0 + (-a) = -a
3
x
2
-
9
=
-3
x
+
-
9
+
3
x
2
=
15
-
x
+
2
-
9
+
3
=
-4
=
25
=
29
=
10
10ph
Hoạt động 3 :Củngcố :
GV : Phát biểu quy tắc trừ số nguyên ? Nêu công thức
- GV cho HS làm bài tập 77 / 63 SBT :	a. (-28) – (-32)
	b. 50 – (-21)
	c. (-45) – 30
	d. x – 80
	e. 7 – a
 g. (-25) – (-a)
-Hướng dẫn toàn lớp cách làm dòng 1 rồi cho hoạt động nhóm.
Dòng 1 : kết quả là –3 vậy số bị trừ phải nhỏ hơn số trừ nên có :
	3 x 2 – 9 = -3
Cột 1 : kết quả là 25
Vậy có : 3 x 9 – 2 = 25
Cho HS kiểm tra bài làm của hai nhóm
- HS : nêu quy tắc trừ, công thức :
	a – b = a + (-b)
a. (-28) – (-32) = (-28) + 32 = 4
b. 50 – (-21) = 50 + 21 = 71
c. (-45) – 30 = (-45) + (-30) = -75
d. x – 80 = x + (- 80)
e. 7 – a = 7 + (-a)
g. (-25) – (- a) = - 25 + a
- HS nghe GV hướng dẫn cách làm dòng 1 rồi chia nhau làm trong nhóm
Bài tập 77 (63 SBT)
Biểu diễn các hiệu sau thành tổng rồi tính kết quả (nếu có thể)
Bài tập 50 (82 SGK)
IV/ Hướng dẫn về nhà : 1ph
 - Học thuộc quy tắc cộng, trừ các số nguyên
 - Bài tập số 49, 51, 52, 53 trang 82 SGK và 73, 74, 76 trang 63 SBT
C.Rút kinh nghiệm :

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dai_so_lop_6_tiet_50_phep_tru_hai_so_nguyen_cao_thi.doc