Tiết 63:
BÀI TẬP
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Củng cố các tính chất cơ bản của phép nhân và thực hành
tích của phép nhân nhiều số, phép nâng lên luỹ thừa.
2. Kỹ năng: HS biết áp dụng các tính chất cơ bản của phép nhân để tính
đúng, tính nhanh giá trị của biểu thức, biến đổi biểu thức, xác định dấu
của tích nhiều.
3. Thái độ : Cẩn thận , chính xác trong tính toán , lập luận .
II. Chuẩn bị:
1.GV : 1 Bảng phụ (Bài 99; 100)
2.HS : Bảng nhóm , bút dạ.
Ngày giảng : 1/09. Tiết 63: Bài tập I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Củng cố các tính chất cơ bản của phép nhân và thực hành tích của phép nhân nhiều số, phép nâng lên luỹ thừa. 2. Kỹ năng: HS biết áp dụng các tính chất cơ bản của phép nhân để tính đúng, tính nhanh giá trị của biểu thức, biến đổi biểu thức, xác định dấu của tích nhiều. 3. Thái độ : Cẩn thận , chính xác trong tính toán , lập luận . II. Chuẩn bị: 1.GV : 1 Bảng phụ (Bài 99; 100) 2.HS : Bảng nhóm , bút dạ. III. Tiến trình lên lớp: 1. Tổ chức : (1') 6A: 6B: 6C: 2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp chữa bài tập 3.Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng Hoạt động 1:( 20') Tính giá trị của biểu thức GV: Yêu cầu HS làm bài 92/ SGK GV: Có thể giải bài toán này ntn? HS: Thực hiện theo thứ tự thực hiện các phép tính GV: Cho HS lên bảng trình bày HS : Dưới lớp cùng làm , nhận xét GV: Còn có cách nào tính nhanh hơn? HS: Suy nghĩ trả lời. GV: Sử dụng tính chất của phép nhân để tính nhanh HS: Thực hành tính nhanh cách 2 GV: Chốt lại: Cần biết sử dụng tính chất khi thực hiện để có lời giải ngắn gọn hơn . GV: Đưa ra nội dung bài 96 và yêu cầu 2 HS lên bảng thực hiện HS: 2 em lên bảng thực hiện, cả lớp cùng thực hiện mỗi dãy làm 1 ý GV: Lưu ý sử dụng tính chất của phép nhân để tính nhanh. GV: Đưa ra nội dung bài 98. Làm thế nào để tính được giá trị biểu thức? HS: Trả lời và thực hiện GV: Chốt lại và hướng dẫn cách giải ý a . HS : Lên chữa ý b HS : Dưới lớp cùng làm và nhận xét GV: Chốt lại và chính xác kết quả. GV: Nêu nội dung bài 139 Hoạt động 2: (8’) Dạng luỹ thừa . GV: Yêu cầu HS làm bài 94/ SGK. Vàgọi 2 HS lên bảng thực hiện HS : Dưới lớp cùng làm và nhận xét GV: Chốt lại và chính xác kết quả. Hoạt động 3 : (12') Dạng điền vào ô trống , nhiều lựa chọn GV: Ta đã biết tính chất của phép nhân, phép tính luỹ thừa. Hãy vân dụng làm bài 99; 100 / SGK Chia lớp thành 4 nhóm. Nhóm 1 thực hiện bài 99a. Nhóm 2 thực hiện bài 99b. Nhóm 3,4 thực hiện bài 100 HS : Các nhóm báo cáo kết quả trên bằng bảng nhóm.Nhận xét chéo kết quả giữa các nhóm GV: Chốt lại và chính xác kết quả trên bảng phụ. Dạng 1: Tính giá trị biểu thức Bài 92/SGK/95: b) (-57) . (67 - 34) - 67.(34 - 57) = (-57) . 33 - 67 . (-23) = -1881 + 1541 = -340 Cách 2: = (-57).67 - (-57).34 - 67 . 34 - 67.(-57) = 57 . 34 - 67 . 34 = 34 .(57 - 67) = 34 . (-10) = -340 Bài 96/SGK/95: a) 237.(-26) + 26 . 137 = 26 . 137 - 26 . 237 = 26.(137 - 237) = 26 . (-100) = -2600 b) 63.(-25) + 25.(-23) = 25.(-23) - 25.63 = 25.(-23 - 63) = 25.(- 86) = -2150 Bài 98/SGK/96: a) (-125).(-13).a với a = 8 Thay giá trị của a vào biểu thức: (-125).(-13).(-8) = [(-125). (-8) ].(-13) = 1000.(-13) = -13000 b) Thay giá trị của b vào biểu thức: (-1).(-2).(-3).(-4).(-5).20 = -(2 . 3 . 4 . 5 . 20) = -(2 . 12 . 100) = -(24 . 100) = -2400 2. Dạng luỹ thừa: Bài 94/SGK/95: a) (-5).(-5).(-5).(-5).(-5) = (-5)5 b) (-2).(-2).(-2).(-3).(-3).(-3) = [(-2).(-3)]. [(-2).(-3)]. [(-2).(-3)] = 6 . 6 . 6 = 63 3. Dạng điền số vào ô trống, nhiều lựa chọn Bài 99/SGK/96: a) (-7).(-13) + 8.(-13) =(-7 + 8) (-13) = -13 b) (-5). [ (-4 ) -(-14) ] = (-5).(-4) - (-5).(-14) = 20 - 70 = -50 Bài 100/ SGK/ 96: Giá trị của tích m.n2 với m = 2 , n = -3 là : B.18 4. Củng cố : (1') - Từng phần kết hợp trong giờ. 5. Hướng dẫn học bài ở nhà:( 3') - Ôn lại các tính chất của phép nhân trong Z. - Xem lại các bài tập đã làm tại lớp. - Xem trước bài: “ Bội và ước của một số nguyên”.
Tài liệu đính kèm: