Tiết 62:
Lớp: 6A,B,C. TÍNH CHẤT CỦA PHÉP NHÂN
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS nắm chắc các tính chất cơ bản của phép nhân, biết tìm dấu của tích nhiều số nguyên. Bước đầu có ý thức vận dụng các tính chất của phép nhân vào tính nhanh giá trị các biểu thức
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng thực hiện phép nhân các số nguyên.
3. Thái độ : Cẩn thận chính xác trong tính toán , lập luận .
II. Chuẩn bị:
1. GV : Bảng phụ( ?5)
2. HS : Bảng nhóm,
Ngày giảng: 1/09 Tiết 62: Lớp : 6A,B,C. tính chất của phép nhân I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: HS nắm chắc các tính chất cơ bản của phép nhân, biết tìm dấu của tích nhiều số nguyên. Bước đầu có ý thức vận dụng các tính chất của phép nhân vào tính nhanh giá trị các biểu thức 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng thực hiện phép nhân các số nguyên. 3. Thái độ : Cẩn thận chính xác trong tính toán , lập luận . II. Chuẩn bị: 1. GV : Bảng phụ( ?5) 2. HS : Bảng nhóm, III Tiến trình lên lớp 1. Tổ chức : (1') 6A: 6B: 6C: 2. Kiểm tra bài cũ: Không 3.Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng Hoạt động 1: ( 8') Tính chất giao hoán. GV: Nêu vấn đề: Hãy tính: 2 . (-3) = ? (-3) . 2 = ? (-7).(- 4) = ? (- 4).(-7) = ? Và rút ra nhận xét HS: Thực hiện các phép tính và KL GV: Đưa ra công thức về tính chất giao hoán của phép nhân Hoạt động 2: (15') Tính chất kết hợp. GV: Tính: [ 9 . (-5)]. 2 = ? 9 . [ (-5). 2] = ? Và rút ra nhận xét HS: Thực hiện và kết luận GV: Chốt lại và đưa ra công thức GV: Chốt lại và nêu vai trò của các tính chất trong thực hành tính toán. GV: Nếu tích của nhiều thừa số bằng nhau, có thể viết gọn như thế nào? Ví dụ? HS: 2 . 2 . 2 = 23 GV: (-2).(-2).(-2) =? HS: (-2).(-2).(-2) = (-2)3 GV: Giới thiệu chú ý GV: Yêu cầu HS trả lời ?1; ?2/ SGK HS : Đưa ra nhận xét ?1 và ?2 GV: Chốt lại và hướng dẫn HS cách tìm ra câu trả lời chính xác. GV: Qua ?1 và ?2 rút ra nhận xét HS: Đọc nhận xét SGK Hoạt động 3:( 16') Giới thiệu T/C 3 và 4 GV: Tính: (-5) . 1 = ? 1 . (-5) = ?; (+10) . 1 = ? HS: Tính và kết luận GV: Chốt lại và đưa ra trường hợp TQ HS : HĐCN, trả lời ?3 và ?4/ SGK GV: Chốt lại và trình bày kết quả. GV: Muốn nhân 1 số với 1 tổng ta làm ntn? HS: Trả lời và viết công thức TQ GV: a . (b - c) = ? HS: Trả lời GV: Cho HS , Hoạt động nhóm?5 ( 7') GV: Ta đã biết các T/ c của phép nhân . Hãy vân dụng trả lời ?5 / SGK Chia lớp thành 4 nhóm, các nhóm trình bày vào PHT của nhóm ( N 1+2 làm ý a ; N3 + 4 làm ý b ) HS : các nhóm báo cáo kết quả trên bảng bằng bảng nhóm. Nhận xét chéo kết quả giữa các nhóm GV : Chốt lại và chính xác kết quả trên bảng phụ. 1. Tính chất giáo hoán: => 2 . (-3) = (-3) . 2 2 . (-3) = -6 (-3) . 2 = -6 => (-7).(- 4) =(- 4).(-7) (-7).(- 4) = 28 (- 4).(-7) = 28 Tổng quát: a . b = b . a ( a, b Z) 2. Tính chất kết hợp: [ 9 .(-5)]. 2 = (- 45) . 2 = - 90 9 . [ (-5). 2] = 9 . (-10) = - 90 Vậy: [ 9 . (-5)]. 2 = 9 . [ (-5). 2] Tổng quát: (a . b) . c = a . (b . c) ( a, b, c Z) Chú ý: SGK ?1 Ta có thể nhóm thành từng cặp và không còn thừa số nào . Tích trong mỗi cặp mang dấu (+). Vì thế tích 1 số chẵn các thừa số nguyên âm có dấu (+) ?2 Ta có thể nhóm thành từng cặp sẽ còn dư 1 thừa số . Vì tích trong mỗi cặp mang dấu (+) và thừa số còn lại mang dấu (-). Vì thế tích 1 số lẻ các thừa số nguyên âm có dấu (-) Nhận xét: SGK 3. Nhân với 1: (-5) . 1 = -5 1 . (-5) = -5 (+10) . 1 = 10 Tổng quát: a . 1 = 1 . a = a ?3 a. (-1) = (-1) . a = - a ?4 Bạn Bình nói đúng chẳng hạn 2 - 2 nhưng (-22) = 22 = 4 Nếu a Z thì a2 = ( - a2) 4. Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng: a . (b + c) = a.b + a.c Chú ý : a . (b - c) = a.b - a.c ?5 Đáp án: a) (-8) . (5 + 3) = (-8) . 8 = -64 (-8) . (5 + 3) = (-8) . 5 +(-8) . 3 = (- 40) + (-24) = -64 b) (-3 + 3) . (-5) = 0 . (-5) = 0 (-3 + 3) . (-5) = (-3).(-5) + (-3).(-50 = 15 + (-15) = 0 4. củng cố:(2’') - Phép nhân các số nguyên có những tính chất gì? - Khi nào tích mang dấu dơng? Dấu âm? Bằng 0? - Chốt lại nội dung bài học 5. Hướng dẫn học ở nhà:( 3') - Nắm vững các tính chất của phép nhân. - Xem lại các bài tập đã làm tại lớp. - Bài tập về nhà: 91; 92; 93; 94 ; 95 SGK - T95 . Giờ sau chữa bài tập.
Tài liệu đính kèm: