Giáo án Số học 6 tiết 55, 56: Ôn tập học kỳ I (tiếp)

Giáo án Số học 6 tiết 55, 56: Ôn tập học kỳ I (tiếp)

TIẾT 55:

Lớp: 6B,C. ÔN TẬP HỌC KỲ I(TIẾP)

I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức : - Ôn tập cho HS các kiến thức đã học về tính chất chia hết của

 1 tổng, các dấu hiệu chia hết cho 2; 5; 3; 9; số nguyên tố và hợp số, ƯC và

 BC, ƯCLN, BCNN.

 2. Kĩ năng :- Tìm các số hay tổng chia hết cho 2, 5, 3, 9. Rèn luyện kỹ năng

 tìm ƯCLN, BCNN của 2 hay nhiều số. HS vận dụng các kiến thức trên vào

 bài toán thực tế.

 3. Thái độ : - Cẩn thận , chính xác trong tính toán và lập luận .

 

doc 7 trang Người đăng ngocninh95 Lượt xem 1360Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Số học 6 tiết 55, 56: Ôn tập học kỳ I (tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày giảng: 12/08. Tiết 55: 
Lớp: 6B,C.	ôn tập học kỳ I(tiếp)
I. Mục tiêu: 
 1. Kiến thức : - Ôn tập cho HS các kiến thức đã học về tính chất chia hết của
 1 tổng, các dấu hiệu chia hết cho 2; 5; 3; 9; số nguyên tố và hợp số, ƯC và
 BC, ƯCLN, BCNN. 
 2. Kĩ năng :- Tìm các số hay tổng chia hết cho 2, 5, 3, 9. Rèn luyện kỹ năng
 tìm ƯCLN, BCNN của 2 hay nhiều số. HS vận dụng các kiến thức trên vào
 bài toán thực tế.
 3. Thái độ : - Cẩn thận , chính xác trong tính toán và lập luận .
II.Chuẩn bị:
1.Giáo viên : các câu hỏi
	2.Học sinh : phiếu học tập 
III.Tiến trình lên lớp:
1. Tổ chức: (1') 6B - Vắng :	6C- Vắng:
2. Kiểm tra bài cũ ( Kết hợp trong giờ')
 	3. bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1:( 18') T/c chia hết, dấu hiệu chia hết, số nguyên tố , hợp số.
GV: Đưa ra bảng phụ nội dung bài 1 và bài 2
Bài 1: Cho các số 160; 534; 2511; 48309; 3825. 
 Tìm trong các số đã cho: 
 a/ Số 2 b/ Số 3 
 c/ Số 5 d/ Số 9
 e/ Số (2 ;5) g/ Số (2 ; 5 ; 9) 
Bài 2: Điền chữ số vào dấu * để: 
a/ 1*5* 5 và 9 
b/ *46* (2; 3; 5; 9)
HS: Nhắc lại các dấu hiệu chia hết. 
HS :Hoạt động cá nhân, lên bảng
 trình bày lần lượt các ý.
HS: Dưới lớp nhận xét , hoàn thiện
 bài 
GV: Chốt lại và hướng dẫn HS trình
 bày lời giải .
GV: Đưa ra bài 3
HS: Nhắc lại định nghĩa số nguyên
 tố, hợp số. 
HS : Trả lời tại chỗ
GV: Ghi bảng, uốn nắn HS cách làm
 đúng.
 3 (10 + 93 ) là hợp số. 
 3 ( 40 – 39 ) = 3 là số nguyên tố. 
Hoạt động 2:( 21')ƯC, BC, ƯCLN, BCNN
GV: Đưa nội dung bài 4 
Bài 4: Cho 2 số: 90 và 252. Tìm ƯCLN, BCNN, ƯC, BC ?
HS: Nhắc lại QT tìm ƯCLN, BCNN
 của 2 hay nhiều số ?
HS: Thảo luận theo cặp , đại diện
 lên bảng trình bày lời giải 
HS : Dưới lớp cùng làm và nhận xét,
 hoàn thiện bài
GV : Chốt lại kiến thức và chính xác
 kết quả .
HS : Đọc đầu bài 26- SBT/ 28
GV: Tóm tắt bài
+ HS khối 6 : 200 đến 400HS
+ Xếp thành 12; 15; 18 đều thừa 5HS
+ Tính số HS ?
GV: Gợi ý HS cách làm
+ Nếu ta gọi số HS phải tìm là a thì a phải có ĐK gì ?( 200 400 )
+ Do xếp hàng 12; 15; 18 đều thừa 5, nên số HS tham gia xép trong hàng là bao nhiêu ? ( a - 5) 
+ ĐK a - 5 như thế nào ?
(200 - 5 400 - 5 )
+HS giải bài toán tìm BCNN của 12; 15; 18 ?
+ HĐN ( 12')
* GV:Theo hướng dẫn ở trên. Hãy làm bài 26 / SBT
Chia lớp thành 4 nhóm, các nhóm trình bày vào PHT của nhóm 
Tổ trưởng phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm
* HS : Nhóm trưởng phân công
Mỗi cá nhân hoạt động độc lập
Thảo luận chung ở trong nhóm
Tổ trưởng tổng hợp, thư ký ghi PHT
* HS : các nhóm báo cáo kết quả trên bảng bằng PHT
Nhận xét chéo kết quả giữa các nhóm 
GV : Chốt lại và chính xác kết quả trên bảng phụ.
1, Ôn tập về tính chất chia hết và dấu hiệu chia hết, số nguyên tố và hợp số. 
Bài 1: 
 a/ Số 2 là : 160 
 b/ Số 3 là : 534 ; 2511 ; 48309 ; 3825 
 c/ Số 5 là : 160 ; 3825
 d/ Số 9 là : 2511 ; 3825
e/ Số 2 và 5 là : 160
g/ Số (2  ; 5 ; 9) là : Không có 
Bài 2: Điền chữ số vào dấu * để: 
a/ 1*5* 5 và 9 
 1*5* 5 Thì chữ số tận cùng bằng 0 hoặc 5
Ta có : 1*50 9 1 +*+5 + 0 = 6 +* 9
 * = 3
1*55 9 1 + * +5 + 5 = 11 + * 9
 * = 7
Vậy ta được số 1350 và 1755
b/ *46* (2; 3; 5; 9)
*46* 2 và 5 thì chữ số tận cùng bằng 0
Ta có : *460 9 * + 10 9 * = 8
Vậy số đó là : 8460
Bài 3: Các số sau là nguyên tố hay hợp số.
a/ a = 717 là hợp số . Vì 717 3
b/ b = 6.5 + 9.31 = 3( 10 + 93) là hợp số . Vì 3( 10 + 93) 3
c/ c = 3.8.5 – 9.13 = 3( 40 - 39) = 3 là số nguyên tố
2, Ôn tập về ƯC, BC, ƯCLN, BCNN
Bài 4: 
90 = 2. 32. 5 252 = 22.32.7
ƯCLN( 90; 252) = 2.32 = 18
BCNN( 90 ; 253) = 22.32.5.7 = 1260
ƯC ( 90; 252) = {1; 2; 3; 6; 9; 18}
BC( 90 ; 252) = B( 1260) = {1260 ; 2520, 3780; ...}
Bài 26 - SBT / 28
+ Gọi số học sinh là khối 6 là a ( a N) 
thì 200 400 và a - 5 là BC (12;15;18)
 200 - 5 400 - 5
195 395
12 = 22.3 15 = 3.5
18 = 2.32
BCNN( 12; 15; 18) = 22.32.5 = 180
a - 5 B ( 180) = { 180 ; 360 ; ...}
Vì 195 395
Nên a - 5 = 360 a = 360 + 5 = 365
Vậy số học sinh khối 6 là 365 
 4.Củng cố (2')
	+ Từng phần kết hợp trong giờ
 5. Hướng dẫn học ở nhà: ( 3')
	+ Ôn tập các kiến thức đã hệ thống trong 3 tiết ôn tập
	+ Xem lại các dạng bài tập đã chữa
	+ Bài tập về nhà : 111 ; 114 ; 117; 118 - T 99
 Hướng dẫn bài 114
Liệt kê và tính tổng tất cả các số nguyên x thoả mãn
- 8 < x < 8
x = {-7; -6; -5; - 4; -3; -2; -1; 0 ; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7}
Tổng : ( 7 - 7) + ( 6 - 6) + ( 5 - 5) + ( 4 - 4) + ( 3 - 3) + ( 2 - 2) + (1 - 1 ) + 0
 = 0 + 0 + 0 + 0 + 0 + 0 + 0 + 0 = 0
 - Giờ sau ôn tập về toán tìm x, toán đố.
 Ngày giảng: 12/08. Tiết 56: 
Lớp: 6B,C.	 ôn tập học kỳ I(tiếp)
I. Mục tiêu: 
 1. Kiến thức : 
 - Ôn tập cho HS một số dạng toán tìm x, toán đố về ƯC, BC, , tập hợp.
 2. Kĩ năng :
 - Rèn luyện kỹ năng tìm x dựa vào tương quan trong các phép tính, kỹ năng 
 phân tích đề và trình bày lời giải. 
 3. Thái độ : - Cẩn thận , chính xác trong tính toán và lập luận .
II.Chuẩn bị:
1.Giáo viên : các câu hỏi
	2.Học sinh : Ôn lại các kiến thức đã đã ôn trong 3 tiết ôn tập trước 
III.Tiến trình lên lớp:
1. Tổ chức: (1') 6B - Vắng :	6C- Vắng:
2. Kiểm tra bài cũ:
 	3. bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Hoạt động 1:(10’) 
Ôn tập về dạng toán tìm x
Bài 1: Tìm x
a) 3(x + 8) = 18
b) (x + 13) : 5 = 2
c) 2 + ( - 5) = 7
GV: Yêu cầu 3 HS lên bảng thực hiện, cả lớp cùng làm vào vở rồi nhận xét.
GV: Chính xác kết quả và chốt lại cách làm
Dạng 2: ( 29’) Toán đố
Bài tập 180 SBT/ 24: Tìm số tự nhiên x biết rằng 126 x, 210 x và 15< x < 30
GV: x có quan hệ như thế nào với 126 và 210.
HS: x ƯC(126,210) và 15 < x < 30
GV: Gọi 1 HS lên bảng thực hiện, cả lướp theo dõi nhận xét.
GV: Nhận xét ,chính xác kết quả và cách làm
Bài 182SBT/24: Một đội y tế có 24 bác sỹ và 108 y tá. có thể chia đội y tế đó nhiều nhất thành mấy tổ để số bác sỹ cũng như số y tá được chia đều vào các tổ.
GV: Gọi x là số tổ phải chia thì x có quan hệ như thế nào vơí 24, 108 và x phả i thoả mãn đ iều kiện gì?
HS: 24 x,108 x và x lớn nhất.
GV: Yêu cầu 1 HS lên bảng trình bày, cả lớp làm vào vở rồi nhận xét.
GV: Chính xác kết quả và chốt lại cách làm.
Bài 191SBT/25. 
Một số sách xếp thành từng bó 10 cuốn,12 cuốn, 15 cuốn, 18 cuốn đều vừa đủ bó. Biết số sách trong khoảng từ 200 đến 500 cuốn. Tính số sách.
GV: Gọi số sách cần tìm là x . Vậy x có mối quan hệ như thế nào với 10,12,15,18.
HS: x 10, x 12, x 15, x 18. 
và 200 x 500.
GV: Yêu cầu 1 HS lên bảng thực hiện, cả lớp làm vào vở rồi nhận xét kết quả và cách làm.
GV: Chính xác kết quả và cách làm.
Bài tập 1: Tìm x
a) 3(x + 8) = 18
 x + 8 = 18 : 3
 x + 8 = 6
 x = 6 – 8
 x = - 2
b) (x + 13) : 5 = 2
 x + 13 = 2.5
 x + 13 = 10
 x = 10 – 13
 x = - 3
c) 2 + ( - 5) = 7
 2 = 7 – ( - 5)
2 = 12
 = 12 : 2 
 = 6
	x = ± 6
Bài tập 180 SBT/ 24:
 Theo đầu bài :
 x ƯC(126,210) và 15 < x < 30 
126 = 2. 32.7
210 = 2.3.5 
ƯCLN (126,210) = 2.3.7 = 42
ƯC(126, 210) = Ư( 42) = { 1,2,3,6,7,14,21,42}
Mà 15 < x < 30 nên x = 21.
Bài 182SBT/24:
 Gọi x là số tổ phải chia vậy 24 x,108 x và x lớn nhất.
 Vậy x ƯCLN(24,108)
24 = 23.3
108 = 22.33
ƯCLN(24,108) = 22.3 = 12
Vậy x = 12
Có thể chia đội y tế đó nhiều nhất thành 12 tổ.
Bài 191SBT/25. 
 Gọi số sách cần tìm là x thì:
x 10, x 12, x 15, x 18.
và 200 x 500.
 Vậy x BC( 10,12,15,180)
BCNN(10,12,15,18) = 180
BC( 10,12,15,18) = B( 180) = {0,180,360,540,} 
Theo đầu bài 200 x 500.Vậy x = 360.
Số sách cần tìm là 360 cuốn.
 4.Củng cố: (3)
 Các dạng bài trong giờ ôn tập.
 5. Hướng dẫn học ở nhà: (2’)
- Ôn tập các kiến thức và các dạng bài tập trong 4 tiết ôn tập.
 - Tự kiểm tra lại lý thuyết từ đầu năm và làm thêm các bài tập trong SBT.
- Chuẩn bị thi học kì cả số học và hình học và chỉ có nguyên phần tự luận.
 Tiết 57- 58.
 Thi kiểm tra chất lượng học kì I.
 ( Đề thi và đáp án do phòng ra thi ngày 6/1/09)
Ngày giảng: 12/08 
Lớp: 6B,C.	ôn tập học kỳ I 
I.Mục tiêu: 
 1. Kiến thức quy tắc cộng trừ số nguyên, quy tắc dấu ngoặc, ôn tập các tính chất phép cộng trong Z.
 2. Kĩ năng :- Rèn luyện kỹ năng thực hiện phép tính, tímh nhanhgiá trị của biểu thức, tìm x
 3. Thái độ : - Cẩn thận , chính xác trong tính toán và lập luận .
II.chuẩn bị:
1.Giáo viên : Hệ thống bài tập, bảng phụ
	2.Học sinh : Ôn tập các câu hỏi vào vở 
III/ Tiến trình lên lớp:
1. Tổ chức: (1') 6B- Vắng :	6C- Vắng:
2.Kiểm tra bài cũ:(kết hợp trong giờ)
 3.Bài mới :
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
Hoạt động 1: Ôn tập về phép cộng trong Z
GV: Yêu cầu HS nhắc lại quy tắc cộng hai số nguyên
HS: Phát biểu lại quy tắc.
GV: Yêu cầu HS làm bài tập áp dụng
HS: 3 em lên bảng chữa
HS: Cả lớp nhận xét, sửa chữa ( nếu cần)
GV: Chính xác kết quả
Bài tập 43/58SBT
HS: 3 em lên bảng thực hiện cả lớp làm vào vở
GV: Chính xác kết quả và chốt lại cách làm
GV: Yêu cầu HS nhắc lại quy tắc
Bài tập 51/60SBT
GV: Treo bảng phụ có bài tập 
HS: Lên bảng điền
HS: Khác nhận xét kết quả
Bài tập 52/60SGK: Tính GT của BT
GV: Yêu cầu 2 HS lên bảng 
HS: Dưới lớp nhận xét
GV:Chính xác kết quả và chốt lại cách làm
GV: Yêu cầu HS nhắc lại các t/c của phép cộng trong Z.
HS: Trả lời
GV: T/c này có gì khác với t/c của phép cộng trong N
HS: Trả lời
GV: áp dụng t/c này để làm bài tập tính nhẩm, tính nhanh.
GV: Đưa ra bài tập
HS: Thực hiện, cả lớp làm vào vở
Hoạt động 2: Ôn tập về phép trừ.
GV: Yêu cầu HS nhắc lại quy tắc trừ hai số nguyên
Bài tập 78/63SBT
GV: Yêu cầu HS lên bảng chữa , cả lớp cùng làm rồi nhận xét
GV: Chính xác kết quả
Hoạt động 3: Ôn về quy tắc dấu ngoặc
GV: Yêu cầu HS nhắc lại quy tắc dấu ngoặc
Bài tập 91/65SBT: Tính nhanh các tổng sau:
GV: Yêu cầu HS lên bảng chữa, cả lớp theo dõi , nhận xét.
GV: Chính xác kết quả
Bài tập 92/65SBT: bỏ dấu ngoặc rồi tính
1. Ôn về phép cộng trong Z
a) Cộng hai số nguyên cùng dấu
Quy tắc SGK/75,
Bài tập 36/58SBT
a) ( - 7) + ( - 328) = - 331
b) 12 + = 12 + 23 = 35
c) + = 46 + 12 = 58
b) Cộng hai số nguyên khác dấu
Quy tắc: SGK/76.
Bài tập 43/59SBT
a) 0 + ( - 36) = - 36
b) + ( - 11) = 29 + ( - 11)
 = 18.
c) 207 + ( - 317) = - ( 317 – 207) = 110
Bài tập 51/60SBT
a
- 1
 95
 63
-5
- 14
b
 9
- 95
- 63 
 7
- 6
a +b
 8
 0
 0
 2
- 20
Bài tập 52/60.
a) a + (- 25), biết a = - 15
 Thay a = - 15 ta có: (- 15) + ( - 25) = - 40
b) ( - 87) + b, biết b = 13 
Thay b = 13 ta có: ( - 87) + 13 = - 74
c) Tính chất của phép cộng
Bài tập : Tính nhanh
a) ( -17) + 5 + 8 + 17
 = [ ( - 17) + 17] + ( 5 + 8)
 = 0 + 13
 = 13
b) 465 + [ 58 + ( - 465) + ( - 38)]
= 465 + 58 + ( - 465) + ( - 38)
= [465 + ( - 465)] + 58 + ( - 38)
= 0 + 20
= 20
2) Phép trừ số nguyên
a – b = a + ( - b)
Bài tập 78/63SBT:
a) 10 – ( -3)
 = 10 + 3 = 13
c) ( - 21) – ( -19)
 = ( - 21) + 19 = - 2
d) ( - 18) – 28 
 = ( - 18) + ( -28)
 = - 46
e) 13 – 30
 = 13 + ( - 30)
 = - 17
3.Quy tắc dấu ngoặc
Bài tập 91/65SBT
a) ( 5674 – 97) – 5674
 = 5674 – 97 – 5674
 = - 97
b) ( - 1075) – ( 29 – 1075)
 = ( - 1075) – 29 + 1075
 = - 29
Bài tập 92/65SBT
a) ( 18 + 29) + ( 158 – 18 – 29)
 = 18 + 29 + 158 – 18 – 29 
 = 158
b) ( 13 – 135 + 49) – ( 13 + 49)
 = 13 – 135 + 49 – 13 - 49
 = - 135
	4. Củng cố: Từng phần trong giờ ôn
 5. Hướng dẫn ở nhà: Xem lại toàn bộ kiến thức đã ôn và các bài tập đã chữa
 Về nhà tiếp tục ôn bài quy tắc chuyển vế, ƯC,BC, ƯCLN, BCNN, giờ sau ôn 
 tiếp. Bài tập về nhà 39,42,83, 89SBT .

Tài liệu đính kèm:

  • docso 6 tiet 55,56.doc