Giáo án Số học 6 tiết 46: Tính chất của phép cộng các số nguyên

Giáo án Số học 6 tiết 46: Tính chất của phép cộng các số nguyên

TIẾT 46:

Lớp: 6B,C. TÍNH CHẤT CỦA PHÉP CỘNG CÁC SỐ NGUYÊN

I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức:- HS nắm được 4 tính chất cơ bản của phép cộng các số

 nguyên: Giao hoán , kết hợp, cộng với 0, cộng với số đối.

 2. Kĩ năng :- Bước đầu hiểu và có ý thức vận dụng các tính chất cơ bản của

 phép cộng để tính nhanh và tính toán hợp lý. Biết tính đúng tổng của

 nhiều số nguyên.

 3. Thái độ : - Cẩn thận , chính xác trong tính toán và lập luận .

II.Chuẩn bị:

1.Giáo viên : Thước thẳng, 1bảng phụ (?3)

 2. Học sinh : phiếu học tập , thước thẳng.

III. Tiến trình lên lớp:

 

doc 3 trang Người đăng ngocninh95 Lượt xem 1251Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Số học 6 tiết 46: Tính chất của phép cộng các số nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 12/08. Tiết 46: 
Lớp: 6B,C.	 tính chất của phép cộng các số nguyên 
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức:- HS nắm được 4 tính chất cơ bản của phép cộng các số
 nguyên: Giao hoán , kết hợp, cộng với 0, cộng với số đối. 
 2. Kĩ năng :- Bước đầu hiểu và có ý thức vận dụng các tính chất cơ bản của
 phép cộng để tính nhanh và tính toán hợp lý. Biết tính đúng tổng của
 nhiều số nguyên.
 3. Thái độ : - Cẩn thận , chính xác trong tính toán và lập luận .
II.Chuẩn bị:
1.Giáo viên : Thước thẳng, 1bảng phụ (?3)
	2. Học sinh : phiếu học tập , thước thẳng.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Tổ chức(1’) 6B- Vắng :	6C- Vắng:
2. Kiểm tra bài cũ ( 7')
 + Phát biểu các tính chất phép cộng 2 số tự nhiên cùng dấu, khác dấu?
	Tính : (-2) + (- 3) và (- 3) + ( -2 ) 
 ( - 8) + ( +4) và ( +4) + ( - 8)
 Rút ra nhận xét
 Đáp án: - Cộng 2 số nguyên cùng dấu: cộng hai giá trị tuyệt đối -> đặt
 dấu chung trước kết quả
 - Cộng hai số nguyên khác dấu: Tìm hiệu 2 giá trị tuyệt đối(số
 lớn trừ số nhỏ)-> Dấu kết quả là dấu của số có giá trị tuyệt đối lớn hơn
 Tính: (-2) + (-3 ) = (- 3) + (-2) = (-5 )
 (- 8 ) + ( + 4) = (+ 4) + (- 8) = (+4)
 3.Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1:(5') Tính chất giao hoán
GV: Trên cơ sở kiểm tra bài cũ đã
 rút ra kết luận 
GV: Cho HS làm thêm VD ở ?1/
 SGK 
GV: Cho hs phát biểu nội dung tính
 chất giao hoán, công thức ?
HS: Phát biểu và nêu công thức 
Hoạt động 2:( 11') Tính chất kết hợp
GV: Cho HS thực hiện ?2/ SGK
GV: Yêu cầu HS nêu thứ tự thực hiện phép tính trong từng biểu thức
HS: Làm trong ngoặc vuông trước
GV: Vậy muốn cộng 1 tổng 2 số với số thứ 3, ta có thể làm như thế nào? 
HS: Trả lời
GV: Nêu công thức biểu thị tính chất kết hợp của phép cộng số nguyên ?
HS: Nêu công thức (a + b) + c = 
GV: Giới thiệu phần chú ý / SGK
HS: Làm bài tập 36 SGK tr 78
Hoạt động 3:( 3') Cộng với số 0
GV: Một số nguyên cộng với số 0,kết quả như thế nào? Cho ví dụ?
HS : 1 số nguyên cộng với 0 đều bằng chính nó
GV : Hãy nêu công thức TQ
Hoạt động 4:( 13') Cộng với số đối
 GV: Yêu cầu hs thực hiện phép tính:
 (-12) + (12) =
 25 + (-25) =
Ta nói (-12) và 12 là hai số đối nhau,tương tự 25 và (-25)
GV: Vậy tổng của 2 số nguyên đối nhau bằng bao nhiêu? Cho VD. 
HS: Tổng 2 số nguyên đối nhau bằng 0, lấy VD
* HS đọc thông tin trong SGK. 
 a + (- a) = ? 
GV: Ngược lại nếu có a + b = 0 thì a & b là 2 số như thế nào của nhau?
GV: Vậy hai số đối nhau có tổng như thế nào?
HS : Làm ?3/ SGK
+ Hoạt động nhóm( 7')
 GV: Ta đã biết tính chất phép cộng các số nguyên. Hãy vận dụng trả lời ?3 / SGK
Chia lớp thành 4 nhóm, các nhóm trình bày vào phiếu học tập của nhóm 
Tổ trưởng phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm
* HS : Nhóm trưởng phân công
 Mỗi cá nhân hoạt động độc lập
 Thảo luận chung trong nhóm
Tổ trưởng tổng hợp, thư ký ghi PHT
* HS : các nhóm báo cáo kết quả trên bảng bằng PHT
Nhận xét chéo kết quả giữa các nhóm 
GV : Chốt lại và chính xác kết quả
 trên bảng phụ.
1.Tính chất giao hoán: 
?1
 Tính và so sánh kết quả
a) (-2) + (- 3) = - ( 2+3) = - 5
(- 3) + ( -2 ) = - ( 3+2) = - 5
 (-2) + (- 3) = (- 3) + ( -2 ) 
b) (-5 ) + (+ 7) = + (7 - 5) = 2
 7 + (-5) = + (7 - 5) = 2
(-5 ) + (+ 7) = 7 + (-5)
c) ( - 8) + ( +4) = -( 8 - 4) = - 4
( +4) + ( - 8) = -( 8 - 4) = - 4
 ( - 8) + ( +4) = ( +4) + ( - 8)
* Phép cộng các số nguyên có tính chất giao hoán :
 Tổng quát: a + b = b + a
2.Tính chất kết hợp:
?2
 Tính và so sánh kết quả
* [( -3) + 4] + 2 = 1 + 2 = 3
* (-3) + ( 4 + 2) = -3 + 6 = 3
* [( -3) + 2] + 4 = - 1 + 4 = 3
Vậy 
[(-3) + 4] + 2 = (-3) + (4 + 2) [(-3) + 2] + 4
Tổng quát: 
 (a + b) + c = a + ( b + c ) = ( a + c) + b
* Chú ý:( SGK – T78)
 (a + b) + c = a + ( b + c ) = a + b + c
3.Cộng với số 0: 
 Ví dụ : (-10) + 0 = - 10
 ( + 12) + 0 = 12 
Tổng quát : a + 0 = a
4.Cộng với số đối: 
Ví dụ : Tính: 
 (- 12) + 12 = 0
 25 + (- 25) = 0
Ta nói ( -12) và 12 là 2 số đối
+ Số đối của a kí hiệu là: - a. 
+ Số đối của - a kí hiệu là: a ; - (- a) = a
Ví dụ: a =17 thì (- a) = -17
 a = - 20 thì (- a) = 20
 a = 0 thì (- a) = 0. 
Nên 0 = - 0 
Tổng quát : a + (- a) = 0
 + Nếu a + b = 0 thì a = - b và b = - a 
?3
 Tìm tổng tất cả các số nguyên a, biết 
 -3< a < 3
a = -2; -1; 0; 1; 2
Tổng : (-2) +(-1) +0 + 1 +2 
 = [(-2) + (+2)] +[(-1)+(+1)] + 0
 = 0 + 0 + 0 = 0 
4. Củng cố (4')
 +Nêu các tính chất của phép cộng số nguyên. 
 +So sánh với tính chất phép cộng số tự nhiên. 
 HS làm bài tập 38 SGK Tr 79 
5. Hướng dẫn học ở nhà: ( 1')
	- Học lý thuyết theo SGK + Vở ghi
	- Bài tập về nhà : 3642 - T79
 * Chuẩn bị tốt bài tập về nhà

Tài liệu đính kèm:

  • docso tiet 46.doc