Giáo án Số học 6 tiết 19 đến 28

Giáo án Số học 6 tiết 19 đến 28

Tiết 19:

 DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 2 , CHO 5

I/ Mục tiêu:

 1) Kiến thức:- HS nắm vững khái niệm chia hết cho 2; cho 5 và hiểu được cơ

 sở lý luận của các dấu hiệu đó.

 2) Kĩ năng :

 - HS biết vận dụng các dấu hiệu chia hết cho 2 ; cho 5 để nhanh chóng nhận

 ra 1 số , 1 tổng , 1 hiệu có hay không chia hết cho 2 , cho 5.

 3) Thái độ : - Cẩn thận , chính xác trong tính toán lập luận .

II/ Chuẩn bị:

 1) Giáo viên : 1 bảng phụ ( bài 92)

 2) Học sinh : phiếu học tập .

 

doc 21 trang Người đăng ngocninh95 Lượt xem 1057Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Số học 6 tiết 19 đến 28", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng : /10/ 08.
Lớp : 6B,C. Tiết 19 :
 dấu hiệu chia hết cho 2 , cho 5
I/ Mục tiêu:
 1) Kiến thức:- HS nắm vững khái niệm chia hết cho 2; cho 5 và hiểu được cơ 
 sở lý luận của các dấu hiệu đó.
 2) Kĩ năng :
 - HS biết vận dụng các dấu hiệu chia hết cho 2 ; cho 5 để nhanh chóng nhận 
 ra 1 số , 1 tổng , 1 hiệu có hay không chia hết cho 2 , cho 5.
 3) Thái độ : - Cẩn thận , chính xác trong tính toán lập luận .
II/ Chuẩn bị:
 1) Giáo viên : 1 bảng phụ ( bài 92)
 2) Học sinh : phiếu học tập .
III/ Tiến trình lên lớp:
 1) Tổ chức: (1’) 6C- Vắng : 
 6B - Vắng :
 2) Kiểm tra bài cũ :(5’)
 Không làm phép cộng hãy xét xem tổng 186 + 92 + 56 có chia hết cho 6 
 Không ?
 3) Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1: ( 7') Nhận xét mở đầu
HS : Phân tích số 90 và 610 thành tích các thừa số và chứng tỏ tích đó chia hết cho2 và 5 ?
HS : Trả lời 
GV: Chốt lại 
- Em có nhận xét gì về các số chia hết cho 2 và 5 ? (Chữ số tận cùng)
GV : Kết luận
HĐ2:( 12') Dấu hiệu chia hết cho 2
 Em hiểu dấu hiệu sau đây như thế nào? 
abc và ; 43c và 
GV: Giải thích 
+ abc là tích 3 thừa số a,b,c
+ là 1 số có 3 chữ số
+ 43c là tích của hai thừa số 43 và c
+ là số có 3 chữ số
Xét ví dụ : Số n = 
- Thay * bởi số nào thì chia hết cho 2 ?
- Thay * bởi số nào thì không chia hết cho 2 ?
HS : Suy nghĩ trả lời
GV: Gọi 2 ; 3 HS trả lời , sau đó GV chốt lại dấu hiệu chia hết cho 2
GV : Gọi 1 Hs đứng tại chỗ trả lời ?1 , Hs khác nhận xét , hoàn thiện bài.
HĐ3: ( 12') Dấu hiệu chia hết cho 5
HS : Trả lời cách làm VD theo yêu cầu của GV
- Thay * bởi số nào thì chia hết cho 5 ?
- Thay * bởi số nào thì không chia hết cho 5 ?
GV: Chốt lại dấu hiệu chia hết cho 5.
GV: Cho HS làm ?2 HĐCN, gọi đại diện trả lời.
? Thay * bởi những số nào?
GV: Gọi 2,3 HS trả lời xong chốt lại.
+ HĐN ( 7') 
* GV: Vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2 và 5 . Hãy làm bài 92 / SGK
Chia lớp thành 4 nhóm, các nhóm trình bày vào PHT của nhóm . Thi đua các nhóm về thời gian và số câu đúng.
Tổ trưởng phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm
* HS : Nhóm trưởng phân công
1/2 nhóm thực hiện ý a, b
1/2 nhóm thực hiện ý c, d
Thảo luận chung trong nhóm bài 92
Tổ trưởng tổng hợp, thư ký ghi PHT
* HS : các nhóm báo cáo kết quả trên bảng bằng PHT
Nhận xét chéo kết quả giữa các nhóm 
GV : Chốt lại và chính xác kết quả trên bảng phụ.
GV: Đánh giá điểm các nhóm
KL : Các số có chữ số tận cùng bằng 0 vừa chia hết cho 2 và 5
1/ Nhận xét mở đầu
90 = 9 .10 =2 .5 .9 chia hết cho 2 và 5
610= 61.2.5 chia hết cho 2 và 5
1240= 124.2.5 chia hết cho 2 và 5
Nhận xét : SGK / 37
2/ Dấu hiệu chia hết cho 2
Ví dụ : Xét số n = 
Ta biết = 430 + *
+ Thay * bởi các chữ số chẵn thì n 2. Vì cả hai số đều chia hết cho 2.
Kết luận 1: SGK - T 37
+ Thay * được thay bởi các chữ số lẻ thì n 2
Kết luận 2: SGK/37
Tóm lại : SGK/37
?1 : Số chia hết cho 2 : 328 ; 1234
Số không chia hết cho 2 : 1437 ; 895
3/ Dấu hiệu chia hết cho 5
Ví dụ : Xét số n = 
Giải : 43* = 430 + *
+ Nếu thay dấu * bởi chữ số 0 hoặc 5 thì n 5 . Vì cả hai số hạng 430 5 và 05 hoặc 5 5
Kết luận 1: SGK - T38
+ Nếu thay bởi chữ số 1; 2; 3; 4; 6; 7; 8; 9 thì n 5 . Vì có 1 số hạng 5
Kết luận 2: SGK - T38
Tóm lại: SGK - T38 
?2: Đ iền chữ số vào dấu *
37* thay bởi chữ số 0 hoặc 5 thì chia hết cho 5
Bài 92 - T 38
Số 2 không 5 là 234
Số 2 mà 5 là 1 345 
Số 2 và 5 là 4 620
Số 2 và 5 là 2 141
 4) Củng cố : (5’)
 - Nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 2 và 5.
 - Tìm các số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5.
 5) Hướng dẫn học ở nhà: ( 3')
	- Học thuộc kết luận 1 + 2 ; các dấu hiệu chia hết cho 2 và 5- SGK + vở ghi
	- Làm bài 91 95 - SGK/ 38
	* Hướng dẫn bài 94
	 + số 813 : 2 Dư 1 ; 813 : 5 dư 3 ( Dựa vào dấu hiệu chia hết để tìm số dư)
	* Chuẩn bị bài dấu hiệu chia hết cho 3 và9.
Ngày giảng : 10/08. 
Lớp : 6B – 6C Tiết 20 :
 dấu hiệu chia hết cho 3 ; cho 9
I/ Mục tiêu:
 1) Kiến thức:
 - HS nắm vững dấu hiệu chia hết cho 3; cho 9 và hiểu được cơ sở lý luận của các dấu hiệu đó. Hiểu được 1số chia hết cho 9 thì chia hết cho 3 , nhưng 1 số chia hết cho 3 thì chưa chắc chia hết cho 9.
 2) Kĩ năng :
 - HS biết vận dụng các dấu hiệu chia hết cho 3 ; cho 9 để nhận biết được các số tự nhiên có chia hết cho 3 , cho 9.
 3) Thái độ : - Cẩn thận , chính xác trong tính toán lập luận .
II/ Chuẩn bị:
 1) Giáo viên : 2 bảng phụ ( Ghi dấu hiệu chia hết cho 3 và 9 ; ?2)
 2) Học sinh : phiếu học tập .
III/ Tiến trình các hoạt động dạy và học:
 1) Tổ chức: (1’) 6C - Vắng : 
 6B - Vắng :
 2) Kiểm tra bài cũ :(5’) Hãy nêu dấu hiệu chia hết cho 2 và5? 
 áp dụng; Trong các số sau số nào vừa chia hết cho 2, vừa chia hết cho 5
 120 ; 234 ; 15 ; 270 ; 375 ; 768.
 3) Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1: ( 8') Nhận xét mở đầu
GV : Khi học về luỹ thừa của 1 số tự nhiên ta có nhận xét " Mọi số TN 0 đều viết được dưới dạng luỹ thừa của 10 và tổng các luỹ thừa của 10.
- Em nào có thể viết tách thành 2 tổng trong đó 
+ 1 tổng là các chữ số của số đã cho
+ 1 tổng chia hết cho 9
GV : Gọi 2 HS lên bảng viết 2 số 378 và 253 theo yêu cầu trên.
HS - Dưới lớp HĐCN, nhận xét .
GV : Chốt lại và nêu nhận xét SGK
HĐ2: ( 12') Dấu hiệu chia hết cho 9
GV : Nêu VD
cho số 378 ; 253 Hãy xét xem các số đó có chia hết cho 9 không ?
HS : Trả lời 
GV : Chốt lại dấu hiệu chia hết cho 9
HS :+ Đọc KL1- SGK/40
 + Đọc KL2- SGK/40
GV : Đưa ra bảng phụ ghi nội dung dấu hiệu chia hết cho 9.
HS : Làm ?1
GV : Ghi ?1 lên bảng 
HS : Suy nghĩ đứng tại chỗ trả lời 
HĐ3: ( 12') Dấu hiệu chia hết cho 3
- Một số chia hết cho 9 có chia hết cho 3 không ?
GV : Đưa ra VD
HS : Lên bảng trình bày theo yêu cầu VD
+ HS1 thực hiện với số 2031
+ HS2 thực hiện với số 3415
+ HS dưới lớp cùng làm và nhận xét
GV : Đưa ra kết luận và dấu hiệu chia hết cho 3
GV : Nêu ?2
+ HĐN ( 6') 
* GV: Vận dụng dấu hiệu chia hết cho 3 và 9 . Hãy làm ?2 / SGK
Chia lớp thành 4 nhóm, các nhóm trình bày vào PHT của nhóm . 
Tổ trưởng phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm
* HS : Nhóm trưởng phân công
Mỗi cá nhân hoạt động độc lập
Thảo luận chung trong nhóm ?2
Tổ trưởng tổng hợp, thư ký ghi PHT
* HS : các nhóm báo cáo kết quả trên bảng bằng PHT
Nhận xét chéo kết quả giữa các nhóm 
GV : Chốt lại và chính xác kết quả trên bảng phụ.
1/ Nhận xét mở đầu 
Ví dụ : 387 = 3.100 + 7.10 + 8
 = 3( 99 + 1) + 7( 9+1 ) + 8
 = 3.99 + 3 + 7.9 + 7 +8
 = ( 3 + 7 + 8) + ( 3.11.9 + 7.9)
 = ( Tổng các chữ số) + ( số 9)
253 = 2.100 + 5.10 + 3
= 2( 99 + 1) + 5( 9 + 1) + 3
= 2.99 + 2 + 5.9 + 5 + 3
= ( 2 + 5 +3) + ( 2.11.9 + 5.9)
= ( Tổng các chữ số) + ( số 9)
* Nhận xét: Mọi số đều viết được dưới dạng tổng các chữ số của nó cộng với một số chia hết cho 9.
Tổng quát :=(a+b+c)+(a.11.9+b.9)
2/ Dấu hiệu chia hết cho 9
Ví dụ : 
Xét số 378 và 253 có chia hết cho 9 không ?
Theo nhận xét mở đầu ta có : 
378 = ( 3 + 7 + 8) + ( 3.11.9 + 7.9)
 = 18 + ( số 9)
 378 9 ( T/c 1)
Kết luận 1 : SGK/ 40
253 = ( 2 + 5 +3) + ( 2.11.9 + 5.9)
 = 10 + ( số 9)
 253 9 Vì 10 9 ( T/c 2)
Kết luận 2 : SGK / 40
* Dấu hiệu : SGK / 40 
?1 : SGK / 41
Các số 9 là 621 ; 6 354
Số 9 là 1205 ( Vì 1+0+2+5 = 8 9)
 1327 ( Vì 1+3+2+7=13 9)
3/ Dấu hiệu chia hết cho 3
Ví dụ: Theo nhận xét mở đầu
2031 = ( 2+0+3+1) +( số 9)
 = 6 + ( số 9)
 = 6 + ( số 3)
 2031 3
Kết luận 1 : SGK / 41
3415 = ( 3+4+1+5) + (số 9)
 = 13 + (số 9 )
 = 13 + ( số 3)
 3415 3 ( Vì 13 3) T/c2
Kết luận 2: SGK/41
?2:
Điền vào * để được số 3
 3 (1+5+7+*) 3
 (13+*) 3
 (12+1+*) 3
Vì 12 3 nên
(12+1+*) 3 ( 1+*) 3
 *{2,5,8}
* có thể thay bằng các số 2; 5; 8, ta được các số 1572; 1575 ; 1578
Trong 3 số trên chỉ có một số chia hết cho9 là 1575 
 4/ Củng cố: (5') 
 - Dấu hiệu 3 và 9 có gì khác với dấu hiệu 2 và 5 ?
 + Dấu hiệu 2 và 5 phụ thuộc vào chữ số tận cùng
 + Dấu hiệu 3 và 9 phụ thuộc vào tổng các chữ số. 
- Chú ý: Một số chia hết cho 9 bao giờ cũng chia hết cho 3.
 5) Hướng dẫn học ở nhà: ( 2')
	- Học thuộc các dấu hiệu chia hết cho 2 ; 3; 5; 9.
	- Bài tập về nhà 101 ;102 ; 103 ; 104 - T41 + 42
	* Hướng dẫn bài 103
Xét từng số hạng của tổng (hiệu) nếu chia hết cho 3 ( hoặc 9) thì tổng (hiệu) đó chia hết cho 3 ( hoặc 9)
	Xem kĩ lại phần các dấu hiệu chia hết giờ sau làm bài tập.
Ngày giảng : 10/08.
Lớp : 6B – 6C. Tiết 21
 Bài tập
I/ Mục tiêu:
 1) Kiến thức:- 
 Củng cố dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5, cho 3; cho 9 . Nắm chắc được 1 
số chia hết cho 9 thì chia hết cho 3 , nhưng 1 số chia hết cho 3 thì chưa chắc chia hết cho 9.
 2) Kĩ năng : 
 - HS biết vận dụng các dấu hiệu chia hết cho 3 ; cho 9 để nhận biết 
 được các số tự nhiên có chia hết cho 3 , cho 9.
 3) Thái độ : - Cẩn thận , chính xác trong tính toán lập luận .
II/ Chuẩn bị:
	1) Giáo viên : 2 bảng phụ ( bài 106 ; 107)
	2) Học sinh : phiếu học tập .
III/ Tiến trình các hoạt động dạy và học:
 1) Tổ chức: 6C - Vắng : 
 6B - Vắng :
 2) Kiểm tra : ( 15') HĐ1
 Đề bài :
 Câu 1 :( 5đ) Dùng 3 chữ số 0 ;4 ;5 hãy ghép thànhcác số tự nhiên có 3 chữ 
 Số khác nhau thoả mãn điều kiện :
 a) Số đó chia hết cho 2.
 b) Số đó chia hết cho cả 2 và 5
 Câu 2: ( 5đ) Đánh dấu " X " vào ô thích hợp trong các câu sau
Câu
Đúng
Sai
a) Số có chữ số tận cùng bằng 4 thì chia hết cho 2.
b) Số chia hết cho 2 thì có chữ số tận cùng bằng 4.
c) Số chia hết cho 2 và chia hết cho 5 thì có chữ số tận cùng bằng 0 .
d) Số chia hết cho 5 thì có chữ số tận cùng bằng 5.
	Đáp án + biểu điểm
 Câu 1: ( 5đ) Mỗi số đúng 1đ
Số chia hết cho 2 là: 540 ; 450 ; 504
Số chia hết cho cả 2 và 5 là: 450 ; 540
 Câu 2: ( 5đ) Mỗi ý trả lời đúng 1,25đ
 	a) Đúng	b) Sai
	c) Đúng	d) Sai
3) Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ2: ( 12') Vận dụng các dấu hiệu chia hết cho 2; 5.
2HS : Chữa bài 93 - SGK
HS : Dưới lớp làm vào PHT theo cá nhân
HS : Dưới lớp nhận xét bổ sung hoàn thiện bài
GV : Chính xác kết quả bài
HS : Đọc đầu bài 96/ T39
- Em hiểu số được viết là như thế nào ?
- Tìm chữ số thích hợp để thay vào * để được số chia hết cho 2 ?
- Tìm chữ số thích hợp để thay vào * để được số chia hết cho 5 ?
HS : Đứng tại chỗ trả lời
GV : Chính xác kết quả bài, lưu ý HS lại dấu hiệu chia hết cho 2 và 5.
HĐ2: (15’) Vận dụng dấu hiệu 3 và 9
HS: Đọc đầu bài 103/T41- SGK.
? Hãy phát biểu dấu hiệu 9 ?
2 HS lên bảng thực hiện, dưới lớp cùng thực hiện.
GV: Cho 2,3 HS đọc kết quả lớp nhận xét GV chính xác lại kết quả.
HS : Đọc đầu bài 106 - T42
*+ HĐN ( 7') 
 GV: Vận dụng dấu hiệu chia hết cho 3 và 5 . Hãy làm 106 / SGK
Chia lớp thành 4 nhóm, các nhóm trình bày vào PHT của nhóm . 
Tổ trưởng phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm
* HS : Nhóm trưởng phân công
1/2 nhóm thực hiện ý a
1/2 nhóm thực hiện ý b
Thảo luận chung trong nhóm bài 106
Tổ trưởng tổng hợ ... Vận dụng được cách lập luận theo khả năng có thể xảy ra , rồi bằng 
	 phương pháp loại trừ để tìm ra kết luận .
 3) Thái độ : - Cẩn thận , chính xác trong tính toán lập luận .
II/ Chuẩn bị:
	1) Giáo viên : 1 bảng phụ ( Bài 122)
	2) Học sinh : phiếu học tập .
III/ Tiến trình các hoạt động dạy và học:
 1) Tổ chức:(1’) 6A- Vắng : 
 6B- Vắng :
 2) Kiểm tra bài cũ : ( 7')
- Thế nào là số nguyên tố ? Hợp số ?
- Trong những số sau đây số nào là số nguyên tố:
a) 11; 13; 15; 17; 19
b) 21 ; 25; 23; 27; 29
 3) Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1: ( 13') Vận dụng dấu hiệu chia hết để tìm ra 1 số là hợp số.
GV : Yêu cầu HS lên bảng giải bài 118 ý a,b.
GV: Cho Hs dưới lớp nhận xét , nói rõ cách làm từng ý và giải thích .
- Gọi 2 HS ( khá) lên giải 2 ý c,d
GV : Giải thích tổng 2 số lẻ là 1 số chẵn.
- Gpị ý câu d : Chữ số tận cùng là chữ số nào ?
+ Tìm số dư của mỗi số hạng của tổng khi chia chúng cho 3 ?
+ Tìm tổng số dư sau đó : 3 nếu 3 thì kết luận tổng 3 số đó là hợp số.
GV : Ghi bảng nội dung bài 119
- Có thể tìm được bao nhiêu số cho mỗi trường hợp ?
HĐ2: ( 21') Vận dụng dấu hiệu chia hết để loại trừ tìm ra sốlà hợp số, số nguyên tố.
HS : HĐCN bài 120
GV : Gọi 1 đại diện thực hiện trên bảng
Hs khác làm tại chỗ
HS nhạn xét sửa sai ( nếu có)
GV : Chốt lại và chính xác kết quả.
GV : Hướng dẫn HS làm bài 121- T47
+ Tìm k thuộc N để 3k là số nguyên tố ?
+ k = 0 3k = ? là hợp số hay số nguyên tố? 
+ k = 1 3k =? là hợp số hay số nguyên tố? 
+ k 2 3k =? là hợp số hay số nguyên tố? 
GV : Treo bảng phụ ghi sẵn bài 122- T47
+ HĐN ( 7') bài 122/ SGK
* GV: Ta đã biết tìm số nguyên tố , số chẵn , số lẻ . Hãy vân dụng làm bài 122 / SGK
Chia lớp thành 4 nhóm, các nhóm trình bày vào PHT của nhóm 
Tổ trưởng phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm
* HS : Nhóm trưởng phân công
1/2 nhóm làm 2 ý đầu
1/2 nhóm làm 2 ý còn lại
Thảo luận chung toàn bài
Tổ trưởng tổng hợp, thư ký ghi PHT
* HS : các nhóm báo cáo kết quả trên bảng bằng PHT
Nhận xét chéo kết quả giữa các nhóm 
GV : Chốt lại và chính xác kết qủa .
I/ Chữa bài tập
Bài 118 - T47
a) 3.4.5 + 6.7 ( 1)
Ta có 3.4.5 = 3.2.2.5 = 6.2.5 6
và 6.7 6
Vậy tổng (1) là hợp số
b) 7.9.11.13 - 2.3.4.7 (2)
7.9.11.13 7 và 3
2.3.4.7 7 và 3
Vậy hiệu (2) là hợp số
c) 3.5.7 + 11.13.17 ( 3)
3.5.7.là số lẻ
11.13.17 là số lẻ 
nên tổng (3) là số chẵn 2
Vậy tổng (3) là hợp số
d) 16 354 : 3 dư 1
67 541 : 3 dư 2 . Nên tổng số dư là 1+2 = 3 3
Do đó tổng trên là hợp số.
Bài 119 - T47
Thay chữ số vào dấu * để được hợp số
a) * = 0; 2; 4; 5; 6; 8
b) * = 0; 2; 3; 4; 5; 6; 8; 9
II/ Luyện tập
Bài 120 - T47
Thay chữ số vào dấu * để được số nguyên tố
+ Số là dãy số liên tiếp từ 50 59
Dùng dấu hiệu chia hết để loại trừ các hợp số còn lại là số nguyên tố : 53; 57; 59
Bài 121 - T47
a) + Tìm số tự nhiên k để 3k là số nguyên tố
Nếu k 1 thì 3k là hợp số . Vậy để 3k là số nguyên tố thì k = 1.
b) Tìm số tự nhiên k để 7k là số nguyên tố 
Nếu k 1 thì 7k là hợp số . Vậy để 7k là số nguyên tố thì k = 1.
Bài 122 - T47
a) Đúng. Chẳng hạn 2 ; 3
b) Đúng. Chẳng hạn 3 ; 5 ; 7
c) Sai. VD:Số 2 là số nguyên tố chẵn
d) Sai. VD : Số 5 là số nguyên tố có tận cùng là 5
 4/ Củng cố:
- Từng phần kết hợp trong giờ
 5) Hướng dẫn học ở nhà: ( 3')
	- Học thuộc lý thuyết đã học	
	- Bài tập 123 ; 124 - T47
	* Hướng dẫn bài 123 - T47
	- Lấy lần lượt các số nguyên tố từ nhỏ đến lớn rồi bình phương, nếu bình 
	 phương nhỏ hơn số a thì đó là các số p phải tìm.
	* Chuẩn bị trước bài mới "Phân tích 1 số ra thừa số nguyên tố"
Ngày giảng : /10/08.
Lớp : 6A,B,C. Tiết 25 :
 Phân tích một số ra thừa số nguyên tố
I/ Mục tiêu:
 1) Kiến thức:
 - HS hiểu được phân tích 1 số ra thừa số nguyên tố là viết số đó dưới 
dạng tích các thừa số nguyên tố.Nắm được cách phân tích ra thừa số
	nguyên tố đối với 1 số tự nhiên là duy nhất.
 2) Kĩ năng : 
 - HS biết dựa vào các dấu hiệ chia hết cho 2 ; 3; 5 để 1 số ra thừa số 
	 nguyên tố và sau đó viết gọn lại dưới dạng tích các luỹ thừa của số
	 nguyên tố.
 3) Thái độ : 
 - Cẩn thận , chính xác trong tính toán lập luận .
II/ Chuẩn bị:
	1) Giáo viên : 1 bảng phụ ( H 23; 24; 25)
	2) Học sinh : phiếu học tập 
III/ Tiến trình các hoạt động dạy và học:
 1) Tổ chức (1’) 6A - Vắng :
 6B - Vắng:
 6C- Vắng:
 2) Kiểm tra bài cũ :( 5')
	- Hợp số và số nguyên tố giống nhau, khác nhau ở điểm nào ? 
 3) Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1: ( 18') Phân tích một số ra thừa số nguyên tố
GV : Đặt vấn đề 
- Đưa ra bảng phụ H23 ; 24; 25
- Các hình diễn tả điều gì ?
GV : Chốt lại các H23; 24; 25 diễn tả các cách làm khác nhau khi phân tích số 300 thành tích trong đó mỗi thừa số là 1 số nguyên tố.
- Cách làm : 
+ B1: Phân tích số 300 thành tích 2 thừa số>1
+ B2: Phân tích mỗi số thành tích 2 thừa số>1
+ B3: Làm tương tự bước 2 chỉ dừng lại khi mỗi thừa số là số nguyên tố.
- Phân tích 1 số ra thừa số nguyên tố là gì ?
- Giới thiệu ĐN- SGK
HS : Đọc lại ĐN - SGK
GV : Lưu ý với HS khi phân tích 1 số ra thừa số nguyên tố.
HĐ2: ( 12') Cách phân tích một số ra thừa số nguyên tố
GV : Đối với những số lớn phân tích theo sơ đồ cây sẽ phức tạp , ta còn có thể phân tích theo cách khác, đó là phân tích theo cột dọc.
GV : Hướng dẫn HS phân tích 300 ra thừa số nguyên tố, sau đó viết tích các thừa số nguyên tố dưới dạng luỹ thừa theo thứ tự từ nhỏ đến lớn.
4) Củng cố : ( 7') 
GV : Cho HS làm ?- SGK
- Phân tích số 420 theo cột dọc ?
+ HĐN ( 7') 
* GV: Ta đã biết phân tích 1 số ra thừa số nguyên tố . Hãy vân dụng làm ? / SGK
Chia lớp thành 4 nhóm, các nhóm trình bày vào PHT của nhóm 
Tổ trưởng phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm
* HS : Nhóm trưởng phân công
Mỗi cá nhân hoạt động độc lập
Thảo luận chung trong nhóm
Tổ trưởng tổng hợp, thư ký ghi PHT
* HS : các nhóm báo cáo kết quả trên bảng bằng PHT
Nhận xét chéo kết quả giữa các nhóm 
GV : Chốt lại và chính xác kết qủa .
1/Phân tích một số ra thừa số nguyên tố là gì ?
Ví dụ : Viết số 300 dưới dạng tích của nhiều thừa số > 1, với mỗi thừa số lại làm như vậy
Cách 1: 
300 = 6.50 = 2.3.2.25 = 2.3.2.5.5
Cách 2: 
300 = 3.100 = 3.10.10 = 3.2.5.2.5
Cách 3: 
300 = 3.100 = 3.4.25 = 3.2.2.5.5
các số 2;3;5 là các số nguyên tố . Ta nói 300 được phân tích ra thừa số nguyên tố. 
* Định nghĩa : SGK - T47
* Chú ý : SGK - T47
2/ Cách phân tích một số ra thừa số nguyên tố
Ví dụ Phân tích 300 ra thừa số nguyên tố theo cột dọc
2
2
3
5
5
1
300 = 2.2.3.5.5 = 22.3.52
* Chú ý : Viết các ước nguyên tố theo thứ tự từ nhỏ đến lớn.
* Nhận xét : SGK - T 50
?: Phân tích số 420 ra thừa số nguyên tố
2
2
3
5
 7 7
 1
420 = 2.2.3.5.7 = 22.3.5.7
 5) Hướng dẫn học ở nhà: ( 3')
	- Học thuộc lý thuyết + Xem lại các VD	
	- Bài tập 125 ; 126 ; 127 - T50
	- Dùng máy tính để tìm số nguyên tố p sao cho p2 < 211 rồi xét xem số 211 
	 có phải là số nguyên tố không ?
	* Chuẩn bị tốt bài tập về nhà.
Ngày giảng : 
Tiết 28 : luyện tập
I/ Mục tiêu:
1) Kiến thức:- Tiếp tục củng cố phân tích 1 số ra thừa số nguyên tố là viết số đó 
	 dưới dạng tích các thừa số nguyên tố.Nắm được cách phân tích ra	 thừa số nguyên tố đối với 1 số tự nhiên là duy nhất.
2) Kĩ năng : - HS biết dựa vào các dấu hiệ chia hết cho 2 ; 3; 5 để 1 số ra thừa số 
	 	 nguyên tố và sau đó viết gọn lại dưới dạng tích các luỹ thừa của số
	 nguyên tố.áp dụng việc tìm các ước của 1 số vào việc giải các bài 
	 toán thực tế gần gũi với HS.
3) Thái độ : - Cẩn thận , chính xác trong tính toán lập luận .Biết quy lạ về quen.
II/ Phương tiện:
	Giáo viên : Thước thẳng, máy tính, 1 bảng phụ ( Bài130)
	Học sinh : phiếu học tập , thước thẳng, máy tính
III/ Tiến trình lên lớp:
1) Tổ chức: 6A- Vắng : 
 6B- Vắng :
2) Kiểm tra bài cũ :( 10')
	- Phân tích các số 225 ; 1800 ra thừa số nguyên tố ?
	- Tìm tất cả các ước của 30 . 
 Đáp án : * Phân tích ra thừa số nguyên tố
	225 3	1800 2	
	 75 3	 900 2
	 25 5	 450 2
 	 5 5	 225 3 
	 1	 75 3
225 = 32.52	 25 5
1800 = 23.32.52	 5 5
	 1
* 30 = 2.3.6 có các ước là 1;2;3;5 ; 2.3 = 6 ; 2.5 = 10 ; 3.5 = 15 ; 2.3.5 = 30
 Ư(30) = { 1;2;3;5;6;10;15;30}
 3) Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1: ( 10') Tìm ước của 1 số
GV : Gọi 1HS giải bài tập 128- T50
HS : Dưới lớp theo dõi bài bạn làm , nhân xét , bổ khuyết , hoàn thiện bài.
GV : Chốt lại và chính xác kết quả bài , hướng dẫn HS trình bày lời giải.
- Số 53 ; 113 có là ước của a không ?
HĐ2: ( 20') Phân tích 1 số ra thừa số nguyên tố; tìm ước của 1 số.
GV: Cho HS làm bài 129 - T50
HS : HĐCN tại chỗ
GV : Gọi 3HS lên bảng là ý a,b ,c
HS : Dưới lớp nhận xét
GV : Trình bày lại lời giải của từng ý.
GV : Ghi đề bài 130a,b bảng 
+ HĐN ( 7') 
* GV: Ta đã biết phân tích 1 số ra thừa số nguyên tố . Hãy vân dụng làm bài 130 / SGK
Chia lớp thành 4 nhóm, các nhóm trình bày vào PHT của nhóm 
Tổ trưởng phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm
* HS : Nhóm trưởng phân công
1/2 nhóm làm ý a
1/2 nhóm làm ý b
Thảo luận chung trong nhóm toàn bài
Tổ trưởng tổng hợp, thư ký ghi PHT
* HS : các nhóm báo cáo kết quả trên bảng bằng PHT
Nhận xét chéo kết quả giữa các nhóm 
GV : Chốt lại và chính xác kết qủảitên bảng phụ và tóm tắt dưới dạng TQ
HS : Ghi phần TQ vào vở và coi đây là kiến thức bổ sung.
I/ Chữa bài tập
Bài 128 - T50
a = 23.52.11 = 4.2.52.11 ( 1)
 = 8.52.11 (2)
 = 20.2.5.11 (3)
Từ (1); (2) ; (3) ta thấy 4 ; 8; 11; 20 đều là ước của a . Riêng số 16 = 24 giải quyết như sau:
Vì : a = 23.52.11
- Số 16 = 24 có số mũ 4 > 3của thừa số 23 trong tích nên 24 không là ước của a
- Tương tự 53 ; 113 không là ước của a
II/ Luyện tập
Bài 129 - T50
a) Cho a = 5.13 hãy viết tất cả các Ư(a)
+ Các Ư(a) là : 1;5;13 và 5.13 = 65
Vậy Ư(a) = {1;5;13;65}
b) b= 25
+ Các Ư(b) là : 1;2;22;23;24;25
Vậy Ư(b) = {1;2;4;8;16;32}
c) c = 32.7 = 3.3.7
+ Các Ư(c) là : 1;3;7 và 3.3=9 ; 3.7=21 ; 3.3.7 = 63
Vậy Ư(c) = {1;3;7;9;21;63}
Bài 130 - T50
a) 51 3
 17 17
 1 
3.17 = 51 có ước là 1
Vậy Ư(51) = {1;3;17;51}
b) 75 3
 25 5
 5 5
 1
75 = 3.52 có các ước 1;3.5 ; 5.5 ; 3.5.5
Vậy Ư(75) = {1;3;5;15;25;75}
Tổng quát : Nếu số a viết dưới dạng 
( tổng quát) tích các luỹ thừa của các số nguên tố
a = . ... trong đó p1; p2; pk là các số nguyên tố thì tất cả các Ư(a) kể cả 1 và chính nó (a) bằng 
4/ Củng cố: (2') 
- Hệ thống kiến thức trong các bài tập.Tìm Ư(a), phân tích 1 số ra thừa số 
nguyên tố.
5) Hướng dẫn học ở nhà: ( 3')
	- Xem lại các dạng bài tập đã chữa.
	- Bài tập 131 ; 132 ; 133 - T 50+51
	- Đọc có thể em chưa biết.
	* Hướng dẫn bài 133- T51
	a) 111 = 3.37
	Ư(111) = {1;3;37;111}
	b) ** là Ư(111) do đó ** có hai chữ số . Vậy ** = 37 ; * = 3; *** = 111 ?
	* Chuẩn bị trước bài mới ước chung và bội chung.

Tài liệu đính kèm:

  • docso hoc 6 tiet 20 - 28.doc