Giáo án Số học 6 tiết 11 đến 13

Giáo án Số học 6 tiết 11 đến 13

TIẾT 11: LUỸ THỪA VỚI SỐ MŨ TỰ NHIÊN .

 NHÂN HAI LUỸ THỪA CÙNG CƠ SỐ

I/ Mục tiêu:

1) Kiến thức:- HS hiểu được phép tính luỹ thừa với số mũ tự nhiên thực chất là

phép nhân các thừa số bằng nhau . Nắm vững các khái niện cơ số và số mũ . Nắm vững công thức am. an = am + n

2) Kĩ năng : - Viết thu gọn được dạng tích các luỹ thừa . Tính các kết quả ( dưới

dạng thập phân) của 1 luỹ thừa với cơ số nhỏ không quá 10 và số mũ không lớn ( n 5).

3) Thái độ : - Cẩn thận , chính xác trong tính toán lập luận .

 

doc 6 trang Người đăng ngocninh95 Lượt xem 1002Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Số học 6 tiết 11 đến 13", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy :.......9/ 08.
 Tiết 11: luỹ thừa với số mũ tự nhiên .
 nhân hai luỹ thừa cùng cơ số
I/ Mục tiêu:
1) Kiến thức:- HS hiểu được phép tính luỹ thừa với số mũ tự nhiên thực chất là 
phép nhân các thừa số bằng nhau . Nắm vững các khái niện cơ số và số mũ . Nắm vững công thức am. an = am + n
2) Kĩ năng : - Viết thu gọn được dạng tích các luỹ thừa . Tính các kết quả ( dưới
dạng thập phân) của 1 luỹ thừa với cơ số nhỏ không quá 10 và số mũ không lớn ( n 5). 
3) Thái độ : - Cẩn thận , chính xác trong tính toán lập luận .
II/ Chuẩn bị :
 1) Giáo viên : 1 bảng phụ ( ? 1)
 2) Học sinh : phiếu học tập 
III/ Tiến trình các hoạt động dạy - học:
1) ổn định tổ chức : (1’) 6C- Vắng :
 6B- Vắng :
2) Kiểm tra bài cũ :( Kết hợp trong giờ)
 3) Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1: ( 17') Luỹ thừa với số mũ tự nhiên
GV : Thực hiện hai phép tính sau đây và cho biết xem cách nào nhanh hơn ?
Ví dụ:Thực hiện phép tính
a) 2 + 2 + 2 + 2 = 8 
b) 2.4 = 8
Tổng quát: = a.n
 có n số a
- Thay phép cộng nhiều số hạng bằng phép nhân 
HS dứng tại chỗ trả lời 
GV: Nêu vấn đề như SGK / 26
- Khi gặp phép nhân nhiều thừa số bằng nhau ta làm ntn ?
VD : (có n thừa số)
GV : Hướng dẫn HS giải quyết vấn đề
Hãy viết gọn :
2.2 = 
2.2.2 =
2.2.2.2.2 =
HS nêu kết quả , GV hướng dẫn cách đọc, cách viết , định nghĩa.
GV : Đưa ra bảng phụ nội dung ?1
HS luyện tập ?1
HS ghi ?1 vào vở và trả lời
GV : - Gọi 1 HS lên bảng điền vào chỗ trống.
HS dưới lớp nhận xét
GV : Nêu chú ý SGK/27
HĐ2: ( 16') Nhân hai luỹ thừa cùng cơ số
GV ; Nêu vấn đề bằng cách đưa ra VD SGK
HS Giải quyết vấn đề ( VD- SGK/27) 
HS : HĐCN 
+ Gọi đại diện HS báo cáo kết quả
+ HS khác nhận xét
GV: Chính xác kết quả
4/ Củng cố: ( 8') Luyện tập
GV : Gọi đồng thời 4 HS lên bảng làm ?2 ; bài 55 - T27
Hs: Dưới lớp cùng làm , nhận xét 
GV : Chính xác kết quả
1/ Luỹ thừa với số mũ tự nhiên
- Viết gọn : 
 2.2.2=23 ; a.a.a.a=a4
Gọi 23 và a4 là 1 luỹ thừa . 
Đọc là a mũ 4 hoặc a luỹ thừa 4 hoặc luỹ thừa bậc 4 của a
Định nghĩa: SGK/26
an = ( n 0)
có n thừa số
a: Gọi là cơ số; n gọi là số mũ
* Phép nhân nhiều thừa số bằng nhau gọi là phép nâng lên luỹ thừa
?1:
Luỹ thừa
cơ số
số mũ
gia trị
của luỹ thừa
72
7
2
49
23
2
3
8
34
3
4
81
* Chú ý : SGK / 27
2/ Nhân hai luỹ thừa cùng cơ số
Ví dụ:Viết tích của hai luỹ thừa sau thành 1 luỹ thừa
23.22 = ( 2.2.2) . ( 2.2 ) =25
a4.a3 = ( a.a.a.a) . ( a.a.a) = a7
Tổng quát:
am . an = am + n
Chú ý: SGK / 27
?2: SGK/27 :Viết tích của hai luỹ thừa sau thành 1 luỹ thừa
x5.x4 = x5 + 4 = x9
a4.a = a4 +1 = a5
Bài 55- T 27: Viết gọn các tích sau bằng cách dùng luỹ thừa
5.5.5.5.5.5 = 56
6.6.6.3.2 = 6.6.6.6 = 64
100.10.10.10 = 10.10.10.10.10
 = 105
5) Hướng dẫn học ở nhà: ( 3')
	- Học thuộc lý thuyết SGK + vở ghi.
	- Bài tập về nhà : 57 60 - T28
	* Hướng dẫn bài 58a ; 59a
	Kẻ bảng 
Luỹ thừa
02
12
22
...
...
192
202
GT luỹ thừa
0
1
4
...
...
400
	* Chuẩn bị tốt bài tập về nhà, chuẩn bị máy tính.
Ngày giảng : .........9/ 08.
 Tiết 12 : Bài tập 
I/ Mục tiêu:
1) Kiến thức:- HS nắm vững cách tính luỹ thừa , bước đầu làm quen với giá trị 
 của một luỹ thừa.
2) Kĩ năng : - Vận dụng số nghìn , triệu, tỉ, nghìn tỉ dưới dạng luỹ thừa của 10 . 
 Tính nhanh chóng tích của hai luỹ thừa cùng cơ số. Phân biệt được
	 Sự khác nhau giữa ab và ba.Sử dụng máy tính nhân 2 luỹ thừa.
3) Thái độ : - Cẩn thận , chính xác trong tính toán lập luận .
	 - Biết quy lạ về quen.
II/ Chuẩn bị :
1) Giáo viên : Máy tính , 
2) Học sinh : phiếu học tập ; máy tính
III/ Tiến trình các hoạt động dạy và học:
1) ổn định tổ chức: ( 1') 6C- Vắng : 
 6B- Vắng :
2) Kiểm tra bài cũ :( kết hợp trong giờ)
3) Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1: ( 17') Viết kết quả dưới dạng luỹ thừa , tính giá trị của luỹ thừa 
GV : - Gọi 2 HS lên bảng chữa BT về nhà bài 57a,b,d; 60 - T 28
- Kiểm tra kiến thức cũ HS dưới lớp
+ ĐN luỹ thừa với số mũ TN ?
+ Nhân hai luỹ thừa cùng cơ số ?
+ Vở BT ở nhà của HS
HS : Dưới lớp trả lời câu hỏi của GV, theo dõi bài bạn làm trên bảng, nhận xét.
GV : - Chốt lại và chính xác kết quả.
HĐ2: ( 22') Viết 1 số dưới dạng luỹ thừa 10
GV : Tổ chức cho HS làm bài tập 62- T28, ghi bảng nội dung bài 62
- 1 HS lên bảng làm câu a
- 1 HS đồng thời lên bảng giải câu b
- Hs dưới lớp cùng làm, nhận xét
GV : Tổng hợp ý kiến của HS, chính xác kết quả. 
- Nhắc lại kết quả HS đã làm đúng
- Hướng dẫn HS viết đúng theo quy luật
- Nêu kết luận
GV : Viết nội dung bài 64 lên bảng
HS : Thực hiện theo yêu cầu của GV
+ 1 HS lên bảng trình bày lời giải
+ Các HS khác làm bài tập tại chỗ , viết ra nháp
GV : Cho HS nhận xét và chốt lại vấn đề. Vì phép nhân có t/c kết hợp nên ta có thể làm như sau- GV ghi bảng
- Có nhận xét gì về tích của nhiều luỹ thừa cùng cơ số ? 
GV: Cho HS làm bài tập 65
- Nêu vấn đề , 1 HS tính như sau 
 T a có: 24 = 16
 42 = 16
 Vậy 24 = 42 và rút ra kết luận 
ab = ba , điều này đúng hay sai ?
GV : tổng hợp ý kiến của HS, kết luận là " sai". Vì kết quả các ý a,c,d không như vậy.
 Chữa bài tập
Bài 57 - T28: Tính giá trị các luỹ thừa
a) 23 = 8 ; 24 = 16 
 25 = 32 ; 26 = 64 
b) 32 = 9 ; 33 = 27 ; 34 = 81 
d) 52 = 25 ; 53 = 125 ; 54 = 615
Bài 60 - T28 : Viết kết quả mỗi phép tính dưới dạng luỹ thừa
a) 33 . 34 = 33 + 4 = 37
b) 52 . 57 = 52 + 7 = 59
c) 75 . 7 = 75 + 1 = 76
d) 2.2.2.4.8 = 2.2.2.(2.2).(2.2.2)
 = 28
Bài 62 - T28
a) Tính : 
102 = 10.10 = 100
103 = 10.10.10 = 1 000
104 = 10.10.10.10 = 10 000
105 = 10.10.10.10.10 = 100 000
106 = 10.10.10.10.10.10 = 1 000 000
Kết luận : Trong luỹ thừa cơ số 10 . Số mũ của luỹ thừa chính bằng số các số 0 đứng sau số 1
b) Viết dưới dạng luỹ thừa của 10
1 000 = 103
1 triệu = 1 000 000 = 106
1 tỉ = nghìn triệu = 1 000 000 000 = 109
1 nghìn tỉ = 1 000 000 000 000 = 1012
Bài 64 - T29: Viết kết quả phép tính dưới dạng luỹ thừa
23.22.24 = ( 23. 22).24 = 23 + 2. 24 
 = 25.24 = 25+ 24 = 29
Nhận xét : Tích của nhiều luỹ thừa cùng cơ số là một luỹ thừa của cơ số đó với số mũ bằng tổng tất cả các số mũ.
b) 102.103.105 = 102 + 3 + 5 = 1010
c) x.x5 = x1 + 5 = x6
d) a3.a2.a5 = a3 + 2 + 5 = a10
Bài 65 - T29
So sánh các số
a) 23 và 32 Ta có : 23 = 8
 32 = 9 
 Vậy 23 < 32 
b) 24 và 42 T a có: 24 = 16
 42 = 16
 Vậy 24 = 42 
c) 25 và 52 Ta có: 25 = 32
 52 = 25
 Vậy 25 > 52 
d) 210 và 100 = 102
 210 = 1 024
 Vậy 210 > 102 hay 210 > 100 
4/ Củng cố: (3') 
- Nhắc lại công thức an = 
 n thừa số
 am.an = am + n
- Hướng dẫn sử dụng máy tính bỏ túi để tính các luỹ thừa
+ 52 = 25 ; 53 = 125
5) Hướng dẫn học ở nhà: ( 2')
	- Ôn tập để nhớ công thức đã học	
- Xem lại các bài tập đã chữa .
	- Làm tiếp các bài tập 61 ; 63 - T28
	* Chuẩn bị trước bài mới "Chia hai luỹ thữa cùng cơ số"
Ngày giảng : ........9/ 08.
Tiết 13 : chia hai luỹ thừa cùng cơ số
I/ Mục tiêu:
1) Kiến thức:- HS hiểu và nắm vững công thức chia hai luỹ thừa cùng cơ số. 
2) Kĩ năng : - Thực hành tính kết quả các phép chia luỹ thừa am : an với m n
	 - Viết 1 số dưới dạng tổng các luỹ thừa cơ số 10.
3) Thái độ : - Cẩn thận , chính xác trong tính toán lập luận .
	 - Biết quy lạ về quen.
II/ chuẩn bị :
1) Giáo viên : bảng phụ ( ghi đề kiểm tra ; ?2)
2) Học sinh : phiếu học tập 
III/ Tiến trình các hoạt động dạy học:
1) Tổ chức: ( 1') 6A- Vắng : 
 6B- Vắng :
2) Kiểm tra bài cũ :( 6')Ghi trên bảng phụ
HS1: Viết các số sau dưới dạng luỹ thừa với số mũ > 1
8 ; 16 ; 81 ; 1000 ; 2a.2a.(a + a)
HS2: 23.24.25 ; 2.3.62.63 ; ( a+b).(a+b)2.( a+b)3 
3)Bài mới : 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1: ( 10') Ví dụ
GV nêu vấn đề và cho HS giải ?1
từ 53. 54 = 57, tính 57:53 =
57:54 = ; a9:a5 = ; a9: a4
GV : Qua ?1 em có nhận xét gì ?
cho TQ : am : an = ?
- Chốt lại vấn đề
HĐ2: ( 12') Tổng quát
GV : Nêu dạng tổng quát và quy ước.
- HS phát biểu bằng lời ?
GV : cho HS luyện tập công thức bằng ?2 
+ HĐN ( 6') 
* GV: Vận dụng kiến thức chia 2 luỹ thừa cùng cơ số . Hãy làm ?2 / SGK
Chia lớp thành 4 nhóm, các nhóm trình bày vào PHT của nhóm 
Tổ trưởng phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm
* HS : Nhóm trưởng phân công
1/3 nhóm thực hiện a
1/3 nhóm thực hiện b
1/3 nhóm thực hiện c
Thảo luận chung trong nhóm các ý a,b,c
Tổ trưởng tổng hợp, thư ký ghi PHT
* HS : các nhóm báo cáo kết quả trên bảng bằng PHT
Nhận xét chéo kết quả giữa các nhóm 
GV : Chốt lại và chính xác kết quả trên bảng phụ.
GV: Chốt lại vấn đề, đưa ra quy ước .
HĐ3: ( 11') Chú ý
GV : Nêu vấn đề và ghi VD lên bảng , sau đó cho HS viết các số sau dưới dạng luỹ thừa của 10
1000; 100; 10; 1
400; 70 ; 5
GV: Cho HS sửa sai và chốt lại 
HS : Thực hiện ?3Theo cá nhân
+ Gọi đại diện 2 HS lên bảng trình bày
+ HS đươi lớp cùng làm , nhận xét , hoàn thiện bài .
GV: Tổng hợp ý kiến và chính xác kết quả. 
1/ Ví dụ
?1: Ta biết 53. 54 = 57 
57 : 53 = 54 ( 4 = 7 - 3)
 57 : 54 = 53 ( 3 = 7 - 4)
Ta biết a4 . a5 = a9 
 a9 : a4 = a5 ( = a9 - 4)
 a9 : a5 = a4 ( = a9 - 5)
2/ Tổng quát
Với m > n , ta có am: an = am - n (a0) 
- Trường hợp m = n , ta có am: an = 1 
(a0) 
- Quy ước: a0 = 1 (a0) 
Tổng quát:
am : an = am - n (a0 , m n)
Chú ý: SGK/T29
?2: Viết thương của hai luỹ thừa dưới 
dạng 1 luỹ thừa
 a) 712 : 74 = 712 - 4 = 78
 b) x6 : x3 = x6 -3 = x3 ( x 0)
 c) a4 : a4 = a4 - 4 = a0 = 1 ( a 0)
Quy ước: Khi số mũ là 1 thì không viết số mũ.
3/ Chú ý
Mọi số tự nhiên đều viết được dưới dạng tổng các luỹ thừa của 10
VD: 2 452=2.1000+4.100+5.10 + 2.100
 = 2.103+4.102+5.10 + 2. 100
?3:
538 = 500 + 30 + 8
 = 5.100 + 3.10 + 8
 = 5.102 + 3.10 + 8. 100
b) = a.10000+ b.1000+c.100 +
d .10 + e 
= a.104 + b.103 + c.102 + d.10 + e.100
4/ Củng cố: (2') 
- Nhắc lại công thức tổng quát
- Lưu ý các quy ước.
5) Hướng dẫn học ở nhà: ( 3')
	- Học thuộc lý thuyết theo SGK + vở ghi.	
	- Bài tập 68 72 - T31
	* Hướng dẫn bài 68 - T31
	Sau khi tính bằng 2 cách như SGK đã chỉ dẫn , hãy rút ra kết luận cách nào 
	nhanh hơn.
	* Chuẩn bị trước bài mới "Thứ tự thực hiện phép tính "

Tài liệu đính kèm:

  • docso 6 tiet 11 - 13.doc