Giáo án Sinh học lớp 8 - Bài 36: Tiêu chuẩn ăn uống, nguyên tắc lập khẩu phần

Giáo án Sinh học lớp 8 - Bài 36: Tiêu chuẩn ăn uống, nguyên tắc lập khẩu phần

I. MỤC TIÊU :

1. Kiến thức :

- Nêu được nguyên nhân của sự khác nhau về nhu cầu dinh dưỡng ở các đối tượng khác nhau.

- Phân biệt được gía trị dinh dưỡng có ở các loại thực phẩm chính.

- Xác định được cơ sở và nguyên tắc xác định khẩu phần.

2. Kỹ năng:

- Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình .

- Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào đời sống.

3. Thái độ:

 - Giáo dục ý thức tiết kiệm nâng cao chất lượng cuộc sống.

- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường nước, đất bằng cch sử dụng hợp lí thuốc bảo vệ thực vật, phn hữu cơ v phn hĩa học để cĩ được thức ăn sạch

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

1.Chuẩn bị của giáo viên :

-Tranh ảnh các nhóm thực phẩm chính.

- Tranh tháp dinh dưỡng.

- Bảng phụ lục giá trị dinh dưỡng của một số loại thức ăn

2.Chuẩn bị của học sinh :

- Xem trước bảng phụ lục giá trị dinh dưỡng của một số loại thức ăn.

 

doc 4 trang Người đăng nguyenhoa.10 Lượt xem 1196Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học lớp 8 - Bài 36: Tiêu chuẩn ăn uống, nguyên tắc lập khẩu phần", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :	 Tiết :40
Ngày dạy :	 Tuần : 20
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
BÀI 36 : TIÊU CHUẨN ĂN UỐNG, NGUYÊN TẮC LẬP KHẨU PHẦN 
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức :
- Nêu được nguyên nhân của sự khác nhau về nhu cầu dinh dưỡng ở các đối tượng khác nhau.
- Phân biệt được gía trị dinh dưỡng có ở các loại thực phẩm chính.
- Xác định được cơ sở và nguyên tắc xác định khẩu phần.
2. Kỹ năng:
- Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình .
- Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào đời sống.
3. Thái độ:
 - Giáo dục ý thức tiết kiệm nâng cao chất lượng cuộc sống. 
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường nước, đất bằng cách sử dụng hợp lí thuốc bảo vệ thực vật, phân hữu cơ và phân hĩa học để cĩ được thức ăn sạch 
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 
1.Chuẩn bị của giáo viên :
-Tranh ảnh các nhóm thực phẩm chính.
- Tranh tháp dinh dưỡng.
- Bảng phụ lục giá trị dinh dưỡng của một số loại thức ăn 
2.Chuẩn bị của học sinh :
- Xem trước bảng phụ lục giá trị dinh dưỡng của một số loại thức ăn.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
	Kiểm tra bài cũ : 5phút.
	Vitamin có vai trò gì đối với hoạt động sinh lí của cơ Thể?
Kể những điều em biết về Vitamin và vai trò của các loại Vitamin đó?
Mở bài :
ND1 : NHU CẦU VỀ DINH DƯỠNG CỦA CƠ THỂ. 
Hoạt động 1: Tìm hiểu Về nhu cầu về dinh dưỡng của cơ thể (10 phút)
Mục tiêu: Hiểu được nhu cầu dinh dưỡng của mỗi cơ thể không giống nhau. Từ đó để ra chế độ dinh dưỡng hợp lí chống suy dinh dưỡng trẻ em.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Gv yêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin đọc bảng “ Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam “ trang 120 à trả lời các câu hỏi. Nhu cầu dinh dưỡng ở các lứa tuổi khác nhau như thế nào ? Vì sao có sự khác nhau đó?
Sự khác nhau về nhu cầu dd ở mỗi cơ thể phụ thuộc những yếu tố nào?
GV tổng kết lại những nội dung thảo luận 
Vì sao trẻ em suy dinh dưỡng ở các nước đang phát triển chiếm tỷ lệ cao?
HS tự thu nhận thông tin.
Thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi Yêu cầu nêu được :
Nhu cầu về dinh dưỡng của trẻ em cao hơn người trưởng thành.
 Vì cần trích lũy cho cơ thể phát triển. Người già nhu cầu dinh dưỡng thấp vì sự vận động của cơ thể ít.
Nhu cầu dinh dưỡng phụ thuộc vào lứa tuổi, giới tính, lao động.
Đại diện nhóm phát biểu, các nhóm khác bổ sung.
Đại diện nhóm phát biểu, các nhóm khác bổ sung.
Ở các nước đang phát triển chất lượng cuộc sống của người dân còn thấp à trẻ suy dinh dưỡng chiếm tỷ lệ cao.
+ Tiểu kết :
- Nhu cầu dinh dưỡng của từng người không giống nhau và phụ thuộc vào giới tính hình thức lao động và trạng thái sinh lí của cơ thể.
Chuyển ý: Có phải các loại thức ăn đều có giá trị dinh dưỡng như nhau?
ND2 : GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA THỨC ĂN .
Hoạt động 2: Tìm hiểu Về giá trị dinh dưỡng của thức ăn ( 15Phút )
Mục tiêu: Hiểu được giá trị dinh dưỡng của các nhóm thức ăn chủ yếu.
GV yêu cầu học sinh nghiên cứu thông quan sát tranh các nhóm thực phẩm và bảng, giá trị dinh dưỡng một số loại thức ăn à hoàn thành phiếu học tập.
Loại thực phẩm 
Tên thực phẩm 
Giàu gluxit.
Giàu Prôtêin.
Giàu Lipit.
Nhiều Vitamin và chất khoáng.
HS tự thu nhận thông tin, quan sát tranh vận dụng kiến thức vào thực tiển, thảo luận nhóm à hoàn thành phiếu học tập.
Đại diện nhóm lên hoàn thành trên bảng, các nhóm khác nhận xét, bổ sung à đáp án chuẩn.
+ Tiểu kết :
Cần cung cấp một khẩu phần ăn hợp lí ( Dựa vào thành phần và giá trị dd của thức ăn ) để đảm bảo cho cơ thể sinh trưởng phát triển và hoạt động bình thường.
Chuyển ý: Dựa vào giá trị dinh dưỡng người ta đưa ra nguyên tắc lập khẩu phần
 ND3 :KHẨU PHẦN VÀ NGUYÊNTẮC LẬP KHẨU PHẦN.
 Hoạt động 3: Tìm hiểu khẩu phần và nguyêntắc lập khẩu phần. ( 15Phút )
Mục tiêu: Hiểu được khái niệm khẩu phần và nguyên tắc xây dựng khẩu phần.
Gv yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi : Khẩu phần là gì?
GV yêu cầu học sinh trả lời . ( thảo luận )
Khẩu phần ăn uống của người mới ốm khỏi có gì khác người bình thường?
Vì sao trong khẩu phần thức ăn cần tăng cường rau quả tươi ?Để xây dựng khẩu phần ăn hợp lí cần dựa vào những căn cứ nào?
Tại sao những người ăn chay vẫn khỏe mạnh?
Gv kết hợp tích hợp môi trường
Người vừa mới khỏi ốm khỏi à cần thức ăn bổ dưỡng để tăng cường sức khỏe.
Tăng cường Vitamin.
Tăng cường chất xơ à dễ tiêu hóa.
Họ dùng sản phẩm từ thực phẩm như đậu, vừng , lạc chứa nhiều Prôtêin .
+ Tiểu kết :
*Nguyên tắc lập khẩu phần là:
Đảm bảo đủ lượng thức ăn phù hợp nhu cầu của từng đối tượng.
Đảm bảo cân đối thành phần các chất hữu cơ, cung cấp đủ muối khoáng và Vitamin .
Đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể.
IV. TỔNG KẾT ĐÁNH GIÁ : 7 Phút.
	- Khoanh tròn vào chữ cái a,b,c ở đầu câu trả lời em cho là đúng.
1. Bửa ăn hợp lí cần có chất lượng là:
a. Có đủ thành phần dinh dưỡng, Vitamin, muối khoáng .
b. Có sự phối hợp đảm bảo cân đối tỉ lệ các thành phần thức ăn.
c. Cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể.
d. Cả 3 ý a, b, c.
2. Để năng cao chất lượng gia đình cần:
a. Phát triển kinh tế gia đình.
b. Làm bửa ăn hấp dẫn ngon miệng.
c. Bửa ăn nhiều thịt cá, trứng sửa.
d . Chỉ a, b.
e. Cả a, b, c.
V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: 3 phút.
	- Học bài theo câu hỏi sách giáo khoa.
- Đọc mục “ Em có biết ?” 
- Xem kĩ bảng 37.1 ghi tên các thực phẩm cần tính toán ở bảng 37. 2.
VI. RÚT KINH NGHIỆM:
.
.

Tài liệu đính kèm:

  • doc38.doc