I. MỤC TIÊU.
Khi học xong bài này, HS:
- Phân biệt được chức năng nội tiết và ngoại tiết của tuyến tuỵ dựa trên cấu tạo của tuyến.
- Sơ đô fhoá chức năng của tuyến tuỵ trong sự điều hoà lượng đường trong máu.
- Trình bày các chức năng của tuyến trên thận dựa trên cấu tạo của tuyến.
- Có kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình.
- Có thái độ yêu thích môn học.
Ngày soạn: 26/04/2009 Ngày dạy: 27/04/2009 Tiết 60: Tuyến tụy và tuyến trên thận i. mục tiêu. Khi học xong bài này, HS: - Phân biệt được chức năng nội tiết và ngoại tiết của tuyến tuỵ dựa trên cấu tạo của tuyến. - Sơ đô fhoá chức năng của tuyến tuỵ trong sự điều hoà lượng đường trong máu. - Trình bày các chức năng của tuyến trên thận dựa trên cấu tạo của tuyến. - Có kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình. - Có thái độ yêu thích môn học. ii. chuẩn bị. - Tranh phóng to H 57.1; 57.2. iii. hoạt động dạy - học. 1. Tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ - Trình bày vai trò của tuyến yên, tuyến giáp? - Em đã biết tuyến tuỵ có chức năng gì? 3. Bài mới I: Tuyến tuỵ Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Yêu cầu HS quan sát H 57.1 SGK, đọc thông tin, quan sát H 24.3 trang 79 để nhớ lại vị trí của tuyến tuỵ. - Tuỵ có cấu tạo từ các loại tế bào nào?Chức năng của chúng là gì? - Chức năng nội tiết và ngoại tiết của tuyến tuỵ được thực hiện như thế nào? - Tuyến tuỵ tiết hoocmon nào? Từ đâu? - GV đặt câu hỏi: - Nồng độ đường trong máu ổn định là bao nhiêu? Khi lượng đường trong máu tăng cao cơ thể sẽ làm gì để ổn định nồng độ đường? - Khi lượng đường huyết giảm sẽ có quá trình nào xảy ra? - GV vẽ lên bảng sơ đồ: đường > 0,12%; tế bào bêta tiết insulin Glucozơ Glicôgen đường < 0,12%; tế bào anpha tiết glucagôn - Yêu cầu HS trình bày lại vai trò của hoocmon tuyến tuỵ. - Tác động đối lập của 2 loại hoocmon insulin và glucagôn có vai trò gì? - GV liên hệ thực tế: bệnh tiểu đường (lượng đường tăng cao, thận không hấp thụlại hết được dẫn tới đi tiểu ra đường). Hậu quả: có thể chết. - Chứng hạ đường huyết. - Xem lại H 24.3 trang 79. + HS: Tuỵ cấu tạo từ tế bào tiết dịch tuỵ, tế bào anpha và tế bào bêta. Tế bào tiết dịch tuỵ; tiết dịch tuỵ (chức năng ngoại tiết). Tế bào anpha và bêta: tiết hoocmon (chức năng nội tiết). + HS trình bày trên hình vẽ. - HS trả lời: + Tế bào anpha: tiết glucagôn. + Tế bào bêta: tiết insulin. Khi nồng độ đường tăng cao, tế bào bêta tiết insulin giúp chuyển hoá glucozơ thành glicôgen giúp làm giảm lượng đường trong máu. - HS: Khi đường huyết giảm, tế bào anpha tiết insulin giúp chuyển hoá glicôgen thành glucôzơ giúp tăng lượng đường trong máu. - HS dựa vào sơ đồ trên bảng để trình bày lại. - HS trình bày: giúp tỉe lệ đường huyết luôn ổn định, đảm bảo hoạt động sinh lí của cơ thể diễn ra bình thường. Kết luận: - Chức năng của tuyến tuỵ: + Chức năng ngoại tiết: tiết dịch tuỵ (do các tế bào tiết dịch tuỵ). + Chức năng nội tiết: do các tế bào đảo tuỵ thực hiện. - Tế bào anpha tiết glucagôn. - Tế bào bêta tiết insulin. Vai trò của các hoocmn tuyến tuỵ: đường > 0,12%; tế bào bêta tiết insulin Glucozơ Glicôgen đường < 0,12%; tế bào anpha tiết glucagôn Nhờ tác động đối lập của 2 loại hoocmon tuyến tuỵ giúp tỉ lệ đường huyết luôn ôn định đảm bảo hoạt động sinh lí diễn ra bình thường. II: Tuyến trên thận Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Yêu cầu HS quan sát mô hình và cho biết vị trí của tuyến trên thận. - Tuyến trên thận nằm ở đâu? - Yêu cầu HS quan sát H 57.2 (SGK) - Trình bày cấu tạo của tuyến trên thận? - GV treo tranh câm. - Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK. - Nêu chức năng của các hoocmon tuyến trên thận? + Vỏ tuyến? + Tuỷ tuyến? - GV lưu ý HS: Hoocmon phần tuỷ tuyến trên thận cùng glucagôn (tuyến tuỵ) điều chỉnh lượng đường trong máu khi bị hạ đường huyết. + HS: Tuyến trên thận gồm 1 đôi nằm trên đỉnh 2 quả thận. - 1 HS lên bảng trình bày. - HS trình bày vai trò của hoocmon. - HS tiếp thu nội dung. Kết luận: - Vị trí; tuyến trên thận gồm 1 đôi, nằm trên đỉnh 2 quả thận. Cấu tạo và chức năng: - Phần vỏ: tiết các hoocmon điều hoad các muối natri, kali ... điều hoà đường huyết, làm thay đổi các đặc tính sinh dục nam. - Phần tuỷ: tiết ađrênalin và noađrênalin có tác dụng điều hoà hoạt động tim mạch và hô hấp, cùng glucagôn điều chỉnh lượng đường trong máu. 4. Kiểm tra- đánh giá - GV củng cố nội dung bài. - Treo bảng phụ cho HS hoàn thành bài tập: (+) (+) Khi đường huyết tăng Khi đường huyết giảm Tế bào bêta Đảo tuỵ Tế bào anpha (-) (-) Tiết glucagôn Tiết insulin Glucozơ Glicogen Glucozơ Đường huyết giảm đến mức bình thường Đường huyết tăng đến mức bình thường 5. Hướng dẫn về nhà - Học bài và trả lời các câu hỏi SGK, làm bài tập trong SBT. - Đọc mục “Em có biết”. - Đọc trước bài 58: Tuyến sinh dục. Rút kinh nghiệm:............................................. ........................................................................... ...........................................................................
Tài liệu đính kèm: