I. MỤC TIÊU.
Khi học xong bài này, HS:
- Nắm được sự giống và khác nhau giữa tuyến nội tiết và ngoại tiết.
- Nêu được các tuyến nội tiết chính của cơ thể và vị trí của chúng.
- Trình bày được vai trò và tính chát của các sản phẩm tiết của tuyến nội tiết từ đó nêu rõ được tầm quan trọng của tuyến nội tiết với dời sống.
- Có kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình.
- Có thái độ yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ.
- Tranh phóng to H 55.1; 55.2; 55.3.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
1. Tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Trả lời 2 câu hỏi SGK (173).
Ngày soạn: 10/04/2009 Ngày dạy: 13/04/2009 Chương X- Tuyến nội tiết Tiết 58: Giới thiệu chung hệ nội tiết i. mục tiêu. Khi học xong bài này, HS: - Nắm được sự giống và khác nhau giữa tuyến nội tiết và ngoại tiết. - Nêu được các tuyến nội tiết chính của cơ thể và vị trí của chúng. - Trình bày được vai trò và tính chát của các sản phẩm tiết của tuyến nội tiết từ đó nêu rõ được tầm quan trọng của tuyến nội tiết với dời sống. - Có kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình. - Có thái độ yêu thích môn học. ii. chuẩn bị. - Tranh phóng to H 55.1; 55.2; 55.3. iii. hoạt động dạy - học. 1. Tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ - Trả lời 2 câu hỏi SGK (173). 3. Bài mới VB: Cùng với hệ thần kinh, các tuyến nội tiết cũng đóng vai trò quan trọng trong việc điều hoà các hoạt động sinh lí trong cơ thể. Vậy tuyến nội tiết là gì? có những tuyến nội tiết nào? I: Đặc điểm của hệ nội tiết Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV yêu cầu HS nghiên cứu nội dung thông tin SGK. - Nêu đặc điểm của hệ nội tiết? - GV khẳng định lại kiến thức. - HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi. - 1 HS trình bày, các HS khác bổ sung. Kết luận: - Điều hoà quá trình sinh lí của cơ thể, đặc biệt là quá trình trao đổi chất. - Sản xuất ra các hoôcmn theo đường máu đến cơ quan đích. Tác động chậm, kéo dài trên diện rộng. II: Phân biệt tuyến nội tiết với tuyến ngoại tiết Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Yêu cầu HS quan sát H 55.1; 55.2 nghiên cứu đường đi của sản phẩm tuyến và trả lời câu hỏi : - Nêu rõ sự khác biệt giữa tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết? - Kể tên các tuyến mà em biết và cho biết chúng thuộc loại tuyến nào? - Cho HS quan sát H 50.3 kể tên tuyến nội tiết, nêu vị trí. - HS quan sátkĩ hình vẽ, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi. - Các HS khác nhận xét, bổ sung. + Giống: các tế bào tuyến đều tiết ra sản phẩm tiết. + Khác về nơi đổ sản phẩm. - HS hoạt động cá nhân và trả ời. - 1 HS nêu tên và vị trí của tuyến nội tiết. Kết luận: - Tuyến ngoại tiết: sản phẩm tiết tập trung vào ống dẫn để đổ ra ngoài. - Tuyến nội tiết: sản phẩm tiết ngấm thẳng vào máu. - Tuyến vừa là nội tiết, vừa là ngoại tiết gọi là tuyến pha: tuyến sinh dục, tuyến tuỵ. III: Hoocmon Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin và trả lời câu hỏi: - Hoocmon là gì? - Hoocmon có những tính chất nào? - GV giới thiệu thêm thông tin. + Hoocmon " cơ quan đích theo cơ chế chìa khoá, ổ khoá. + Mỗi tính chất GV đưa ra 1 VD để phân tích. - Hoocmon có vai trò gì đối với cơ thể? - GV lưu ý HS: trong điều kiện hoạt động binh thươngg của tuyến ta không thấy rõ vai trò của chúng, chỉ khi mất cân bằng hoạt động của tuyến nào đó gây bệnh lí mỡi thấy rõ vai trò. - HS tự thu nhận kiến thức qua thông tin SGK. - 1 HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung. - HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức. - Dựa vào thông tin SGK và trả lời. Kết luận: - Hoocmon là sản phẩm tiết của tuyến nội tiết. 1. Tính chất của hoocmon - Mỗi hoocmon chỉ ảnh hưởng tới một hoặc một số cơ quấnc định. - Hoocmon có hoạt tính sinh dục rất cao. - Hoocmon không mang tính đặc trưng cho loài. 2. Vai trò của hoocmon - Duy trì tính ổn định của môi trường bên trong cơ thể. - Điều hoà các quá trình sinh lí diễn ra bình thường. 4. Kiểm tra- đánh giá Yêu cầu HS hoàn thành bài tập sau: So sánh tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết về cấu tạo và chức năng bằng cách hoàn thành thông tin vào bảng sau: Đặc điểm so sánh Tuyến nội tiết Tuyến ngoại tiết Giống nhau - Các tế bào tuyến đều tạo ra các sản phẩm tiết. Khác nhau: + Cấu tạo + Chức năng - Kích thước lớn hơn. - Có ống dẫn chất tiết đổ ra ngoài. - Lượng chất tiết ra nhiều, không có hoạt tính mạnh. - Kích thước nhỏ hơn. - Không có ống dẫn, chất tiết ngấm thẳng vào máu. - Lượng chất tiết ra ít, hoạt tính mạnh. 5. Hướng dẫn về nhà - Học bài và trả lời các câu hỏi SGK. - Đọc mục “Em có biết”. Rút kinh nghiệm:................................................................ ........................................................................................... ...........................................................................................
Tài liệu đính kèm: