Giáo án Sinh học khối 8 - Tiết 12: Tập sơ cứu và băng bó cho người gãy xương

Giáo án Sinh học khối 8 - Tiết 12: Tập sơ cứu và băng bó cho người gãy xương

I. MỤC TIÊU.

- HS biết cách sơ cứu khi gặp người gãy xương.

- Biết băng cố định xương bị gãy, cụ thể xương cẳng tay, cẳng chân.

II. CHUẨN BỊ.

- GV: Tranh vẽ h 12.1 đến 12.4.

Băng hình sơ cứu và băng bó cố định khi gãy xương (nếu có).

- HS: Mỗi nhóm: 2 nẹp tre (nẹp gỗ) bào nhẵn dài 30-40 cm, rộng: 4-5 cm, dày 0,6-1 cm, 4 cuộn băng y tế dài 2m (cuộn vải), 4 miếng vải sạch kích thích 20x40 cm hoặc gạc y tế.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

 

doc 3 trang Người đăng nguyenhoa.10 Lượt xem 954Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học khối 8 - Tiết 12: Tập sơ cứu và băng bó cho người gãy xương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 15/10/2008
Ngày giảng: 17/10/2008
Tiết 12: Tập sơ cứu và băng bó
cho người gãy xương
I. mục tiêu.
- HS biết cách sơ cứu khi gặp người gãy xương.
- Biết băng cố định xương bị gãy, cụ thể xương cẳng tay, cẳng chân.
II. chuẩn bị.
- GV: Tranh vẽ h 12.1 đến 12.4.
Băng hình sơ cứu và băng bó cố định khi gãy xương (nếu có).
- HS: Mỗi nhóm: 2 nẹp tre (nẹp gỗ) bào nhẵn dài 30-40 cm, rộng: 4-5 cm, dày 0,6-1 cm, 4 cuộn băng y tế dài 2m (cuộn vải), 4 miếng vải sạch kích thích 20x40 cm hoặc gạc y tế.
III. Tiến trình lên lớp
1. Tổ chức
2. Kiểm tra :
Kiểm tra 15 phút
Câu 1: Cho các từ sau: Chất hữu cơ, chất khoáng, tơ cơ dày, tơ cơ mảnh, co, dãn. Hãy điền vào chỗ trống trong những câu sau đây cho phù hợp:
a, Khi cơ co, .............1...... đâm xuyên vào vùng phân bố của .......2...... làm TB cơ co ngắn lại.
b.Xương được cấu tạo từ ....3........ và...........4... Độ cứng chắc của xương được tạo bởi.......5....Độ đàn hồi của xương được tạo bởi.......6.
c. Tính chất cơ bản của cơ là ......7....và ........8....
Câu 2: Phản xạ là gì? Lấy vị dụ và phân tích đường dẫn truyền xung thần kinh trong cung phản xạ đó?
Đáp án + Biểu điểm
Câu 1: 1. Tơ cơ mảnh. 2. Tơ cơ dày. 3. Chất HC; 4. Chất khoáng. 5. Chất khoáng; 6. Chất HC; 7. co; 8. Dãn. ( mỗi ý đúng 0,5 điểm)
Câu 2: Khái niệm Phản xạ (2 điểm)
- Ví dụ (1 điểm)
- Phân tích được đường đi của cung phản xạ; vẽ sơ đồ chính xác (3 điểm).
3. Bài mới
VB: GV có thể giới thiệu 1 vài số liệu về tai nạn giao thông hoặc tai nạn lao động làm gãy xương ở địa phương, dẫn dắt tới yêu cầu bài thực hành đối với học sinh.
Hoạt động 1: Nguyên nhân gãy xương
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi :
- Nguyên nhân nào dẫn đến gãy xương ?
- Vì sao nói khả năng gãy xương liên quan đến lứa tuổi ?
- Để bảo vệ xương khi tham gia giao thông, em cần chú ý đến điểm gì ?
- Gặp người bị tai nạn giao thông chúng ta có nên nắn chỗ xương gãy không ? Vì sao ?
- GV nhận xét và giúp HS rút ra kết luận.
- HS trao đổi nhóm và nêu được :
+ Do va đập mạnh xảy ra khi bị ngã, tai nạn giao thông...
+ Tuổi càng cao, nguy cơ gãy xương càng tăng vì tỉ lệ chất cốt giao (đảm bảo tính đàn hồi) và chất vô cơ (đảm bảo tính rắn chắc) thay đổi theo hướng tăng dần chất vô cơ. Tuy vậy trẻ em cũng rất hay bị gãy xương do...
+ Thực hiện đúng luật giao thông.
+ Không, vì có thể làm cho đầu xương gãy đụng chạm vào mạch máu và dây thần kinh, có thể làm rách cơ và da.
Kết luận: 
- Gãy xương do nhiều nguyên nhân.
- Khi bị gãy xương phải sơ cứu tại chỗ, không được nắn bóp bừa bãi và chuyển ngay nạn nhân vào cơ sở y tế.
Hoạt động 2: Tập sơ cứu và băng bó
- GV sử dụng nhóm HS làm mẫu hoặc cũng có thể dùng tranh H 12.1 => h12.4 giới thiệu phương pháp sơ cứu và phương pháp băng cố định.
- Yêu cầu các nhóm tiến hành tập băng bó.
- GV quan sát các nhóm tiến hành tập băng bó.
- GV quan sát, uốn nắn, giúp đỡ nhất là nhóm yếu.
- Gọi đại diện từng nhóm lên kiểm tra.
- Em cần làm gì khi tham gia giao thông, lao động, vui chơi để tránh cho mình và người khác không bị gãy xương?
- Các nhóm HS theo dõi để nắm được các thao tác.
- Từng nhóm tiến hành làm:
Mỗi em tập băng bó cho bạn (giả định gãy xương cẳng tay, cẳng chân).
- Các nhóm phải trình bày được:
+ Thao tác băng bó.
+ Sản phẩm làm được.
- Đảm bảo an toàn giao thông, tránh đùa nghịch vật nhau dẫm chân lên nhau.
Kết luận: 
 Phương pháp sơ cứu :
- Đặt nẹp tre, gỗ vào chỗ xương gãy.
- Lót vải mềm, gấp dày vào chỗ đầu xương.
- Buộc định vị 2 chỗ đầu nẹp và 2 bên chỗ xương gãy.
* Băng bó cố định
- Với xương cẳng tay : dùng băng quấn chặt từ trong ra cổ tay, sau dây đeo vòng tay vào cổ.
- Với xương chân: băng từ cổ chân vào. Nếu là xương đùi thì dùng nẹp tre dài từ sườn đến gót chân và buộc cố định ở phần thân.
4. Kiểm tra đánh giá
- GV nhận xét chung giờ thực hành về ưu, nhược điểm.
- Cho điểm nhóm làm tốt : Nhắc nhở nhóm làm chưa đạt yêu cầu.
5. Hướng dẫn về nhà
- Viết báo cáo tường trình sơ cứu và băng bó khi gãy xương cẳng tay.
Rút kinh nghiệm: .......................................................................
........................................................................
........................................................................
	 ........................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 12.doc