Giáo án Sinh học 8 - Phùng Thị Lài - Bài 45: Dây thần kinh tủy

Giáo án Sinh học 8 - Phùng Thị Lài - Bài 45: Dây thần kinh tủy

I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức:

 - Trình bày được cấu tạo và chức năng của dây thần kinh tủy.

 - Giải thích được vì sao dây thần kinh tủy là dây pha.

 2. Kỹ năng:

 - Phát triển kỹ năng quan sát và kỹ năng phân tích kênh hình, mô hình

 - Kỹ năng hoạt động nhóm

 - Phát triển tư duy so sánh, phân tích, khái quát hóa.

 3. Thái độ:

 - Yêu thích môn học và ý thức bảo vệ cơ thể, hệ thần kinh.

II. Đồ dùng dạy học:

 1. Chuẩn bị của giáo viên:

 - Tranh phóng to hình 45.1,45,2 SGK/142 và hình 43.2 SGK/137.

 - Mô hình 1 đoạn tủy sống, bảng 45 SGK/143.

 - Tranh câm hình 45.1 và các miếng bìa rời ghi chú thích từ 1-5, bảng phụ.

 - Phiếu học tập.

 2. Chuẩn bị của học sinh:

 - Đọc trước bài 45, để tìm hiểu cấu tạo và chức năng của dây thần kinh tủy.

 

doc 5 trang Người đăng nguyenhoa.10 Lượt xem 1254Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 8 - Phùng Thị Lài - Bài 45: Dây thần kinh tủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN GIẢNG DẠY SINH HỌC 8
Trường : THCS ĐINH TIÊN HOÀNG.
Giáo viên hướng dẫn: PHÙNG THỊ LÀI.
Giáo sinh giảng dạy: DƯƠNG VĂN MINH.
Ngày dạy: 21/02/2011	Ngày soạn: 15/02/2011
Tuần: 25	 Tiết : 47	Lớp dạy: 8/1
Chương IX: THẦN KINH VÀ GIÁC QUAN. 
BÀI 45: DÂY THẦN KINH TỦY
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
 - Trình bày được cấu tạo và chức năng của dây thần kinh tủy.
 - Giải thích được vì sao dây thần kinh tủy là dây pha. 
 2. Kỹ năng:
 - Phát triển kỹ năng quan sát và kỹ năng phân tích kênh hình, mô hình
 - Kỹ năng hoạt động nhóm
 - Phát triển tư duy so sánh, phân tích, khái quát hóa.
 3. Thái độ:
 - Yêu thích môn học và ý thức bảo vệ cơ thể, hệ thần kinh.
II. Đồ dùng dạy học:
 1. Chuẩn bị của giáo viên:
 - Tranh phóng to hình 45.1,45,2 SGK/142 và hình 43.2 SGK/137.
 - Mô hình 1 đoạn tủy sống, bảng 45 SGK/143.
 - Tranh câm hình 45.1 và các miếng bìa rời ghi chú thích từ 1-5, bảng phụ.
 - Phiếu học tập.
 2. Chuẩn bị của học sinh:
 - Đọc trước bài 45, để tìm hiểu cấu tạo và chức năng của dây thần kinh tủy.
III. Phương pháp dạy học:
Phương pháp vấn đáp tìm tòi.
Phương pháp thảo luận nhóm.
Phương pháp giảng giải.
Phương pháp trự quan tìm tòi.
IV. Tiến trình bài dạy:
 1. Ổn định lớp: (1p)
 - Giới thiệu giáo viên dự giờ.
 - Điểm danh sĩ số lớp.
 2. Kiểm tra bài cũ: (5p)
 Câu hỏi: Hãy trình bày cấu tạo và chức năng của tủy sống?
Đáp án: 
- Cấu tạo :
+ Bên ngoài: Tủy sống gồm có chất xám ở giữa, khối chất trắng bao xung quanh.
 + Bên trong: Chất xám là trung khu các phản xạ không điều kiện. Chất trắng là đường dẫn truyền nối các trung khu thần kinh trong tủy sống với nhau và với não bộ.
 - Chức năng: Là trung khu thần kinh điều khiển các phản xạ không điều kiện, là đường dẫn truyền nôi các trung khu thần kinh trong tuỷ sống với nhau và với não bộ.
GV sử dụng mô hình một đoạn tủy sống để củng cố phần trả lời của học sinh.
3. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài (1p) : Trong bài trước, chúng ta đã biết rằng bộ phận thần kinh trung ương gồm có: não và tủy sống . Trong đó , tủy sống là trung khu các phản xạ không điều kiện . Để thực hiện được chức năng đó , tủy sống cần có một hệ thống các dây thần kinh chuyên trách. Vậy để biết được các dây thần kinh này có cấu tạo và chức năng như thế nào, chúng ta sẽ cùng nhau đi vào nghiên cứu bài mới , bài 45 :”DÂY THẦN KINH TỦY”.
 b. Các hoạt động:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
17p
Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo của dây thần kinh tủy
× GV treo tranh hình 43.2 SGK/137 và yêu cầu HS quan sát và đọc thông tin trong SGK/142 trong khoảng thời gian 2 phút để trả lời câu hỏi sau : 
 “Từ tủy sống xuất phát bao nhiêu đôi dây thần kinh tủy?”
× GV treo tranh câm hình 45.1 SGK/142 và yêu cầu HS chú thích rồi trả lời các câu hỏi sau:
1/ Cấu tạo của dây thần kinh tủy.
(kết hợp với mô hình một đoạn tủy sống )
2/ Xung thần kinh được dẫn truyền như thế nào khi da tiếp nhận kích thích?
× GV nhận xét câu trả lời của HS rồi tiến hành chỉ đường dẫn truyền trên sơ đồ để giải thích cho HS hiểu ,chốt kiến thức và ghi bảng
- GV treo tranh 45.2 SGK/142 và yêu cầu HS trả lời câu hỏi sau:
3/ Dây thần kinh tủy được tạo thành như thế nào?.
- GV nhận xét, giới thiệu thêm về lỗ gian đốt là khe giữa 2 đốt sống liên tiếp và ghi bảng.
4/Vì sao nói dây thần kinh tủy là dây pha.
- GVgiới thiệu thêm: Đoạn cuối nón tuỷ, các rễ tuỷ tập hợp thành tùng đuôi ngựa trước khi đi qua lỗ gian đốt.
- Chuyển ý: Với cấu tạo như vậy thì dây thần kinh tủy có chức năng ra sao? Để tìm hiểu vấn đề đó thì chúng ta sẽ cùng tìm hiểu tiếp phần 2 của bài học.
× HS quan sát tranh và đọc thông tin trong SGK/142.
× HS trả lời: Từ tủy sống phát ra 31 đôi dây thần kinh tủy.
× HS: dán chú thích lên tranh:
1. Sợi hướng tâm
2. Rễ sau
3. Rễ trước
4. Sợi li tâm
5. Lỗ tủy (chứa dịch tủy).
× HS trả lời:
 1/Các dây thần kinh tủy được cấu tạo từ:
 + Các nhóm sợi thần kinh cảm giác nối với tủy sống qua rễ sau.
 + Các nhóm sợi thần kinh vận động nối với tủy sống qua rễ trước.
 2/ Khi da tiếp nhận kích thích, xung thần kinh được dẫn truyền theo sợi thần kinh hướng tâm đến rễ sau rồi đến trung ương thần kinh nằm ở tủy sống, kích thích được xử lí rồi đến rễ trước theo sợi li tâm đến cơ quan phản ứng là cơ ở chi.
-HS lắng nghe quan sát và ghi bài vào vở
-HS trả lời:
3/ Khi các rễ tủy đi ra khỏi khe giữa 2 đốt sống rồi nhập lại tạo thành dây thần kinh tủy.
-HS lắng nghe và ghi bài.
4/Vì dây thần kinh tủy bao gồm các bó sợi cảm giác và bó sợi vận động được liên hệ với tủy sống qua rễ trước và rễ sau. Rễ sau là rễ cảm giác, rễ trước là rễ vận động.
1. Cấu tạo của dây thần kinh tủy:
- Có 31 đôi dây thần kinh tủy.
- Mỗi dây thần kinh tủy liên hệ với tủy sống qua 2 rễ:
+ Rễ trước: gồm các dây thần kinh li tâm (vận đông). + Rễ sau: gồm các dây thần kinh hướng tâm (cảm giác).
- Các rễ tủy đi ra khỏi lỗ gian đốt nhập lại tạo thành dây thần kinh tủy.
- Dây thần kinh tủy là dây pha.
14p
Hoạt động 2: Tìm hiểu chức năng của dây thần kinh tủy
× GV treo bảng 45 SGK/143 và yêu cầu một HS đọc nội dung ¾ trong SGK/142 trong thời gian 3 phút.
× GV hỏi: căn cứ vào kết quả đã ghi ở bảng trên hãy rút ra kết luận về:
+ Chức năng của rễ tủy?
+ Chức năng của dây thần kinh tủy?
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm trong khoảng 2 phút và trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập: 
1.Chức năng của rễ tủy?
× GV gọi đại diện HS các nhóm trình bày.
2. Chức năng của dây thần kinh tủy?
’ GV gọi HS nhóm khác nhận xét và bổ sung.
× GV nhận xét và chốt lại kiến thức và ghi lên bảng.
Kết luận chung: Yêu cầu HS đọc kết luận SGK.
× HS quan sát bảng kết quả.
× Đại diện các nhóm trình bày.
× HS trả lời câu hỏi 1.
+ Rễ sau dẫn truyền xung TK cảm giác từ cơ quan thụ cảm về tuỷ sống.
+ Rễ trước dẫn truyền xung TK vận động từ trung ương đến cơ quan phản ứng.
× HS nhóm khác nhận xét và bổ sung.
× HS trả lời câu hỏi 2.
Yêu cầu: rễ trước và rễ sau nhập lại thành dây thần kinh tủy có chức năng dẫn truyền xung TK vận động và cảm giác.
× HS nhóm khác nhận xét và bổ sung.
× HS chú ý lắng nghe và chép vào vở.
× HS đọc kết luận SGK.
II. Chức năng của dây thần kinh tủy:
- Rễ sau: Dẫn truyền xung thần kinh cảm giác từ cơ thụ cảm về tuỷ sống.
- Rễ trước: Dẫn truyền xung thần kinh vận động từ tuỷ sống ’ cơ quan phản ứng.
4. Củng cố: ( 4p )
 Bài tập: Điền từ thích hợp vào chỗ trống: 
 - Từ tủy sống phát đi 31 đôi dây thần kinh tủy.
 - Các dây thần kinh tủy liên hệ với tủy sống qua rễ trước và rễ sau. Rễ trước gồm các bố sợi li tâm và rễ sau gồm các bó sợi hướng tâm. Dây thần kinh tuỷ là dây pha.
 - Rễ trước dẫn truyền xung vận động từ trung ương đi ra cơ quan đáp ứng ( cơ chi ).
 - Rễ sau dẫn truyền xung thần kinh cảm giác từ thụ quan về trung ương. 
5. Hướng dẫn về nhà: ( 3’ )
 - Học bài nắm cho được: Cấu tạo, chức năng dây thần kinh tuỷ, dây pha. 
 - Làm bài tập số 2 vào vở.
	Gợi ý: Kích thích lần lượt các chi:
	+ Nếu không co chi nào àrễ sau (rễ cảm giác) chi đó bị đứt.
	+ Nếu chi nào co àRễ trước(rễ vận động) vẫn còn.
	+ Nếu chi đó không co; các chi khác co à rễ trước (rễ vận động) của chi đó bị đứt.
 - Đọc trước bài 46: “Trụ não, tiểu não, não trung gian”.
 + Tìm hiểu vị trí, cấu tạo, chức năng của trụ não, tiểu não, não trung gian.
 + Tìm hiểu một số tư liệu liên quan đến trụ não, tiểu não, não trung gian. 
Phiếu học tập.
Căn cứ vào các kết quả thí nghiệm tìm hiểu chức năng của rễ tuỷ trong SGK trang 143, hãy trả lời các câu hỏi sau:
1. Chức năng của rễ tuỷ?
2. Chức năng của dây thần kinh tuỷ?
___________________________***_______________________

Tài liệu đính kèm:

  • docday than kinh tuy.doc