Giáo án Sinh học 8 - Bài 49 – Tiết 51: Cơ quan phân tích thị giác

Giáo án Sinh học 8 - Bài 49 – Tiết 51: Cơ quan phân tích thị giác

I. Mục tiêu :

1. Kiến thức :

- Xác định rõ các thành phần của một cơ quan phân tích, nêu được ý nghĩa cảu cơ quan phân tích đối với cơ thể.

- Mô tả được các thành phần chính của cơ quan thụ cảm thị giác, nêu rõ được cấu tạo của màng lưới trong cầu mắt

- Giải thích được cơ chế điều tiết của mắt để nhìn rõ

2. Kỹ năng :

- Phát triển kỹ năng quan sát, phân tích hình ảnh

- Kỹ năng hoạt động nhóm

- Kỹ năng thuyết trình trên tranh

3. Thái độ :

- Yêu thích môn học

- Giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh mắt

II. Phương pháp : trực quan, vấn đáp gợi mở, HS làm việc với sách, HS làm việc nhóm, thuyết trình

 

doc 5 trang Người đăng nguyenhoa.10 Lượt xem 4447Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 8 - Bài 49 – Tiết 51: Cơ quan phân tích thị giác", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 49 – TIẾT 51 : CƠ QUAN PHÂN TÍCH THỊ GIÁC
Mục tiêu : 
Kiến thức : 
Xác định rõ các thành phần của một cơ quan phân tích, nêu được ý nghĩa cảu cơ quan phân tích đối với cơ thể.
Mô tả được các thành phần chính của cơ quan thụ cảm thị giác, nêu rõ được cấu tạo của màng lưới trong cầu mắt
Giải thích được cơ chế điều tiết của mắt để nhìn rõ
Kỹ năng :
Phát triển kỹ năng quan sát, phân tích hình ảnh
Kỹ năng hoạt động nhóm
Kỹ năng thuyết trình trên tranh
Thái độ :
Yêu thích môn học
Giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh mắt
Phương pháp : trực quan, vấn đáp gợi mở, HS làm việc với sách, HS làm việc nhóm, thuyết trình
Chuẩn bị :
Giáo viên :
Tranh phóng to hình 49.1, 49.2, 49.3
Mô hình cấu tạo mắt (nếu có)
Bộ thí nghiệm về thấu kính hội tụ (nếu có)
Học sinh :
Học bài cũ
Soạn bài mới
Tiến trình dạy học :
Ổn định lớp : (1’)
Quá trình dạy học :
* Mở bài : Nhờ các giác quan chúng ta nhận biết và phản ứng lại các tác động của môi trường. Cơ quan phân tích thị giác giúp ta nhìn thấy xung quanh, vậy nó có cấu tạo như thế nào ? Cơ chế nào giúp ta nhìn thấy vật ? Chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay .
* Tiến trình dạy học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1 : Cơ quan phân tích (7’)
GV : yêu cầu HS đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi :
? Mỗi cơ quan phân tích gồm những thành phần nào ?
? Vai trò của cơ quan phân tích đối với cơ thể ?
? Nếu một trong 3 bộ phận bị tổn thương thì sao ?
? Phân biệt cơ quan thụ cảm với vơi cơ quan phân tích ?
GV : chốt lại kiến thức
HS : đọc thông tin và trả lời câu hỏi :
- Gồm : cơ quan thụ cảm, dây thần kinh, bộ phận phân tích ở TW
- Giúp cơ thể nhận biết được những tác động của môi trường.
- Sẽ làm mất cảm giác
- Cơ quan thụ cảm: Tiếp nhận các kích thích tác động lên cơ thể, là khâu đầu tiên của cơ quan phân tích.
Cơ quan phân tích :Thực hiện sự phân tích các tác động đa dạng của môi trường đối với cơ thể, để có những phản ứng chính xác đảm bảo sự thích nghi và tồn tại của cơ thể.
HS : lắng nghe
I. Cơ quan phân tích :
Dẫn truyền hướng tâm
Cơ quan thụ cảm
Dây TK
Bộ phận phân tích ở TW
Hoạt động 2 : cơ quan phân tích thị giác (30’)
GV : cơ quan phân tích thị giác gồm những thành phần nào ?
GV : hướng dẫn HS nghiên cứu cấu tạo cầu mắt H49.1 ; H49.2 lần lượt từ ngoài vào trong, đọc thông tin SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi :
? Nêu vị trí của cầu mắt ?
? Các lớp của màng mắt ?
? Các môi trường trong suốt ?
GV : cho HS làm bài tập điền từ SGK.156
GV : treo tranh câm H.49-2 yêu cầu HS thảo luận nhóm và điền thông tin vào tranh
GV : nhận xét kết quả 
GV : gọi một HS lên trình bày cấu tạo cầu mắt trên tranh
GV : nhận xét và trình bày lại cấu tạo cầu mắt từ ngoài vào trong
GV : nghiên cứu hình 49.2 và thông tin SGK cho biết màng lưới có câu tạo như thế nào ?
? Các loại TB nào giúp màng lưới tiếp nhận và kích thích ánh sáng ?
? Các loại TB nào giúp dẫn truyền xung thần kinh tới TW thần kinh
? Điểm vàng là gì ?
? Điểm mù là gì ?
GV : hoàn thiện kiến thức 
GV : phát phiếu học tập, yêu cầu HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi :
? So sánh sự khác nhau giữa tế bào nón và tế bào que trong mối quan hệ với tế bào thần kinh thị giác ?So sánh sự khác nhau giữa điểm vàng và điểm mù ?
? Tại sao ảnh của vật hiện trên điểm vàng lại nhìn thấy rõ nhất. Vì sao ?
? Tại sao trời tối ta không nhìn rõ màu sắc của vật ?
GV : chốt kiến thức
GV : Cho HS nghiêm cứu thông tin phần 3 SGK và cho biết :
? Nhờ đâu ta nhìn thấy vật ?
? Cơ quan nào điều chỉnh lượng ánh sáng đi vào phòng tối của mắt ?
? Cơ quan nào có tác dụng điều chỉnh ảnh của vật luôn rơi đúng vào điểm vàng
GV : hướngdẫn HS quan sát thí nghiệm về quá trình tạo ảnh qua thấu kính hội tụ và trả lời câu hỏi :
? Trình bày quá trình tạo ảnh ở màng lưới.
? Vai trò của thể thủy tinh trong cầu mắt
GV : chốt kiến thức
HS : gồm TB thụ cảm thị giác, dây thần kinh thị giác và vùng thị giác ở thùy chẩm
HS : quan sát kĩ hình từ ngoài vào trong ghi nhớ chú thích, nghiên cứu thông tin thảo luận và trả lời câu hỏi
HS : thảo luận nhóm làm bài tập điền từ.Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
HS : thảo luận nhóm, cử đại diện lên điền thông tin, nhóm khác nhận xét
HS : lên trình bày
HS : lắng nghe
HS : đọc thông tin và trả lời câu hỏi
HS : lắng nghe
HS : thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi
HS : lắng nghe
HS : nghiên cứu thông tin và trả lời câu hỏi :
- Nhờ ánh sáng phản chiếu từ vật đi vào tới màng lưới đi qua một hệ thống môi trường trong suốt
- Lỗ đồng tử ở mống mắt
- Thể thủy tinh
HS : quan sát thí nghiệm và trả lời câu hỏi :
HS : lắng nghe
II. Cơ quan phân tích thị giác :
Cơ quan phân tích cầu mắt gồm
Tế bào thụ cảm thị giác
(màng lưới cầu mắt)
Dẫn thần kinh não số II
Dây TK thị giác
Vùng thị giác
(thùy chẩm)
1. Cấu tạo cầu mắt :
Cấu tạo cầu mắt gồm :
- 3 lớp màng :
 + Màng cứng
 + Màng mạch
 + Màng lưới
- Môi trường trong suốt (màng giác, thủy dịch, thể thủy tinh, dịch thủy tinh)
- Các bộ phận hỗ trợ (mi mắt, lông mày, lông mi, tuyến lệ, cơ vận động mắt)
2.Cấu tạo màng lưới :
Màng lưới có cấu tạo gồm :
- Các TB thụ cảm(TB nón, Tb que)
- Các TB dẫn truyền (TB liên lạc ngang, Tb 2 cực, TB thần kinh thị giác)
- Điểm vàng : là nơi tập trung các TB thụ cảm ánh sáng (TB nón, Tb que)
- Điểm mù : là nơi đi ra của các sợi trục các TB thần kinh thị giác
3.Sự tạo ảnh ở màng lưới :
- Ảnh của vật tạo nên màng lưới là ảnh thật ngược chiều và thu nhỏ
- Vai trò của thể thủy tinh : Có kảh năng điều tiết phóng lên hay xẹp xuống để ta có thể nhìn rõ vật ở xa cũng như khi tiến lại gần
Củng cố : (5’)
Bài tập 1 : Điền các từ (Đ) hoặc (S) vào các câu sau :
a) Cơ quan phân tích thị giác gồm: cơ quan thụ cảm thị giác, dây thần kinh và bộ phận phân tích TW 
b) Các tế bào nón giúp ta nhìn rõ về ban đêm
c) Sự phân tích hình ảnh xảy ra ngay trên cơ quan thụ cảm thị giác.
d) Khi chiếu đèn pin vào mắt thì đồng tử dãn rộng ra để nhìn rõ vật
Đáp án : a) Đ ; b) S ; c) Đ ; d) S
Bài tập 2 : Hãy nối thông tin ở cột A với cột B sao cho đúng với nội dung kiến thức :
A
B
1. Các tế bào nón
2. Các tế bào que
3. Điểm vàng
4. Điểm mù
a) Tập trung các tế bào nón
b) Tiếp nhận ánh sáng mạnh và màu sắc
c) Là nơi đi ra của các sợi trục của các tế bào thần kinh thị giác nên ảnh của vật rơi vào đó sẽ không nhìn thấy gì
d) Tiếp nhận ánh sáng yếu
Đáp án : 1.b , 2.d , 3.a , 4.c
Bài tập 3 : Hãy điền chỗ (....) các từ hoặc cụm từ thích hợp
Cơ quan phân tích thị giác bao gồm 3 thành phần:.....(1)........ (nằm trong cơ quan thụ cảm tương ứng), dây thần kinh cảm giác và vùng vỏ não tương ứng.
Cơ quan phân tích thị giác gồm: màng lưới trong cầu mắt, ..........(2)......... và ...........(3).......... của vỏ đại não.
Ta nhìn được là nhờ các ..........(4)........ phản chiếu từ vật tới mắt đi qua .(5).. tới ..(6).. sẽ kích thích các tế bào thụ cảm ở đây và truyền về trung ương. Cho ta ..(7).về hình dạng, độ lớn và màu sắc của vật.
Đáp án : (1) các tế bào thụ cảm,(2) dây thần kinh thị giác, (3) vùng chẩm, (4) tia sáng, (5) thể thủy tinh, (6) màng lưới, (7) nhận biết
Dặn dò : (2’)
Đọc bài và trả lời câu hỏi SGK
Đọc mục “em có biết”
Soạn bài 50 : Vệ sinh mắt
Tìm hiểu thêm các tật bệnh về mắt

Tài liệu đính kèm:

  • docbai49.doc