Giáo án phụ đạo môn Toán Lớp 8 - Tuần 4 đến 10 - Năm học 2012-2013

Giáo án phụ đạo môn Toán Lớp 8 - Tuần 4 đến 10 - Năm học 2012-2013

A. Mục tiêu:

- Củng cố: định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhân biết của hình thang, hình thang cân.

-Rèn kĩ năng chứng minh tứ giác là hình thang, hình thang cân.

- Cần tranh sai lầm: Sau khi chứng minh tứ giác la hình thang, đi chứng minh tiếp hai cạnh bên bằng nhau.

B. Chuẩn bị:

GV: Hệ thống bài tập, thớc.

HS; Kiến thức. Dụng cụ học tập.

C. Tiến trình:

1. ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới.

 

doc 32 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 569Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án phụ đạo môn Toán Lớp 8 - Tuần 4 đến 10 - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4. 
Ngày soạn: 6/9/2012 
Tiết 1,2,3: ôn tập Nhân đơn,đa thức 	 ™1˜ 
I Mục tiêu
	- Ôn luyện cho học sinh các phép toán nhân đơn thức với đa thức và đa thức với đa thức. Chú ý kỹ năng về dấu, quy tắc dấu ngoặc, quy tắc 
chuyển vế.
+ Học sinh thực hiện thành thạo phép nhân đơn thức, đa thức với đa thức.
+ Rèn kỹ năng nhân đơn thức, đa thức với đa thức.	
II- Tiến trình lên lớp
1,ổn định tổ chức
GV cho học sinh nhắc lại:
Quy tắc nhân đơn thức với đa thức, 
đa thức với đa thức
Quy tắc dấu ngoặc
Quy tắc chuyển vế
Bài tập 1: Làm tính nhân
a, (x2 + 2xy – 3 ) . ( - xy )
b, x2y ( 2x2 - xy2 - 1 )
c, ( x – 7 )( x – 5 )
 d, ( x- 1 )( x + 1)( x + 2 )
Gv cho 4 hs lên bảng
Gợi ý : phần d nhân hai đa thức đầu với nhau sau đó nhân với đa thức thứ ba.
Gv chữa lần lợt từng câu. Trong khi chữa chú ý học sinh cách nhân và dấu của các hạng tử, rút gọn đa thức kết quả tới khi tối giản.
Bài tập 2: Rút gọn các biểu thức sau
a, x( 2x2 – 3 ) – x2( 5x + 1 ) + x2
b, 3x ( x -2 ) - 5x( 1 -x ) -8 ( x3 - 3 )
Gv hỏi ta làm bài tập này nh thế nào?
Hs: Nhân đơn thức với đa thức 
 Thu gọn các hạng tử đồng dạng
Gv lưu ý học sinh đề bài có thể ra là rút gọn, hay tính, hay làm tính nhân thì cách làm hoàn toàn tơng tự.
Cho 2 học sinh lên bảng
Gọi học sinh dưới lớp nhận xét, bổ sung
Bài tập 3: Tìm x biết
a, 2x ( x – 5 ) – x( 3 + 2x ) = 26
b, 3x( 12x – 4) - 9x( 4x – 3 ) = 30
c, x ( 5 – 2x ) + 2x( x – 1) = 15
Gv hướng dẫn học sinh thu gọn vế trái sau đó dùng quy tắc chuyển vế để tìm x.
Gọi 1 hs đứng tại chỗ làm câu a.
Gv sửa sai luôn nếu có
Bài tập 4: Chứng minh rằng
 a, ( x – 1 )( x2 + x +1 ) = x3 – 1
b, ( x3 + x2y + xy2 + y3 )( x – y ) = x4 – y4
Gv hỏi theo em bài này ta làm thế nào
Hs trả lời: ta biến đổi vế trái thành vế phải
Gv lưu ý học sinh ta có thể biến đổi vế phải thành vế trái, hoặc biến đổi cả hai vế cùng bằng biểu thức thứ 3
?Để rút gọn biểu thức ta thực hiện các phép tính nào
-Cho học sinh làm theo nhóm 
-Giáo viên đi kiểm tra ,uốn nắn 
-Gọi 2 học sinh lên bảng làm ,mỗi học sinh làm 1 câu .
-Các học sinh khác cùng làm ,theo dõi và nhận xét,bổ sung. 
-Giáo viên nhận xét 
- Giáo viên nêu bài toán 
?Nêu cách làm bài toán 
-Cho học sinh làm theo nhóm 
-Giáo viên đi kiểm tra ,uốn nắn 
-Gọi học sinh lên bảng làm lần lượt
-Các học sinh khác cùng làm ,theo dõi và nhận xét,bổ sung. 
-Giáo viên nhận xét ,nhắc các lỗi học sinh hay gặp.
- Giáo viên nêu bài toán 
? 2 số chẵn liên tiếp hơn kém nhau bao nhiêu
-Cho học sinh làm theo nhóm 
-Giáo viên đi kiểm tra ,uốn nắn 
-Gọi học sinh lên bảng làm lần lượt
?nhận xét,bổ sung. 
1.Lý thuyết
1. Nhân đơn thức với đơn thức
a. Quy tắc: - Nhân hệ số với hệ số.
 - Nhân phần biến với phần biến.
Lưu ý: 
 x1 = x; 
 xm.xn = xm + n; 
= xm.n
2. Nhân đơn thức với đa thức:
a. Quy tắc: 
Nhân đơn thức với tong hạng tử của đa thức.
A(B + C) = AB + AC
3. Nhân đa thức với đa thức:
a. Quy tắc: Nhân mỗi hạng tử của đa thức này với từng hạng tử của đa thức kia.
(A + B)(C + D) = AC + AD + BC + BD
2.Bài tập
Bài tập 1
Kết quả: a, - x3y – 2x2y2 + 3xy
 b, x5y – x3y3 – x2y
 c, x2 – 12 x + 35
 d, x3 + 2x2 – x – 2
Bài tập 2
Kết quả: a, -3x2 – 3x
 b, - 11x + 24
Bài tập 3
a, 2x( x – 5 ) – x ( 3 + 2x ) = 26
 2x.x – 2x.5 – x.3 – x.2x = 26
2x2 – 10x – 3x – 2x2 = 26
( 2x2 – 2x2 ) + ( -10x – 3x ) = 26
 -13x = 26
 x = 26:( -13)
 x = -2
 vậy x = -2
 Kết quả b, x = 2
 c, x = 5
Bài tập 4:
Kết quả : 
 a, ( x – 1 )( x2 + x +1 )
 = x.x2 + x.x +x.1 – 1.x2 – 1.x – 1.1
 = x3 + x2 + x - x2 – x – 1
 = x3 + ( x2 – x2) + ( x – x ) – 1
 = x3 - 1
 Vậy vế trái bằng vế phải
 b, làm tương tự
Bài 5.Rút gọn rồi tính giá trị của biểu thức:
a) A=5x(4x2- 2x+1) – 2x(10x2 - 5x - 2) với x= 15
b) B = 5x(x-4y) - 4y(y -5x) 
 với x= ; y=
Giải.
a) A = 20x3 – 10x2 + 5x – 20x3 +10x2 + 4x=9x
Thay x=15 A= 9.15 =135
b) B = 5x2 – 20xy – 4y2 +20xy
 = 5x2 - 4y2
 B = 
Bài 6. Chứng minh các biểu thức sau có giá trị không phụ thuộc vào giá trị của biến số:
a) (3x-5)(2x+11)-(2x+3)(3x+7)
b) (x-5)(2x+3) – 2x(x – 3) +x +7 
Giải.
a)(3x-5)(2x+11)-(2x+3)(3x+7)
 = 6x2 – 10x + 33x – 55 – 6x2 – 14x – 9x – 21 = -76
Vậy biểu thức có giá trị không phụ thuộc vào giá trị của biến số.
b) (x-5)(2x+3) – 2x(x – 3) +x +7 
 =2x2+3x-10x-15-2x2+6x+x+7=-8
Vậy biểu thức có giá trị không phụ thuộc vào giá trị của biến số
Bài 7.Tìm 3 số chẵn liên tiếp, biết rằng tích của hai số đầu ít hơn tích của hai số cuối 32 đơn vị.
Giải.
Goi 3 số chẵn liên tiếp là: x; x+2; x+4
 (x+2)(x+4) – x(x+2) = 32
 x2 + 6x + 8 – x2 – 2x =32
 4x = 32
 x = 8
Vậy 3 số cần tìm là : 8;10;12
III.Củng Cố 
-Nhắc lại quy tắc nhân đa thức với đa thức .
-Nhắc lại các dạng toán và cách làm .
IV.Hướng Dẫn 
-Ôn lại quy tắc nhân đa thức với đa thức.
-Xem lại các dạng toán đã luyện tập.
BTVN
Bài 1.Tìm 4 số tự nhiên liên tiếp, biết rằng tích của hai số đầu ít hơn tích của hai số cuối 146 đơn vị.
Bài 2.Tính :
a) (2x – 3y) (2x + 3y) 	
b) (1+ 5a) (1+ 5a)
c) (2a + 3b) (2a + 3b) 
d) (a+b-c) (a+b+c)
e) (x + y – 1) (x - y - 1) 
Tuần 5. 
Ngày soạn: 13/9/2012 
 Tiết 1,2,3: ôn tập hình thang - hình thang cân
 ™1˜
A. Mục tiêu:
- Củng cố: định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhân biết của hình thang, hình thang cân.
-Rèn kĩ năng chứng minh tứ giác là hình thang, hình thang cân.
- Cần tranh sai lầm: Sau khi chứng minh tứ giác la hình thang, đi chứng minh tiếp hai cạnh bên bằng nhau.
B. Chuẩn bị:
GV: Hệ thống bài tập, thước.
HS; Kiến thức. Dụng cụ học tập.
C. Tiến trình:
1. ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới.
GV; Yêu cầu HS nhắc lại định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết hình thang, hình thang cân
HS:
GV: ghi dấu hiệu nhận biết ra góc bảng.
GV; Cho HS làm bài tập.
Bài tập 1: Cho tam giác ABC. Từ điểm O trong tam giác đó kẻ đường thẳng song song với BC cắt cạnh AB ở M , cắt cạnh AC ở N.
a)Tứ giác BMNC là hình gì? Vì sao?
b)Tìm điều kiện của DABC để tứ giác BMNC là hình thang cân?
c) Tìm điều kiện của DABC để tứ giác BMNC là hình thang vuông?
GV; yêu cầu HS ghi giả thiết, kết luận, vẽ hình.
HS; lên bảng.
GV: gợi ý theo sơ đồ.
a/ BMNC là hình thang
 MN // BC.
b/ BMNC là hình thang cân
 cân
c/ BMNC là hình thang vuông
 vuông
Bài tập 2: 
Cho hình thang cân ABCD có AB //CD
O là giao điểm của AC và BD. Chứng minh rằng OA = OB, OC = OD.
GV; yêu cầu HS ghi giả thiết, kết luận, vẽ hình.
HS; lên bảng.
GV: gợi ý theo sơ đồ.
 OA = OB,
 cân
AB Chung, AD= BC,
Bài 3 :
Cho hình thang ABCD ( AB / /CD ) có AC = BD. Qua B kẻ đường thẳng song song với AC, cắt đường thẳng DC tại E.
Chứng minh rằng :
a. cân.
b. .
c. Hình thang ABCD là hình thang cân.
?nêu cách chứng minh?
GV gọi HS lên bảng làm
Bài 4 :
Cho tam giác cân ABC ( AB = AC ). Trên các cạnh bên AB,AC lấy theo thứ tự các điểm D và E sao cho AD = AE.
Chứng minh rằng BDEC là hình thang cân.
Tính các góc của hình thang cân đó, biết rằng góc A = 500.
Bài 5: Cho tam giác ABC cân tại A. Trên các cạnh AB, AC lấy các điểm M, N sao cho BM = CN
Tứ giác BMNC là hình gì ? vì sao ?
Tính các góc của tứ giác BMNC biết rằng = 400
? Vẽ hình –ghi GT& KL
? Nêu cách chứng minh
Bài 6: Cho hình thang ABCD có O là giao điểm hai đường chéo AC và BD. CMR: ABCD là hình thang cân nếu OA = OB
GV : yêu cầu HS lên bảng vẽ hình
- HS nêu phương pháp chứng minh ABCD là hình thang cân: 
+ hình thang 
+ 2 đường chéo bằng nhau
- gọi HS trình bày lời giải. Sau đó nhận xét và chữa
A.Lý thuyết:
- Dấu hiệu nhận biết hình thang : Tứ giác có hai cạnh đối song song là hình thang
- Dấu hiệu nhận biết hình thang cân: 
Hình thang có hai góc kề một đáy bằng nhau là hình thang cân.
Hình thang có hai đường chéo bằng nhau là hình thang cân
B.Bài tập:
Bài tập 1
a/ Ta có MN // BC nên BMNC là hình thang.
b/ Để BMNC là hình thang cân thì hai góc ở đáy bằng nhau, khi đó 
Hay cân tại A.
c/ Để BMNC là hình thang vuông thì có 1 góc bằng 900
khi đó 
hay vuông tại B hoặc C.
Bài tập 2: 
Ta có tam giác vì:
AB Chung, AD= BC,
Vậy 
Khi đó cân
 OA = OB,
Mà ta có AC = BD
Bài 3 :
	A B
 D E
 C
	Bài giải
Hình thang ABEC ( AB // CE ) có hai cạnh bên song song nên chúng bằng nhau: AC = BE. Theo gt 
 AC = BD nên BE = BD,
 do đó cân.
AC // BD suy ra góc C1 = góc E.
cân tại B ( câu a ) suy ra góc D1 = góc E . Suy ra góc C1 = góc D1.
( c.g.c).
c. suy ra góc ADC = góc BCD. Hình thang ABCD có hai góc kề một đáy bằng nhau nên là hình thang cân.
Bài 4 :
 A
 D E
 B C
Bài giải
Góc D1 = góc B ( cùng bằng ) suy ra DE // BC.
Hình thang BDEC có góc B = góc C nên là hình thang cân.
Góc B = góc C = 650, góc D2 = góc E2 = 1150.
Bài 5 :
B
C
M
N
A
1
2
1
2
Giải
a) DABC cân tại A ị 
mà AB = AC ; BM = CN ị AM = AN
ị DAMN cân tại A
=> 
Suy ra do đó MN // BC
Tứ giác BMNC là hình thang, lại có nên là hình thang cân
b) 
Bài 6 :
Giải:
Xét DAOB có :
OA = OB(gt) (*) ị DABC cân tại O
 ị A1 = B1 (1)
Mà ; nA1=C1( So le trong) (2)
Từ (1) và (2)=>D1=C1
=>D ODC cân tại O
 => OD=OC(*’)
Từ (*) và (*’)=> AC=BD
Mà ABCD là hình thang 
=> ABCD là hình thang cân
III.Củng Cố 
-Nhắc lại định nghĩa ,tính chất ,dấu hiệu nhận biết tứ giác là hình thang-hình thang cân
IV.Hướng Dẫn 
-Ôn lại định nghĩa ,tính chất ,dấu hiệu nhận biết tứ giác là hình thang-hình thang cân
-Xem lại các dạng toán đã luyện tập.
-BTVN 18,19,24,30 (SBT-62,63)
Tuần 6. 
Ngày soạn: 20/9/2012 
 Tiết 1,2,3: Hằng đẳng thức đáng nhớ
 ™1˜
A.Mục Tiêu
+ Củng cố kiến thức về các hằng đẳng thức: Bình phương một tổng, bình phương một hiệu, hiệu hai bình phương.
+ Học sinh vận dụng thành thạo các hằng đẳng thức trên vào giải toán.
+ Biết áp dụng các hằng đẳng thức vào việc tính nhanh, tính nhẩm.
B.Chuẩn Bị:giáo án,sgk,sbt,thước thẳng.
C.Tiến trình:
Hoạt động của GV&HS
Kiến thức trọng tâm
1.Kiểm Tra 
?Viết 7 hằng đẳng thức đã học:
GV gọi 1 học sinh lên bảng làm
-Các học sinh khác cùng làm ,theo dõi và nhận xét,bổ sung. 
- Giáo viên nêu bài toán 
?Nêu cách làm bài toán 
-Cho học sinh làm theo nhóm 
-Giáo viên đi kiểm tra ,uốn nắn 
-Gọi học sinh lên bảng làm lần lượt
-Các học sinh khác cùng làm ,theo dõi và nhận xét,bổ sung. 
-Giáo viên nhận xét 
?Nêu cách làm bài toán 
-Gọi học sinh lên bảng làm lần lượt
?nhận xét,bổ sung. 
-Giáo viên nhận xét 
- Giáo viên nêu bài toán 
?Nêu cách làm bài toán 
-Cho học sinh làm theo nhóm 
-Giáo viên đi kiểm tra ,uốn nắn 
-Gọi học sinh lên bảng làm lần lượt
-Các học sinh khác cùng làm ,theo dõi và nhận xét,bổ sung. 
-Giáo viên nhận xét ,nhắc các lỗi học sinh hay gặp.
?Nêu cách làm bài toán 
-Cho học sinh làm theo nhóm 
-Gọi đại diện nhóm lên bảng làm lần lượt
?nhận xét,bổ sung. 
-Giáo viên nhận xét ,nhắc các lỗi học sinh hay gặp.
.
- Giáo viên nêu bài toán 
?Nêu cách làm bài to ... :10/10/2012 
Tiết 1,2,3: ôn tập hình bình hành
 ™1˜
A. Mục tiêu:
- Củng cố : định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết hình bình hành.
- Rèn kĩ năng chứng minh một tứ giác là hình bình hành.
B. Chuẩn bị:
- GV: hệ thống bài tập.
- HS: kiến thức về hình bình hành: định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết.
C. Tiến trình.
1. ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
- Yêu cầu HS nhắc lại định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết hình bình hành.
*HS: - Các dấu hiệu nhận biết hình bình hành:
Tứ giác có các cạnh đối song song là hình bình hành.
Tứ giác có các cạnh đối bằng nhau là hình bình hành.
Tứ giác có các góc đối bằng nhau là hình bình hành.
Tứ giác có hai cạnh đối song song và bằng nhau là hình bình hành.
Tứ giác có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường là hình bình hành.
3. Bài mới:
Hoạt động của GV, HS
Nội dung
GV cho HS làm bài tập.
Bài 1: Cho tam giác ABC, các trung tuyến BM và CN cắt nhau ở G. Gọi P là điểm dối xứng của điểm M qua G. Gọi Q là điểm đối xứng của điểm N qua G.Tứ giác MNPQ là hình gì? Vì sao ?
?ghi giả thiết, kết luận, vẽ hình.
GV hướng dẫn HS cách nhận biết MNPQ là hình gì.
? Có những cách nào để chứng minh tứ giác là hình bình hành?
*HS: có 5 dấu hiệu.
? bài tập này ta vận dụng dấu hiệu thứ mấy?
*HS; dấu hiệu của hai đường chéo.
GV gọi HS lên bảng làm bài.
Bài 2: Cho hình bình hành ABCD. Lấy hai điểm E, F theo thứ tự thuộc AB và CD sao cho AE = CF. Lấy hai điểm M, N theo thứ tự thuộc BC và AD sao cho CM = AN. Chứng minh rằng :
a. MENF là hình bình hành.
b. Các đường thẳng AC, BD, MN, EF đồng quy.
? lên bảng vẽ hình ghi giả thiết, kết luận
GV gợi ý:
? Có những cách nào để chứng minh tứ giác là hình bình hành?
*HS: có 5 dấu hiệu.
? bài tập này ta vận dụng dấu hiệu thứ mấy?
*HS : dấu hiệu thứ nhất.
GV gọi HS lên bảng làm bài.
Bài 3:	Cho hình bình hành ABCD. E,F lần lượt là trung điểm của AB và CD.
a) Tứ giác DEBF là hình gì? Vì sao?
b) C/m 3 đường thẳng AC, BD, EF đồng qui.
c) Gọi giao điểm của AC với DE và BF theo thứ tự là M và N. Chứng minh tứ giác EMFN là hình bình hành.
- Yêu cầu HS lên bảng vẽ hình, ghi giả thiết, kết luận.
GV gợi ý:
? DEBF là hình gì?
*HS: hình bình hành.
? Có những cách nào để chứng minh một hình là hình bình hành.
*HS: có 5 dấu hiệu.
GV gọi HS lên bảng làm phần a.
? để chứng minh ba đường thẳng đồng quy ta chứng minh như thế nào?
*HS: dựa vào tính chất chung của ba đường.
Yêu cầu HS lên bảng làm bài.
Bài 4: Cho DABC. Gọi M,N lần lượt là trung điểm của BC,AC. Gọi H là điểm đối xứng của N qua M.Chứng minh tứ giác BNCH và ABHN là hình bình hành.
GV yêu cầu HS lên bảng vẽ hình, ghi giả thiết, kết luận.
? để chứng minh một tứ giác là hình bình hành có mấy cách?
*HS: 5 dấu hiệu.
GV gợi ý HS sử dụng các dấu hiệu để chứng minh.
Bài 5: Cho r ABC, các đường cao BH và CK cắt nhau tại E. Qua B kẻ đường thẳng 
Bx ^ AB, qua C kẻ đường thẳng Cy ^ AC. Hai đường thẳng nàu cắt nhau tại D.
Tứ giác BDCE là hình gì? c/m
Gọi M là trung điểm BC. C/M E, M, D thẳng hàng. r ABC thoã mãn điều kiện gì thì DE đi qua A.
So sánh 2 góc A và D của tứ giác ABDC
? lên bảng vẽ hình ghi giả thiết, kết luận
?Nêu cách làm?
GV gợi ý:
GV gọi HS lên bảng làm bài.
Bài 1:
Ta có M và P đối xứng qua G nên GP = GM.
N và Q đối xứng qua G nên GN = GQ
Mà hai đường chéo PM và QN cắt nhau tại G nên MNPQ là hình bình hành.(dấu hiệu thứ 5).
Bài 2:
a/Xét tam giác AEN và CMF ta có
 AE = CF, A = C , AN = CM
AEN = CMF(c.g.c)
Hay NE = FM
Tương tự ta chứng minh được EM = NF
Vậy MENF là hình bình hành.
b/ Ta có AC cắt BD tại O, O cách dều E, F. O cách đều MN nên Các đường thẳng AC, BD, MN, EF đồng quy.
Bài 3:
a/ Ta có EB// DF và EB = DF = 1/2 AB
do đó DEBF là hình bình hành.
b/ Ta có DEBF là hình bình hành, gọi O là giao điểm của hai đường chéo, khi đó O là trung điểm của BD. 
Mặt khác ABCD là hình bình hành, hai đường chéo AC và BD cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.
Mà O là trung điểm của BD nên O là trung điểm của AC.
Vậy AC, BD và EF đồng quy tại O.
c/ Xét tam giác MOE và NOF ta có O = O
OE = OF, E = F (so le trong)
MOE = NOF (g.c.g)
ME = NF
Mà ME // NF
Vậy EMFN là hình bình hành.
Bài 4
Ta có H và N đối xứng qua M nên 
HM = MN mà M là trung điểm của BC nên BM = MC.
Theo dấu hiệu thứ 5 ta có BNCH là hình bình hành.
Ta có AN = NC mà theo phần trên ta có NC = BH
Vậy AN = BH 
Mặt khác ta có BH // NC nên AN // BH
Vậy ABHN là hình bình hành.
A
H
C
D
D
M
B
K
E
Bài 5
Giải:
Ta có DB ^ AB(gt), CE ^ AB (gt) ị DB // CE (1)
c/m tương tự ta có BE // DC (2)
Từ (1) và (2) ị BDCE là hbh
Tứ giác BDCE là bhh (c/m a) ị BC và DE cắt nhau
tại trung điểm mỗi đường. Mà M là trung điểm của BC
ị M cũng là trung điểm của ị D, M, E thẳng hàng
* DE đi qua A tức là A, E M thẳng hàng Û AM là trung tuyến của r ABC
Mặt khác AM là đường cao ị r ABC cân tại A
Tứ giác ABDC có é B = é C = 900 ị é B + é C = 1800 
ị é BAC + é BDC = 3600 – 1800 = 1800
ị 2 góc A và D của tứ giác ABDC bù nhau
III.Củng Cố 
-Nhắc lại định nghĩa , tính chất, các dấu hiệu nhận biết tứ giác là hình bình hành.
IV.Hướng Dẫn 
-Ôn lại hiểu và nhớ định nghĩa , tính chất, các dấu hiệu nhận biết tứ giác là hình bình hành.
-Xem lại các dạng toán đã luyện tập.
BTVN:
	Cho hình bình hành ABCD. E,F lần lượt là trung điểm của AB và CD.
a) Tứ giác DEBF là hình gì? Vì sao?
b) C/m 3 đường thẳng AC, BD, EF đồng qui.
c) Gọi giao điểm của AC với DE và BF theo thứ tự là M và N. Chứng minh tứ giác EMFN là hình bình hành.
Tuần 10. 
Ngày soạn: 19/10/2012 
Tiết 1,2,3: chia đơn thức ,đa thức 
 ™1˜
A. Mục tiêu :
- Học sinh vận dụng được quy tắc chia đơn thức cho đơn thức ,chia đa thức cho đơn thức để thực hiện các phép chia.
- Nhớ lại : xm : xn = xm-n, với 
B. Chuẩn bị.
- GV: hệ thống bài tập.
- HS: kiến thức về chia đơn đa thức thức.
C. Tiến trình.
1. ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: không.
3. Bài mới.
Hoạt động của GV, HS
Nội dung
GV: Học xong bài chia đa thức cho đơn thức, chia đa thức đã sắp xếp nắm được những kiến thức nào?
Nêu quy tắc chia đơn thức cho đơn thức? Quy tắc chia đa thức cho đơn thức?
Quy tắc chia đa thức cho đơn thức
Cách chia đa thức đã sắp xếp
Cho HS làm bài tập.
Bài 1: Thực hiện phép chia:
GV: yêu cầu HS nhắc lại cách chia đơn thức cho đơn thức.
*HS: lên bảng làm bài.
Bài 2: Thực hiện phép tính:
GV gợi ý HS làm bài:
xm : xn = xm-n, với 
Bài 3:Tính giá trị của biểu thức:
 với 
? Để tính giá trị của biểu thức ta làm thế nào?
*HS: chia đơn thức cho đơn thức sau đó thay giá trị vào kết quả.
GV yêu cầu HS lên bảng.
Bài 4: Thực hiện phép chia.
a/ (7.35 - 34 + 36) : 34.
b/ (163 - 642) : 82
c/ (5x4 - 3x3 + x2) : 3x2
d/ (5xy2 + 9xy - x2y2) : (-xy)
e/ (x3y3 - x2y3 - x3y2) : x2y2
GV gợi ý:
? Để chia đa thức cho đơn thức ta phải làm thế nào?
*HS: chia từng hạng tử của đa thức cho đơn thức sau đó cộng các kết quả lại với nhau.
GV gọi HS lên bảng làm bài.
Bài 5: Tìm x biết
a,(4x4 + 3x3):(-x3) + (15x2 + 6x) : 3x = 0
b,(x2 - x) : 2x – (3x – 1) : (3x – 1) = 0
Bài 6:
Tìm n để mỗi phép chia sau là phép chia hết (n là số tự nhiên).
a/ (5x3 - 7x2 + x) : 3xn 
b/ (13x4y3 - 5x3y3 + 6x2y2) : 5xnyn
? Để đa thức A chia hết cho đơn thức B ta cần có điều kiện gì?
*HS: Đa thức A chia hết cho đơn thức B nếu bậc của mỗi biến trong B không lớn hơn bậc thấp nhất của biến đó trong A .
GV yêu cầu HS xác định bậc của các biến trong các đa thức bị chia trong hai phần, sau đó yêu cầu HS lên bảng làm bài.
*HS: lên bảng làm bài.
 Bài 7:
Tìm số a để :
a) Đa thức x3 + 3x2 + 5x + a chia hết cho đa thức x + 3
b) Đa thức x3 – 3x + a chia hết cho đa thức x2 – 2x + 1
? Trước hết ta phải làm gì?
?Em nào thực hiện được phép chia ở câu a?
? Đa thức dư ntn?
? Để phép toán chia hết thì điều gì phải xảy ra?
Bài 8: Sắp sếp đa thức rồi làm phép chia
 (19 x2-14x3+9-20x+2x4) : (1+x2-4x)
Bài 9 : Tính giá trị biểu thức
 A = (2x2+5x+3) : (x+1) – (4x-5) tại x = -2
Ôn tập lý thuyết
Hướng dẫn giải bài tập
Bài 1.
a/ 12x2y3 : (-3xy) = -4xy2
b/ 2x4y2z : 5xy = x3yz
c/ 
Bài 2: Thực hiện phép tính:
a/ 10012 :10010 = 1002.
b/ (-21)33 : (-21)34 = 
c/ 
d/ 
Bài 3:Tính giá trị của biểu thức:
= 3xyz
Thay 
Bài 4: Thực hiện phép chia.
a/ (7.35 - 34 + 36) : 34 
= 7.35 : 34 - 34 : 34 + 36 : 34 
= 21 - 1 + 9 
= 29 
b/ (163 - 642) : 82
= (212 - 212) : 82 
= 0
c/ (5x4 - 3x3 + x2) : 3x2
= 5x4 : 3x2 - 3x3 : 3x2 + x2 : 3x2
= x2 - x + 
d/ (5xy2 + 9xy - x2y2) : (-xy)
= 5xy2:(-xy) + 9xy : (-xy) - x2y2 : (-xy)
= -5y - 9 + xy 
e/ (x3y3 - x2y3 - x3y2) : x2y2
= x3y3 : x2y2 - x2y3: x2y2 
- x3y2: x2y2
= 3xy - - 3x
Bài5: 
A,(4x4 + 3x3):(-x3) + (15x2 + 6x) : 3x = 0
 -4x – 3 + 5x + 2 = 0
 x = 1
b) (x2- x) :2x -(3x --1)2 : (3x -1)=0
x - - (3x – 1) = 0
x = - ị x = 
Bài 6:
Tìm n để mỗi phép chia sau là phép chia hết (n là số tự nhiên).
a/ (5x3 - 7x2 + x) : 3xn 
Ta có bậc của biến x nhỏ nhất trong đa thức bị chia là 1.
Mà n là số tự nhiên nên n = 0 hoặc n = 1.
b/ (13x4y3 - 5x3y3 + 6x2y2) : 5xnyn
Ta có bậc của biến x và biến y trong đa thức bị chia có bậc nhỏ nhất là 2.
Mà n là số tự nhiên nên n = 0, n = 1 hoặc n = 2.
Bài 7: 
a) Thực hiện phép chia 
Đa thức x3 + 3x2 + 5x + a cho đa thức x + 3
được thương là x2 + 5 đa thức dư là a – 15
Để đa thức x3 + 3x2 + 5x + a chia hết cho đa thức x + 3 thì a – 15 = 0 ị a = 15
b) Thực hiện phép chia đa thức x3 – 3x + a cho đa thức x2 – 2x + 1 được thương là x – 2 đa thức dư là a + 2
Để đa thức x3 – 3x + a chia hết cho đa thức x2 – 2x + 1 thì a + 2 = 0 ị a = -2
Có 19 x2-14x3+9-20x+2x4 = 2x4-14x3+19x2-20x+9
 Làm phép chia
 2x4 - 14x3 + 19x2 - 20x + 9 x2-4x+1
 2x4 - 8x3 + 2x2
 -6x3 + 17x2 -20x + 9 2x2-6x-7
 -6x3 - 24x2 - 6x
 -7x2 - 14x + 9
-7x2 - 28x +7
 - 14x +2
Bài 9
Giải:
A = (2x2+5x+3) : (x+1) – (4x-5)
 = 2x2 + 3 - 4x + 5
 = 2x+8
 = -2(x - 4) 
Thay x = -2 vào A ta đợc 
A = -2(-2 - 4) = -2(-6) = 12
III.Củng Cố 
-Nhắc lại qui tắc chia đơn thức cho đơn thức ,chia đa thức cho đơn thức ,chia đa thức một biến đã sắp xếp
IV.Hướng Dẫn 
- Tiếp tục ôn tập các phép toán chia đơn -đa thức
- Xem lại các dạng bài tập đã giải
BTVN:
 - Bài 1:Tìm giá trị nguyên của x để:
a) Giá trị của đa thức 4x3 + 11x2 + 5x + 5 chia hết cho giá trị của
 đa thức x + 2
b) Giá trị của đa thức x3 - 4x2 + 5x - 1 chia hết cho giá trị của đa thức x – 3
GV hướng dẫn HS cách làm: 
- Thực hiện phép chia đa thức 
4x3 + 11x2 + 5x + 5 cho đa thức x + 2 được thương là 4x2 + 3x – 1 dư là 7
? Hãy viết thương trên dưới dạng phân số và viết kết quả của phép chia đó
- Bài 2: Tìm số tự nhiên n để mỗi phép chia sau là phép chia hết
a, (5x3 – 7x2 + x) : 3xn
b, (13x4y3 – 5x3y3 + 6x2y2) : 5xnyn 
hướng dẫn :a, (5x3 – 7x2 + x) : 3xn
 n = 1; n = 0
b, (13x4y3 – 5x3y3 + 6x2y2) : 5xnyn 
 n = 0; n = 1; n = 2

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_phu_dao_mon_toan_lop_8_tuan_4_den_10_nam_hoc_2012_20.doc