Giáo án Ôn buổi chiều Ngữ văn 8 HK II

Giáo án Ôn buổi chiều Ngữ văn 8 HK II

ÔN TẬP VĂN THUYẾT MINH .

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :

 - Giúp hs ôn tập vững vàng hơn kiến thức về văn thuyết minh .

 - Vận dụng kiến thức để lập dàn ý.

 - Rèn kĩ năng thuyết minh thể loại văn học

 - Giáo dục lòng ham mê học bộ môn

 B . CHUẨN BỊ :

 G V : Soạn bài.Đề bài, dàn ý đại cương

 Hs : Ôn tập theo hướng dẫn của thầy .

 C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 1. Kiểm tra bài :

 Kết hợp trong giờ .

 2 .Bài mới :

 Tiết 1

 Ôn tập văn thuyết minh về một thể loại văn học

 

doc 53 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1044Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ôn buổi chiều Ngữ văn 8 HK II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:26/12/2010
Ngày dạy : 31/12/2010
 : Ôn tập văn thuyết minh .
A. Mục tiêu cần đạt :
 - Giúp hs ôn tập vững vàng hơn kiến thức về văn thuyết minh .
 - Vận dụng kiến thức để lập dàn ý.
 - Rèn kĩ năng thuyết minh thể loại văn học 
 - Giáo dục lòng ham mê học bộ môn 
 B . Chuẩn bị :
 G V : Soạn bài.Đề bài, dàn ý đại cương 
 Hs : Ôn tập theo hướng dẫn của thầy .
 C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học :
 1. Kiểm tra bài :
 Kết hợp trong giờ .
 2 .Bài mới : 
 Tiết 1
 Ôn tập văn thuyết minh về một thể loại văn học 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
?Nhắc lại thế nào là thuyết minh về một thể loại văn học ? 
? Vậy để có tri thức làm bài yêu cầu người viết phải làm gì ?
- Phải quan sát ,nhận ra được số câu , số chữ , niêm,luật B-T , vần , nhịp điệu ( với thơ ) và cốt truyện, nhân vật , nghệ thuật (với truyện ) .
? Em đã được học các thể loại văn học nào trong chương trình kì I lớp 8 ?
 - Truyện ngắn .
 - Hồi kí .
 - ( Đoạn trích) của tiểu thuyết .
 - Thơ thất ngôn bát cú 
? Trình bày bố cục của thể loại này ?
Giới thiệu về đối tượng thuyết minh .
 ( Nêu lên một định nghĩa về đối tượng)
Lần lượt thuyết minh về đối tượng:
 Nguồn gốc ( nếu có ) .
 Đặc điểm : 
 Giá trị ( có thể chỉ ra cả mặt nhược điểm ) , các tác giả tiêu biểu
Cảm nghĩ của bản thânvề đối tượng .
- Nêu định nghĩa chung về thể thơ TNBC Đường luật: Là một thể thơ thông dụng .Trong các thể thơ thì thơ thất ngôn bát cú Đường luật được các nhà thơ Việt Nam ưa chuộng. Các nhà thơ cổ điển Việt nam ai cũng làm thể thơ này bằng chữ Hán và chữ Nôm.
- Nêu các đặc điểm của thể thơ về:
+ Bố cục .
+ Số câu, số chữ trong mỗi bài .
+ Qui luật bằng, trắc của thể thơ .
+ Đối, niêm .
+ Cách gieo vần .
+ Ngắt nhịp .
- Nhận xét ưu, nhược điểm và vị trí của thể thơ trong thơ Việt Nam .
+ Ưu điểm: đẹp về sự tề chỉnh , hài hoà cân đối cổ điển, nhạc điệu trầm bổng, đăng đối, nhịp nhàng.
+ Nhược điểm: gò bó vì có nhiều ràng buộc, không được phóng khoáng như thơ tự do
- Trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của thể thơ này và nêu vị trí của thể thơ trong thơ Việt Nam : thể thơ quan trọng, nhiều bài thơ hay được làm theo thể loại này .
Gv đưa ra bài tập cho hs làm.
? Lập dàn ý cho đề : “ Thuyết minh về thể thơ thất ngôn bát cú” ?
 Hs trình bày . Gv nhận xét .
I . Lý thuyết .
Thuyết minh về một thể loại văn học là trình bày những đặc điểm của thể loại , giá trị của thể loại văn học.
* Dàn ý :
 a. Mở bài :
 b. Thân bài:
 C . Kết bài :
II . Luyện tập :
 Bài tập 1 :
a. Mở bài
b. Thân bài
c. Kết bài:
3. Củng cố- Hướng dẫn về nhà 
ôn tập phương pháp chung làm bài văn thuyết minh 
Xem lại cấu trúc truyện ngắn 
 Tiết 2, : Luyện đề : Thuyết minh về thể loại “ Truyện ngắn” 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Gv đọc đề .
 Hướng dẫn hs tìm hiểu đề , tìm ý , lập dàn bài theo hệ thống câu hỏi :
? đề văn trên thuộc thể loại nào ?
? đối tượng thuyết minh ở đây là gì ?
? Qua các văn bản đã học, em hãy cho biết những đặc điểm của thể loại này ?
 ? nhắc lại nhiệm vụ từng phần trong TB của bài thuyết minh về một thể loại văn học ?
 Từ đó , hãy lập dàn ý ?
? Mở bài cần làm gì ? 
Định nghĩa truyện ngắn
? Thân bài cần trình bày những nội dung nào?
Đặc điểm của truyện ngắn.
- Về dung lượng: truyện ngắn khác với truyện vừa ở dung lượng nhỏ . Nó là hình thức tự sự lọai nhỏ .
- Nội dung : Truyện ngắn không kể về cuộc đời của cảnhân vật , mà nhà vănchỉ chọn lấy một sự kiện, một trạng thái , một biến cố trong cuộc đời của nhân vật để thể hiện .
- Cốt truyện : thường diễn ra trong một không gian , thời gian hạn chế .
- Truyện ngắn thường ít nhân vật và sự việc .
- Truyện ngắn thường xây dựng theo lối kết cấu đảo ngược , tương phản để làm nổi bật chủ đề truyện .
?Kết bài nêu được vấn đề gì ?
Vai trò truyện ngắn.
 Gv để thời giancho hs viết bài.
Gvgọi 2 hs đọc bài của mình 
.Gv nhận xét , đánh giá .
Bài tập 2 :
Em hãy viết bài thuyết minh về thể loại “ Truyện ngắn” .
1 . Tìm hiểu đề .
- Thể loại 
- Đối tượng thuyết minh 
2. Lập dàn ý .
a. Mở bài: 
b. Thân bài:
c. Kết bài : 
3. Viết bài .
4 . Đọc và sửa chữa :
3. Củng cố, hướng dẫn về nhà :
 Gv khái quát lại nội dung bài học.
 Ngày 28 tháng 12 năm 2010
Tuần 21
Ngày soạn 16/1/2010
Ngày dạy22/1/2010 
 Ôn tập tổng hợp 
A. Mục tiêu cần đạt:
 Giúp học sinh:
 - Củng cố kiến thức về Văn cho hs ở kì I .
- Rèn kĩ năng làm bài tập
- Giáo dục học sinh ý thức tự giác học bài.
B.Chuẩn bị:
Gv: Nghiên cứu+ SGA
Hs: Học bài và làm bài.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học :
 1 . Bài mới 
 Tiết 1 : ôn tập phần Văn 	 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
? Hãy khái quát lại những văn bản đã được học theo thể loại với các nội dung : 
Hs làm . Gv gọi hs trình bày .
I . Nội dung ôn luyện 
Tên vb
Thể loại –ptbđ
Đề tài , chủ đề
Nội dung chủ yếu 
Đặc sắc nghệ thuật 
Trong lòng mẹ 
Hồi kí ( trích) 
Tự sự xen trữ tình 
Tình cảnh khốn cùng của đứa trẻ mồ côi cha , mẹ ở xa .
- Nỗi đau xót của chú bé Hồng.
- Tình yêu mmẹ của chú bé .
- Văn hồi kí chân thực .
-Cảm xúc tuôn trào mãnh liệt .
-So sánh mới mẻ , lạ lẫm .
Tức nước vỡ bờ 
Tiểu thuyết
( trích ) 
Tự sự
Người nông dân cùng khổ , bị đề nén , áp bức đã bùng lên .
Tố cáo chế độ tàn án , bất nhân , ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn , sức sống tiềm tàng của người phụ nữ nông thôn .
- Khắc họa nhân vật và miêu tả hiện thực một cách sinh động , chân thực .
Lão Hạc
Truyện ngắn 
( trích ) 
 Tự sự xen trữ tình .
Một người nông dân nghèo , giàu lòng tự trọng .
Số phận bi thảm của người nông dân cùng khổ .
- Nhân phẩm cao đẹp .
- Phân tích tâm lí nhân vật sâu sắc.
 - Cách kể chuyện tự nhiên linh hoạt, vừa chân thực vừa đậm chất triết lí trữ tình .
? Hãy trình bày cảm nhận về đoạn văn : 
Hs trình bày . 
Đoạn văn trên được tác giả sử dụng nghệ thuật tự sự đan xen miêu tả . Nhiều động từ , tính từ diễn tả hành động trạng thái đã làm nổi bật nỗi khao khát mẹ đến cháy lòng .
 Qua đó giúp người đọc cảm nhận được một tình yêu tha thiết dành cho mẹ .
G/v nhận xét .
 Hs trình bày 
 Hình ảnh chị Dậu hiện lên là một người phụ nữ giàu tìnhyêu thương con và có sức phản kháng tiềm tàng mănh liệt .
 Khi cai lệ ném anh Dậu như cái xác không hồn về , chị hết lòng chăm sóc .được bà cụ hàng xóm cho bát gạo , chị nấu cháo , mang ra múc bày la liệt và quạt cho chóng nguội .Rồi chị rón rén bê một bát lớn đến chỗ anh : “ Thầy em hãy cố ngồi dậy ăn ít cháo cho đỡ xót ruột” .Lời nói , hành động của chị thật tình nghĩa .
 Khi thấy cai lệ xồng xộc xông vào , ch râ sức chống đỡ để bảo vệ chồng. Lúc đầu là chị hết sức nhịn nhục chị đã liều mạng cự lại bằng lí lẽ , bằng hành động .
 Đoạn chị chống lại cai lệ và người nhà lí trưởng thật đẹp .: hành động thì nhanh gọn dứt khoát , tư thế ngang tàng ngạo nghễ 
 Qua nhân vật chị Dậu nhà văn NTT thể hiện tấm lòng trân trọng, ngợi ca
Hai câu cuối của bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác như một lời tự nhủ , một lời tuyên thệ với chính mình trong lúc nguy nan . Nhà thơ tư nhủ với mình rằng : khi mình còn sống là còn chiến đấu , lúc đó bao nhiêu hiểm nguy đều không có là gì cả .
 Trong câu thơ thứ 7 , nhà thơ sử dụng điệp từ : “ còn” làm người đọc phảI ngắt nhịp một cách mạnh mẽ . Qua đó chúng ta cảm nhận được một ý chí sắt đá , mọt bản lĩnh vững vàng mà gông cùm nhà tù không thể nào đè bẹp . Đông thời toát lên một niềm tin ,tinh thần lạc quan vào sự nghiệp mà mìnha đã chọn .
II. Luyện tập 
1, Trình bày cảm nhận về đoạn văn : “ Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi  khóc theo” . 
Đây là đoạn văn thể hiện hành động của bé Hồng khi đuổi theo xe mẹ .
2 : Cảm nhận của em về nhân vật chị Dậu trong đoạn trích “ Tức nước vỡ bờ” ?
 3 :Cảm nhận về hai câu cuối của bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác 
 Ngày 18 tháng 1 năm 2010
 Tuần 21
 Ban giám hiệu ký duyệt 
Tuần 22 tiết 1,2
Ngày soạn 16/1/2010
Ngày dạy22/1/2010 
 Ôn tâp phân môn văn
A. Mục tiêu cần đạt:
 Giúp học sinh:
 - Củng cố kiến thức về bài Nhớ rừng .
- Rèn kĩ năng cảm thụ văn học
- Bồi dưỡng tình yêu đối với các tác phẩm văn học cho học sinh.
B.Chuẩn bị:
Gv: Nghiên cứu+ SGA
Hs: Học bài và làm bài.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học :
1 . Bài mới:
 Tiết 1 
 Ôn tập bài : Nhớ rừng .
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
? Đọc thuộc lòng bài thơ ?
 Gv gọi 2 hs đọc bài .
? Bài thơ được chia làm mấy phần ? Nội dung của từng phần 
? Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ đầu ?
 Hs trình bày .
Gv nhận xét .
Đoạn 1: Tâm trạng con hổ trong cũi sắt.
Chúa sơn lâm bị giam cầm , bị sa cơ , hết thời vùng vẫy . Trong hoàn cảnh đó , hổ bộc lộ tâm trạng qua câu thơ :
 Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt.
 Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua .
 Tâm trạng của hổ được thể hiện trong “ khối căm hờn” .
 Nhà thơ có cách dùng từ thật đặc biệt bởi “ khối” là một danh từ chỉ vật có hình thù , đường nét , góc cạnh cụ thể lại đi kèm với một tính từ chỉ tinh thần “ căm hờn” .
 Cách sử dụng ngôn từ trên có tác dụng làm nổi bật tâm trạng căm hờn của hổ 
. Nỗi căm hờn uất ức dồn nén tích tụ đóng thành khối, thành tảng đè nặng trong lòng nhức nhối không thể giải thoát.
 Đọc câu thơ , ta như hình dung rõ được nỗi căm hờn của hổ .Nhà thơ đã diễn tả nỗi căm hờn luôn âm ỉ ,
 thường trực trong lòng 
Tâm trạng của hổ còn được thể hiện qua động từ “ gậm” . Từ naỳ diễn tả hành động nhai , cắn từng tí, từng tí một một cách từ từ . Qua đó diễn tả nỗi căm phẫn không thể nào giải tỏa , luôn âm ỉ trong lòng .
 Nội tâm của hổ như vậy , vậy bề ngoài thì : Ta nằm dài trong ngày tháng dần qua .
 Thể hiện nỗi chán chường , ngao ngán .
 Tác giả đã sử dụng lối miêu tả đối lập : đối lập về thanh điệu , đối lập về ngoại hình và nội tâm .Qua đó càng làm nổi bật nỗi căm tức khôn nguôI và thế bế tắc của hổ .
 Trong giam cầm , hổ nhìn nhận sự vật xung quanh bằng con mắt :
 Khinh lũ người ngạo mạn , ngẩn ngơ .
 Thấy tủi nhục khi bị giam chung với báo , gấu .
 Từ khổ 1 , ta có cảm nhận thái độ căm hờn , nỗi chán ghét thực tại tù túng thể hiện khát vọng sống tự do, khao khát tung hoành.
 Tiết 2 : Ôn tập bài : Nhớ rừng (tiếp).
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
?Viết đoạn văn trình bày cảm nhận về đoạn 2 ? 
 Hs trình bày .
Gv cùng hs nhận xét .
? Trình bày cảm nhận của em về khổ 3 của bài “ Nhơ rừng” ? 
Đoạn 2 :
Nỗi nhớ của hổ về chốn rừng xưa .
Chán ghét trước thực tại , hổ nhớ về chốn rừng xưa .
Trong hồi tưởng của hổ , cảnh đầu tiên mà hổ nhớ chính là cảnh sơn lâm . Cảnh đó được khắc họa với : Bóng cả, cây già, gió gào ngàn, nguồn hét núi, khi thét khúc trường ca dữ dội .Tác giả sử dụng điệp từ “ với” diễn tả sự liên tiếp, dồn dập cùng với các danh từ , tính từ, đặc biệt là các động từ diễn tả hành động mạnh mẽ : (gào, thét, hét) . Khung cảnh r ... ời đi bộ ngao du. 
-Phòng sưu tập ấy là cả trái đất đến cả nhà tự nhiên học nổi tiếng người Pháp là Đông băng tông chắc cũng không thể làm tốt hơn.
? Cách diễn đạt bằng so sánh kèm theo lời bình luận có ý nghĩa gì ? =>Đề cao k.thức thực tế k.quan, xem thường k.thức sách vở giáo điều
? Khi cho rằng đi bộ ngao du như Ta lét, Pla tông, Pi ta go, t.g đã bộc lộ q.điểm đi bộ của mình ntn ?
-Đi bộ ngao du như Ta lét, Pla tông, Pi ta go...->Đề cao k.thức của các nhà khoa học am hiểu đời sống thực tế; khích lệ mọi người hãy đi bộ để mở mang k.thức.
I. Nội dung ôn luyện 
-VB nghị luận.
1-Đi bộ ngao du-được tự do thưởng ngoạn:
=>Thỏa mãn nhu cầu hòa hợp với TN, đem lại cảm giác tự do thưởng ngoạn cho con người. 
=>Ưa thích ngao du bằng đi bộ, quí trọng sở thích và nhu cầu cá nhân, muốn mọi người cũng yêu thích đi bộ như mình.
2-Đi bộ ngao du- đầu óc được sáng láng:
=>Mở mang năng lực khám phá đời sống, mở rộng tầm hiểu biết, làm giàu trí tuệ.
	3- Củng cố-Hướng dẫn 
-Ôn tiếp nội dung phần còn lại
-----------------------------------------------
Tuần 33 Tiết 2 
Ngày soạn:17/4/2010
Ngày dạy: 30/4/2010
Ôn bài Đi bộ ngao du(tiếp)
A-Mục tiêu bài học: như tiết 1
B-Chuẩn bị: 
	Tiếp phần còn lại 
C-Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học: 
	1-Kiểm tra: 
 ? Nêu những điều thú vị khi được đi bộ ngao du 
	 2-Bài mới: Tiết trước các em đã ôn xong phần1nay ta ôn tiếp phần 2 
Hoạt động của thầy-trò
Nội dung cần đạt 
? Qua tìm hiểu nội dung hai đoạn trên cho ta thấy những lợi ích nào của việc đi bộ ngao du đc khẳng định ?
? Những lợi ích cụ thể nào của việc đi bộ ngao du được nói đến ?
-Sức khỏe được tăng cường, tính khí trở nên vui vẻ, khoan khoái và hài lòng với tất cả; hân hoan khi về đến nhà; thích thú khi ngồi vào bàn ăn; ngủ ngon giấc trg một cái giường tồi tàn,...
? ở đây h.thức so sánh nào đc sd ? ? ý nghĩa của cách sd này là gì ?
->So sánh đối lập- K.định lợi ích tinh thần của người đi bộ ngao du, từ đó thuyết phục bạn đọc muốn trách khỏi buồn bã cáu kỉnh thì nên đi bộ ngao du.
? Bằng lí lẽ kết hợp với các kinh nghiệm thực tế đó, t.g muốn bạn đọc tin vào những td nào của việc đi bộ ngao du ?
? Theo em, sự diễn đạt bằng các câu cảm thán-Ta hân hoan biết bao..., Ta thích thú biết bao..., Ta ngủ ngon giấc biết bao... đã phản ánh đặc điểm nào của văn nghị luận Ri xô ?
->Lồng cảm xúc cá nhân vào các lí lẽ.
? Qua đó bộc lộ tinh thần đặc biệt nào của người viết ?
- Bộc lộ cảm xúc phấn chấn, vui vẻ, tin tưởng ở việc đi bộ ngao du.
? Bài văn đã cho em hiểu thêm những lợi ích nào của việc đi bộ ngao du ? 
-Thỏa mãn nhu cầu thưởng ngoạn tự do, mở rộng tầm hiểu biết c.sống, nhân lên niềm vui sống cho con người.
? Viết đoạn văn nêu tác dụng của việc đi bộ 
+ Đi bộ ngao du-được tự do thưởng ngoạn:
=>Thỏa mãn nhu cầu hòa hợp với TN, đem lại cảm giác tự do thưởng ngoạn cho con người. 
+ Đi bộ ngao du- đầu óc được sáng láng:
=>Mở mang năng lực khám phá đời sống, mở rộng tầm hiểu biết, làm giàu trí tuệ.
+ Đi bộ ngao du- tính tình được vui vẻ
=>Nâng cao sức khỏe và tinh thần, khơi dậy niềm vui sống
- H/s viết bài . G/v theo dõi 
- H/s trình bày. G/v hướng dẫn h/s nhận xét bổ sung 
I. Nội dung ôn luyện.
3-Đi bộ ngao du- tính tình được vui vẻ
=>Nâng cao sức khỏe và tinh thần, khơi dậy niềm vui sống.
II. Luyện tập Viết đoạn văn 
3- Củng cố-Hướng dẫn
- Về nhà viết thành bài hoàn chỉnh 
 Ngày 19 tháng 4 năm 2010
 Tuần 33
 BGH kí duyệt 
Tuần 34 Tiết 1 
Ngày soạn:24/4/2010
Ngày dạy: 26/4/2010
Ôn bài Hội thoại (tiếp theo)
A-Mục tiêu bài học: 
-Nắm được khái niệm lượt lời trong hội thoại và có ý thức tránh hiện tượng cướp lời trong khi giao tiếp. Giáo dục ý thức tôn trọng người trên 
-Rèn kĩ năng cộng tác hội thoại trong giao tiếp xã hội.
- Giáo dục ý thức tổ chức sắp xếp ngôn ngữ khi giao tiếp .
B-Chuẩn bị: 
G/v Bảng phụ.Giáo án, bài tập 
- H/s :Học bài chuẩn bị theo sự hướng dẫn của thầy 
 C-Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học: 
1 Kiểm tra: ? Vai xã hội là gì ? Khi tham gia hội thoại cần lưu ý điều gì ?
2-Bài mới: 
Hoạt động của thầy-trò
Nội dung cần đạt 
? Đọc lại đv m.tả cuộc trò chuyện giữa bé Hồng và người cô ?
? Trg cuộc hội thoại đó, mỗi nv nói bao nhiêu lượt ? 
- Bà cô 5 lượt, hồng 2 lượt.
- Các lượt lời của bà cô
1- Hồng mày có muốn vào Thanh Hoá chơi với mẹ mày không?
2- Sao lại không vào?
3- Mày dại quá cứ vào đi tao chạy cho tiền tàuchứ
4- Vậy mày hỏi cô Thông.
5- Mờy lại rằm tháng tám..
- Các lượt lời của Hồng
1- Không, cháu không muốn vào
2-Sao cô biết mợ con có con?
? Bao nhiêu lần lẽ ra Hồng đc nói nhưng Hồng không nói ? 
-Bình thường thì sau mỗi câu hỏi của người cô, Hồng phải trả lời bằng một câu nói, tức là sau lượt lời của người cô là đến lượt lời của Hồng. Nhưng ở đây, Hồng lại im lặng, đó cũng là cách thể hiện một lượt lời).
? Sự im lặng thể hiện thái độ của Hồng đối với những lời nói của người cô ntn? 
- Sự im lặng thể hiện thái độ bất bình của Hồng đối với người cô.
? Vì sao Hồng không cắt lời người cô khi bà nói những điều Hồng không muốn nghe ? 
- Vì Hồng ý thức đc rằng Hồng là người vai dưới, không đc phép xúc phạm người cô.
? Qua tìm hiểu VD, em hiểu thế nào là lượt lời trg hội thoại ? Khi tham gia hội thoại cần chú ý gì ?
- Một h/s phát biểu, một h/s đọc ghi nhớ sgk 
? Qua cách m.tả cuộc thoại giữa các nv cai lệ, người nhà lí trưởng, chị Dậu và anh Dậu trg đoạn trích Tức nc vỡ bờ, em thấy tính cách của mỗi nv đc thể hiện ntn ?
- Sự thay đổi từ ngữ xưng hô của chị Dậu trg cuộc hội thoại: cháu- ông -> tôi- ông ->bà- mày cùng với những chi tiết m.tả nét mặt, hành động đã thể hiện khá rõ tính cách của chị Dậu là rất yêu thương chồng, tỉnh táo, thông minh trg ứng xử, khi cần thì nhẫn nhục chịu đựng nhưng khi bị đẩy vào đường cùng thì lai quyết liệt chống trả.
-Cai lệ nói nhiều câu cộc lốc, thô lỗ cùng với những chi tiết m.tả cử chỉ, giọng nói hầm hè, hành động côn đồ làm hiện lên tính cách hung bạo, mất hết tính người.
-Đọc đoạn trích.
? Sự chủ động tham gia hội thoại của chị Dậu với cái Tí phát triển ngược chiều ntn ?
- Thoạt đầu, cái Tí nói nhiều hơn và rất hồn nhiên, còn chị Dậu thì chỉ im lặng. Về sau, cái Tí nói ít hẳn đi, còn chị Dậu lại nói nhiều hơn.
? Tác giả m.tả diễn biến cuộc hội thoại như vậy có hợp với tâm lí nv không ? Vì sao ?
- Tác giả m.tả diễn biến cuộc thoại như vậy rất phù hợp với tâm lí nv: Thoạt đầu cái Tí rất vô tư vì nó chưa biết là sắp bị bán đi, còn chị Dậu thì đau lòng vì buộc phải bán con nên chỉ im lặng. Về sau, cái Tí biết là sắp bị bán nên sợ hãi và đau buồn, ít nói hẳn đi, còn chị Dậu phải nói để thuyết phục cả 2 đứa con nghe lời mẹ
? Việc t.g tô đậm sự hồn nhiên và hiếu thảo của cái Tí qua phần đầu cuộc thoại làm tăng kịch tính của câu chuyện ntn ? 
- Việc t.g tả cái Tí hồn nhiên kể lể với mẹ những việc nó đã làm như khuyên bảo thằng Dần để phần những củ khoai to hơn cho bố mẹ, hỏi thăm mẹ,... càng làm cho chị Dậu đau lòng khi buộc phải bán đứa con hiếu thảo, đảm đang và càng tô đậm nỗi bất hạnh sắp giáng xuống đầu cái Tí.
I. Nội dung ôn luyện 
1-Lượt lời trong hội thoại:
II-Luyện tập:
Bài1tr/102/ sgk 
Bài 21tr/ 102 /sgk 
.
3.củng cố-Hướng dẫn : 
-Học thuộc ghi nhớ, làm bài tập 3,4 (103 ).
-Chuẩn bị bài: Lựa chọn trật tự từ trong câu (Đọc ví dụ và trả lời câu hỏi trong từng phần).
-----------------------------------------------
Tuần 34 Tiết 2
Ngày soạn:24/4/2010
Ngày dạy: 26/4/2010
Ôn bài Lựa chọn trật tự từ trong câu
	A-Mục tiêu bài học: 
-Trang bị cho học sinh một số hiểu biết sơ giản về trật tự từ trg câu, cụ thể là: Khả năng thay đổi trật tự từ, hiệu quả diễn đạt của những trật tự từ khác nhau.
-Hình thành ở học sinh ý thức lựa chọn trật tự từ trg nói, viết cho phù hợp với yêu cầu phản ánh thực tế và diễn tả tư tưởng, tình.cảm của bản thân.
	B-Chuẩn bị: 
G/v : Đồ dùng: Bảng phụ chép ví dụ.Soạn giáo án 
H/s :Học bài và làm bài theo hướng dẫn của thầy 
	C-Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học: 
	1- Kiểm tra: 
 Thế nào là lượt lời ? Khi tham gia hội thoại cần chú ý gì ?
	2-Bài mới: Giáo viên giới thiệu : Để nội dung thông báo có sức cuốn hút người đọc, người nghe đôi khi người viết phải thay đổi trật tự từ trong câu .Có những cách thay đổi nào bài học hôm nay chúng ta cùng ôn lại 
Hoạt động của thầy-trò
Nội dung cần đạt 
? Việc sắp xếp trật tự từ trong câu có tác dụng như thế nào ?
- Một h/s phát biểu, Một h/s đọc ghi nhớ sgk
* Hs đọc ví dụ (bảng phụ).
Ví dụ 1:
 a-Đùng đùng, cai lệ giật phắt cái thừng trong tay anh này và chạy sầm sập đến chỗ anh Dậu . 
 Chị Dậu xám mặt, vội vàng đặt con xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay hắn. 
b-..., cai lệ và người nhà lí trưởng đã sầm sập tiến vào với những roi song, tay thước và dây thừng
? Trật tự từ trong những bộ phận câu in đậm thể hiện điều gì ?
-Gv:trong VB Tức nước vỡ bờ có nhiều chi tiết cho thấy cai lệ có địa vị XH cao hơn người nhà lí trưởng. Trật tự từ ở đây cũng có thể phản ánh thứ tự xuất hiện của các nv vật: cai lệ đi trước, người nhà lí trưởng theo sau. Trật tự trong cụm: roi song, tay thước và dây thừng ứng với trật tự của cụm từ đứng trước: cai lệ mang roi song, còn người nhà lí trưởng mang tay thước và dây thừng.
Ví dụ 2:
a-Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.
Vì nó có sự hài hòa về ngữ âm và có nhịp điệu hơn.
b-Tre giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín, giữ làng, giữ nước. 
c-Tre giữ làng, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín, giữ nước. 
? So sánh tác dụng của những cách sắp xếp trật tự từ trong các bộ phận câu in đậm ?
? Từ những điều phân tích ở mục I và II, hãy rút ra nhận xét về tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ trong câu ?
* Hs đọc 3 đoạn văn, thơ.
a->Kể tên các vị anh hùng DT theo thứ tự xúât hiện của các vị ấy trong LS.
b->Đặt cụm từ đẹp vô cùng trước hô ngữ TQ ta ơi để nhấn mạnh cái đẹp của non sông mới được giải phóng.
->Đảo hò ô lên trước để bắt vần với sông Lô (vần lưng), tạo cảm giác kéo dài, thể hiện sự mênh mang của sông nước, đồng thời cũng đảm bảo cho câu thơ bắt vần với câu trước (vần chân: ngạt- hát). Như vậy ở đây, trật tự từ đảm bảo sự hài hòa về ngữ âm cho lời thơ.
c- ->Lặp lại các từ và cụm từ mật thám, đội con gái ở đầu 2 vế câu là để LK chặt chẽ câu ấy với câu đứng trước.
I. Nội dung ôn luyện 
1-Một số tác dụng của sự sắp xếp trật tự từ:
->Thể hiện thứ tự trc sau của các hành động.
,->Thể hiện thứ bậc cao thấp của nv, thể hiện thứ tự tương ứng với trật tự của cụm từ đứng trước. 
-> Có hiệu quả diễn đạt cao hơn.
III-Luyện tập:
? Giải thích lí do sắp xếp và tác dụng của trật tự từ trong những bộ phận câu và câu in đậm ? 
3Củng cố-Hướng dẫn: 
-Chuẩn bị bài: Lựa chọn trật tự từ trong câu (luyện tập), 
 Ngày 26 tháng 4 năm 2010
 Tuần 34
 BGH kí duyệt 

Tài liệu đính kèm:

  • docOn buoi chieu ngu van 8 HKII.doc