CÂU TRẦN THUẬT
A.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
-Nắm vững đặc điểm hình thức chức năng của câu trần thuật.
-Biết sử dụng câu trần thuật đúng với hoàn cảnh giao tiếp.
B.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC,KỸ NĂNG.
1.Kiến thức:
-Đặc điểm hình thức,chức năng của câu trần thuật.
2.Kỹ năng:
-Nhận biết câu trần thuật trong các văn bản
-Sử dụng câu trần thuật đúng với hoàn cảnh giao tiếp
3.Thái độ:
-Nghiêm túc trong giờ học,biết vận dung câu trần thuật trong việc làm bài
C.PHƯƠNG PHÁP.
-Vấn đáp,kết hợp thảo luận,phân tích.
TUẦN 23 Ngày soạn : 07.02.2011 Tiết: 89 Ngày dạy:09/10.02.2011 CÂU TRẦN THUẬT A.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT. -Nắm vững đặc điểm hình thức chức năng của câu trần thuật. -Biết sử dụng câu trần thuật đúng với hoàn cảnh giao tiếp. B.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC,KỸ NĂNG. 1.Kiến thức: -Đặc điểm hình thức,chức năng của câu trần thuật. 2.Kỹ năng: -Nhận biết câu trần thuật trong các văn bản -Sử dụng câu trần thuật đúng với hoàn cảnh giao tiếp 3.Thái độ: -Nghiêm túc trong giờ học,biết vận dung câu trần thuật trong việc làm bài C.PHƯƠNG PHÁP. -Vấn đáp,kết hợp thảo luận,phân tích. D.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. 1.Ổn định: Kiểm diện HS:Lớp 8a3.8a4 2.Bài cũ:- Nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu nghi vấn , câu cầu khiến , câu cảm thán ? cho vd minh họa 3.Bài mới:: Mỗi ngày gặp nhau chúng ta có bao điều tâm sự , trao đổi , để thực hiện được điều này chúng ta thường sử dụng câu trần thuật . Vậy câu trần thật có đặc điểm và chức năng như thế nào ? chúng ta cùng tìm hiểu. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1:Đặc điểm hình thức và chưcù năng Gọi hs đọc VD ? Trong các đoạn trích trên , những câu nào không có đặc điểm hình thức của những câu đã học ( nghi vấn , cầu khiến , cảm thán ) ? Chỉ có câu : ôi Tào khê ! là câu cảm thán Những câu còn lại ta gọi là câu trần thuật ? Những câu này dùng để làm gì ? a. câu 1,2 là các câu trần thuật dùng để trình bày suy nghĩ của người viết về truyền thống dân tộc ta , câu 3 là câu yêu cầu b. câu 1 là câu trần thuật dùng để kể , câu 2 thông báo c. dùng để miêu tả hình thức ông Cai Tứ d. câu 2 dùng để nhận định , câu 3 bộc lộ tình cảm , cảm xúc ? Những dấu hiệu hình thức nào cho biết đó là câu trần thuật ? Khi viết câu trần thuật thường kết thúc bằng dấu chấm , nhưng đôi khi nó cũng kết thúc bằng dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng khi đề nghị hay biểu lộ tình cảm , cảm xúc ? Trong các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến , cảm thán và trần thuật kiểu câu nào được dùng nhiều nhất vì sao ? ( HSTLN) -Câu trần thuật được sử dụng nhiều nhất vì : Nó có thể thoả mãn nhu cầu trao đổi thông tin và trao đổi tư tưởng tình cảm của con người trong giao tiếp hằng ngày cũng như trong vb -Ngoài chức năng thông tin – thông báo , câu trần thuật còn được dùng để yêu cầu , đề nghị , bộ lộ tình cảm , cảm xúc .. nghĩa là câu trần thuật có thể thực hiện hầu hết các chức năng của 4 kiểu câu đã học Gv lưu ý cho Hs : Trong câu trần thuật có một nhóm cần lưu ý riêng đó là những câu biểu thị một hành động được thực hiện bằng việc phát ra câu đó . Với những câu này người nói ( người viết) thực hiện nhiều mục đích khác nhau : Cám ơn : (em) xin cám ơn cô . Mới : ( cháu) Mới bà xơi cơm ạ . Chúc mừng (anh) xin chúc mừng em . Hứa : ( tôi) xin hứa với anh là ngày mai tôi sẽ đến sớm . Bảo đảm ( tôi) xin bảo đảm đây là hàng thật . Chủ ngữ đặt trong dấu ngoặc đơn có nghĩa là có thể dùng hoặc không . dù không dùng thì ta cũng biết chủ ngữ trong những câu này chỉ ngôi thứ nhất . I.TÌM HIỂU CHUNG: 1. Đặc điểm hình thức và chưcù năng a. Ví dụ :SGK Lịch sử ta đã có nhiều một dân tộc anh hùng -> Câu trần thuật trình bày suy nghĩ của người viết về lòng yêu nước của cha ông ta. Thốt nhiên môt người nhà quê không ra lời . -> Câu trần thuật dùng để kể Bẩm quan lớn đê vở mất rồi ! -> Câu trần thuật dùng để kể Cai Tứ là một người má họp lại. -> Câu trần thuật dùng để miêu tả hình thức của một người đàn ông. Nước Tào Khê làm đá mòn đấy ! Nhưng dòng nước..chung thuỷ của ta! -> Câu trần thuật dùng để nhận định và bộc lộ tình cảm cảm xúc. 2. Ghi nhớ : SGK – t46 Gọi hs đọc yêu cầu bài tập 1 (?) Bài tập 2 y6u cầu chúng ta điều gì ? ( HSTLN) (?) Nêu yêu cầu bài tập 3 ?( HSTLN) (?) Bài tập 4 yêu cầu điều gì ? Gọi hs đọc yêu cầu bài 6 II. LUYỆN TẬP Bài 1 : Xác định các kiểu câu a, cả 3 câu đều là câu trần thuật . cấu dùng để kể , còn câu 2, 3 dùng để bộc lộ tình cảm , cảm xúc b, câu 1 là câu trần thuật dùng để kể . Câu 2 là câu cảm thán ( được đáng dấu bằng từ quá ) dùng để bộc lộ tình cảm , cảm xúc . Câu 3, 4 : là câu trần thuật dùng để bộc lộ tình cảm , cảm xúc Bài 2 ( HSTLN) Câu thứ 2 trong phần dịch nghĩa bài thơ Ngắm trăng của HCM là câu nghi vấn ( giống với kiểu câu của câu trong nguyên tác bằng chữ Hán : Đối thử klương tiêu nại nhược hà ? ) , trong khi câu tương ứng trong phần dịch thơ là câu trần thuật . Hai câu này tuy khác nhau về kiểu câu nhưng cùng diễn đạt một ý nghĩa : đêm trăng đẹp gây sự xúc động mãnh liệt cho nhà thơ , khiến nhà thơ muốn làm một điều gì đó Bài 3 : Xác định các kiểu câu và chức năng a, Câu cầu khiến ; b, Câu nghi vấn c, âu trần thuật Cả 3 câu đều dùng để cầu khiến ( có chức năng giống nhau ) Câu b, c thể hiện ý cầu klhiến nhẹ nhàng hơn câu a Bài 4 : Tất cả các câu trong phần này đều là câu trần thuật , trong đó câu a và câu được dẫn lại ở câu b dùng để cầu khiến Còn câu b dùng để kể Bài 6 : GV hướng dẫn cho hs viết III. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: Học thuộc ghi nhớ . Hoàn tất các bài tập Soạn bài mới Chiếu dời đô E.RÚT KINH NGHIỆM. .------------------------------------------ & ------------------------------------------- TUẦN 23 Ngày soạn:07.02,2011 Tiết: 90 Ngày dạy : 09.02.2011 CHIẾU DỜI ĐÔ (Thiên đô chiếu) - Lý Công Uẩn – A.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT. -Hiểu biết bước đầu về thể loại chiếu -Thấy được khát vọng xây dựng quốc gia cường thịnh,phát triển của Lý Công Uẩn cũng như của dân tộc ta ở một thời kỳ lịch sử. B.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC,KỸ NĂNG. 1.Kiến thức: -Chiếu: thể văn chính luận trung đại,có chức năng ban bố mệnh lệnh của nhà vua -Sự phát triển của quốc gia Đại Việt dang trên đà lớn mạnh -Ý nghĩa trọng đại của sự kiện rời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long và sức thuyết phục mạnh mẽ của lời tuyên bố quyết định rời đô. 2.Kỹ năng: -Đọc hiểu một vănn bản viết theo thể chiếu -Nhận ra,thấy được đặc điểm của kiểu nghị luận trung đại ở một văn bản cụ thể 3.Thái độ: -Biết ơn công lao các bậc tiên đế,cha ông ta đã dày công vun đắp xây dựng đất nước -Có ý thức bảo vệ quê hương đất nước C.PHƯƠNG PHÁP. -Vấn đáp,thảo luận,phân tích D.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. 1.Ổn định: Kiểm diện HS:Lớp 8a3.8a4 2.Bài cũ:- Đọc thuộc lòng và diễn cảm văn bản phiên âm chữ Hán và bản địch thơ 2 bài Ngắm trăng và Đi đường . Trình bày ngắn gọn hoàn cảnh sáng tác của mỗi bài thơ - Qua 2 bài thơ , em nhận rõ hơn tâm hồn của người tù cộng sản như thế nào ? 3.Bài mới: Cuối năm 2010 đất nước ta đã tưng bừng tổ chức đại lễ 1000 năm Thăng Long Hà Nội ->Vậy ai là người có công....chúng ta hãy cùng tìm hiểu HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1:Giới thiệu tác giả,tác phẩm Gọi Hs đọc chú thích dấu sao H1 Hãy nêu vài nét về tác giả – tác phẩm ? ( sgk) GV cùng hs đọc ( yêu cầu : giọng điệu trang trọng nhưng có những câu cần nhấn mạnh sắc thái tình cảm tha thiết hoặc chân tình ) Giải thích từ khó ? Từ chú thích , hãy cho biết : Đặc điểm cơ bản của thể chiếu trên các phương diện : mục đích , nội dung , hình thức ? sgk ? Quan sát văn bản chiếu dời đô cho biết : Bài chiếu này thuộc kiểu văn bản nào đã học ? Vì sao em biết được điều đó ? -Kiểu vb nghị luận vì nó được viết = phương thức lập luận để trình bày và thuyết phục người nghe và người đọc Hoạt động 2:Tìm hiểu văn bản ? Nếu là văn nghị luận thì vấn đề nghị luận ở bài chiếu này là gì ? Sự cần thiết phải dời khinh đô ? Vấn đề đó được trình bày bằng mấy mấy luận điểm ? Mỗi luận điểm ứng với đoạn nào vb Chiếu dời đô? -Luận điểm 1 : Vì sao phải dời đô ( từ đầu............không thể không dời đôỉ) -Luận điểm 2 : Vì sao Đại la xứng đáng là kinh đô bậc nhất ? ( đoạn còn lại ) Gọi hs đọc đoạn 1 ? Luận điểm trong văn nghị luận thường được triển khai bằng một số luận cứ ( tức là một số lí lẽ và dẫn chứng ) . Theo dõi vb hãy cho biết : Luận điểm vì sao phải dời đô được làm rõ những luận cứ nào ? -Dời đô là điều thường xuyên xảy ra trong lịch sử các triều đại . Nhà Đinh và Lê của ta đóng đô một chỗ là một hạn chế ) ? Theo dõi luận cứ 1 cho biết : Những lí lẽ và chứng cớ nào được viện dẫn ? -Nhà thương năm lần dời đô , nhà chu ba lần dời đô - Không phải theo ý riêng mà vì muốn đóng đô ở nơi trung tâm , mưu toan nghiệp lớn , tính kế muôn đời cho con cháu -Khiến cho vận nước lâu dài , phong tục phần vinh ? Tính thuyết phục của các chứng cớ và lì lẽ đó là gì ? -Có sẵn trong lịch sử , các cuộc dời đô đó đều mang lại lợi ích lâu dài và phần vinh cho dân tộc ? Ý định dời đô bắt nguồn từ kinh nghiệm lịch sử đã cho thấy ý chí mãnh liệt nào của LCU , cũng như của dân tộc ta thời lí ? -Noi gương sáng , không chịu thua các triều đại hưng thịnh đi trước . Muốn đưa đất nước ta đến hùng mạnh lâu dài ? Theo dõi luận cứ 2 cho biết : Những lí lẽ và chứng cớ nào được viện dẫn ? -Hai nhà Đinh , Lê không noi theo dấu cũ , cứ đóng yên đô thành . Khiến cho triều đại không được lâu bền , trăm họ phải hao tổn , muôn vật không được thích nghi . ? Tính thuyết phục của các lí lẽ , chứng cớ trên là gì ? -Đề cập đến sự thật của đất nước liên quan đến nhà Đinh , nhà Lê định đô ở Hoa Lư . Điều này không đúng với kinh nghiệm lịch sử , khiến xđất nước ta không trường tồn , phồn vinh ? Bằng những lí lẽ hiểu biết lịch sử , giải thích lí do hai triều Đinh, Lê vẫn phải dựa vào vùng núi Hoa Lư để đóng đo ... ân đoán được như thế thì tác giả đã bộc lộ khát vọng nào của nhà vua cũng như của dân tộc ta lúc bấy giờ ? -Khát vọng sự thông nhất đất nước , hi vọng về sự bần vững của quốc gia , khát vọng về đát nước hùng mạnh ?Cuối bài chiếu là lời tuyên bố : trẫm muốn dực vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở , Các khanh nghĩ thế nào ? Em hiểu gì về tư tưởng và tình cảm của LCU qua lời tuyên bố này ? -Cách kết thúc manh tính chất đối thoại, trao đổi , tạo sự đồng cảm giữa mệnh leệnh của vua với thần dân ? Học qua vb này , em hiểu khát vọng nào của của nhà vua và dân tộc ta phản ánh ? ( ghi nhớ ) ? Từ bài chiếu dời đô , em trân trọng những phẩm chất nào của LCU ? ( HSLLN) I.GIỚI THIỆU CHUNG tác giả : SGK Tác phẩm : SKk II.ĐỌC,TÌM HIỂU VĂN BẢN 1.Đọc – tìm hiểu từ khó 2.Tìm hiểu văn bản a.Bố cục : 2 phần b.Phân tích b.1.Vì sao phải dời đô ? - Dời đô là điều thường xuyên xảy ra trong lịch sử các triều đại -> Lí Công Uẩn noi gương sáng , không chịu thua các triều đại hưng thịnh đi trước . Muốn đưa đất nước ta đến hùng mạnh lâu dài - Nhà Đinh và Lê của ta đóng đô một chỗ là một hạn chế -> Đề cập đến sự thật của đất nước liên quan đến nhà Đinh , nhà Lê định đô ở Hoa Lư . Điều này không đúng với kinh nghiệm lịch sử , khiến đất nước ta không trường tồn , phồn vinh => Khát vọng muốn thay đổi đất nước để phát triển đấtá nước đến hùng cường b.2. Vì sao Đại la xứng đáng là kinh đô bậc nhất? - Cái lợi thế của thành Đại La: Là kinh đô của Cao Vương , nơi trung tâm trời đất , có thế rồng cuộn hổ ngồi , đúng ngôi nam bắc đông tây , tiện hướng nhìn sông dựa núi - Đại La là thắng địa của đất Việt : Địa thế rộng mà bằng ; cao mà thoáng . Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt ; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi => Khát vọng sự thông nhất đất nước , hi vọng về sự bền vững của quốc gia , khát vọng về đát nước hùng mạnh 3.Tổng kết Ghi nhớ : sgk III.HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ -Vì sao nói chiếu dời đô ra đời phản ánh ý chí độc lập tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc Đại Việt ? -Sự đúng đắn của quan điểm dời đô về Đại La đã được minh chứng như thế nào trong lịch sử nước ta ? -Chuẩn bị bài mới : câu phủ định E.RÚT KINH NGHIỆM. .------------------------------------------ & ------------------------------------------- TUẦN 23 Ngày soạn:08.02.2011 Tiết:91 Ngày dạy :10.02.2011 CÂU PHỦ ĐỊNH A.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT. -Nắm vững,đăc điểm,hình thức và chức năng của câu phủ định -Biết sử dụng câu phủ định phù hợp đúng hoàn cảnh giao tiếp B.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC,KỸ NĂNG. 1.Kiến thức: -Đặc điểm hình thức,chức năng của câu phủ định 2.Kỹ năng: -Nhận biết câu phủ định trong các văn bản -Sử dụng câu phủ định đúng hoàn cảnh giao tiếp 3.Thái độ: -Nghiêm túc trong giờ học,biết sử dụng ngữ pháp tiếng việt tốt hơn C.PHƯƠNG PHÁP. -Vấn đáp,phân tích,thảo luận và luyện tập D.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. 1.Ổn định: Kiểm diện HS:Lớp 8a3.8a4 2.Bài cũ:: Hãy nêu đặc điểm hình thức của câu trần thuật ? cho vd minh hoạ 3.Bài mới:Các em đã hoc nhiều kiểu cau khác nhau như....Vậy khi gặp trường hơp ta muốn phủ nhận ý kiến người khác ta sẽ dùng kiểu câu gì-> bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng di tìm hiểu HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1:Đặc điểm hình thức và chức năng Gọi HS đọc VD ? Những câu trên thuộc loại câu nào ? Câu trần thuật. ? Về đặc điểm hình thức , các câu b,c,d có gì khác so với câu a ? Có chứa từ phủ định : không , chưa , chẳng -> Đó chính là những từ ngữ phủ định và những câu chứa từ ngữ phủ định được gọi là câu phủ định . ? Vậy những câu này dùng để làm gì ? Phủ nhận việc Nam đi Huế . -> Những câu thông báo , xác nhận không có sự vật , sự việc , tính chất , quan hệ ..được gọi là câu phủ định miêu tả Yêu cầu hs đọc vd2 ? Trong đoạn trích trên , những câu nào có từ ngữ phủ định ? Không phải Đâu có ? Cho biết mục đích sử dụng các từ ngữ phủ định của mấy ông thầy bói ? Không phải là bác bỏ Đâu có : trực tiếp bác bỏ nhận định -> Những câu dùng để bác bỏ một ý kiến , một nhận đinh gọi là câu phủ định bác bỏ . ?Qua tìm hiểu vd , hãy khái quát lại đặc điểm hình thức và chức năng của câu phủ định ? ( sgk) Hoạt động2:Luyện tập I.TÌM HIỂU CHUNG 1.Đặc điểm hình thức và chức năng a. Ví dụ1 :SGK Nam đi Huế Nam không đi Huế Nam chưa đi Huế Nam chẳng đi Huế => Các câu b, c, d xác nhận không có sự việc : Nam đi Huế . câu phủ định miêu tả b. Ví dụ2 :SGK Không phải là bác bỏ Đâu có : trực tiếp bác bỏ nhận định câu phủ định bác bỏ 2.Ghi nhớ : SGK – t. 53 (?) bài tập 1 yêu cầu điều gì ? (?) Hãy nêu yêu cầu bài tập 2 ? ( HSTLN) (?) Bài tập 3 yêu cầu chúng ta điều gì ? ( HSTL) (?) Hãy nêu bài tập 4 ? II. LUYỆN TẬP Bài 1. Xác định câu phủ định bác bỏ , giải thích. a.Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiểu gì đâu! Đó là câu ông giáo dùng để phản bác lại suy nghĩ của lão Hạc(Cái giống nó cũng khônlừa nó) b.Không chúng con không đói nữa đâu. Là câu cái Tý muốn phản bác lại điều mẹ nó đang nghĩ : mấy đứa con đang đói quá *Chú ý: Câu Hai đứa ăn còn đói gì nữa là có ý bác bỏ nhưng không phải là câu phủ định vì không có từ phủ định. -Câu Bằng hành động đó tương lai. Và câu Vả lại giết thịt là phủ định miêu tả. Bài 2/53,54: Quan sát và xác định những câu có ý nghĩa phủ định. -Cả 3 câu là câu phủ định vì có từ phủ định: không(a,b) chẳng(c) -Từ phủ định kết hợp với từ phủ đinh khác: không phải là không (a) +Kết hợp với từ nghi vấn: ai chẳng. +Kết hợp với một từ phủ định khác và một từ bất định (b) không ai không khi đó ý nghĩa của cả câu phủ định là khẳng định, chứ không là phủ định *Những câu không có từ phủ định mà có ý tương đương những câu trên: a. Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường, song có ý nghĩa nhất định. b.Tháng tám, hồng ngọc đỏ, hồng hạc vàng, ai cũng từng ăn trong tết Trung thu, ăn nó như ăn cả mùa thu vào lòng vào dạ. c.Từng qua thời thơ ấu ở Hà Nội, ai cũng có một lần nghển cổ nhìn lên tán lá cao vút mà ngắm nghía một cách ước ao chùm sấu non xanh hay thích thú chia nhau nhấm nháp món sấu dầm bán trước cổng trường. Bài 3/54 -Choắt không dậy được nữa, nằm thoi thóp. - Choắt chưa dậy được , nằm thoi thóp.(bỏ từ nữa, nếu có thì đó là câu sai) -Xét từ chưa và không +Chưa biểu thị ý phủ định đối với điều mà cho đến một thời điểm nào đó không có, nhưng sau thời điểm đó có thể có. +Không biểu thị ý phủ định đối với điều nhất định, nhưng không hàm ý về sau là có thể có. Khi không kết hợp với nữa là biểu thị ý phủ định kéo dài mãi mãi. *Câu Choắt không dậy được nữa, nó nằm thoi thóp. Bài 4/54 Không phải là câu phủ định vì không có từ phủ định, nhưng dùng để biểu thị ý phủ định (phủ định bác bỏ) Bài 5/54 : Không thể thay được vì thay sẽ làm ý nghĩa thay đổi. -Quên: không nghĩ đến, không để tâm đến, quên không là từ phủ định. III.HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Học thuộc ghi nhớ ,hoàn thành các bài tập còn lại Chuẩn bị bài chương trình địa phương : Theo SGK – t.55 E.RÚT KINH NGHIỆM. .------------------------------------------ & ------------------------------------------- TUẦN 23 Ngày soạn:10.02.2011 Tiết: 92 Ngày dạy: 12.02.2011 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG ( PHẦN TẬP LÀM VĂN ) A.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT. -Bước đẩu vận dụng kiến thức về làm văn thuyết minh để giới thiệu một di tích thắng cảnh của quê hương B.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC,KỸ NĂNG. 1.Kiến thức: -Những hiểu biết về danh lam thắng cảnh của quê hương -Các bước chuẩn bị và trình bày văn bản thuyết minh vế di tích lịch sử,danh lam thắng cảnh ở địa phương 2.Kỹ năng: -Quan sát,tìm hiểu,nghiên cứu,...về đối tượng thuyết minh cụ thể là danh lam thắng cảnh ở địa phương -Kết hợp các phương pháp,yếu tố miêu tả,biểu cảm,tự sự,nhị luận để tạo lập một văn bản thuyết minh có độ dài 300 chữ. 3.Thái độ: -Có ý thức giữ gìn bảo tồn di tích lịch sử,danh lam thắng cảnh ở địa phương C.PHƯƠNG PHÁP. -Thảo luận,phân tích D.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. 1.Ổn định: Kiểm diện HS:Lớp 8a3.8a4 2.Bài cũ:Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 3.Bài mới: Giới thiệu bài : Chúng ta tự hào về mảnh đất Nam tây nguyên – Lâm Đồng của mình , nới các em sinh ra và lớn lên , nơi chấp cánh cho những ước mơ của các em bay cao , bay xa không chỉ bởi những trang lịch sử oai hùng mà còn bởi mảnh đất mang trong mình nhiều danh lam thắng cảnh , còn gì sung sướng hơn khi chính mình được tự giới thiệu với bạn bè gần xa những danh lam thắng cảnh , di tích lịch sử. * Chia lớp thành 6 nhóm , hai nhóm 1 đề tài ( Cho đề tài trước một tuần ) + Nhóm 1, 2 : Giới thiệu di tích lịch sử + Nhóm 3,4 : Giới thiệu cảnh trí quê hương + Nhóm 5,6 : Giới thiệu chùa làng * Gợi ý : Đến tham quan trực tiếp . Quan sát kĩ vị trí , phạm vi , khuôn viên , từ bao quát đến cụ thể , từ ngoài vào trong Tìm hiểu bằng cách hòi han , trò chuyện với những người trông coi Tìm đọc sách , tranh , ảnh , * Thực hiện Soạn đề cương – dàn ý chi tiết bài thuyết minh Đại diện từng nhóm giới thiệu bài thuyết minh của mình như một hường dẫn viên du lịch GV cùng các bạn lắng nghe , bổ sung và nhận xét * : Tổng kết buổi trình bày Sau khi hoàn thành vb , em đã nhận thức thêm , củng cố được những gì về thực tế quê hương ? Về lí thuyết làm bài văn thuyết minh ? III.HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: Tiếp tục bổ sung những tài liệu mới , cách trình bày mới cho bài thuyết minh của minh E.RÚT KINH NGHIỆM.
Tài liệu đính kèm: