Giáo án Ngữ văn lớp 9 tiết 59: Ánh trăng - Nguyễn Duy

Giáo án Ngữ văn lớp 9 tiết 59: Ánh trăng - Nguyễn Duy

ÁNH TRĂNG

Nguyễn Duy

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Giúp HS

1-Kiến thức: -Hiểu được ý nghĩa của hình ảnh vầng trăng, từ đó thấm thía cảm xúc ân tình với quá khứ gian lao, tình nghĩa của Nguyễn Duy và rút ra bài học về cách sống cho mình.

- Cảm nhận được sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố trữ tình và tự sự trong bố cục, giữa tính cụ thể và tính khái quát trong hình ảnh của bài thơ.

2.Kĩ năng: Đọc diễn cảm thơ 5 tiếng, cảm nhận và phân tích hình ảnh biểu tượng trong bài thơ.

3-Thái độ: Trân trọng kỉ niệm trong quá khứ.

II. CHUẨN BỊ

- GV: SGK,SGV,bảng phụ.

- HS: Soạn bài

III. PHƯƠNG PHÁP: Giảng bình, tái hiện, vấn đáp.

 

doc 5 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 684Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 tiết 59: Ánh trăng - Nguyễn Duy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13
Tiết 59
ÁNH TRĂNG Ï
Nguyễn Duy
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp HS
1-Kiến thức: -Hiểu được ý nghĩa của hình ảnh vầng trăng, từ đó thấm thía cảm xúc ân tình với quá khứ gian lao, tình nghĩa của Nguyễn Duy và rút ra bài học về cách sống cho mình.
- Cảm nhận được sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố trữ tình và tự sự trong bố cục, giữa tính cụ thể và tính khái quát trong hình ảnh của bài thơ..
2.Kĩ năng: Đọc diễn cảm thơ 5 tiếng, cảm nhận và phân tích hình ảnh biểu tượng trong bài thơ.
3-Thái độ: Trân trọng kỉ niệm trong quá khứ.
II. CHUẨN BỊ
GV: SGK,SGV,bảng phụ.
HS: Soạn bài
III. PHƯƠNG PHÁP: Giảng bình, tái hiện, vấn đáp.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1-Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số.
2-Kiểm tra bài cũ. Phân tích tình cảm và ước mơ của người mẹ Tà-ôi trong bài “ Khúc hát ru ..?
3- Bài mới: Aùnh trăng đã đi vào thơ ca và quen thuộc với bao thế hệ chúng ta qua “ Cảnh khuya” hay “ Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh, đó là sự gắn bó với thiên nhiên, thể hiện tình yêu thiên nhiên của tác giả .Nhưng hôm nay ta sẽ đi tìm hiểu một cái nhìn khác về ánh trăng của Nguyễn Duy trong bài “ Aùnh Trăng”.
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
NỘI DUNG
TG
GV HD đọc: khổ 1,2,3 giọng kể- bình thường. Khổ 4 cất cao, ngỡ ngàng.Khổ 5,6 thiết tha rồi trầm lắng, nhỏ dần.
Tìm hiểu một số từ chú thích 
Nêu vài nét về tác giả, tác phẩm?
Thể thơ?Giống bài thơ nào đã học?
Phương thức biểu đạt?Vâïy đâu là bước ngoặt mà tác giả bộc lộ cảm xúc?
 Bố cục bài thơ?
Gọi Hs đọc 2 khổ đầu
Mở đầu dòng hồi tưởng tác giả nhớ ù về kỉ niệm nào?
Mối quan hệ của trăng và nhà thơ trong quá khứ?
Quan hệ khác của trăng với người?
 Tìm một câu thơ hay đoạn thơ nói về sự gắn bó giữa trăng với người trong chiến tranh hay quá khứ gian lao?
 Hình ảnh vầng trăng như thế nào trong hiện tại?
 Thế nào là người dưng?
Tại sao có sự thay đổi như vậy?
Vì sao vầng trăng dường như đã đi vào lãng quên mà bất giác tác giả nhớ lại kỉ niệm? 
 Tâm trạng của tác giả khi bị cắt điện?
 Thể hiện qua các từ ngữ nào?
Tư thế của tác giả?Tại sao không ngửa lên nhìn trăng?
Cảm giác của tác giả?VS?
 Tại sao tác giả lại giật mình khi bắt gặp ánh trăng?
Trăng nhắc nhở điều gì?
Gv liên hệ với tập làm văn về vai trò của yếu tố nghị luận trong văn tự sự.
Chủ đề bài thơ là gì?
Theo em cảm nhận, chủ đề ấy có liên quan gì đến đạo lí, lẽ sống của dân tộc Việt nam ta?
 Sắp đến ngày NGVN, em đã làm gì để thể hiện đạo lí tốt đẹp ấy?
Kết cấu?
Giọng điệu?
Tác dụng?
Phương thức?
Từ ngữ?
Nội dung và nghệ thuật của tác phẩm?
Yù nghĩa bài thơ?
-Gv đọc một lần.
-2HS đọc bài
-Trả lời theo sgk
-Trả lời theo sgk
-Đêm nay Bác không ngủ và Oâng đồ.
-Tự sự xen yếu tố trữ tình.
-Khổ 4 là bước ngoặt
-Kể lại câu chuyện nhỏ đó.
Gồm 3 đoạn
-D1: khổ 1,2
-D2 :khổ 3,4
-D3: khổ 5,6
-1Hs đọc
-Hồi nhỏ, chiến tranh.
-Trăng là hình ảnh thiên nhiên tươi mát, là người bạn tri kỉ thuở nhỏ, thời chiến tranh. Bởi đó là quãng đời sống trần trụi, hồn nhiên chân thật nhất trong thiếu thốn gian khổ nhưng không thiếu niềm vui và hạnh phúc.
-Là biểu tượng của quá khứ nghĩa tình, là vẻ đẹp bình dị, vĩnh hằng của đời sống
-Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.(Đồng chí)
.
-Như người dưng qua đường
-Không họ hàng, không quen biết, thân thiết gì hết.
-Hoàn cảnh sống thay đổi :Về thành phố sống có ánh điện với đầy đủ tiện nghi sinh hoạt, chuyển từ hầm sâu hoặc căn nhà sàn nhỏ về phòng hiện đại sáng choang vì ánh điện.
-Có sự kiện xảy ra là thành phố cắt điện.
- Bực bội và khó chịu nên khẩn trương đi tìm nguồn sáng khác 
-Các từ mạnh: vội ( TT), bật, tung ( 2 Đ T),. Và hình ảnh vầng trăng tròn tình cờ mà tự nhiên đột ngột hiện ra vằng vặc giữa trời, chiếu vào căn phòng tối om kia, chiếu lên khuôn mặt đang ngửa lên nhìn trời, nhìn trăng kia.
-Ngửa mặt lên nhìn mặt.Vì: là tư thế tập trung, chú ý, mặt đối mặt, mắt nhìn trực tiếp có phần như thành kính trong im lặng nhưng cảm xúc dâng trào.
-Rưng rưng( cảm giác của con người muốn khóc nhưng chưa khóc được, chưa ra nước mắt nhưng cảm xúc trào dâng trong lòng)
-Kỉ niệm về năm tháng gian lao ùa về trong tâm trí nhà thơ( sông, núi).
-Giật mình ( là sự tự vấn lương tâm như sự ăn năn của bản thân đã phản bội quá khứ, thiên nhiên).
-Trăng như đang nhắc nhở, hờn trách nhà thơ.
 -Trăng tròn vành vạnh: con người có thể vô tình, có thể lãng quên nhưng thiên nhiên, nghĩa tình quá khứ thì luôn tròn đầy, bất diệt .
-Trăng im phăng phắc: Thể hiện sự nghiêm khắc, nhắc nhở, không vui là sự trách móc trong im lặng.
-Từ một câu chuyện riêng, bài thơ cất lên lời tự nhắc nhở thấm thía về thái độ, tình cảm đối với những năm tháng quá khứ gian lao, tình nghĩa đối với thiên nhiên đất nước bình dị hiền hậu.
-Nằm trong mạch cảm xúc “ Uống nước nhớ nguồn” gợi lên đạo lí sống thủy chung đã trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ta.
-Tự do trả lời.
-Chữ đầu dòng không viết hoa, chỉ 1 dấu chấm tạo sự liền mạch về cảm xúc và hình ảnh từng khổ thơ.
-Trôi chảy tự nhiên, nhịp nhàng theo lời kể: khi thì ngân nga cảm xúc( khổ 5) khi thì trầm lắng suy tư( khổ cuối)
-Làm nổi bật chủ đề tạo nên tính chân thực, chân tình truyền cảm sâu sắc cho tác phẩm, gây ấn tượng mạnh.
-Như một câu chuyện có sự kết hợp giữa tự sự với trữ tình.
-TT, ĐT mạnh
-Trả lời theo ghi nhớ
. 
-Ý nghĩa bài thơ: không chỉ là chuyện riêng của nhà thơ mà có ý nghĩa cả một thế hệ (từng trải qua năm thàng gian lao gắn bó với thiên nhiên, nhân dân tình nghĩa, giờ được trong hòa bình với tiện nghi hiện đại). Hơn thế bài thơ còn có ý nghĩa với nhiều người bởi nó đăät ra thái độ đối với quá khứ, những người đã khuất và cả chính mình
I.TÌM HIỂU CHUNG
1. Đọc
2.Tác giả –tác phẩm
3.Thể loại : Năm chữ
4.Phương thức biểu đạt và bố cục
*Tự sự xen yếu tố trữ tình
* gồm 3 đoạn
- Vầng trăng quá khứ
-Vầng trăng hiện tại
-Suy ngẫm của tác giả 
 II. TÌM HIỂU NỘI DUNG VĂN BẢN
1.Hình ảnh vầng trăng cùng cảm xúc của nhà thơ.
a. Trong quá khứ
 -Trăng là người bạn tri kỉ
-Trăng là nghĩa tình.
 Trăng là biểu tượng của quá khứ đẹp.
b. Vầng trăng hiện tại.
-Sống nơi ánh điện, cửa gương với đầy đủ tiện nghi sinh hoạt, vầng trăng thành người dưng.
-Tình huống xảy ra khi thành phố tắt điện. Tác giả bật tung cửa sổ bắt gặp vầng trăng .
c. Cảm xúc của tác giả: rưng rưng , giật mình 
Aùnh trăng như một lời nhắc nhở nhà thơ về thái độ sống với quá khứ gian lao.(Triết lí sâu sắc)
2. Nghệ thuật
-Kết cấu: 1 dấu chấm, không viết hoa đầu dòng
-Giọng điệu: tâm tình, tự nhiên.
 Làm nổi bật chủ đề.
III.TỔNG KẾT.
Ghi nhớ (sgk)
.
4.Củng cố: Giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm?
5. Dặn dò – Hướng dẫn soạn bài ở nhà: 
Soạn: Luyện tập viết đoạn văn nghị luận
Tìm yếu tố nghị luận và tác dụng của nó trong câu chuyện “ Lỗi lầm và sự biết ơn”?
Viết đoạn văn nghị luận chứng minh Nam là người tốt?
V. RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN HOI GIANG.doc