Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tuần 35 - Năm học 2008-2009

Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tuần 35 - Năm học 2008-2009

A, Mục tiêu.

1, Kiến thức:

Giúp HS:

- Hiểu được: Những trường hợp cần viết văn bản tường trình. Nắm được những đặc điểm về văn bản tường trình.Biết cách làm văn bản tường trình đúng quy định.

2, Kĩ năng:

- Rèn k/năng viết văn bản hành chính

3, Thái độ:

- Có ý thức trong học tập,

B, Chuẩn bị:

* Gv:

- STK, Giáo án điện tử

* HS:

- Đọc và trả lời câu hỏi /sgk

C, Phương pháp:

- Hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân, thực hành

D, Tiến trình bài dạy:

I, Ổn định tổ chức

II, Kiểm tra bài cũ

? Kể tên các loại văn bản công vụ hành chính đã được học ở lớp 7?

 (Văn bản đơn từ ,báo cáo )

 

doc 10 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 1172Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tuần 35 - Năm học 2008-2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tuần 35
Soạn: 9.5.2009
Giảng: 
Tiết 133
Lớp: 
văn bản tường trình
A, Mục tiêu.
1, Kiến thức: 
Giúp HS: 
- Hiểu được: Những trường hợp cần viết văn bản tường trình. Nắm được những đặc điểm về văn bản tường trình.Biết cách làm văn bản tường trình đúng quy định.
2, Kĩ năng:
- Rèn k/năng viết văn bản hành chính
3, Thái độ:
- Có ý thức trong học tập, 
B, Chuẩn bị:
* Gv:
- STK, Giáo án điện tử
* HS:
- Đọc và trả lời câu hỏi /sgk
C, Phương pháp:
- Hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân, thực hành
D, Tiến trình bài dạy:
I, ổn định tổ chức
II, Kiểm tra bài cũ
? Kể tên các loại văn bản công vụ hành chính đã được học ở lớp 7?
 (Văn bản đơn từ ,báo cáo )
III.Bài mới:
* Gv: Hôm nay cô và các em cùng tìm hiểu một loại văn bản hành chính công vụ mới. Đó là: văn bản tường trình
Hoạt động1: Hướng dẫn H tìm hiểu được đặc điểm của văn bản tường trình:
? Đọc 2 văn bản SGK?
? Hai văn bản tường trình được viết ra nhằm mục đích gì?
HS: Hai văn bản tường trình được viết ra nhằm mục đích trình bày thiệt hại, mức độ trách nhiệm của người tường trình trong các sự việc gây ra hậu quả cần phải xem xét:
 +Văn bản 1: Xin nộp bài chậm vì phải chăm sóc bố ốm.
 +Văn bản 2: Xin nhà trường tìm lại chiếc xe đạp bị mất .
? Trong hai văn bản trên, ai là người viết tường trình viết cho ai?
HS: - Văn bản 1: 
 + Người viết tường trình là Phạm Văn Dũng người có trách nhiệm trong sv nộp bài chậm .
 + Người nhận tường trình là giáo viên chủ nhiệm..
 - Văn bản 2: 
 + Người viết tường trình là Vũ Ngọc Kí – người bị mất chiếc xe đạp.
 + Người nhận tường trình là:Thầy hiệu trưởng của trường .
=> VB tường trình.
? Thế nào là VB tường trình?
HS: Nêu như ghi nhớ/ sgk.
? Người viết và người nhận văn bản tường trình là người như thế nào?
HS: - Người viết bản tường trình là người có liên quan đến sự việc.
- Người nhận tường trình là cá nhân (cơ quan) có thẩm quyền xem xét và giải quyết.
? Nội dung và thể thức văn bản tường trình có gì đáng chu ý?
HS: - Nội dung: Phải là sự việc xảy ra có thật, liên quan dến người viết tường trình và đề nghị của họ đối với người có thẩm quyền xem xét và giải quyết.
 - Thể thức :Viết theo trình tự các mục đã quy định .
? Người viết bản tường trình cần phải có thái độ như thế nào đối với sự việc được tường trình?
HS: Đối sự việc được tường trình,người viết cần phải có thái độ khách quan và trung thực.
? Hãy nêu một số trường hợp cần viết văn bản tường trình trong học tập và sinh hoạt ở trường?
HS: - Tường trình về việc mất sách vở và dụng cụ học tập trong lớp.
 - Tường trình về bài kiểm tra của em giống bài kiểm tra của bạn.
 - Tường trình về việc em vô ý làm hỏng dụng cụ thí nghiệm trong giờ thực hành.
? Qua phân tích ví dụ em hiểu đặc điểm của văn bản tường trình là gì ?
HS: Trình bày ghi nhớ 1,2/SGK. 
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu cách làm bài văn tường trình.
? Trong các tình huống sau tình huống nào có thể và cần phải viết bản tường trình ? Vì sao?Ai phải viết?Viết cho ai?
HS:Tình huống a,b,d phải viết văn bản tường trình.
- a, Nói rõ mức độ trách nhiệm trong sự việc xảy ra .Người viết tường trình là lớp trưởng và viết cho thầy ,cô giáo chủ nhiệm.
- b, Nói rõ mức độ trách nhiệm trong sv xảy ra .Người viết là bản thân em và viết cho nhà trường hoặc người phụ trách phòng thí nghiệm.
 - d,Tường trình để nói rõ thiệt hại và sv xảy ra. Người viết là chủ gia đình em và viết cho công an khu vực nơi em đang ở.
? Quan sát các văn bản tường trình đã cho văn bản tường trình gồm mấy phần? Những mực đích nào không thể thiếu?
HS:
- Gồm 3 phần:
 +Thể thức mở đầu văn bản tường trình .
 +Nội dung tường trình .
 +Thể thức kết thúc văn bản tường trình.
? Trình bày đặc điểm và cách làm văn bản tường trình?
H: Trình bày :SGK
? VBTT có cần trình bày đầy đủ, chính xác những đặc điểm, sự việc, họ và tên những người liên quan cùng đề nghị của ngưòi viết, có đầy đủ người viết người nhận, ngày tháng, địa chỉ ko?Vì sao?
HS: Văn bản tường trình mới có tính pháp lí và mới có giá trị .
HS: đọc lưu ý/ sgk/ 136
I. Đặc điểm của văn bản tường trình
1.Ví dụ :SGK
2.Phân tích ,nhận xét.
- MĐ: trình bày thiệt hại và mức độ trách nhiệm của người viết tường trình trong các sự việc gây ra hậu quả cần xem xét.
- Người viết tường trình: là người có liên quan đến sự việc - Người nhận là người có thẩm quyền xem xét và giải quyết .
- Nội dung: S v xảy ra có thật liên quan đến người tường trình và đề nghị của họ đối với người có thẩm quyền xem xét và giải quyết.
-Thể thức :Viết theo trình tự các mục đã quy định.
- Sự việc được tường trình: kq, trung thực.
II. Cách làm bài văn tường trình
1.Tình huống cần viết bản tường trình:
- Các tình huống a, b, d cần viết văn bản tường trình.
2. Cách làm bản tường trình:
- Văn bản tường trình gồm 3 phần :
+Thể thức mở đầu 
+Nội dung tương trình .
+Thể thức kết thúc.
*.Ghi nhớ :SGK
3. Lưu ý:SGK
IV.Củng cố:
- HS làm 3 bài tập /GAĐT
V.Hường dẫn học bài:
- Học bài 
- Soạn: Luyện tập văn bản tường trình
E. Rút kinh nghiệm:
_____________________________________
Soạn: 10.5.2009
Giảng: 
Tiết 134
Lớp: 
luyện tập văn bản tường trình
A, Mục tiêu.
1, Kiến thức: 
* Giúp HS: 
- Củng cố những kiến thức về văn bản tường trình. Nâng cao năng lực làm văn bản tường trình.
2, Kĩ năng:
- Rèn k/năng viết văn bản hành chính
3, Thái độ:
- Có ý thức trong học tập, 
B, Chuẩn bị:
* Gv:
- STK, TLTK
* HS:
- Đọc và trả lời câu hỏi /sgk
C, Phương pháp:
- Hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân, thực hành
D, Tiến trình bài dạy:
I, ổn định tổ chức
II, Kiểm tra bài cũ
? Trình bày đặc điểm và cách làm văn bản tường trình ? Những lưu ý khi viết văn bản tường trình?
III.Bài mới:
Hoạt động 1: Ôn lại lí thuyết.
? Văn bản tường trình được nêu ra nhằm mục đích gì?
HS:- Để trình bày rõ sự việc có liên quan đến mình hoặc bị thiệt hại để đề nghị người có thẩm quyền xem xét và giải quyết.
* Gv : cho HS hoạt động nhóm nội dung sau:
? Phân biệt giữa văn bản báo cáo và văn bản tường trình?
HS: * Giống nhau : Cả hai văn bản đều gửi lên cấp trên (cá nhân hoặc cơ quan có thẩm quyền )để cấp trên biết sự việc xảy ra hoặc công việc đã làm. Nội dung phải khách quan, trung thực .
 * Khác nhau:
 - Nội dung báo cáo thường tổng kết lại các công việc đã làm để cấp trên biết.
- Nội dung văn bản tường trình là kể rõ sự việc đã xẩy ra để cấp trên hiểu đúng bản chất sự việc ấy mà xem xét giải quyết.
- Văn bản tường trình không chỉ trình bày rõ xảy ra mà thường kèm theo những đề nghị cấp trên giải quyết.
? Nêu bố cục phổ biến của văn bản tường trình? ? Những mục nào không thể thiếu? Phần nội dung tường trình cần như thế nào ?
HS: - Gồm 3 phần : Phần thể thức mở đầu, nội dung, kết thúc.
- Những mục không thể thiếu:
+Tường trình cho ai?
+Ai viết tường trình ?
+Tường trình về việc gì?
+Vì sao phải tường trình?
+Việc đó xảy ra như thế nào?
- Nội dung tường trình phải khách quan trung thực . 
Hoạt động 2: Luyện tập
Bài tập 1:
- Trường hợp a phải làm bản kiểm điểm .
- Trường hợp b, c phải làm văn bản báo cáo.
Bài tập 2:
Tình huống phải viết bản tường trình là :
 - Bị mất xe đạp.
 - Va quệt xe cộ.
 - Mất giấy tờ.
Bài tập 3:
 - Từ tình huống cụ thể, viết một văn bản tường trình ( HS chia nhóm ra để viết)
 - Chú ý viết đúng thể thức, rõ ràng, không tẩy xóa.
* Gv cho HS đọc. HS nhận xét-> Gv kết luận đúng.
I. Ôn tập lí thuyết:
1.Mục đích văn bản tường trình:
- Để trình bày rõ sự việc có liên quan đến mình hoặc bị thiệt hại để đề nghị người có thẩm quyền xem xét và giải quyết.
2. Nội dung văn bản tường trình.
- Nội dung văn bản tường trình là kể rõ sự việc đã xẩy ra để cấp trên hiểu đúng bản chất sự việc ấy mà xem xét giải quyết.
3.Bố cục văn bản tường trình:
- Gồm 3 phần:
+ Phần mở đầu
+ Phần nội dung
+ Phần kết thúc
II.Luyện tập:
Bài 1/137.
Bài 2/137.
Bài 3/137.
IV.Củng cố:
? Mục đích văn bản tường trình ?
? Cách làm văn bản tường trình?Yêu cầu nội dung?
V.Hướng dẫn học bài:
- Học bài -> hoàn thành bài tập.
- Soạn: Xem lại đề kiểm tra Văn-> giờ sau Trả bài kiểm tra Văn
E. Rút kinh nghiệm:
___________________________________
Soạn: 10.5.2009
Giảng: 
Tiết 135
Lớp: 
trả bài kiểm tra văn
A, Mục tiêu.
1, Kiến thức: 
* Giúp HS: 
- Củng cố kiến thức qua các văn bản đã học.
 - Phát hiện ra những lỗi sai và biết sửa chữa lỗi trong bài.
2, Kĩ năng:
- Rèn phát hiện và sửa lỗi
3, Thái độ:
- Có ý thức trong học tập, 
B, Chuẩn bị:
* Gv:
- Bài kiểm tra, đáp án-biểu điểm
* HS:
- Xem lại đề bài
C, Phương pháp:
- Hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân, thực hành
D, Tiến trình bài dạy:
I, ổn định tổ chức
II, Kiểm tra bài cũ
III.Bài mới
Hoạt động 1: chữa bài
? Với đề bài trên em làm như thế nào? Hãyểtình bày theo từng câu hỏi của đề bài
HS: thực hiện y/c của Gv.
* Gv: chốt dàn ý cơ bản ghi lên bảng.( tiết 113- tuần 30)
Hoạt động 2: Nhận xét bài làm của HS.
1. Ưu điểm:
 - Đa số HS nắm được kiến thức, làm bài nghiêm túc, hoàn thành cả 3 câu hỏi
- Một số bài trình bày sạch, chữ viết đẹp, nắm kiến thức chắc: Mai Trang, Thanh Thảo, Tô Phượng, Ngân
2. Nhược điểm:
- Nhiều em xd luận điểm ko rõ ràng, lập luận chưa chặt chẽ, luận cứ yếu ko đủ sức thuyết phục đối với người đọc.
- 1 số bạn còn trình bày rườm rà, lan man, xa đề mang tính kể lể, thiếu tính văn chương.
- 1 số bài làm chữ xấu, trình bày bẩn, ko khoa học, gạch xoá, sai nhiều lỗi chính tả, diễn đạt, dùng từ,
- Chưa nêu và đánh giá được những nét đặc sắc về ND và NT của 6 câu thơ đầu của bài thơ Khi con tu hú.
- Kĩ năng cảm nhận về 1đoạn thơ của hs còn rất yếu.
- Phân bố thời gian cho các câu hỏi chưa hợp lí, câu 3 thời gian làm còn ít.
Họat động 3: Chữa lỗi
HS: Chữa lỗi sai trong bài của mình theo lời phê của Gv.
Gv: - Đọc bài văn tốt nhất cho cả lớp nghe ( Mai Trang)
 - Công bố điểm. 
I. Chữa bài
Câu 1:
- Tác giả bài “ Quê hương”: Tế Hanh
- Nội dung chủ yếu: Bức tranh quê ( làng chài) khoẻ khoắn, tươi sáng đầy sức sống. Lòng yêu quê hương tha thiết của tác giả
Câu 2: viết đoạn văn thuyết minh
- Giới thiệu về “ Bản án chế độ TDP” và văn bản “ Thuế máu”
Câu 3: 
- Thể loại: NL về đoạn thơ.
- NDNL: bức tranh mùa hè trong tâm tưởng của người chiến sĩ CM khi bị bắt trong nhà lao.
- Phạm vi NL: 6 câu thơ đầu của bài thơ Khi con tu hú.
II.Nhận xét 
1. ưu điểm
2. Nhược điểm
III.Chữa lỗi:
- HS chữa lỗi theo bài chấm
IV.Củng cố:
? Nhắc lại yêu cầu kĩ năng của bài kiểm tra.
IV.Hướng dẫn học bài:
- Ôn lại kiến thức phần văn bản trong chương trình Ngữ văn 8
- Soạn: Xem lại đề bài tập làm văn số 7-> giờ sau Trả bài tập làm văn số 7
E. Rút kinh nghiệm:
___________________________________
Soạn: 12.5.2009
Giảng: 
Tiết 136
Lớp: 
trả bài kiểm tập làm văn số 7
A, Mục tiêu.
1, Kiến thức: 
* Giúp HS:
- Củng cố lại kiến thức và kỹ năng về phép lập luận chứng minh ,giải thích và sử dụng yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm vào bài nghị luận.
 	- Có thể tự đánh giá kết quả bài viết .
2, Kĩ năng:
- Rèn phát hiện và sửa lỗi
3, Thái độ:
- Có ý thức trong học tập, 
B, Chuẩn bị:
* Gv:
- Bài kiểm tra, đáp án-biểu điểm
* HS:
- Xem lại đề bài
C, Phương pháp:
- Hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân, thực hành
D, Tiến trình bài dạy:
I, ổn định tổ chức
II, Kiểm tra bài cũ
III.Bài mới
Hoạt động 1: Tìm hiểu đề, lập dàn ý
? Đọc đề bài số 7 ?
HS : Đọc -> Gv ghi lên bảng
? Lên bảng thực hiện bước tìm hiểu đề và xây dựng dàn bài ?
HS: - Thực hiện.
* Gv: chốt dàn bài cơ bản lên bảng.
Hoạt động 2: Nhận xét chung.
* Gv nhận xét:
1/ Ưu điểm:
- Hiểu đề, biết trình bày vấn đề nghị luận bằng hệ thống luận điểm, luận cứ rõ ràng.
- Bố cục đầy đủ, nhiều bài trình bày sạch sẽ, chữ viết đẹp ( Huyền, Ngân, M.Trang, T.Phượng)
2/ K/điểm: 
- Nội dung bài viết chưa sâu sắc.
- Diễn đạt lủng củng, chữ xấu, trình bày bẩn, 
 - Bài làm thiếu lí lẽ và dẫn chứng, thiếu tính thuyết phục người đọc.
 - Viết bài có tính chung chung, hời hợt, chưa cụ thể, rõ ràng,
 - 1 số em còn chưa biết viết 1 bài văn NL: V.Hà, Toàn, Hải, Huy....
Hoạt động 3: Sửa lỗi và đọc mẫu
* Gv: đưa 1 số lỗi cơ bản mà H hay mắc phải lên bảng phụ. Yêu cầu H phát hiện ra loại lỗi, nguyên nhân và cách khắc phục. Sau đó H chữa lỗi sai đó:
* Gv: chốt để chưa theo p/á hợp lí nhất.
HS: chữa lỗi vào vở và tiếp tục chữa lỗi sai trong bài viết của mình.
Hoạt động 4: Công bố kết quả:
 Giỏi Khá TB yếu 
* Gv: đọc bài văn có điểm cao nhất.
HS: nghe và nhận xét để rút kinh nghiệm. 
Đề bài:
Môi trường và cuộc sống của chúng ta
I, Tìm hiểu đề và dàn ý:
1. Tìm hiểu đề:
- Thể loại: NL về một vấn đề trong đời sống
- Nội dung: nêu rõ mối quan hệ giữa môi trường và cuộc sống
- Phạm vi nghị luận: trong văn bản và trong đời sống thực tiễn 
2. Dàn bài: ( Tiết 123- 124)
II, Nhận xét:
1/ Ưu điểm:
- Hiểu đề, biết trình bày vấn đề nghị luận bằng hệ thống luận điểm, luận cứ rõ ràng.
- Bố cục đầy đủ, nhiều bài trình bày sạch sẽ, chữ viết đẹp ( Huyền, Ngân, M.Trang, T.Phượng)
2/ K/điểm: 
- Nội dung bài viết chưa sâu sắc.
- Diễn đạt lủng củng, chữ xấu, trình bày bẩn, 
 - Bài làm thiếu lí lẽ và dẫn chứng, thiếu tính thuyết phục người đọc.
 - Viết bài có tính chung chung, hời hợt, chưa cụ thể, rõ ràng,
 - 1 số em còn chưa biết viết 1 bài văn NL: V.Hà, Toàn, Hải, Huy....
III. Chữa lỗi:
D. Chữa lỗi:
IV. Kết quả:
IV.Củng cố:
? Nhắc lại cách làm bài văn nghị luận về sự việc hiện tượng đời sống?
? Vai trò yếu tố tự sự , miêu tả và biểu cảm trong bài nghị luận?
V. Hướng dẫn học bài:
- Tiếp tục ôn tập văn bản nghị luận.
- Soạn: Văn bản thông báo
V.Rút kinh nghiệm:
__________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 35.doc