Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tuần 17 - Năm học 2008-2009

Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tuần 17 - Năm học 2008-2009

A, Mục tiêu.

1, Kiến thức:

- Tìm hiểu tâm sự của một nhà thơ lãng mạn:buồn chán thực tại tầm thường, muốn thoát li thực tại ấy bằng một ước muốn rất “ ngông”. Cảm nhận được sự mới mẻ về hình thức của một bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật ( lời lẽ giản dị, trong sáng gần với lối nói thông thường, giọng thơ thanh thoát nhẹ nhàng, hóm hỉnh mà duyên dáng)

- Cảm nhận được tâm sự yêu nước của Trần Tuấn Khải và giọng điệu trữ tình thống thiết của đoạn trích “ Hai chữ nước nhà”

2, Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng đọc, tìm hiểu văn bản biểu cảm.

3, Thái độ:

- Giáo dục ý thức yêu quê hương đất nước, tự hào về truyền thống dân tộc.

 B, Chuẩn bị:

* Gv:

- STK, Bài soạn điện tử

* HS:

- Đọc và trả lời câu hỏi phần Đọc, hiểu văn bản/sgk

 

doc 16 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 1112Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tuần 17 - Năm học 2008-2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tuần 17
Soạn: 8.12.08
Giảng: 
Tiết 65
Lớp: 
hướng dẫn đọc thêm: muốn làm thằng cuội 
 ( Tản Đà )
 Hai chữ nước nhà
 ( Trần Tuấn Khải )
A, Mục tiêu.
1, Kiến thức: 
- Tìm hiểu tâm sự của một nhà thơ lãng mạn:buồn chán thực tại tầm thường, muốn thoát li thực tại ấy bằng một ước muốn rất “ ngông”. Cảm nhận được sự mới mẻ về hình thức của một bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật ( lời lẽ giản dị, trong sáng gần với lối nói thông thường, giọng thơ thanh thoát nhẹ nhàng, hóm hỉnh mà duyên dáng)
- Cảm nhận được tâm sự yêu nước của Trần Tuấn Khải và giọng điệu trữ tình thống thiết của đoạn trích “ Hai chữ nước nhà”
2, Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng đọc, tìm hiểu văn bản biểu cảm.
3, Thái độ:
- Giáo dục ý thức yêu quê hương đất nước, tự hào về truyền thống dân tộc.
 B, Chuẩn bị:
* Gv:
- STK, Bài soạn điện tử
* HS:
- Đọc và trả lời câu hỏi phần Đọc, hiểu văn bản/sgk
C, Phương pháp:
- Đọc diễn cảm, trao đổi, giảng bình, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.
D, Tiến trình bài dạy:
I, ổn định tổ chức
II, Kiểm tra bài cũ: Hướng dẫn HS làm đáp án ôn tập học kì I ( Gv giải đáp câu hỏi khó của HS)
III, Bài mới:
* Gv: Bài học ngày hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu hai văn bản của hai nhà thơ: Muốn là thằng Cuội ( Tản Đà), Hai chữ nước nhà ( Trần Tuấn Khải)
Hoạt động 1: Tìm hiểu văn bản: Muốn làm thằng Cuội
* Bước 1: Tìm hiểu tác giả, tác phẩm 
? Hãy giới thiệu khái quát về tác giả Tản Đà?
HS: Trình bày SGK.
Gv: - Tản Đà- bút danh là Nguyễn Khắc Hiếu. Tên của ông là từ ghép của núi Tản Viên và sông Đà của q.hương ông.
Thi 2 lần không đỗ, hoạn lộ dở dang, lận đận.
Thi sĩ tài hoa, lãng mạn, nhà thơ lớn nhất trong khu vực thơ ca hợp pháp 30 năm đầu TK XX, là người mở đường cho dòng thơ lãng mạn VN.
Trong hoàn cảnh đầy biến động của XHVN (giữa buổi giao thời của XHPKVN đang tan rã, XH nửa thuộc địa dưới ách thống trị của thdân Pháp đang hình thành, giữa những ảnh hưởng của nhiều luồng tư tưởng khác nhau) Tản Đà là 1 trong những nhà văn đã mạnh dạn đổi mới cả ND lẫn hình thức văn chương. Ông đã biết kết hợp vẻ đẹp truyền thống với y/c cách tân của thời đại. Ông đã sáng tác những tp đặc sắc mang hơi thở của 1 lớp người giàu khát vọng, yêu nước, yêu đời nhưng bế tắc.
 - Tản Đà là gạch nối giữa nền thơ cổ điển và hiện đại.
 -Lãng mạn, tài hoa, ngông là phong cách NT của thi sĩ TĐ. Bài thơ “Muốn làm thằng Cuội” thể hiện cái “ngông” ấy.
? Nêu xuất xứ bài thơ? Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào?
H: Trình bày như bảng chính-> Thể thơ thất ngôn bát cú.
G: Cần đọc như thế nào?
H: Ngắt nhịp 4/3, giọng trầm buồn, pha chút hóm hỉnh.
G: Đọc mẫu.
H: vài em đọc diễn cảm.
G: Em biết gì về NV chú Cuội ,chị Hằng và cành đa, cung quế?
H: Trả lời theo chú thích sgk.
* Bước 2: Tìm hiểu ND VB.
? Đây là bài thơ trữ tình. Đúng hay sai?
HS: Đúng. Vì: tg chính là người bộc lộ tâm trạng, cảm xúc-> là NV trữ tình trong bài thơ + PTBĐ chính trong baì thơ là BC.
? Nhan đề bài thơ có gì đặc biệt? Nó khác với nhan đề thơ cổ điển đã học ntn? 
HS: tên bài thơ gợi sự thân mật, dân dã, bình dị khác với nhan đề thơ cổ điển thường lớn lao, kì vĩ, trang trọng( VD: Bạch Đằng hải khẩu, Nam quốc sơn hà, Côn Sơn ca,)
? Đọc và nêu ND 2 câu thơ đầu?
HS: tâm sự của tg với chị Hằng trong đêm thu, như một tiếng than, một nỗi lòng
? Hai câu đầu là tiếng than và lời tâm sự của Tản Đà với chị Hằng. Theo em vì sao Tản Đà lại có tâm trạng chán trần thế?
HS: PBYK của mình.
* Gv: Tiếng than đó chứa chất một nỗi sầu da diết khôn nguôi được diễn tả qua hai tiếng “buồn lắm”. Đó là nỗi buồn đêm thu cộng với nỗi buồn chán đời. Nỗi buồn đêm thu là cái thường tình của thi sĩ, còn nỗi chán đời có duyên cớ vì đâu? Đó là nỗi ưu thời mẫn thế trước sự tồn vong của đất nước, của dân tộc; có nỗi đau nhân sinh trước cảnh đời “gió gió, mưa mưa”; có nỗi cô đơn thất vọng, bế tắc của thân thế cá nhân: “ 20 năm lẻ hoài cơm áo, Mà đến bây giờ có thế thôi”
 - Tiếng than ấy, nỗi buồn chán ấychất chứa trong hầu hết các bài thơ của TĐ:
 “ Đời đáng chán biết thôi là đủ
 Sự chán đời xin nhủ lại tri âm”
 Hay: “ Gió gió, mưa mưa đã chán phèo
 Sự đời nghĩ đến lại buồn teo”
-> Tác giả cảm thấy bất hoà sâu sắc với xã hội và muốn 
? Tại sao tg lại chọn đêm thu để than thở với chị Hằng?
HS: thu tức là buồn, là gợi buồn, là mộng.
* Gv: -TĐ viết “ Từ vào thu đến nay, gió thu hiu hắt. Sương thu lạnh.Khói thu xây thành, lá thu rơi rụng đầu ghềnh. Sông thu đưa lá bao ngành biệt li”( Cảm thu, tiễn thu)
Thế Lữ: “Em có nghe mùa thu dưới trăng.”
? NX gì về cách bộc lộ cảm xúc của tg ở 2 câu thơ đầu? Cảm nhận tâm trạng của nhà thơ?
H: PB như bảng chính.
* Gv bình: Lời bộc bạch của tg ở 2 câu thơ đầu thật chân thành, tha thiết. Trong đêm thu thanh vắng chỉ có vầng trăng vằng vặc trong sáng, phúc hậu, vô tư mới đáng là tri âm tri kỉ, mới đáng là người bạn tâm giao của nhà thơ.
Và có lẽ chỉ có chị Hằng mới hiểu được nỗi lòng thi sĩ. Hai câu thơ đầu là tiếng lòng, là tâm sự, là tiếng nói của trái tim, tiếng của linh hồn.
HS: Đọc 4 câu thơ tiếp theo.
? Sau lời tâm sự với chị Hằng, nhà thơ có tâm trạng ntn ở 4 câu thơ tiếp theo?
HS: Muốn làm thằng Cuội lên cung trăng làm bạn với chị ? Nhiều người đã nhận xét một cách xác đáng rằng: Tản Đà là một hồn thơ “ngông”, em hiểu ngông nghĩa là gì? 
HS: -Ngông có nghĩa là làm những việc trái với mọi người bình thường.
 Gv: - Ngông trong văn chương thường thể hiện bản lĩnh con người có cá tính mạnh mẽ, có mối bất hoà sâu sắc với thực tại, không chịu ép mình vào khuôn khổ chật hẹp của lễ nghi, lề thói thông thường. “ngông là sản phẩm của XHPK chuyên chế không tôn trọng cá tính con người.
? Hãy phân tích cái “ngông” của Tản Đà trong ước muốn làm thằng cuội ở 4 câu thơ tiếp theo?( chú ý: Ước muốn khát vọng, cách lên cung trăng, cách xưng hô, địa điểm thoát li, MĐ thoát li có gì khác thường)
HS 
 - Khát vọng : độc đáo , khác lạ -Thoát li khỏi thực tế bằng cách lên cung trăng-> Bởi thông thường khi buồn người ta thường tìm đến bầu rượu, túi thơ. 
 - Cách thoát li chẳng giống ai chỉ giống thằng Cuội.
 - Xưng hô chị em -> bầu bạn->dễ bộc lộ tâm sự, nỗi lòng thầm kín và dễ thông cảm .
 - Địa điểm thoát li: chốn bồng lai tiên cảnh , nơi thanh tao trong sáng, cõi tiên, lánh xa cõi trần bụi bặm.=> lí tưởng tuyệt đối.
 - MĐ: làm bạn với chị Hằng, vui cùng mây gió, lánh xa cõi đời đáng chán. Sống với những niềm vui mà cõi đời không có.
? Hãy chỉ ra nét NT mới mẻ , khác biệt trong 4 câu thơ so với qui tắc thơ Đường?( về bố cục, h/ả, ý tứ trong 4 câu thơ, phép tu từ)
H: - 2 câu thực không tả thực, 2 câu luận không bình luận, suy luận, mở rộng VĐ => phạm luật
Phép đối được vận dụng 1 cách sáng tạo: tiểu đối, bình đối.
Ngôn ngữ trôi chảy, ý tứ khoáng đạt, phát triển tự nhiên, phép điệp từ => tạo sự gắn bó hài hoà giữa 4 câu thơ. Giọng điệu thanh thoát nhẹ nhàng pha chút hóm hỉnh, đùa vui
H/ ả thơ độc đáo, gần gũi mà đầy tình tứ, lãng mạn gợi bao chuyện huyền thoại
? 4 câu thơ giúp em cảm nhận được điều gì?
HS: -> khát vọng tự do của tâm hồn lãng mạn, thể hiện rõ phong cách “ ngông, sầu, mộng”
* Gv: Tâm hồn lãng mạn, p/cách ngông , sầu, mộng thể hiện qua rất nhiều bài thơ: Tản Đà luôn cảm thấy trống vắng, cô đơn, khắc khoải: “ Chung quanh những đá cùng mây. Biết người tri kỉ đâu đây mà tìm” 
 Luôn ao ước thả hồn cùng mây gió: “ Kiếp sau xin chớ làm người. Làm đôi chim nhạn giữa trời mà bay”. Và luôn sầu, mộng: “ Nghĩ lắm lúc đời không bằng mộng. Tiếc mộng bao nhiêu laị ngán đời”
Gv: Cái ngông, cái lãng mạn còn được th.hiện rõ hơn ở 2 câu kết.
? Đọc hai câu kết. ý nghĩa của từ “cười”?
HS: Cười vì thoả mãn được khát vọng thoát li mãnh liệt, đã xa lánh hẳn được cõi trần bụi bặm. Vừa thể hiện sự mỉa mai khinh bỉ trần thế, thích thú vì được sánh vai cùng chị Hằng. 
Gv: Mạch CX lãng mạn và ngông đã được đẩy lên đến cao độ = 1 h/ả tưởng tượng đầy bất ngờ, thú vị -> Đỉnh cao của hồn thơ lãng mạn và ngông của Tản Đà.
? Cảm nhận được điều gì về tâm sự cuả TĐà?
H: PBYK như ghi nhớ.
Hoạt động 3: Tìm hiểu NT bài thơ.
G: Nêu giá trị nghệ thuật đặc sắc làm nên sức hấp dẫn của bài thơ?Chọn đáp án đúng nhất:
 A. Cảm xúc mãnh liệt, dồi dào, sâu lắng, thiết tha.
 B. Lời thơ giản dị, trong sáng nhưng ý nhị, giàu sức biểu cảm, và đa dạng trong lối biểu hiện.
 C. Sức tưởng tượng phong phú táo bạo, chi tiết gợi cảm, bất ngờ, hồn thơ lãng mạn pha chút ngông.
 D. Vận dụng sáng tạo thể thơ Đường Luật .
 E. Cả 4 phương án trên.
H: chọn : E => ghi vào vở .
H: Đọc ghi nhớ / sgk- 157
A, Văn bản: Muốn làm thằng Cuội
I. Giới thiệu tg, tp:
 1. Tác giả:
 2. Tác phẩm:
 ( SGK/ )
 3. Đọc- chú thích:
II. Nội dung:
- 2 câu đầu:
 + Tiếng than, lời tâm sự : buồn, chán trần thế.
=> nỗi bất hoà sâu sắc với thực tại.
 + Lời bộc bạch chân thành, tha thiết; giọng điệu tự nhiên; cách xưng hô thân mật.
- 4 câu tiếp:
 + Khát vọng: muốn lên cung trăng làm bạn với chị Hằng, vui cùng mây gió.
=> độc đáo, khác thường, lãng mạn
->phongcách “ngông”
- 2 câu kết: 
 “cười”: 
 + h/ả tưởng tượng đầy bất ngờ thú vị -> đỉnh cao của sự lãng mạn, ngông.
III. Nghệ thuật:
Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản “ Hai chữ nước nhà”
* bước 1: Tìm hiểu tg, tp.
? Giới thiệu những nét cơ bản về tác giả, tác phẩm?
HS: Trình bày theo chú thích SGK.
* Gv: - Bên cạnh Tản Đà thì Trần Tuấn Khải – 1 nhà thơ yêu nước cũng để lại nhiều dấu ấn sâu đậm trong VH VN đầu thế kỉ XX. 
 - Thơ ông lưu hành công khai, hợp pháp nên ND yêu nước thường dược biểu hiện theo1 cách riêngđể có thẻ lọt qua vòng kiểm duyệt gắt gao của thd Pháp. Ông thường mượn đề tài lsử ( Bà Trưng, Trần Hưng Đạo, N.Trãi), đề tài về thiên nhiên và đề tài về di tích lịch sử của đất nước ( chơi thành Cổ Loa, Đề động Tam Thanh,) hoặc các biểu tượng NT ( như gánh nước đêm, tiếng cuốc kêu,) để kí thác tâm sự yêu nước và cổ vũ khích lệ đồng bào.
 - Thơ văn ông là “1 ngọn bút quan hoài” bộc lộ t/y nước thiết tha, kín đáo.
 - TR.T.K rất thành công khi khai thác đề tài lịch sử. Viết về đề tài này ông thường lựa chọn những khoảnh khắc lsử đặc biệt, những câu chuyện có sức gợi cảm lớn rồi ông háo thân vào nhvật để giãi bày những nỗi niềm của mình. Các bài thơ của ông chứa chất tâm trạng phẫn uất, đau thương trong cảnh nước mất nhà tan . Vì vậy có sức rung động mạnh mẽ, được truyền tụng rộng rãi đặc biệt trong giới thanh niên, HS . “Hai chữ nước nhà” là 1 bài thơ như thế.
 - Hai .nhà gồm 101 câu thơ: 36 câu thơ đầu là đoạn thơ trích học- 12 câu tiếp tái hiện lsử DT anh hùng - 28 câu tiếp theo là lời khuyên con, nhắc nhở cả thế hệ thanh niên đương thời phải làm sao cho “khỏi thẹn với gương Lạc Hồng”, không cam tâm “làm kiếp ngựa trâu” – 25 câu cuối là tâm sự của người cha kí thác lại cho con ý chí báo thù phục quốc.
Gv hướng dẫn đọc: Cần đọc với giọng trầm, thiết tha: - ... ệ dòng máu anh hùng DT trong mỗi người, khơi gợi lòng yêu nước, căm thù giặc, ý thức độc lập, lòng tự hào DT . Hơn nữa những người dân- nạn nhân của chế độ vong quốc đễ dàng cảm nhận được nỗi đau của chính mình. -> niềm tự hào DT sâu sắc, tâm trạng đau đớn tột cùng của người cha trước “thảm vong quốc” => bi kịch cá nhân ở đây đã trở thành bi kịch của cả DT( GV
G: Tác giả đã nhập vai người trong cuộc, một nạn nhân vong quốc đang đi vào chỗ chết để miêu tả hiện tình đất nước và kể tội ác của quân xâm lược với cảm xúc chân thành, nỗi đau da diết. Cả đoạn thơ có sức truyền cảm mạnh mẽ, gây xúc động trong lòng người đọc, có sức rung động lớn, nhất là đối với những tâm hồn đồng điệu ở thời đại đó.
? Đọc 8 câu thơ cuối
? Lời trao gửi của người cha đối với con được thể hiện rõ nhất qua những câu thơ nào? Hãy phân tích ý nghĩa của những câu thơ đó?
HS: - Giang sơn. cậy con
Ngọn cờ độc lập máu đào còn đây.
=> niềm tin vào con, vào thế hệ trẻ sẽ gánh vác việc non sông, đát nước -> Đó cũng là lời nhắn nhủ, dặn dò của cha ông và cũng là niềm tin của tg gửi gắm 1 cách chân thành, tha thiết và kín đáo vào thế hệ trẻ, vào chính mình trước hoàn cảnh đất nước hiện tại đầu thế kỉ XX.
? Nêu nghệ thuật đặc sắc của văn bản?
HS: Khái quát những nét NT đặc sắc của VB.
HS: Trình bày ghi nhớ SGK.
? Vì sao nhan đề bài thơ lại là “ Hai chữ nước nhà”? Nhan đề ấy gắn với tư tưởng chung của bài thơ ntn?
HS: Tự do pbyk.
* Gv: Nước và nhà vốn là 2 khái niệm riêng nhưng ở đây trong hoàn cảnh của 2 cha con N.Trãi, cũng là hoàn cảnh chung của đất nước những năm 20 của thế kỉ XX , 2 khái niệm đó không thể tách rời. Vì nước mất thì nhà tan, thù nhà chỉ trả khi đã đền nợ nước. Cũng bởi thế tất cả những điều Nguyễn Phi Khanh nhắc nhở con lấy nước làm nhà, lấy cái nghĩa với nước thay cho chữ hiếu vơí cha sẽ vẹn cả đôi đường.
Hoạt động 3: Luyện tập
? Đọc diễn cảm 2 bài thơ?
 B, Hai chữ nước nhà
1. Tỏc giả, tp: SGK
2. Đọc và chỳ thớch:
II. Nội dung:
 1. Kết cấu và bố cục:
 - Thể thơ: song thất lục bỏt.
 - Giọng điệu : lõm li, thống thiết.
- Bố cục: 3 phần
 2. ND: 
 a, 8 cõu đầu: 
- Bối cảnh khụng gian:
 buồn bó, thờ lương, ảm đạm, mang nỗi đau của con người.
 - Hoàn cảnh: ộo le
 - Tõm trạng 2 cha con: đau đớn, xút xa, uất nghẹn.
=> Lời khuyờn của người cha: thiờng liờng, xỳc động -> trăng trối.
b, 20 cõu thơ tiếp:
- Khớch lệ lũng yờu nước, căm thự giặc, ý thức độc lập, lũng tự hào DT 
 - Tõm trạng: đau đớn, căm phẫn vũ xộ tõm can trước “ thảm vong quốc”
-> bi kịch cỏ nhõn -> bi kịch của DT.
c, 8 cõu cuối:
 - Lời nhắn nhủ, dặn dũ, niềm tin vào con, vào thế hệ trẻ sẽ gỏnh vỏc việc non sụng đất nước.
III. NT:
 - Thể thơ thớch hợp.
 - Giọng điệu trữ tỡnh thống thiết.
 - Từ ngữ, h/ả ước lệ giầu sức gợi tả, gợi cảm.
 - Cỏc phộp tu từ s2, nhõn hoỏ, ẩn dụ tượng trưng, núi quỏ,thành cụng.
IV. Tổng kết:
 Ghi nhớ/ sgk
C, Luyện tập:
IV, Củng cố:
? Phát biểu cảm nghĩ về hình ảnh “ông đồ” trong bài thơ?
V/ Hướng dẫn học bài:
- Học thuộc lòng 2 bài thơ, nắm chắc ND phần ghi nhớ sgk, ph.tích 2 bài thơ.
- Xem lại đề bài Tập làm văn số 3-> giờ sau trả bài.
E. Rút kinh nghiệm
______________________________________
Soạn: 8.12.08
Giảng: 
Tiết 66
Lớp: 
trả bài tập làm văn số 3: văn thuyết minh
A, Mục tiêu.
1, Kiến thức: 
 - Giúp học sinh đánh giá bài làm của mình theo yêu cầu của văn bản thuyết minh và nội dung của đề bài.
2, Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng tự đánh giá và chữa lỗi trong bài làm của mình
3, Thái độ:
- Giáo dục ý thức nghiêm túc trong học tập.
 B, Chuẩn bị:
* Gv:
- Đáp án, biểu điểm, sổ chấm trả bài.
* HS:
- Xem lại văn thuyết minh, đề bài Tập làm văn số 3.
C, Phương pháp:
- Hoạt động nhóm, làm việc độc lập.
D, Tiến trình bài dạy:
I, ổn định tổ chức
II, Kiểm tra bài cũ: 
III, Bài mới:
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu đề bài và lập dàn ý.
? Đọc và xđịnh yêu cầu của đề?
HS: XĐ các y/ c của đề.
? Nhắc lại dàn ý của bài văn thuyết minh?
HS: Nhắc lại dàn ý của bài văn T.M
? Hãy tìm ý và lập dàn ý cho đề bài trên ?
HS: Thảo luận nhóm để tìm ý-> dựa vào các ý tìm được để lập dàn ý.
*Gv: ghi bảng dựa theo ND phần đáp án của tiết 55- 56.
Hoạt động 2: Gv nêu biểu điểm.( Tiết 55 – 56)
Hoạt động 3: Nhận xét bài làm của HS
1. Ưu điểm: 
 - Đa số HS hiểu đề, nắm được phương pháp thuyết minh và y/c của đề .
 Bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát. Biết kết hợp các phương pháp th.minh.
 - Đã th. minh được đầy đủ các nội dung cần thiết về chiếc bút bi ( Đặc điểm cấu tạo, vai trò, công dụng, cách sử dụng và bảo quản)
 - Đa số HS được điểm trên trung bình.
 - Nhiều em biết kết hợp thuyết minh với miêu tả, biểu cảm tốt:
2. Nhược điểm:
 - Một số HS chữ viết rất xấu, trình bày cẩu thả, sai nhiều lỗi chính tả: Nhật Minh, Toàn
 - Thuyết minh còn chưa chi tiết, cụ thể, rõ ràng.
 - Chưa biết k/ hợp yếu tố TM với MT và BC
 - Một số HS còn chưa biết vận dụng 1 cách hợp lí các ph2 TM .
 - Bài làm còn sơ sài, thiếu sự suy nghĩ, sáng tạo còn lệ thuộc nhiều vào bài văn tham khảo
Hoạt động 4: Chữa lỗi
* Gv: chọn trong bài làm của HS 1 số lỗi tiêu biểu, yêu cầu HS nhxét, phát hiện loại lỗi, nêu cách sửa:
* Gv công bố kết quả , đọc bài viết khá, tốt.
9,10
7,8
5,6
3,4
0,1,2
* Gv trả bài cho HS .
HS: chữa lỗi trong bài làm-> Gv: theo dõi, nhắc nhở hs chữa bài nghiêm túc.
Đề bài: Hãy thuyết minh cây bút bi 
I.Tìm hiểu đề, lập dàn ý:
 1.Tìm hiểu đề:
 - Thể loại: thuyết minh
 - Đối tượng thuyết minh: cây bút bi ( bút máy)
 - Phương pháp TM:
nêu định nghĩa, phân tích, phân loại, giải thích, trình bày,
 2. Lập dàn ý:
 ( Tiết 55- 56 )
II. Biểu điểm:
III. Nhận xét:
1, Ưu điểm:
2, Nhược điểm:
IV. Trả bài- Chữa lỗi:
 IV. Củng cố: 
? Khi làm 1 bài văn thuyết minh cần lưu ý những điều gì? ( Xác định rõ 
 các bước làm bài văn thuyết minh)
V. Hướng dẫn về nhà: 
- Ôn tập lại thể loại văn thuyết minh.
- Soạn: Hoạt động làm thơ bảy chữ
* Yêu cầu:
1, Xem lại đặc điểm của thơ bảy chữ: thất ngôn tứ tuyệt ( cách gieo vần, ngắt nhịp, luật bằng chắc)
2, Sưu tầm một số bài thơ bảy chữ chép vào vở bài tập.
3, Làm một bài thơ bốn câu bảy chữ đề tài về mùa xuân, về việc chống sản xuất, tàng trữ, mua bán vận chuyển và đốt tất cả các laọi pháo.
E. Rút kinh nghiệm:
________________________________________
Soạn: 8.12.08
Giảng: 
Tiết 67, 68
Lớp: 
hoạt động làm thơ bảy chữ
A, Mục tiêu.
1, Kiến thức: 
 - Giúp học sinh nắm đước đặc điểm của thể thơ bảy chữ và biết cách làm một bài thơ bảy chữ với các yêu cầu tối thiểu
2, Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng tạo lập văn bản biểu cảm gắn với đề tại cụ thể, gần gũi trong cuộc sống.
3, Thái độ:
- Giáo dục tính mạnh dạn, tự tin trước các hoạt động tập thể.
 B, Chuẩn bị:
* Gv:
- Bài soạn, bảng phụ, bài thơ bảy chữ
* HS:
- Soạn bài theo hướng dẫn của sgk
C, Phương pháp:
- Quy nạp, vấn đáp, giảng giải. Hoạt động nhóm, làm việc độc lập.
D, Tiến trình bài dạy:
I, ổn định tổ chức
II, Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS.
III, Bài mới:
* Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nhắc lại các đặc điểm của thể thơ 7 chữ.
G: Hãy kể tên những bài thơ bảy chữ mà em đã học trong chương trình?
H: Nam Quốc sơn hà, Bạn đến chơi nhà
G: Những bài thơ đó thuộc những thể thơ nào?
H: Thất ngôn bát cú đường luật; thất ngôn tứ tuyệt, thơ mới
G: Để nhận diện một thể thơ ta chú ý đến những đặc điểm nào?
H: Số chữ trong mỗi dòng, số dòng trong mỗi khổ, ngắt nhịp, gieo vần, luật bằng trắc.
G: Hãy nhận diện thơ bảy chữ qua 3 ví dụ a, b, c trong sgk / 165?
( GV chia mỗi tổ 1 bài (ví dụ). Hoạt động nhóm bàn- trình bày ra bảng phụ.
H: - Trình bày kết quả thảo luận.
G: Yêu cầu H chốt lại :
 - Mỗi dũng cú 7 chữ
 - Mỗi bài cú 4 cõu hoặc 4 cõu làm thành một khổ
 - Ngắt nhịp 4/3 (3/4)
 - Gieo vần ở chữ cuối của cõu 1.2.4 (thường là vần bằng)
 - Luật bằng trắc:
+ Ở mỗi dũng, chữ thứ 2.4.6 đối thanh
+ Cặp cõu đối thanh: 1-2 và 3-4
+ Cặp cõu bằng trắc giống nhau là niờm (2-3;1-4)
=> Kiến thức đã học ở tiết 61.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS thực hiện ND phần II.
H: Đọc ND 2 vd a, b/ 165
G: yêu cầu HS chia làm 2 nhóm để thực hiện y/c của BT 1 / 165 – chép bài thơ lên bảng nhóm.
H: thảo luận nhóm, trình bày ra bảng nhóm:
 + Nhóm 1: VD (a): 
 Chiều hôm thằng bé / cưỡi trâu về,
 B B B T T B B
 Nó ngẩng đầu lên / hớn hở nghe.
 T T B B T T B
 Tiếng sáo diều cao / vòi vọi rót,
 T T B B B T T
 Vòm trời trong vắt / ánh pha lê.
 B B B T T B B
 Nhóm 2: VD (b): Câu thơ thứ hai sai hai chỗ đó là sai nhịp và sai vần.
+ Sai nhịp sau “ngọn đèn mờ” có dấu phẩy thành ra ngắt nhịp 3/4 chưa đúng với đặc điểm thể thơ 7 chữ.
+ Sai vần: Câu 1 vần e (che) vì thế câu 2 không thể là vần anh (xanh).
G: Sửa lại: “Ngọn đèn mờ toả, bóng đêm nhoè ( ánh xanh lè) 
G: Đọc những bài thơ (câu thơ bẩy chữ) mà em sưu tầm được.
H: Đọc những câu thơ bẩy chữ sưu tầm được, rút ra nhận xét xem các bài thơ sưu tầm có đúng với đặc điểm của thể thơ 7 chữ không.
+ Viếng lăng Bác, bài thơ về tiểu đội xe không kính.
=> Hết tiết 1
* Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm thơ
Gv: chép 2 câu thơ mục 2( a) / 166 lên bảng phụ1.
Gv: Đọc hai câu thơ của Tú Xương? Theo em đề tài của bài thơ này xoay quanh câu chuyện nào?
HS: Xoay quanh câu chuyện thằng cuội ở cung Trăng.
Gv: Hai câu cuối viết tiếp như thế nào?Vì sao em viết như vậy?( Gợi ý: 2câu cuối phải phát triển đề tài đó có thể nghiêm túc, hóm hỉnh hoặc nghịch ngợm nhưng phải theo luật: BB TT BB T
 TT BB TT B
HS: Thảo luận – lên bảng điền tiếp vào bài thơ.
Gv nhận xét, sửa -> đưa ra những câu thơ của 1 số nhà thơ.
+ Chứa ai chẳng chứa chứa thằng cuội
 Tôi gớm gan cho cái chị Hằng
+ Đáng cho cái tội quân lừa dối
Già khấc nhân gian vẫn gọi thằng
+ Cung trăng chỉ toàn đất cùng đá
 Hít bụi suốt ngày có sướng chăng
+ Cõi trần ai cũng chướng mặt nó
Nay đến cung trăng bỡn chị Hằng
Gv đọc bài 2: Bài thơ này theo em làm tiếp chủ đề gì? Nếu phải viết tiếp ta sẽ làm như thế nào?
Gv gợi ý: Luật B- T của 2 câu tiếp phải là:
 TT BB B TT
 BB TT T BB
HS: Viết về chủ đề mùa hạ.
 Phải tuân đúng luật bằng trắc, gieo vần ngắt nhịp.
HS: Thảo luận nhóm, tiếp tục làm 2 câu cuối bài thơ- ghi lên bảng.
Gv: NX, sửa , đưa ra những câu thơ khác để HS tham khảo: 
Phất phới trong lòng bao tiếng gọi
Thoảng hương lúa chín gió đồng quê
 Hoạt động 4: Học sinh tự làm bài thơ bẩy chữ với chủ đề tự chọn.
HS viết ,đọc bài -> HS khác nhận xét, giáo viên uốn nắn.
I, Nhận diện luật thơ: 
II, Tập làm thơ:
 1. Làm tiếp bài thơ cũn dở dang
2. Đọc và làm thơ 7 chữ:
IV/ Củng cố:
- Nêu đặc điểm của luật thơ bẩy chữ.
- Giáo viên đọc thêm cho HS bài “chiếc rổ may”.
V/ Hướng dẫn học bài:
- Học lý thuyết + làm bài thơ bẩy chữ
- Chuẩn bị đề kiểm tra TV để tiết sau: Trả bài kiểm tra tiếng Việt.
E. Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 17.doc.doc