Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tuần 14 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Thị Thu Hiền

Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tuần 14 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Thị Thu Hiền

1/ Mục tiêu.

 1.1/ Kiến thức:

- Giúp HS hiểu rõ công dụng của dấu ngoặc kép

 1.2/ Kĩ năng:

- Biết sử dụng dấu ngoặc kép trong khi viết.

 1.3/ Thái độ:

- Nghiêm túc trong học tập.

2/ Chuẩn bị:

 Gv:- STK, Bảng phụ

 HS:- Đọc và trả lời câu hỏi /sgk

3/ Phương pháp:

- Phân tích ngôn ngữ, rèn luyện theo mẫu, định hướng giao tiếp, quy nạp.

4/ Tiến trình bài dạy

 4.1/ Ổn định tổ chức

 4.2/ Kiểm tra bài cũ:

? Nêu công dụng của dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm? Cho ví dụ minh hoạ?

 4.3/ Bài mới:

* Gv: Dấu ngoặc kếp là một loại dấu thường được sử dụng trong khi tạo lập văn bản. Vậy công dụng của nó ntn? Bài học ngày hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu.

 

doc 8 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 1114Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tuần 14 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Thị Thu Hiền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn: 
Giảng: 
Tiết: 53 
Dấu ngoặc kép 
1/ Mục tiêu.
 1.1/ Kiến thức: 
- Giúp HS hiểu rõ công dụng của dấu ngoặc kép
 1.2/ Kĩ năng:
- Biết sử dụng dấu ngoặc kép trong khi viết.
 1.3/ Thái độ:
- Nghiêm túc trong học tập.
2/ Chuẩn bị:
 Gv:- STK, Bảng phụ
 HS:- Đọc và trả lời câu hỏi /sgk
3/ Phương pháp:
- Phân tích ngôn ngữ, rèn luyện theo mẫu, định hướng giao tiếp, quy nạp.
4/ Tiến trình bài dạy
 4.1/ ổn định tổ chức
 4.2/ Kiểm tra bài cũ:
? Nêu công dụng của dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm? Cho ví dụ minh hoạ?
 4.3/ Bài mới: 
* Gv: Dấu ngoặc kếp là một loại dấu thường được sử dụng trong khi tạo lập văn bản. Vậy công dụng của nó ntn? Bài học ngày hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu.
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu công dụng dấu ngoặc kép:
H: đọc và quan sát các đoạn trích ở mục I, -> thảo luận theo nhóm bàn câu hỏi SGK.
? ND các đoạn văn trên?
? Dấu ngoặc kép trong những đoạn trích trên dùng để làm gì?
H: Trình bày kết quả thảo luận:
- Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu:
 a. Lời dẫn trực tiếp (một câu nói của Găng đi) -> đánh dấu lời nói được dẫn lại một cách nguyên vẹn.
 b. Từ “dải lụa” chỉ chiếc cấu - tác giả xem cầu Long Biên như một dải lụa cắt ngang sông Hồng -> “dải lụa” được hiểu theo nghĩa đặc biệt, nghĩa được hình thành theo phương thức ẩn dụ> -> Dấu ngoặc kép đánh dấu từ ngữ có ý nghĩa đặc biệt
 c. Văn minh, khai hoá là những từ ngữ mà TD.Pháp dùng để nói về sự cai trị của chúng đối với dân tộc ta .
 ở đây tác giả dùng lại chính từ ngữ ấy để mỉa mai về sự cai trị của chúng ở VN.
->dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu từ ngữ có hàm ý mỉa mai.
 d,Các từ ngữ trong dấu ngoặc kép ấy là tên tác phẩm kịch -> dấu ngoặc kép để đánh dấu tên tác phẩm.
? Từ việc phân tích ví dụ, hãy cho biết công dụng của dấu ngoặc kép?
HS: Trình bày như ghi nhớ SGK (142) -> đọc ghi nhớ.
? Tìm 1 số đoạn văn đã học có dùng dấu ngoặc kép và chỉ rõ công dụng của dấu ngoặc kép đó?
HS: hoạt động nhóm- ghi ra bảng nhóm đoạn văn tìm được.
G: chữa cho H trên bảng nhóm.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện tập 
 Bài 1: Công dụng dấu ngoặc kép
HS: hoạt động nhóm trên bảng phụ- mỗi nhóm 1 câu.
Gv: chữa bài cho Hs:
Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu:
a. Câu nói được dẫn trực tiếp . Đây là những câu nói mà lão Hạc tưởng như là con chó vàng muốn nói với lão.
b. TN dùng với hàm ý mỉa mai: Một anh chàng được coi là “hầu cận ông Lý” mà bị người đàn bà đang nuôi con mọn túm tóc, lẳng ngã nhào ra thềm.
c. TN được dẫn trực tiếp, dẫn lại lời của người khác.
d. TN được dẫn trực tiếp và cũng có hàm ý mỉa mai.
e. TN để dẫn trực tiếp “mặt sắt”, “ngây vì tình” được dẫn lại từ hai câu thơ của NDu. Hai câu thơ này cũng được dẫn trực tiếp.
Bài 2: Đặt dấu hai chấm và dấu ngoặc kép vào chỗ thích hợp, giải thích lý do:
a. Đặt dấu hai chấm sau “cười bảo” (đánh dấu báo trước lời đối thoại), dấu ngoặc kép ở “cá tươi” và “tươi” (đánh dấu T.ngữ được dẫn lại).
b. Đặt dấu hai chấm sau “Chú Tiến Lê” (đánh dấu báo trước lời dẫn trực tiếp), đặt dấu ngoặc kép cho phần còn lại: “cháu hãy vẽ cái gì thân thuộc nhất với cháu” (đánh dấu báo trước lời dẫn trực tiếp).
c. Đặt dấu hai chấm sau “bảo hắn” (đánh dấu báo trước lời dẫn trực tiếp).
Bài 3: Hai câu có ý nghĩa giống nhau, nhưng dùng dấu câu khác nhau:
 a. Dùng dấu ngoặc kép và dấu hai chấm để dẫn nguyên lời văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
 b, Không dùng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép như ở trên vì câu nói không được dẫn nguyên văn (lời dẫn trực tiếp) mà là lời dẫn gián tiếp.
Bài 4: Viết một đoạn văn thuyết minh ngắn có dùng dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm, dấu ngoặc kép. Giải thích công dụng các loại dấu câu đó.
 - GV hướng dẫn HS chọn đề tài (giới thiệu tác giả nào đó trong chương trình).
- HS viết bài (đ.văn) có sử dụng các loại dấu câu.
- HS hđộng cá nhân -> trình bày. Giáo viên nhận xét, uốn nắn.
A/ Lí thuyết:
I/ Công dụng của dấu ngoặc kép
1/ Khảo sát ngữ liệu
- Dờu ngoặc kép dùng để đánh dấu :
=> Lời dẫn trực tiếp 
 - Từ ngữ có ý nghĩa đặc biệt
 Từ ngữ có hàm ý mỉa mai
- Đánh dấu tên tác phẩm 
2/ Ghi nhớ : sgk
B/ Luyện tập
Bài 1: Công dụng dấu ngoặc kép
Bài 2: Đặt dấu hai chấm và dấu ngoặc kép vào chỗ thích hợp, giải thích lý do:
Bài 3: Hai câu có ý nghĩa giống nhau, nhưng dùng dấu câu khác nhau:
Bài 4: Viết một đoạn văn thuyết minh ngắn có dùng dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm, dấu ngoặc kép. Giải thích công dụng các loại dấu câu đó.
4.4/ Củng cố:
? Nêu công dụng của dấu ngoặc kép? Ví dụ minh hoạ?
4.5/ Hướng dẫn học bài:
- Học bài theo ghi nhớ SGK. Hoàn thành các bài tập sgk.
- Soạn bài: Luyện nói thuyết minh về một thứ đồ dùng 
* Yêu cầu: thực hiện phần chuẩn bị ở nhà- sgk/ 144
5/ Rút kinh nghiệm.
Soạn: 
Giảng: 
Tiết: 54 
luyện nói: thuyết minh về một thứ đồ dùng
1/ Mục tiêu.
 1.1, Kiến thức: 
- Giúp HS dùng hình thức luyện nói để củng cố kiến thức, kĩ năng về cách làm bài văn thuyết minh đã học
 1.2, Kĩ năng:
- Nói trước đám đông với sự tự tin, trinhg bày rõ ràng, lưu loát
 1.3, Thái độ:
- Nghiêm túc trong học tập.
2/ Chuẩn bị:
 Gv: STK, Bảng phụ
 HS: Chuẩn bị theo hướng dẫn/sgk 144.
3/ Phương pháp:
- Phân tích ngôn ngữ, rèn luyện theo mẫu, định hướng giao tiếp, quy nạp.
4/ Tiến trình bài dạy
 4.1/ ổn định tổ chức
 4.2/ Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS.
 4.3/ Bài mới:
* Gv: Giờ học ngày hôm nay chúng ta cùng củng cố lại kiến thức về văn bản thuyết minh qua tiết luyện nói: thuyết minh về một thứ đồ dùng:
Hoạt động 1: Tìm hiểu đề và xây dựng dàn bài
H: Thảo luận nhóm để thống nhất dàn bài 
H: lên trình bày bước tìm hiểu đề.
H: trình bày dàn bài đã xây dựng ở nhà.
G: nx, chốt kiến thức chính xác.
H: xây dựng dàn bài vào vở.
Hoạt động 2:Gv yêu cầu luyện nói theo dàn bài ở tổ.( 7 phút)
Hoạt động 3 :Các nhóm cử đại diện trình bày trước lớp.
Gv nêu yêu cầu:
*Hình thức :
 -Nói rõ ràng, rành mạch có đầu có cuối.
 -Nói có kèm theo các cử chỉ,ngữ điệu.
*Nội dung:
 - Đảm bảo các ý trong dàn bài.
A/ Đề bài: Thuyết minh về cái phích nước
I/ Tìm hiểu đề
- Thể loại: thuyết minh về một thứ đồ dùng
- Đối tượng: cái phích nước .
 - Phạm vi tri thức:
 Công dụng, cấu tạo,nguyên lí giữ nhiệt và cách bảo quản.
-Phương pháp thuyết minh:
+Định nghĩa,giải thích.
+Phân tích, phân loại.
II. Dàn bài:
 1.Mở bài:
- Phích nước là một thứ đồ dùng thiết yếu trong mỗi gia đình.Có vai trò cần thiết 
 2.Thân bài:
 - Cấu tạo: Gồm 2 bộ phận vỏ và ruột 
 + Vỏ phích được làm bằng nhiều chất liệu khác nhau được trang trí-> bảo quản ruột phích
 + Ruột phích có 2 lớp thủy tinh, ở giữa là lớp chân không làm mất khả năng truyền nhiệt ra ngoài....
 - Công dụng: Dùng để giữ nhiệt cho nước sôi....
 - Cách sử dụng và bảo quản :
 +Để nơi khô,thoáng, tránh tầm tay trẻ.
 + lau sạch sẽ, không đổ nước lạnh đột ngột
 - Ngày nay phích được cải tiến rất hiện đại, mẫu mã, màu sắc đa dạng, chủng loại phong phú mà rất tiện lợi. Đó là phích điện.
 3.Kết bài:
Cái phích nước rất tiện dụng trong đời sống mỗi gia đình nhất là vùng nông thôn và miền núi.
III. Luyện nói
 4.4/ Củng cố:
* Gv nhận xét giờ luyện nói.
* Bài làm tham khảo:
phích nước ( bình thuỷ)
	Phích nước hay bình thuỷ là một vật dụng quen thuộc phổ biến trong mỗi gia đình. Nó có tác dụng giữ nước sôi trong một thời gian nhất định
	Phích gồm hai bộ phận: ruột phích và vỏ phích. Ruột phích là bộ phận quan trọng nhất có tác dụng giữ nhiệt. Khả năng giữ nhiệt tốt hay kém là do bộ phận này. Ruột phích được cấu tạo bởi hai lớp thuỷ tinh, ở giưũa là chân không làm mất khả năng truyền nhiệt ra ngoài của nước. Phía trong lớp thuỷ tinh được tráng bạc nhằm hắt nhiệt trở lại để giữ nhiệt. Chibnhs vì cấu tạo đó mà trong vòng 6 giờ đồng hồ nước từ 1000 vẫn còn giữ được 700.
	Tiếp đến là vỏ phích. Vỏ phích thường được làm bằng nhựa hoặc sắt. Nó có tác dụng bao bọc và bảo vệ ruột phích tránh những tác động có thể dẫn đến vỡ ruột phích.
	Với cấu tạo đó mà phích nước luôn được chú ý trong sử dụng và bảo quản. Người ta thường để phích ở những chỗ ít xảy ra các hoạt động mạnh và đối với những gia đình có trẻ nhỏ việc cất giữ phích nước ca ngf được chú ý hơn.
4.5/ Hướng dẫn học bài:
- Ôn lại lí thuyết về bài văn thuyết minh -> Chuẩn bị bài viết số 3.
5/ Rút kinh nghiệm.
Soạn: 
Giảng: 
Tiết: 55,56 
viết bài tập làm văn số 3: VĂN THUếT MINH 
1/ Mục tiêu.
 1.1, Kiến thức: 
- Cho HS tập dượt làm bài thuyết minh để kiểm tra toàn diện các kiến thức đã học về văn bản thuyết minh.
 1.2, Kĩ năng:
- Viết bài tập làm văn tại lớp
 1.3, Thái độ:
- Nghiêm túc trong học tập.
2/ Chuẩn bị:
 Gv:- Đề bài, đáp án biểu điểm.
 HS:- Chuẩn bị theo hướng dẫn/sgk 144.
3/ Phương pháp:
- Hoạt động độc lập.
4/ Tiến trình bài dạy
 4.1/ ổn định tổ chức
 4.2/ Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS.
 4.3/ Bài mới
Hoạt động 1: Giáo viên đọc đề bài và ghi đề bài lên bảng cho HS làm bài
Đề bài: Thuyết minh về cây bút máy hoặc cây bút bi.
Hoạt động 2: HS làm bài- Gv quan sát nhắc nhở
Hoạt động 3: Thu bài khi có trống
I/ Đáp án:
 1. Hình thức
- Bố cục rõ ràng
- Lời văn ngắn gọn, dễ hiểu.
- Có thể kết hợp yếu tố mtả, bcảm và các biện pháp nghê thuật
- Thuyết minh theo một trình tự hợp lí
 2. Nội dung
- Giới thiệu được cây bút máy (bi): một vật dụng phổ biến và hữu ích, tiện lợi trong cuộc sống, đặc biệt là đối với HS.
- Thuyết minh được đặc điểm cấu tạo, công dụng, cách sử dụng và bảo quản, và vai trò của cây bút trong hiện tại và tương lai.
- Bày tỏ được thái độ, tình cảm của mình đối với cây bút.
II/ Biểu điểm
 1. Điểm 9- 10:
- Đạt đầy đủ những yêu cầu về ND và hình thức ở trên
 2. Điểm 7- 8:
- Nội dung đầy đủ như trên nhưng còn sai 1-2 lỗi nhỏ
 3. Điểm 5- 6:
-Nội dung đầy đủ các ý nhưng còn chưa chi tiết.
-Bố cục rõ ràng nhưng còn sai 1 vài lỗi chính tả, diễn đạt.
 4. Điểm 3- 4:
-Bố cục rõ ràng nhưng bài viết yếu cả ND lẫn hình thức.
 5. Điểm 1- 2:
-Lạc đề hoặc bài viết chỉ là đoạn văn ngắn.
4.4/ / Củng cố
-Thu bài khi hết giờ
-Nhận xét bài làm của HS
4.5/ / Hướng dẫn về nhà
- Ôn lại kiến thức về văn thuyết minh
- Soạn bài “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” (Lưu ý: tìm hiểu lại đặc điểm của thể thơ thất ngôn bát cú Đường Luật)
5/ Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 14.doc.doc