Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tuần 1-6 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Thị Thu Hiền

Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tuần 1-6 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Thị Thu Hiền

A/ Mục tiêu cần đạt :

1. Kiến thức:

- Giúp HS cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật tôi trong buổi tựu trường lần đầu tiên.

- Thấy được ngòi bút văn xuôi đầy chất thơ, gợi dư vị trữ tình mang mác của Thanh Tịnh

2. Kĩ năng:

- Rèn kỹ năng đọc, cảm nhận, phân tích văn bản tự sự giàu chất trữ tình.

3. Thái độ:

- Giáo dục tình cảm trân trọng kỉ niệm trường sở.

B/ Chuẩn bị :

 * Gv: SGK , SGV, tài liệu tham khảo, bảng phụ.

 * HS: Đọc và trả lời các câu hỏi trong bài

C/ Phương pháp

- Đọc sáng tạo, vấn đáp , trao đổi , giảng bình, hoạt động nhóm, cá nhân .

 

doc 94 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 1284Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tuần 1-6 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Thị Thu Hiền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tuần 1
Soạn: Bản chính
Giảng: 
 Tiết: 1, 2
Lớp: 
Văn bản: Tôi đi học
 ( Thanh Tịnh )
A/ Mục tiêu cần đạt : 
1. Kiến thức:
- Giúp HS cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật tôi trong buổi tựu trường lần đầu tiên.
- Thấy được ngòi bút văn xuôi đầy chất thơ, gợi dư vị trữ tình mang mác của Thanh Tịnh
2. Kĩ năng:
- Rèn kỹ năng đọc, cảm nhận, phân tích văn bản tự sự giàu chất trữ tình. 
3. Thái độ:
- Giáo dục tình cảm trân trọng kỉ niệm trường sở.
B/ Chuẩn bị :
 * Gv: SGK , SGV, tài liệu tham khảo, bảng phụ.
 * HS: Đọc và trả lời các câu hỏi trong bài
C/ Phương pháp
- Đọc sáng tạo, vấn đáp , trao đổi , giảng bình, hoạt động nhóm, cá nhân .
D/ Tiến trình bài dạy
 I. ổn định tổ chức: 
 II./ Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra việc chuẩn bị sách vở đồ dùng bộ môn và việc soạn bài của học sinh.
 III . Bài mới .
* Gv: Trong cuộc đời mỗi người, những kỉ niệm tuổi học trò thường được lưu giữ bền lâu trong kí ức. Đặc biệt, càng đáng nhớ hơn là các kỉ niệm của ngày tựu trường đầu tiên. Truyện ngắn “ Tôi đi học” diễn tả cảm xúc ấy ở nhân vật tôi, gieo vào lòng ta nỗi niềm bâng khuâng, bao rung động nhẹ nhàng trong sáng. Hôm nay cô cùng các em tìm hiểu truyện ngắn " Tôi đi học" để cùng Thanh Tịnh sống lại những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường đầu tiên ấy.
Hoạt động 1: Hướng dẫn H tìm hiểu tác giả - tác phẩm
? Căn cứ vào chú thích SGK em hãy gt về nhà văn Thanh Tịnh?
HS: T. bày dựa theo chú thích/sgk/8
* Gv: cho HS quan sát chân dung tác giả Thanh Tinh và khắc sâu:
- Tên thật là Trần Văn Ninh, lên 6 tuổi được đổi là Trần Thanh Tịnh.
- Mảnh đất quê hương với thiên nhiên thơ mộng buồn lặng, với những điệu nam ai, Nam bình, mái nhì, mái đẩy trên sông nước đã ảnh hưởng sâu sắc đến hồn thơ của Thanh Tịnh. Sáng tác của ông từ thơ đến truyện đều đậm chất trữ tình, toát lên vẻ đẹp đằm thắm và trong sáng.
- Ông đã có mặt trên khá nhiều lĩnh vực: Truyện ngắn, thơ, ca dao, bút kí văn học. Song có lẽ thành công hơn cả là truyện và thơ.
- Văn của ông nhẹ nhàng mà thấm sâu, mang dư vị vừa ngậm ngùi buồn thương, vừa ngọt ngào, quyến luyến. T.yêu lai láng man mác đối với làng quê thơ mộng trong những đêm trăng sáng trên sông nước, niềm đồng cảm với những con người có tâm hồn mộc mạc mà đằm thắm đẫ làm nên sức hẫp dẫn riêng của nhiều trang văn Thanh Tịnh. “Tôi đi học” là 1 truyện ngắn như thế.
? Hãy giới thiệu khái quát về tác phẩm “ Tôi đi học "?
HS: Truyện ngắn đậm chất hồi kí in trong tập “quê mẹ”, xuất bản 1941.
 Gv: Hướng dẫn H đọc bài và chú thích từ khó
 - Đây là 1 bài văn bản tự sự giàu chất trữ tình -> Đọc với giọng nhẹ nhàng, sâu lắng, ngọt ngào.
 - Giọng tự truyện, cảm xúc hồi hộp, bỡ ngỡ.
Gv: Đọc mẫu từ đầu -> “ Như 1 làn mây lướt ngang trên ngọn núi.”
HS 1: Đọc tiếp -> Lòng tôi vẫn không cảm thấy xa nhà hay xa mẹ tôi chút nào hết
HS2: Đọc phần còn lại của văn bản
? Em đã chuẩn bị ở nhà, hãy cho biết thế nào là: Ông đốc, Bất giác, Lạm dụng?
HS: Giải thích -> còn lại các chú thích khác theo dõi trong SGK
? Truyện ngắn “Tôi đi học” có bố cục khác với những tr.ngắn em đã biết ở điểm nào ?
HS: - Đây là 1 truyện ngắn tuy không có nhiều sự kiện, nhân vật, xung đột mà toàn tác phẩm là những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường đầu tiên được tái hiện theo dòng hồi tưởng của kí ức mà yếu tố xuyên suốt là dòng cảm xúc thiết tha nguyên khiết tuổi học trò trong buổi tựu trường đầu tiên.
? Truyện được kể theo trình tự nào ?
HS: PBYK như bảng chính.
? Qua dòng hồi tưởng ấy, tg muốn diễn tả điều gì ?
HS: Cảm xúc và tâm trạng của NV tôi trong buổi tựu trường đầu tiên.
* Gv: -Xuyên xuốt toàn bộ TP là những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường qua hồi tưởng của tác giả. Đó cũng chính là chủ đề của TP.-> Phân tích văn bản
 HS : Đọc phần 1 của VB ( từ đầu -> “ như 1 làn mây lướt ngang trên ngọn núi.”
 ? Kỉ niệm về buổi tựu trường đầu tiên của NV tôi được miêu tả ở những thời điểm nào ?
HS: Q.sát toàn bộ TP chỉ ra các thời điểm: 
- Khi cùng mẹ trên đường tới trường.
- Lúc ở sân trường
- Khi ngồi trong lớp học.
?Những kỉ niệm lần đầu tiên đi học được gắn với thời gian, kgian cụ thể nào ? Vì sao thời gian, kgian ấy lại trở thành KN (.) trí tưởng tượng của tôi ?
H: - (t) :1 buổi mai đầy sương....
- Kg : con đường dài và hẹp......
-> Đó là thời điểm, nơi chốn gần gũi, quen thuộc gắn liền với tuổi thơ, gắn với t/y q.hương.
? Đọc lại những câu văn đầu của VB và NX cái đặc sắc, cái hay của những câu văn đó ?
HS : Ngay từ những dòng đầu của TP, những câu văn thấm đẫm chất trữ tình như một cánh cửa dịu dàng mở ra dẫn người đọc vào một th/giới đầy ắp những sự việc, những con người, những cung bậc t/c đẹp đẽ trong sáng, đáng nhớ. 
? Tìm câu văn MT tâm trạng, cảm xúc của NV tôi ?
HS: Thảo luận : Dùng bút chì gạch chân từ ngữ quan trọng
 + Cảm nhận con đường làng vốn quen thuộc tự nhiên thấy lạ, cảnh vật đều thay đổi.
 + Cảm thấy mình đứng đắn trang trọng trong bộ quần áo với mấy quyển vở mới trên tay
 + Thận trọng nâng niu mấy quyển vở, vừa lúng túng, vừa muốn thử sức, muốn kiểm định mình khi xin mẹ được cầm cả bút thước như các bạn khác.
? Hãy chỉ ra ý nghĩa của 2 chi tiết sau:
- Con đường quen........lạ
- Cảm thấy trang trọng............
HS: đó là dấu hiệu sự đổi khác (.) t/c và nhận thức của cậu bé.
-> Tất cả những cảm giác ấy do một sự kiện quan trọng hôm nay tôi đi học.
? Qua những chi tiết học, em cảm nhận được tâm trạng, cảm giác của nv tôi lúc này ntn?Vì sao tôi có tâm trạng đó ?
HS: - Đó là cảm giác hồi hộp lạ thường, vì đối với một em bé mới chỉ biết chơi đùa qua sông thả diều, ra đồng chạy nhảy với các bạn, hôm nay đi học quả là sự kiện lớn, một bước ngoặt của tuổi thơ. Vì thế hôm nay cậu cảm thấy mình đứng đắn chững trạc trang trọng hơn trong bộ quần áo mới, vì thế tôi muốn thử sức mình. Cảm giác này được tg ghi lại thật tinh tế, chân thực
? Em có cảm nhận gì về nhân vật “ tôi” trong phần đầu của truyện ngắn này?
HS: Ngây thơ, hồn nhiên, đáng yêu.
Tiết 2:
 Kiểm tra bài cũ:
? Nhân vật tôi đã có tâm trạng ntn khi cùng mẹ trên đường tới trường? Qua đó em thấy nhân vật tôi là người ntn?
* Yêu cầu:
- Cảm giác, tâm trạng:
 + hồi hộp, phấn chấn, náo nức lạ thường 
 + đứng đắn chững chạc, trang trọng hơn. 
-> Sự thay đổi lớn: tôi đi học
-> Những cảm giác tinh tế, chân thực
-> Nhân vật tôi là 1 cậu bé ngây thơ hồn nhiên đáng yêu.
HS: Đọc đoạn văn: “ trước sân trường” -> “ cả ngày cơ mà”
? Cảnh sân trường Mĩ Lí lưu lại (.) tâm trí tôi có gì nổi bật ? Cảnh tượng ấy p/á điều gì ?
HS: Bỗng thấy sân trường hôm nay dày đặc cả người, ai cũng áo quần sạch sẽ gương mặt vui tươi sáng sủa.
- Nhìn ngôi trường vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như cái đình làng Hòa ấp. -> p/á không khí đặc biệt cuả ngày hội khai trường.
 ? Ngôi trường được so sánh với cái đình làng, theo em sự so sánh ấy có ý nghĩa ntn ?
H: Diễn tả CX trang nghiêm về mái trường và đề cao tri thức con người trong trường học.
? Cảm xúc, t/trạng của NV tôi cũng như các bạn nhỏ khác lúc này được MT ntn ?
HS: 
 - Cảm thấy mình nhỏ bé đâm ra lo sợ vẩn vơ, bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa hay chỉ dám đi từng bước nhẹ.
- Họ như những con chim non....... e sợ. 
- Khi hồi trống thúc vang. học trò cũ bước vào lớp thì cái cảm giác chơ vơ ập đến khiến chú bé và các cậu trò mới đều lúng túng.
- Khi ông đốc đọc tên từng người, tôi cảm thấy như quả tim tôi ngừng đập đến quên cả mẹ đứng sau tôi. Khi nghe gọi đến tên tôi tự nhiên giật mình lúng túng.
Được mọi người ngắm nhìn nhiều hơn hết, đã lúng túng chúng tôi càng lúng túng hơn.
 - Bỗng cảm thấy sợ khi sắp rời bàn tay mẹ. Những tiếng khóc nức nở hay thút thít cứ bật ra tự nhiên như phản ứng dây chuyền. Cảm thấy chưa lần nào xa mẹ như lần này.
? Chỉ ra cái hay của h/ả s.sánh “ Họ như con chim..... e sợ” ? 
HS : Sự so sánh chính xác, sinh động, tinh tế -> MT đúng t/trạng của các em nhỏ lần đầu tiên tới trường.
* Gv: Câu văn gợi sự liên tưởng về một thời tuổi thơ đứng dưới mái trường mến yêu. Mỗi một học trò hồn nhiên ngây thơ như một cánh chim đầy khát vọng với biết bao bồi hồi lo lắng nhìn bầu trời tri thức cao rộng, chân trời học vấn mênh mang.
? Trong những từ ngữ MT tâm trạng, Từ nào được lặp đi lặp lại nhiều lần nhất? hãy phân tích tác dụng cảu việc lặp từ đó?
H: Riêng từ lúng túng điệp tới 4 lần:
+ Chung quanh là những cậu bé vụng về l túng như tôi cả.
+ Nghe gọi đến tên tôi tự nhiên giật mình và lúng túng
+ Chúng tôi được người la ngắm nhìn đã lúng túng, càng lúng túng hơn.
-> Đây là một từ có ý nghĩa khái quát, giúp ta hiểu sâu thêm nỗi lòng của nhân vật và tài năng của nhà văn trong việc diễn tả tinh tế cái vụng về, bỡ ngỡ, nỗi sợ sệt, lo âu của những đứa trẻ . 
? Có nhận xét cho rằng : Tiếng khóc của các cậu trò nhỏ như một phản ứng dây truyền, rất tự nhiên, rất ngây thơ, giàu ý nghĩa. Theo em nhận xét đó có đúng không? Hãy giải thích?
HS: Thảo luận-> trình bày
- Vừa lúc nãy, trên đường tới trường các cô còn náo nức, muốn tỏ ra mình đã lớn, cũng vừa lúc nãy, cảm thấy hãnh diện vì nhiều người chú ý, mà giờ đây lại khóc -> tiếng khóc như p/ ứng dây chuyền rất tự nhiên, ngây thơ và rất giàu ý nghĩa:
+ Đó là tiếng khóc của sự nuối tiếc những ngày chơi đùa thoải mái, sự lưu luyến những người thân.
+ Cũng là tiếng khóc của sự e sợ trước một thời kì thử thách, trước không ít khó khăn của thế giới học đường hay đây là tiếng khóc của niềm vui, niềm quan tâm để bước vào một thế giới khác lạ đầy hẫp dẫn
+ Báo hiệu sự trưởng thành. 
? Nhận xét từ ngữ và bpháp MT của tg (.) đv trên? Qua đó tg đã làm nổi bật t.trạng của NV tôi ntn?
HS: Tg đã sử dụng một loạt động từ đặc tả tâm trạng, cảm giác như: cảm giác ngập ngừng, e sợ, bỡ ngỡ, rụt rè, lúng túng dềnh dàng, run run -> MT tinh tế, chân thực, chính xác t/trạng của NV tôi 
* Gv bình:
 - Một lần nữa ta lại thấy cây bút văn xuôi Thanh Tịnh truyền cảm biết bao, trữ tình biết bao, thấu tỏ lòng người biết bao! Ta thấy ông đâu phải là viết văn mà đang sống lại những kỉ niệm của chính mình, Ông giãi bày tuổi thơ của chính mình. Những kỉ niệm ấy trong sáng chân thực đến vô cùng.
? Tâm trạng của NV tôi trong đoạn văn gợi trong lòng người đọc suy nghĩ gì ?
HS: Tự do phát biểu ý kiến của mình.
* Gv: phút cuối của buổi tựu trường CX của NV tôi càng trong sáng và chân thực hơn.
HS: q.sát đoạn cuối: ‘ Một mùi hương lạ xông lên lớp”-> hết
? Tìm những chi tiết h/ả MT CX, t/trạng của NV tôi khi ngồi (.) lớp học ? Tại sao nv tôi có cảm giác đó ?
HS: Thấy mùi hương lạ xông lên trong lớp bàn ghế chỗ ngồi tự nhiên lạm nhận làm vật riêng của mình
- Nhìn người bạn không cảm thấy xa lạ chút nào
- Chăm chỉ nhìn thầy viết và lẩm nhẩm học vần
-> + Lạ bởi lần đầu tiên được vào lớp học.
 + Gần gũi bởi tôi ý thức được rằng mọi ... : Là
i, Những
Bài tập 2: Giải thích nghĩa của các trợ từ in đậm 
( HS làm bài theo 6 nhóm)
* N1,2: phần a: 
- Lấy ( Nhấn mạnh ý tối thiểu )
* N3,4: phần b: 
- Nguyên ( Chỉ riêng về 1 thứ nào đó, không có gì thêm hoặc không có gì khác )
- Đến: nhấn mạnh mức độ cao của đối tượng 
* N5,6: phần c: 
- Cả: Nhấn mạnh đối tượng so sánh " tôi"
- Cứ: Nhấn mạnh ý khẳng định sự việc nêu trong câu
Bài tập 3: Tìm các Thán từ
a, à, này b, ấy
c, vâng d, chao ôi
e, hỡi ơi
-> Thán/ từ dùng để gọi đáp: này, vâng
Thán từ dùng đẻ bộc lộ t/cảnh, cảm xúc: à, ấy, chao ôi, hỡi ơi.
Bài tập 4: Nêu tác dụng b/ lộ cảm xúc của các thán từ
a, ha ha: cảm xúc vui mừng, tán thưởng, thoải mái.
 ái ái: cảm xúc, cảm giác bị đau đột ngột.
b, than ôi:cảm xúc đau buồn thương tiếc.
Bài tập 5: Đặt câu với thán từ 
- Gớm, sao cậu cứ giận mình mãi thế
- A! Tớ làm được bài toán khó này rồi
- Ngay cả em cũng không giải được bài tập này à?
- Chính tôi làm việc này
Bài tập 6: giải thích ý nghĩa câu tục ngữ: “ Gọi dạ bảo vâng”: 
Bài tập viết đoạn văn:
- Viết 1 đoạn văn tự sự với đề tài tự chọn trong đó có sử dụng thán từ, trợ từ?
HS : - 1 HS lên bảng viết, dưới lớp viết vào vở.
* Gv + lớp nhận xét, chữa bài trên bảng.
I/ Trợ từ
1. Ví dụ /sgk-65
2. Nhận xét:
a, Nó ăn hai bát cơm. -> thông báo sự việc một cách khách quan.
b, Nó ăn những hai bát cơm.-> từ “ những” biểu thị ý đánh giá ăn nhiều hơn b/thường.
c, Nó ăn có hai bát cơm. -> từ “ có” biểu thị ý đánh giá ăn ít hơn b/thường.
-> những, có: là trợ từ.
3/ Ghi nhớ: sgk/69
II/ Thán từ
1. Ví dụ: sgk/69
2. Nhận xét:
 - A: Bộc lộ cảm xúc
- Này : Dùng để gọi
- Vâng: Dùng để đáp
-> A, này, vâng: là Thán từ
- Thán từ thường đứng ở đầu câu có khi được tách ra thành một câu đặc biệt.
3. Ghi nhớ/sgk-70
III/ Luyện tập
Bài tập 1: Xác định Trợ từ 
Bài tập 2: Giải thích nghĩa của các trợ từ in đậm 
Bài tập 3: Tìm các Thán từ
Bài tập 4: Nêu tác dụng b/ lộ cảm xúc của các thán từ
Bài tập 5: Đặt câu với thán từ 
Bài tập 6: giải thích ý nghĩa câu tục ngữ: “ Gọi dạ bảo vâng”: 
Bài tập viết đoạn văn:
- Viết 1 đoạn văn tự sự với đề tài tự chọn trong đó có sử dụng thán từ, trợ từ?
 4.4/ Củng cố:
? Thế nào là thán từ? trợ từ? Kể tên thán từ, trợ từ thường gặp
 4.5/ Hướng dẫn học bài
- Học bài theo nội dung ghi nhớ, Hoàn thành bài tập sgk/70-71, bài viết đoạn văn.
- Soạn bài: Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự.
 - Phân biệt điểm khác nhau giữa văn miêu tả, biểu cảm, tự sự
 5/ Rút kinh nghiệm: 
Soạn: 
Giảng: 
 Tiết: 24 
Miêu tả và biểu cảm
 trong văn tự sự
1/ Mục tiêu:
 1.1/ Kiến thức:
- Giúp H hiểu được sự kết hợpvà tác động qua lại giữa các yếu tố kể, tả và bộc lộ tình cảm người viết trong 1 văn bản tự sự
- Nắm được cách thức vận dụng các yếu tố miêu tả, b/c trong một vb tự sự
 1.2/ Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm khi viết văn tự sự
 1.3/ Thái độ:
- Nghiêm túc trong học tập.
2/ Chuẩn bị :
 Gv: SGK , SGV, tài liệu tham khảo, bảng phụ.
 HS: Đọc và trả lời các câu hỏi trong bài
3/ Phương pháp
- Phân tích ngôn ngữ, rèn luyện theo mẫu, định hướng giao tiếp, quy nạp.
4/ Tiến trình bài dạy
 4.1.ÔĐTC 
 4.2. Kiểm tra bài cũ: 
 ? Thế nào là tóm tắt vb tự sự ? Nêu các bước tóm tắt 1 vb tự sự?
 ? Tóm tắt văn bản " Cô bé bán diêm"?
* Yêu cầu:
1. Tóm tắt văn bản tự sự: là dùng lời văn của mình trình bày một cách ngắn gọn nội dung chính ( sự việc tiêu biểu và nv quan trọng) của văn bản đó
- Các bước tóm tắt: Đọc kĩ văn bản, nắm nội dung chủ đề; xác định nội dung chính ( sự việc tiêu biểu, nv quan trọng); sắp xếp nội dung ấy theo một trình tự hợp lí; viết thành văn bản tóm tắt.
2. Tóm tắt văn bản: “ Cô bé bán diêm”:
 Đêm giao thừa giá buốt, em bé bán diêm mồ côi mẹ, đầu trần, chân đất đi trong đêm tối. Em không dám về nhà, sợ bố mắng vì cả ngày không bán được que diêm nào. Các ngôi nhà đều sáng đèn và sực nức mùi ngỗng quay. Em ngồi nép trong góc tường lãnh lẽo. Trời lạnh đôi tay cứng đờ, em quyết định lấy diêm ra quẹt để sưởi cho đỡ rét. Que diêm thứ nhất được quẹt lên, em tưởng như mình đang ngồi trước lò sưởi. Em quẹt que thứ 2 bàn ăn ngỗng quay hiện ra. Cây thông nô en xuất hiện sau ngọn lửa của que diêm thứ 3. Và người bà đã hiện ra sau que diêm thứ tư. Rồi em quẹt tất cả các que diêm còn lại trong bao để giữ bà ở lại. Cuối cùng linh hồn em theo bà bay lên trời. Hôm mồng một tết, người ta phát hiện ra xác chết của em bé có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười giữa trời tuyết lạnh, không ai biết những điều kì diệu em đã trong thấy.
 4.3. Bài mới: Trong thực tế, ít có văn bản, tác phẩm nào lại chỉ dùng một phương thức biểu đạt, phản ánh mà thường là sự kết hợp, đan xen hai hay nhiều phương thức trong cùng một văn bản. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sự kết hợp đó trong văn bản tự sự
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu kết hợp các yếu tố kể, tả, biểu cảm trong vb tự sự
? Nhắc lại vai trò của các yếu tố kể, tả, b/c?
HS : - Kể: tập trung kể lại hành động việc làm của n/v
 - Tả: Khắc hoạ, tái hiện màu sắc t/chất, ... của sự vật, sự việc
 - B/c : Bày tỏ thái độ cảm xúc của người viết trước sự việc, ...
? Đọc phần trích trong sgk?Đây là đoạn văn tự sự, đúng hay sai?
HS : Đọc đoạn trích-> đây là đoạn văn tự sự.
? Đoạn văn kể lại chuyện gì?
HS : Kể lại cuộc gặp gỡ đầy cảm động của nhân vật tôi với người mẹ sau bao ngày xa cách
? Cuộc gặp gỡ ấy được kể lại bằng các chi tiết nhỏ nào?
HS : - Mẹ tôi vẫy tôi
 - Tôi chạy theo chiếc xe chở mẹ.
 - Mẹ kéo tôi lên xe
 - Tôi òa lên khóc
 - Mẹ tôi cũng sụt sùi theo
 - Tôi ngồi bên mẹ, ngả đầu vào cánh tay mẹ, quan sát gương mặt mẹ.
? Tìm và chỉ ra yếu tổ miêu tả và yếu tố bc trong đoạn văn trên? Cho biết các yếu tố này đứng riêng hay đan xen với yếu tố tự sự?
HS : Yếu tố miêu tả ( tả người)
 - Tôi ( Bé Hồng): Thở hồng hộc, trán dẫm mồ hôi, ríu cả chân lại
 - Mẹ kéo tay tôi, xoa đầu tôi, tôi oà lên khóc nức nở
 - Mẹ thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe
 - Gương mặt mẹ: Tươi sáng, đôi mắt trong, nước da mịn, nổi bật màu hồng của 2 gò má
 - Đầu áp, đầu mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi
Yếu tố biểu cảm ( T/cảm mẹ con )
- Hay tại sự sung sướng như thuở còn sung túc
- tôi thấy những cảm giác ấm áp... mơn man khắp da thịt, những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn ... thơm tho lạ thường.
- Phải bé lại ... người mẹ có một êm dịu vô cùng.
-> Qua các chi tiết trên ta thấy các yếu tố tả, biểu cảm không đứng riêng mà đan xen vào nhau, đan xen kết hợp yếu tố kể.
 - Miêu tả là để biểu cảm bởi tình cảm con người thương bộc lộ trong dáng vẻ, cử chỉ, thái độ hành động do miêu tả gợi lên.
 - Có yếu tố biểu cảm đứng riêng. Khi tg muốn nhấn mạnh khắc sâu t/c cảm xúc của nhân vật
? Thử bỏ hết các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong đoạn văn trên các em sẽ có một đoạn văn kể người và việc ntn? Hãy đối chiếu với đoạn ng/ bản và nêu nhậnxét?
HS : Quan sát đoạn văn bỏ hết yếu tố miêu tả và biểu cảm ghi lên bảng phụ, và đưa ra nhận xét:
“ Xe chạy chầm chậm ... Mẹ tôi vẫy tôi. Tôi duổi kịp và trèo lên xe. Mẹ kéo tay xoa đầu tôi hơi, tôi khóc mẹ tôi cũng khóc. Mẹ lấy vạt áo thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe, ôm tôi vào lòng. Tôi ngồi trong lòng mẹ, ngả đầu vào cánh tay mẹ, quan sát gương mặt mẹ”
-> Đoạn văn trên chỉ kể lại sự việc hai mẹ con gặp nhau . Nhưng t/c giữa 2 mẹ con chưa được bộc lộ rõ. Người đọc chưa hình dung t/c của 2 mẹ con ra sao?
-> Lời kể đơn điệu, khô khan, thiếu sự sinh động, hấp dẫn, không gợi được c/xúc trong lòng người đọc, không thể hiện được t/c, thái độ của người viết với nv và sv được kể.
? Từ đó rút ra kết luận về vai trò, tác dụng của yếu tố tả, biểu cảm trong kể chuyện?
HS: 
- Yếu tố miêu tả giúp cho sự việc được kể lại thêm sâu sắc, sinh động.
- Yếu tố b/cảm giúp người viết thể hiện được tình cảm, cảm xúc, ý nghĩ.
?Thử bỏ hết các yếu TS trong đoạn văn trên, chỉ để lại các câu văn miêu tả và biểu cảm thì đoạn văn sẽ bị ảnh hưởng ra sao?
HS: Thảo luận
 - Nếu chỉ để lại các câu văn miêu tả và biểu cảm thì người đọc sẽ khó hình dung ra câu chuyện bởi họ chỉ thấy hai mẹ con thương nhau. Nhưng sự việc xảy ra ntn, bắt đầu từ đâu, diễn biến ra sao và kết thúc ntn thì không rõ.
 -> Vậy vai trò của yếu tố kể trong văn bản tự sự rất quan trọng và cần thiết. Nó dựng lên cái khung của câu chuyện, cho người đọc thấy được diễn biến của cốt truyện. Các yếu tố tả, biểu cảm chỉ có thể căn cứ vào sự việc mới phát triển được
?Từ ví dụ trên, em rút ra mối quan hệ giữa các yếu tố kể, tả, biểu cảm trong 1 vb tự sự?
HS: Khi kể thường đan xen tả + B/c
? Trong vb tự sự yếu tố tả + Biểu cảm có vai trò ý nghĩa gì?
HS : Yếu tố tả: Làm cho sự việc được kể thêm sinh động và hiện lên như thật 
- Yếu tố biểu cảm cảm xúc đối với sự việc nhân vật được kể
? Nội dung ghi nhớ? H sinh đọc ghi nhớ
Hoạt động 2: Luyện tập
Bài tập 1: Tìm đoạn văn trong vb tôi đi học và tức nước vỡ bờ có sử dụng yếu tố biểu cảm
 A/ Vb tôi đi học ( Đoạn đầu của vb)
- Yếu tố kể: Kể lại tình huống gợi nhớ kỉ niệm lần đầu tiên đi học.
- Y tố tả: Gợi thời gian, thời gian, k2 của buổi tựu trường 
- Y tố biểu cảm: Gợi cảm xúc trong sáng
 B/ Tức nước vỡ bờ: Đoạn văn kể chi dậu đánh nhau với cai lệ
- Kể lại sự việc đánh nhau của chi Dởu - Cai lệ
- Y tố tả: Giúp người đọc h/ dung rõ bộ dạng thất bại thảm hại của cai lệ và sức mạnh của người đàn bà lực điền
- y tố b/c: Thái độ mỉa mai tg -> Cai lệ
Bài tập 2: Viết 1 vb tự sự có sử dụng y tố miêu tả + Bc
* Gợi ý:
- Sự việc: Giây phút đầu tiên khi gặp lại người thân sau bao ngày xa cách
- Nhân vật: Có " Tôi", bà ( Ông, cha, mẹ, bạn )
- Ngôi kể: Kể ngôi thứ nhất nhân xưng tôi
- Chi tiết tả: Cử chỉ, hành động, lời nói
- Biểu cảm: bộc lô cảm xúc trong giây phút đầu tiên gặp lại người thân
* HS viết bài, đọc -> Gv nhận xét đánh giá
I/ Sự kết hợp các yếu tố kể, tả và bộc lộ tình cảm trong văn tự sự
 1/ Ví dụ: Đoạn trích trong vb " Trong lòng mẹ"
 2/ Nhận xét:
=> Các y/tố MT, BC đan xen với các y/tố tự sự.
- Vai trò:
 + Yếu tố miêu tả giúp cho sv đựơc kể thêm sinh động
+ Yếu tố biểu cảm giúp cho câu chuyện thêm ý nghĩa, sâu sắc.
 - Y/ tố kể có vai trò dựng lên cái khung của câu chuyện-> quan trọng. 
3/ Ghi nhớ: SGK
II/ Luyện tập
Bài tập 1: Tìm đoạn văn trong vb tôi đi học và tức nước vỡ bờ có sử dụng yếu tố biểu cảm
Bài tập 2: Viết 1 vb tự sự có sử dụng y tố miêu tả + Bc
4.4/ Củng cố:
? Sự kết hợp y tố tả sự + tả + Bc trong văn tự sự được biểu hiện ntn?
? Y/ tố miêu tả, b/c có vai trò gì?
4.5/ Hướng dẫn học bài
 - Học bài theo nội dung ghi nhớ Sgk, hoàn thành các bài tập
 - Soạn bài " Đánh nhau với cối xay gió”
 Tóm tắt được tác phẩm, trả lời hệ thống câu hỏi
 Tìm chi tiếtthể hiện cuộc giao chiến giữa Đôn- ki- hô -Tê với cối xay gió...
E. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 1-Tuan 6.doc