Giáo án Ngữ văn lớp 8 trọn bộ cả năm

Giáo án Ngữ văn lớp 8 trọn bộ cả năm

Tuần 1:

Bài1: Tiết 1+2 Ngày 15 tháng 8 năm 2009

Văn bản TÔI ĐI HỌC Thanh Tịnh

 A- Mục tiêu bài học.

- Qua hai tiết học giúp hs:

 + Cảm nhận và phân tích được những cảm giác êm dịu, trong sáng, tâm trạng hồi hộp, bỡ ngỡ, những cảm xúc mới lạ của nhân vật “tôi” ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời.

 + Cảm nhận được cảm xúc chân thật, trong sáng của tuổi thơ ngày đến trường.

 + Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh .

 + Rèn kĩ năng đọc - hiểu văn bản hồi - biểu cảm.

B- Chuẩn bị: GV:Soạn bài giảng

HS:Đọc kỹ văn, trả lời các câu hỏi cuối bài vào vở soạn.

 C- Các hoạt động dạy và học .

 1. GV kiểm tra việc chuẩn bị sách vở + việc soạn bài của HS.

 2. Giới thiệu bài.

 Trong cuộc đời mỗi con người, những KN tuổi học trò thường được lưu giữ bền lâu trong trí nhớ, “Đáng nhớ” hơn cả là các kỷ niệm, các ấn tượng của ngày ấy tựa Trường đầu đầu tiên, Thanh tịnh đã ghi lại những KN, những ấn tượng ấy bằng truyện “Tôi đi học”chúng ta sẽ cùng tác giả quay trở về ngày đầu tiên của tuổi học trò để sống lại “ những KN miên man” ấy.

 

doc 245 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 704Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 8 trọn bộ cả năm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1: 
Bài1: Tiết 1+2 Ngày 15 tháng 8 năm 2009
Văn bản 	 Tôi Đi Học 	Thanh Tịnh 	 
 A- Mục tiêu bài học.
- Qua hai tiết học giúp hs:
 + Cảm nhận và phân tích được những cảm giác êm dịu, trong sáng, tâm trạng hồi hộp, bỡ ngỡ, những cảm xúc mới lạ của nhân vật “tôi” ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời. 
 + Cảm nhận được cảm xúc chân thật, trong sáng của tuổi thơ ngày đến trường.
 + Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh . 
 + Rèn kĩ năng đọc - hiểu văn bản hồi - biểu cảm. 
B- Chuẩn bị: GV:Soạn bài giảng
HS:Đọc kỹ văn, trả lời các câu hỏi cuối bài vào vở soạn.
 C- Các hoạt động dạy và học .
 1. GV kiểm tra việc chuẩn bị sách vở + việc soạn bài của HS.
 2. Giới thiệu bài. 
	Trong cuộc đời mỗi con người, những KN tuổi học trò thường được lưu giữ bền lâu trong trí nhớ, “Đáng nhớ” hơn cả là các kỷ niệm, các ấn tượng của ngày ấy tựa Trường đầu đầu tiên, Thanh tịnh đã ghi lại những KN, những ấn tượng ấy bằng truyện “Tôi đi học”chúng ta sẽ cùng tác giả quay trở về ngày đầu tiên của tuổi học trò để sống lại “ những KN miên man” ấy.
 I. Tác giả- Tác phẩm:
- Gọi 1 HS đọc phần (*).
- (H) Nêu vài nét chính về T/giả?
- Gv bổ sung: Tên Thanh tịnh từ năm tác giả 6 tuổi.
- (H) các tác phẩm của ông được giới thiệu trong sách giúp gì về ông?
1. Tác giả :
- Trần Văn Ninh (1911-1988), quê ở Huế, thành công ở nhiều truyện ngắn, sáng tác đậm chất trữ tình, trong trẻo, êm dịu...
=> Thành công nhất là truyện ngắn và truyện thơ.
- Văn ông nhẹ nhàng mà thắm đượm, man mác buồn thương, vừa ngọt ngào quyến luyến
2. Tác phẩm : In trong “ Quê mẹ”, xuất bản năm 1941.
 II. Đọc, từ khó- bố cục- Thể loại.
-(H) Chúng ta nên đọc với bằng ngữ điệu ntn?
-Gv hướng dẫn: Đọc giọng chậm, dịu, hơi buồn, lắng sâu, chú ý câu nói của nhân vật Tôi, người mẹ, ông đốc.
- Gv đọc mẫu 1 đoạn
- Chú ý chú thích 2,6,7.
- (H) Theo em có thể xếp bài này vào thể loại nào?
-(H) Theo em vb có thể chia làm mấy phần? Nội dung mỗi phầm?
- 2 hs đọc tiếp- nhận xét.
+ Chú thích.
+ Thể loại.
- Hs thảo luận.
- Thể loại: Từ sự giàu chất trữ tình.
+ Bố cục: 2 phần.
1. Từ đầu đến ngọn núi: Tâm trạng và cảm xúc nhân vật Tôi trên đường đến trường.
2. Còn lại: Tâm trạng lúc ở trường.
 III. Phân tích:
	1. Tâm trạng và cảm xúc của Tôi trên đường đến trường
. GV hướng dẫn HS phân tích .
.HS đọc lại đoạn : đầu -> ngọn núi.
-Nỗi nhớ ngày tựu trường của tác giả được khơi nguồn từ thời điểm nào ? Vì sao? 
( cuối thu, đầu tháng 9, khai trường; cảnh thiên nhiên: lá, mây ; cảnh sinh hoạt: mấy em nhỏ...)
Tâm trạng “tôi” khi nhớ lại kỉ niệm cũ như thế nào ? 
 Hết tiết 1.
. HS tóm tắt đoạn tiếp ->chút nào hết.
- Em hãy tìm những hình ảnh, chi tiết chứng tỏ tâm trạng ngỡ ngàng, hồi hộp của nhân vật tôi khi đứng trước trường, rời ay mẹ, vào lớp...?
- Nhận xét của em về cách kể,tả của tác giả ở đoạn văn trên ? 
. HS đọc diễn cảm đoạn cuối .
- Tâm trạng, cảm giác của nhân vật “tôi” lạ lùng như thế nào ? Hình ảnh “một con chim ... bay cao” có ý nghĩa như thế nào ?
- Dòng chữ “ Tôi đi học” kết thúc truyện có ý nghĩa gì ?
. GV bình giảng :( h/ả con chim ... có dụng ý nghệ thuật gợi nhớ, tiếc ngày trẻ thơ tự do chấm dứt -> giai đoạn mới: làm h/s, làm người lớn... ; 
+ “Tôi đi học” kết thúc tự nhiên, bất ngờ, khép lại bài song mở ra một thế giới, khung trời trời mới-> thể hiện chủ đề của truyện ngắn.)
- Nhận xét chung của emvề tâm trạng, cảm giác cuả “tôi”qua truyện ngắn trên ?
- Trong truyện ngắn em thấy người lớn (phụ huynh + thầy giáo ) đối với các em bé lần đầu tiên đi học như thế nào ? Cảm nhận của em về những cử chỉ, hành động, thái độ ấy của họ ?
. HS thảo luận nhóm - trình bày -nhận xét- bổ sung.
GV:Liên hệ với cổng trường mở ra, Mẹ tôi, Cuộc chia tay của những con búp bê.
 Hướng dẫn HS tổng kết bài. 
- Cảm nhận của em về nội dung, nghệ thuật đặc sắc của truyện ngắn ?
* Nói truyện có chất thơ ? Vậy nó được tạo ra từ đâu ? (dành cho HS khá)
. HS đọc lại ghi nhớ ở SGK / 9.
* Khi nhớ lại : náo nức, mơn man, tưng bừng, rộn rã -> từ láy =>cảm xúc trong sáng .
* Khi cùng mẹ đến trường :
- Con đường, cảnh vật vốn quen thuộc -> thấy lạ .
- Quần áo... thấy trang trọng, đứng đắn...
- Muốn cầm sách vở-> nâng niu, lúng túng => ngộ nghĩnh, đáng yêu.
*Khi nhìn ngôi trường, cảnh vật :
- Sân trường dày đặc người, quần áo, gương mặt ai cũng sáng sủa... 
- Ngôi trường : xinh xắn, oai nghiêm.
*Khi rời tay mẹ,vào lớp học:
- Nghe gọi tên: giật mình, lúng túng, sợ ->bật khóc.
- Vào lớp: thấy vừa xa lạ vừa gần gũi
-> tự tin mà ngỡ ngàng.
Kể, tả hay và tinh tế, kết hợp hài hoà với bộc lộ cảm xúc ->nổi bật tâm trạng hồi hộp, bỡ ngỡ,cảm xúc mới lạ như bước vào một thế giới khác lạ .
2. Hình ảnh người lớn.
- Ông đốc: ôn tồn, cặp mắt hiền từ.
- Thầy giáo : tươi cười, đón chúng tôi
- Phụ huynh: chu đáo, dịu dàng...
giàu tình thương yêu, có trách nhiệm, là nguồn động viên, nuôi dưỡng HS trưởng thành.
V/ Tổng kết. 
 Ghi nhớ SGK / 9.
Củng cố- Dặn dò: . Em hãy khái quát, tổng hợp lại dòng cảm xúc của “Tôi” theo trình tự thời gian.
 . Học bài giảng . Làm bài luyện tập (SGK /trang 9)
 . Soạn tốt bài : Trong lòng mẹ .
Bài 1: Tiết 3 Ngày 18 tháng 8 năm 2009
Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.
A/ Mục tiêu bài học.
 Qua tiết học giúp HS:
. Hiểu rõ cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ và mối quan hệ về cấp độ – khái quát của nghĩa từ ngữ.
. Thông qua bài học, rèn luyện tư duy trong việc nhận thức mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng.
 B/ Chuẩn bị.
 . GV : Soạn bài giảng + Sơ đồ biểu diễn qua bảng phụ.
 . HS : Đọc kĩ nội dung bài - trả lời các câu hỏi vào vở soạn .
 C/ Lên lớp.
 1. GV kiểm tra việc chuẩn bị sách vở + việc soạn bài của HS.
 2. Bài mới.
 Giới thiệu bài.
ở lớp 7 HS đã học về hai mối quan hệ về nghĩa của từ: quan hệ đồng nghĩa và quan hệ trái nghĩa, lên lớp 8 bài học nói về mqh khác về nghĩa của từ, đó là mối quan hệ bao hàm. Tức là phạm vi khái quát nghĩa của từ. Nghĩa của từ bao giờ cũng là sự khái quát những đặc điểm, những nét chung của sự vật, hiện tượng, loại bỏ những nét ngẫu nhiên, phi bản chất của sự vật hiện tượng 
 Cá
Động vật 
 Chim
 Thú 
 Hoạt động thầy – trò.
Hoạt động 1: GV h.dẫn HS hiểu nghĩa rộng – nghĩa hẹp của từ ngữ.
. Tổ chức cho HS thảo luận nhóm qua hệ thống câu hỏi ở SGK.
- (H) Nghĩa của từ “ động vật”rộng hay hẹp hơn nghĩa của các từ thú, chim, cá ?
 Tại sao ?
-Rộng hơn, vì phạm vi của động vật bao hàm nghĩa của từ thú ,chim ,cá.
(H)Nghĩa của từ chim rộng hay hẹp hơn nghĩa của các từ “tu hú ”, “sáo”? Tại sao?
(H) Nghĩa của từ cá rộng hay hẹp hơn nghĩa của từ “cá rô”, “cá thu”?
-Phạm vi nghĩa rộng hơn, bao hàm
. Đại diện các nhóm trả lời –nhận xét – bổ sung 
. GV dùng sơ đồ hình tròn (2) để chốt ý về mối quan hệ bao hàm trên. 
- Em hiểu thế nào là nghĩa rộng,nghĩa hẹp ?Một từ có thể có nghĩa rộng, nghĩa hẹp ?
Hoạt động 2: Tổng hợp kết quả phân tích .
. Qua việc phân tích trên em hãy phân biệt các cấp độ khái quát khác nhau của nghĩa từ ngữ ?
. GV chốt ý học sinh đọc ghi nhớ.
BT ứng dụng: Tìm các từ ngữ có phạm vi rộng, hẹp của các từ: Cây cỏ, hoa? vẽ sơ đồ?
Hoạt động 3: H.dẫn HS làm bài tập .
. GV cho HS tự làm bài tập 1(theo sơ đồ 
. Tổ chức HS làm nhóm bài tập 2,3.
. HS đọc yêu cầu bài tập- xác định rõ yêu cầu –tiến hành làm .
. Đại diện nhóm trình bày(gọi bất kỳ ) nhận xét - bổ sung.
. GV chốt ý đúng - đánh giá thi đua.
. Hướng dẫn làm bài 5 tập trung (Dành cho HS khá, giỏi ) 
 Nội dung ghi bảng. 
I/Từ ngữ nghĩa rộng – từ ngữ nghĩa hẹp.
1. 
voi, hươu... Sáo, tu hú... Cá rô,cá thu ...
 thú 
2. Động vật 
Cá rô, cá thu,
 ... 
voi, hươu, 
 ...
sáo, tu hú,...
- Từ có nghĩa rộng :+ động vật ( thú, chim, cá)
 +thú ( voi, hươu,...)
 + chim (tu hú,sáo...)
 + cá ( cá rô, cá thu,...)
- Từ : thú, chim, cá hẹp hơn nghĩa của từ: động vật.
 *Ghi nhớ : (SGK/10)
Thực vật
Cây cỏ Hoa
Cau, bưởi, lúa gấu, gà, mật cúc, lan, huệ
 II. Bài tập :
Bài 1:
 HS tự làm theo sơ đồ (1,2)
Y phục
 Quần áo
(quần dài, quần đùi) (aó dài, áo sơ mi)
Bài 2:
a/ Chất đốt ; b/ Nghệ thuật 
c/Thức ăn ; d/ Nhìn ; e/ Đánh
Bài 3:
a/ xe cộ : xe đạp, xe máy, xe hơi ...
b/ kim loại : vàng, sắt, đồng ...
c/ hoa quả : Cam, chanh, quýt...
d/ họ hàng : nội , ngoại , chú, gì ...
e/mang : vác, xách, gánh ...
Bài 5*:
- ĐT nghĩa rộng : khóc 
- ĐT nghĩa hẹp : sụt sùi ,nức nở ...
 Củng cố –Dặn dò: Em hãy phân biệt các cấp độ khác nhau của nghĩa từ ngữ ?	 
 . Học bài – thuộc ghi nhớ – làm bài tập 4.
 . Chuẩn bị bài: Trường từ vựng .
Bài 1: Tiết 4 Ngày 19 tháng 8 năm 2009
Tính thống nhất về chủ đề của văn bản
A. Mục tiêu cần đạt 
 . Nắm được chủ đề của văn bản , tính thống nhất về chủ đề trong văn bản trong cả hai bình diện : hình thức và nội dung .
Rèn luyện kỹ năng nói, viết văn bản đảm bảo tính thống nhất về chủ đề; biết xác định và duy trì đối tượng trình bày, lựa chọn, sắp xếp các phần sao cho văn bản tập trung nêu bật ý kiến, cảm xúc trong mình. 
B.Chuẩn bị:
 . GV: Nghiên cứu SGK-SGV – tài liệu ... Soạn bài giảng .
 . HS : Chuẩn bị tốt các yêu cầu ở SGK vào vở soạn .
C. Lên lớp: 
1. Bài cũ: Tiết mở đầu phần TLV – GV kiểm tra kỹ việc chuẩn bị bài của HS- rút kinh nghiệm cách soạn. 
2. Bài mới:
 Giới thiệu bài : 
* Hình thành chủ đề VB.
. HS đọc thầm lại VB “Tôi đi học ”.
(H) Tác giả nhớ lại kỷ niệm sâu sắc nào trong thời thơ ấu của mình ? Sự hồi tưởng ấy gợi những ấn tượng gì trong lòng tác giả ?
(H) Tác giả viết văn bản trên nhằm mục đích gì ?(để bộc lộ ý kiến, cảm xúc về buổi tựu trường lần đầu tiên trong đời .)
- Gọi đó là chủ đề văn bản – vậy em hiểu thế nào là chủ đề văn bản ?
. GV chốt ý – HS đọc rõ lại ghi nhớ 1.
GV: Đối tượng của văn bản có thể là: Có thật và tưởng tượng,người hoặc vật nào đó,, một vấn đề.
VD:- Chủ đề trong văn bản nghị luận: Tư tưởng, quan niệm của người viết đối với vấn đề cần bàn bạc.
-Chủ đề trong văn bản Thuyết minh: đối tượng cần thuyết minh
* Hình thành khái niệm về tính thống nhất của chủ đề văn bản.
. GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm :
(H) Để tái hiện những kỷ niệm về ngày đầu tiên đi học, tác giả đã đặt nhan đề của văn bản và sử dụng từ ngữ , câu như thế nào ?
- VB đã tập trung hồi tưởng lại tâm trạng hồi hộp bỡ ngỡ - Để tô đậm cảm giác ấy, tác giả đã sử dụng các từ ngữ và chi tiết nghệ thuật nào ?
. Đại diện trả lời -HS bổ sung - nhận xét. 
. GV chốt ý đúng.
Qua việc phân tích trên em hiểu :
(H) Thế nào là tính thống nhất về chủ đề văn bản 
(H) Tính thống nhất này thể hiện ở những phương diện nào ? Làm thế nào để nói, viết một văn bản đảm bảo tính thống nhất về chủ đề văn bản ?
. Gọi HS đọc lại ghi nhớ : chậm, rõ.
Hoạt động 3: H. dẫn HS luyện tập .
. HS đọc yêu cầu bài tập- xác định rõ yêu cầu –tiến hành làm .
. HS làm bài tậ ... uốc- đanh mặc lễ phục" gồm mấy cảnh? đó là những cảnh nào?
Câu 4: (5 điểm) Viết đoạn văn biểu cảm ghi lại những cảm xúc của em trước cảnh thiên nhiên vào mùa hè?
II. Đáp án và biểu điểm:
Câu 1: (1 điểm)
STT
A. Bài thơ
B. Tác giả
C. Thể loại
1
Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác
Phan Bội Châu
Thơ TNBC ĐL
2
Đập đá ở Côn Lôn
Phan Châu Trinh
Thơ TNBC ĐL
3
Khi con tu hú
Tố Hữu
Thơ lục bát
4
Quê hương
Tế Hanh
Thơ tám chữ
Câu 2: (3 điểm) 
	Tùy HS đặt, song cần đảm được chức năng của câu nghi vấn, có thể tham khảo các câu sau:
a) Cậu có thể đèo tớ về nhà được không?
b) Bạn có thể cho tớ mượn cái bút được không?
c) Sao lại có một bức tranh đẹp thế?
Câu 3: (1 điểm) - Lớp kịch gồm 2 cảnh:
+ Cảnh 1: Cuộc đối thoại giữa Giuốc-đanh và Phó may
+ Cảnh 2: Cuộc đối thoại giữa Giuốc-đanh và bốn tay thợ phụ.
Câu 4: (5 điểm) Viết đoạn văn biểu cảm ghi lại những cảm xúc của em trước cảnh thiên nhiên vào mùa hè.
* Yêu cầu: 
- Về thể loại: Đây là phương thức biểu cảm (có xen miêu tả)
- Về nội dung: Cảm xúc trước cảnh thiên nhiên vào mùa hè vừa ngỡ ngàng, xúc động, vừa tràn ngập một tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương.
- Về hình thức: Chỉ viết một đoạn văn, tránh sa vào viết bài hoàn chỉnh.
* Dặn dò:
- Về xem lại đề và làm lại vào vở bài tập.
- Chuẩn bị bài mới: “Văn bản thông báo”
Tuần 37: Tiếtt 137: Tháng 5 năm 2010.
văn bản thông báo
A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: 
 - Hiểu những trờng hợp cần viết văn bản thông báo.
 - Nắm đợc đặc điểm của văn bản thông báo.
 - Biết cách làm một văn bản thông báo đúng qui cách.
B/ chuẩn bị: - Thầy: Chuẩn bị bảng phụ, sưu tầm một số văn bản thông báo.
 - Trò: Soạn bài theo câu hỏi và hướng dẫn Sgk; 
C/ TIẾN TRèNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐễNG DẠY VÀ HỌC:
 1. Bài cũ : 
- Thế nào là văn bản tường trình? Hãy trình bày cách làm văn bản tường trình?
 2. Bài mới: 
- Yêu cầu HS đọc 2 bản thông báo trong SGK.
? Trong các văn bản trên, ai là người thông báo, ai là người nhận thông báo? Mục đích thông báo là gì?
? Nội dung thông báo thường là gì?
? Hãy nhận xét về thể thức của các văn bản thông báo.
Cho HS thảo luận dể dẫn ra một số trường hợp cần viết thông báo trong học tập và sinh hoạt ở trường.
? Thế nào là văn bản thông báo?
HS đọc nội dung 1phần ghi nhớ.
- Cho HS nhắc lại tình huống viết thông báo trong hai văn bản ở mục I.
- HS đọc các tình huống ở phần 1SGK.
- HS thảo luận và rút ra kết luận:
? Tình huống nào phải viết thông báo? Ai thông báo và thông báo cho ai?
- HS đọc, quan sát và suy nghĩ để rút ra những phần chủ yếu của một văn bản thông báo.
- HS thảo luận theo nhóm để đề xuất cách viết từng phần của thông báo.
- GV chốt lại.
- HS đọc lại toàn bộ ghi nhớ.
Cho HS đọc phần lưu ý SGK, GV nhấn mạnh thêm.
HS chọn một tình huống ở phần II.1 để luyện viết.
GV hớng dẫn HS cách viết và cho HS về nhà viết.
* Củng cố - Dặn dò:
- Mỗi em về viết một văn bản thông báo
- Học và nắm chắc nội dung bài
I/ Đặc điểm của văn bản thông báo:
1. Tìm hiểu văn bản (SGK).
- Người viết: cơ quan, đoàn thể, tổ chức cấp trên.
- Người nhận: những người dưới quyền, thành viên, đoàn thể,...
- Mục đích: người nhận biết để thực hiện hay tham gia.
- Nội dung: thường là những thông tin để mọi người được biết.
- Thể thức: cần trang trọng, rõ ràng và có các nội dung (Thông báo của ai, thông báo cho ai, thông báo về việc gì và những nội dung cụ thể nào).
2. Khái niệm về văn bản thông báo: SGK
II/ Cách làm văn bản thông báo:
1. Tình huống cần làm văn bản thông báo:
- Tình huống (a): viết tường trình.
- Tình huống (b): viết thông báo (của BGH nhà trường thông báo cho HS các lớp).
- Tình huống (c): có thể viết thông báo hay giấy mời (của BCH Liên đội thông báo hoặc gửi cho BCH Chi đội).
2. Cách làm văn bản thông báo
- Gồm các mục sau:
a) Thể thức mở đầu văn bản thông báo.
b) Nội dung thông báo.
c) Thể thức kết thúc văn bản thông báo.
* Ghi nhớ SGK.
III/ Luyện tập:
HS chọn tình huống viết văn bản thông báo.
Tiết 138: Tháng 5 năm 2010
chương trình địa phương
(Phần Tiếng Việt)
lịch sử trường THCS hạnh thiết
A. mục đích yêu cầu:
- Giúp học sinh nắm được:
+ Đặc điểm, quá trình đổi tên, chuyển dời và những thành tích của nhà trường.
+ Giáo dục học sinh lòng yêu mến, tự hào về truyền thóng nhà trường
+ Rèn luyện ý thức bảo vệ và xây dựng trường lớp.
B. chuẩn bị:
- GV: nghiên cứu, soạn bài giảng
- HS: Chuẩn bị bài theo sự hướng dẫn của giáo viên
C. Tiến trình dạy học:
- GV hướng dẫn đọc - đọc mẫu
H: Bố cục văn bản chia làm mẫy phần?
H: Trường THCS Hạnh Thiết được giới thiệu như thế nào?
H: Nhận xét của em về cách giới thiệu trên? tác dụng của nó?
H: Nguyên nhân chuyển dời?
H: Trường khi mới thành lập ntn?
H: Đời sống của cán bộ giáo viên được nói tới ra sao?
H: Người viết đã sử dụng phương pháp Thuyết minh nào? tác dụng của nó?
H: Em hãy nêu những lần đổi tên của trường? (ch HS chỉ ra các lần đổi tên đó)
H: Nhận xét của em về đội ngũ quản lý của nhà trường những năm về sau?
H: Trong những năm xây dựng và trưởng thành nhà trường đã đạt những thành tích gì?
H: Nhận xét của em về những thành tích mà trường đạt được
H: Nhờ đâu để có được những thành tích ấy?
H: Tình cảm của người viết được bộc lộ như thế nào?
H: Là một học sinh dưới mái trường thân yêu em có suy nghĩ gì?
H: Đây là văn bản thuyết minh có tính thuyết phục, giải thích vì sao?
- GV khái quát lại bài.
I. Đọc - Tìm hiểu bố cục
1. Đọc
- HS đọc - lắng nghe - nhận xét
2. Bố cục
* Bố cục: 4 phần
- Phần 1: Từ đầu-> miền núi: Đặc điểm trường.
- Phần 2: Tiếp theo-> nơi đây: Quá trình chuyển dời
- Phần 3: Tiếp theo-> hoạt động khác: Quá trình đổi tê và các thế hệ hiệu trưởng
- Phần 4: Còn lại: Những thành tích của trường.
II. Phân tích
1. Đặc điểm nhà trường
- Đóng ở trung tâm thị trấn
- Thành lập năm 1957
- Diện tích: 8203 m2
- Với nhiều lần đổi tên, dời địa điểm.
- Đưa ra số liệu cụ thể, dẫn chứng, nhận xét.
-> Nêu cụ thể về vị trí địa lý và đặc điểm chung của trường.
2. Quá trình phát triển của trường
- Quá trình chuyển dời:
+ Do chiến tranh ác liệt
- Trường khi mới thành lập:
+ ít lớp
+ Nhà tranh vách đất
- Đời sống của cán bộ giáo viên: Thiếu thốn, khổ cực.
- Thiếu giáo viên đặc biệt là cán bộ quản lý.
- Phương pháp thuyết minh: Giới thiệu, liệt kê, dẫn chứng.
-> Giúp người đọc hình dung cụ thể những khó khăn, vất vả của nhà trường trong những năm chiến tranh ác liệt, thiếu về cơ sở vật chất, cán bộ quản lý, đời sống giáo viên quá thiếu thốn.
- Quá trình đổi tên: có 6 lần
+ Trường cấp 2 Hạnh Thiết (1957-1960)
+ Trường cấp 2 Châu Hạnh (1960-1976)
+ Trường cấp 1,2 Châu Hạnh (1976-1990)
+ Trường PTCS Thị trấn (1990-1997)
+ Trường THCS Thị trấn (1997-2007)
+ Trường THCS Hạnh Thiết (Tháng 8- 2008 đến nay)
- Đội ngũ quản lý là người huyện nhà được đào tạo về chuyên môn qua các lớp quản lý, các lớp sơ, trung cấp chính trị
-> Thể hiện sự đổi thay từng bước của trường theo chiều hướng tích cực
3. Những thành tích của nhà trường
- Về tập thể: Tiên tiến - tiên tiến xuất sắc
+ Năm 2009 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 1
- Về giáo viên: Có 18 giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh.
- Về học sinh: có 471 học sinh đạt danh hiệu học sinh giỏi huyện
+ 37 lượt học sinh giỏi tỉnh
+ Một số em học sinh được nhận giải thưởng "Kim Đồng", "Vừ A Dính"
- Cơ sở vật chất của nhà trường đầy đủ hơn, đạt chất lượng.
- Thành tích những năm sau cao hơn năm trước.
- Sự quan tâm của các cấp lãnh đạo
- Sự nổ lực phấn đấu của đội ngũ cán bộ, giáo viên công nhân viên trong nhà trường.
- Sự tích cực, chủ động, chăm ngoan học tập của học sinh.
- Tình cảm của người viết: yêu mến, tự hào về truyền thống nhà trường.
- HS tự bộc lộ
- HS tự rút ra.
* Ghi nhớ:
- HS rút ra ghi nhớ
III. Luyện tập:
- Hãy viết đoạn văn giới thiệu về quang cảnh trường em?
* Củng cố - Dặn dò:
- GV hệ thống lại nội dung bài
- Về học nắm chắc nội dung bài
Tiết 139: 
luyện tập làm văn bản thông báo
A/ MỤC TIấU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh: 
 - Ôn tập lại những tri thức về văn bản thông báo: mục đích, yêu cầu, cấu tạo của một bản thông báo.
 - Nâng cao năng lực viết thông báo cho học sinh.
B/ CHUẨN BỊ: - Thầy: Chuẩn bị bảng phụ, và nội dung luyện tập.
 - Trũ: Soạn bài theo cõu hỏi và hướng dẫn Sgk; 
C/ TIẾN TRèNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐễNG DẠY VÀ HỌC:
 1. Bài cũ: Kết hợp trong phần ôn tập lí thuyết.
 2. Bài mới: 
? Tình huống nào cần làm văn bản thông báo, ai thông báo và thông báo cho ai?
? Nội dung và thể thức của một văn bản thông báo?
? Văn bản thông báo và văn bản tường trình có những điểm nào giống nhau, những điểm nào khác nhau?
HS lần lượt trả lời – nhận xét.
- Luyện tập làm văn bản thông báo.
Bước 1: Lựa chọn loại văn bản thích hợp trong các trường hợp.
HS đọc, xem xét từng tình huống (SGK/149).
Bước 2: Cho học sinh đọc thầm văn bản thông báo và xác định múc đích và yêu cầu của bài tập: phát hiện và chữa lại các lỗi.
* Gợi ý phát hiện lỗi:
- Thông báo đã có đầy đủ các mục cần thiết chưa?
- Phần nội dung công việc cần thông báo đã đầy đủ chưa?
- Lời văn thông báo có sai sót gì không?
GV yêu cầu tất cả học sinh viết tại lớp.
* Hướng dẫn HS bổ sung các mục còn thiếu và hoàn chỉnh thông báo theo qui định.
HS thảo luận để sửa lỗi, đại diện trình bày.
GV tổ chức cho HS nhận xét.
Bước 3: Quan sát những sự việc xảy ra trong nhà trờng hoặc ngoài xã hội, xác định các tình huống cần viết văn bản thông báo.
- Nhắc lại tình huống cần viết văn bản thông báo đã tìm ở tiết trước.
- HS tìm thêm các tình huống khác (thảo luận tổ).
- Cả lớp góp ý, nhận xét bổ sung.
Bước 4: Từng cá nhân viết thông báo.
- Đọc trước lớp, nhận xét (Gọi 3 đối tợng HS khá - TB – yếu)
- GV tổng kết, sửa chữa.
I/ Lí thuyết:
- Khi cần truyền đạt những thông tin cụ thể từ phía cơ quan đoàn thể, người tổ chức cho những người dưới quyền, thành viên, đoàn thể, hoặc những ai quan tâm nội dung thông báo được biết để thực hiện hay tham gia.
- Thông báo về việc gì (cụ thể, chính xác, rõ ràng)
- Bố cục:
+ Thể thức mở đầu
+ Nội dung thông báo
+ Thể thức kết thúc.
- HS thảo luận – trả lời
II/ Luyện tập:
 Bài tập 1:
- Tình huống a: viết hông báo.
- Tình huống b: viết bản báo cáo.
- Tình huống c: viết bản thông báo.
Bài tập 2: 
* Chỗ sai:
- Thông báo thiếu số công văn, nơi gửi.
- Nội dung thông báo không phù hợp với tên văn bản thông báo.
* Sửa lại:
Bài tập 3:
Tìm các tình huống cần viết thông báo.
Bài tập 4:
Viết văn bản thông báo.
* Củng cố:
 - Nhắc lại các yêu cầu cần nhớ khi tiến hành viết bản thông báo.
 - GV nhận xét về giờ luyện tập.
 * Dặn dũ:
 - Tự tham khảo một số văn bản thông báo. Luyện tập viết văn bản thông báo.
 - Chuẩn bị tiết Ôn tập phần Tập làm văn.
 - Ôn tập toàn bộ kiến thức môn Ngữ văn. 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Van 8 tron bo nam 2010 2011.doc